TĂNG CƯỜNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH<br />
THÔNG QUA SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM THEO HƯỚNG<br />
ĐA DẠNG HOÁ CÁC LOẠI HÌNH THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ<br />
TRẦN THỊ NGỌC ÁNH 1 - LÊ CÔNG TRIÊM 2<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Khoa Vật lý, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
ĐT: 0913 161 532, Email: ngocanh47@gmail.com<br />
<br />
Viện Nghiên cứu Giáo dục, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
ĐT: 0903 506 245, Email: Dr.lecongtriem@gmail.com<br />
<br />
Tóm tắt: Bài tập thí nghiệm có ưu thế vừa là bài tập, vừa là thí nghiệm, nên có<br />
vai trò quan trọng trong việc tạo ra hứng thú học tập của học sinh, phát huy<br />
tính tích cực, tự lực, từng bước nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ở trường phổ<br />
thông. Bài báo đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bài tập thí nghiệm<br />
trong dạy học vật lí thông qua việc sử dụng đa dạng các loại hình thí nghiệm.<br />
Từ khoá: Bài tập thí nghiệm, hứng thú học tập, thí nghiệm giáo khoa, thí<br />
nghiệm tự tạo, thí nghiệm trên máy vi tính.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, có vai trò quan trọng trong khoa học kĩ thuật<br />
và ứng dụng. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà học sinh hiện nay không<br />
hứng thú học vật lí. Do đó, một trong những nhiệm vụ hàng đầu đặt ra cho giáo viên<br />
trong giai đoạn hiện nay là phải có biện pháp hình thành, phát triển hứng thú học tập<br />
(HTHT) vật lí của học sinh, từng bước nâng cao hiệu quả dạy học ở trường phổ thông.<br />
Đặc điểm nổi bật của bài tập thí nghiệm (BTTN) là nội dung gắn liền với thực tiễn và<br />
tính trực quan cao. Việc sử dụng BTTN không thể tiến hành một cách hình thức, đơn<br />
thuần áp dụng công thức một cách máy móc. Trong dạy học Vật lí, giáo viên cần sử<br />
dụng BTTN với nhiều loại hình thí nghiệm như: thí nghiệm giáo khoa, thí nghiệm tự<br />
tạo, thí nghiệm trên máy vi tính nhằm kích thích và duy trì HTHT vật lí của học sinh.<br />
2. MỐI QUAN HỆ GIỮA BÀI TẬP THÍ NGHIỆM VÀ HỨNG THÚ HỌC TẬP VẬT<br />
LÍ CỦA HỌC SINH<br />
Khái niệm hứng thú đã được A. G. Côvaliố p xây dựng khá hoàn chỉnh, được hiểu là<br />
một thái độ đặc thù của cá nhân đố i với đố i tươ ̣ng nào đó, do ý nghiã của nó trong cuộc<br />
số ng và sự hấ p dẫn về mặt tình cảm của nó [1].<br />
Theo các nhà tâm lí ho ̣c Việt Nam, hứng thú là hình thức biể u hiện tình cảm và nhu cầ u<br />
nhận thức của con người nhằ m ý thức một cách hào hứng về mu ̣c đích hoa ̣t động, nhằ m<br />
tìm hiể u sâu hơn, phản ánh đầ y đủ hơn đố i tươ ̣ng trong đời số ng hiện thực [5].<br />
Hứng thú có tác dụng kích thích hoa ̣t động tích cực và giúp con người thực hiện công<br />
việc dễ dàng, có hiệu quả, đồng thời còn có ý nghiã đặc biệt đố i với sự phát triể n nhân<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 01(41)/2017: tr. 14-22<br />
Ngày nhận bài: 06/6/2016; Hoàn thành phản biện: 15/6/2016; Ngày nhận đăng: 07/11/2016<br />
<br />
TĂNG CƯỜNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH...<br />
<br />
15<br />
<br />
cách một cách toàn diện. Do đó, một trong những nhiệm vu ̣ quan tro ̣ng của giáo du ̣c là<br />
phải ta ̣o hứng thú cho học sinh.<br />
Dựa trên định nghĩa hứng thú nhận thức của Thái Duy Tuyên [7], HTHT được hiểu là<br />
thái độ đặc biệt của học sinh đối với các môn học mà bản thân người học cảm thấy có ý<br />
nghĩa và có khả năng đem lại khoái cảm trong quá trình học tập môn học đó.<br />
Đối với môn vật lí, có hứng thú thì học sinh sẽ có tinh thần học tập, tìm thấy điều kì thú<br />
trong môn học, không cảm thấy môn học khô khan, khó hiểu nữa. HTHT vật lí thể hiện<br />
ở sự thích thú đối với môn học và tính tích cực trong hoạt động học tập, đây chính là<br />
động lực thúc đẩy học sinh tìm tòi, sáng tạo trong học tập vật lí.<br />
HTHT môn vật lí còn tạo ra các xúc cảm, tình cảm tích cực ở học sinh trong quá trình<br />
học tập, tạo ra sự say mê, thích thú khi tiếp nhận tri thức. Xúc cảm tích cực là dấu hiệu<br />
rõ ràng nhất, đặc trưng nhất của HTHT, nhưng không thể đồng nhất những xúc cảm tích<br />
cực với hứng thú. Xúc cảm là quá trình tâm lí nảy sinh trong những tình huống cụ thể<br />
của quá trình học tập, còn hứng thú là thuộc tính tâm lí tương đối ổn định của cá nhân.<br />
Vì thế, HTHT vật lí tác động toàn diện đến bản thân người học cả trong và ngoài giờ<br />
lên lớp, góp phần nâng cao hiệu quả quá trình dạy học vật lí ở trường phổ thông.<br />
Đối tượng của HTHT vật lí không chỉ bao gồm nội dung môn học mà còn bao gồm hoạt<br />
động học để lĩnh hội nội dung đó. HTHT quan hệ mật thiết với tính tò mò, ham hiểu<br />
biết của cá nhân. Hứng thú là nguồn kích thích mạnh mẽ tính tích cực của cá nhân. Khi<br />
có hứng thú học sinh sẽ tích cực học tập và học tập có hiệu quả hơn [2], [6].<br />
HTHT vật lí biểu hiện ở cả trong và ngoài giờ học [5], biểu hiện đầy đủ ở các mặt nhận<br />
thức, thái độ, và hành vi, cụ thể qua các chỉ số tiêu biểu như sau:<br />
- Chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến;<br />
- Mong muốn được giáo viên gọi trả lời câu hỏi, thường xuyên đề xuất các thắc mắc<br />
nhờ giáo viên giải đáp các câu hỏi liên quan đến thực tiễn;<br />
- Thực hiện đầy đủ, có chất lượng nhiệm vụ học tập ở nhà;<br />
- Cảm thấy giờ học trôi nhanh, không muốn nghỉ buổi học có môn vật lí;<br />
- Thích thú làm các thí nghiệm vật lí, hăng hái tham gia các buổi ngoại khoá vật lí…<br />
HTHT vật lí không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nế u không duy trì, nuôi dưỡng<br />
cũng có thể bi ̣ mấ t đi. Điề u này đòi hỏi giáo viên phải luôn chủ động và sáng ta ̣o trong<br />
quá trình dạy học.<br />
Hình thành và phát triển HTHT vật lí có thể được tiến hành bằng nhiều cách khác nhau<br />
[5]. Tuy nhiên trong phạm vi nội dung bài báo, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu biện<br />
pháp sử dụng BTTN để tăng cường HTHT vật lí cho học sinh.<br />
Theo Nguyễn Thươ ̣ng Chung: “Bài tập thí nghiệm là loa ̣i bài tập đòi hỏi ho ̣c sinh phải<br />
vận du ̣ng một cách tổ ng hơ ̣p các kiế n thức lí thuyế t và thực nghiệm, các ki ̃ năng hoa ̣t<br />
động trí óc và chân tay, vố n hiể u biế t về vật lí, ki ̃ thuật, và thực tế đời số ng... để tự mình<br />
<br />
16<br />
<br />
TRẦN THỊ NGỌC ÁNH - LÊ CÔNG TRIÊM<br />
<br />
xây dựng phương án, lựa cho ̣n phương tiện, xác đinh<br />
̣ các điề u kiện thić h hơ ̣p, tự miǹ h<br />
thực hiện các thí nghiệm theo quy triǹ h, qui tắ c để thu thập và xử lí các kế t quả nhằ m<br />
giải quyế t một cách khoa ho ̣c, tố i ưu bài toán cu ̣ thể đươ ̣c đặt ra” [2].<br />
Đối với từng tiêu chí khác nhau sẽ có các cách phân loại BTTN khác nhau, cụ thể:<br />
- Phân loại theo tính chất gồm có: BTTN định tính, BTTN định lượng;<br />
- Phân loại theo độ khó gồm có: BTTN đơn giản, BTTN tổng hợp, BTTN sáng tạo;<br />
- Phân loại theo các giai đoạn của tiến trình dạy học gồm có: BTTN mở bài, tạo tình<br />
huống; BTTN nghiên cứu kiến thức mới; BTTN củng cố, hệ thống hoá kiến thức;<br />
BTTN về nhà;<br />
- Phân loại theo đặc điểm của hoạt động nhận thức gồm có: BTTN tái hiện, BTTN sáng tạo.<br />
Sử dụng BTTN trong dạy học vật lí giúp củng cố, khắc sâu và nâng cao kiến thức vật lí;<br />
từng bước phát triển tư duy sáng tạo và năng lực nhận thức của học sinh; rèn luyện kĩ<br />
năng thực hành và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; giúp học sinh tiếp cận<br />
phương pháp nghiên cứu khoa học; đồng thời là công cụ kiểm tra đánh giá trình độ,<br />
chất lượng kiến thức, kĩ năng của học sinh [2], [4].<br />
Bên cạnh đó, một trong những ưu thế nổi trội của BTTN là gây HTHT vật lí cho học<br />
sinh. Khi tiến hành các thí nghiệm sẽ xuất hiện những hiện tượng mới, những bất ngờ,<br />
tạo ra sự ngạc nhiên, kích thích tò mò của học sinh. Ngoài ra, học sinh còn tiến hành đề<br />
xuất, dự đoán kết quả trong quá trình lập phương án tiến hành TN. Nếu kết quả thí<br />
nghiệm diễn ra đúng như dự kiến, học sinh sẽ tin về sự phù hợp giữa lí thuyết và thực<br />
nghiệm. Nếu thí nghiệm không xảy ra như dự đoán, sẽ tạo ra sự ngạc nhiên thú vị, thu<br />
hút học sinh tìm lời giải thích. Những hiện tượng xảy ra trong các BTTN thường trái<br />
với suy nghĩ của học sinh. Điều này gây ra mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh. Từ<br />
đó, học sinh tò mò về hiện tượng và xuất hiện mong muốn tìm hiểu kiến thức để giải<br />
thích hiện tượng. Đây chính là cơ sở quan trọng để giáo viên có thể sử dụng BTTN<br />
nhằm hình thành HTHT vật lí cho học sinh.<br />
3. SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM THEO HƯỚNG PHỐI HỢP CÁC LOẠI HÌNH<br />
THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ NHẰM TĂNG CƯỜNG HỨNG THÚ<br />
HỌC TẬP VẬT LÍ CHO HỌC SINH<br />
Ở các trường phổ thông hiện nay, thí nghiệm được nhà trường trang cấp (gọi chung là<br />
thí nghiệm giáo khoa) vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu dạy học vật lí nói chung và BTTN<br />
nói riêng. Đơn cử ở chương trình vật lí 10 cơ bản, chỉ có 20/70 tiết theo phân phối<br />
chương trình được trang cấp các thiết bị thí nghiệm dùng chung, trong đó đã bao gồm 3<br />
tiết thực hành [9]. Mặt khác, một số trường phổ thông còn không đảm bảo số lượng thí<br />
nghiệm trong danh mục thiết bị thí nghiệm tối thiểu, với lí do hư hỏng trong quá trình<br />
bảo quản và sử dụng. Vì thế, việc sử dụng BTTN chưa thực sự mang lại hiệu quả như<br />
mong muốn.<br />
<br />
TĂNG CƯỜNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH...<br />
<br />
17<br />
<br />
Để tăng cường HTHT cho học sinh, từng bước nâng cao chất lượng dạy học vật lí, giáo<br />
viên ngoài việc tận dụng tối đa những thí nghiệm giáo khoa sẵn có, còn cần phải đa<br />
dạng hoá các loại hình thí nghiệm khác trong việc sử dụng BTTN. Hai loại hình thí<br />
nghiệm có những ưu điểm vượt trội có thể sử dụng phối hợp với thí nghiệm giáo khoa<br />
trong việc tổ chức BTTN nhằm tăng cường HTHT vật lí cho học sinh chính là thí<br />
nghiệm tự tạo và thí nghiệm trên máy vi tính.<br />
Với những ưu điểm, thế mạnh riêng của mỗi loại hình thí nghiệm, khi sử dụng phối hợp<br />
với nhau sẽ giúp giáo viên sử dụng phong phú các loại BTTN khác nhau trong cùng<br />
một tiết học, vào bất kì giai đoạn nào của tiến trình dạy học. Bài báo đề xuất phương án<br />
sử dụng đa dạng hoá các loại hình thí nghiệm nói trên tương ứng với sự phù hợp của<br />
từng giai đoạn của quá trình dạy học, theo hướng tăng cường BTTN trong dạy học vật<br />
lí, cụ thể như sau:<br />
- Giai đoạn mở đầu bài học: Đưa ra tình huống có vấn đề trong giai đoạn này là một<br />
hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc khởi động tư duy và kích thích<br />
HTHT của học sinh. Các BTTN đơn giản, có tính bất ngờ do kết quả thí nghiệm gây<br />
ngạc nhiên hoặc mâu thuẫn với quan niệm sai lầm của học sinh sẽ gây hứng thú cho học<br />
sinh tiến hành giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và yêu cầu<br />
định hướng mục tiêu học tập cụ thể, nên các BTTN sử dụng trong giai đoạn này cần<br />
ngắn gọn, gắn bó mật thiết với nội dung bài học. Phần lớn các thí nghiệm giáo khoa ở<br />
trường phổ thông là những thí nghiệm biểu diễn, hoặc thí nghiệm thực hành, do đó sử<br />
dụng thí nghiệm tự tạo trong giai đoạn này là một giải pháp hợp lí. Những thí nghiệm tự<br />
tạo này sẽ tạo ra hứng thú, tạo động lực học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức để vận<br />
dụng linh hoạt xử lí vấn đề thực tiễn đặt ra. Những thí nghiệm tự tạo do giáo viên yêu<br />
cầu học sinh thực hiện để hoàn thành BTTN định tính, cụ thể là dạng BT thí nghiệm<br />
quan sát và giải thích hiện tượng, với những yêu cầu cụ thể đối với học sinh như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Làm thí nghiệm theo yêu cầu giáo viên đặt ra;<br />
Quan sát theo mục tiêu giáo viên đã đặt ra;<br />
Mô tả hiện tượng quan sát được và giải thích hiện tượng dựa trên những kiến<br />
thức đã có.<br />
<br />
Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh làm thí nghiệm để tìm mối liên hệ giữa hai thông số<br />
trạng thái áp suất và thể tích. Trong điều kiện nhiệt độ tuyệt đối xem như không đổi đối<br />
với một lượng khí xác định. Học sinh tiến hành thí nghiệm ấn từ từ pit-tông trong hai<br />
trường hợp: đầu xi-lanh để hở, và dùng tay bịt kín đầu ống xi-lanh. Sau khi có khái<br />
niệm ban đầu về lượng khí xác định, học sinh sẽ nhận xét về cảm giác tay khi ấn pittông trong hai trường hợp và giải thích.<br />
Tuy nhiên, do chưa được trạng bị kiến thức đầy đủ nên học sinh không thể đưa ra lời<br />
giải thích trọn vẹn. HTHT được tạo ra trong giai đoạn này không chỉ vì học sinh được<br />
tự mình làm thí nghiệm mà còn vì mong muốn giải quyết được vấn đề giáo viên đặt ra.<br />
<br />
18<br />
<br />
TRẦN THỊ NGỌC ÁNH - LÊ CÔNG TRIÊM<br />
<br />
Hình 1. Xác định mối liên hệ giữa p, V khi T =const<br />
<br />
- Giai đoạn hình thành kiến thức mới: Giải quyết vấn đề, hình thành kiến thức mới sẽ<br />
giúp học sinh tiếp cận với những đại lượng, những quy luật vật lí mới. Ngoài các đặc<br />
điểm định tính, cần phân tích rõ mối quan hệ định lượng. Do đó, trong giai đoạn này,<br />
các số liệu chính xác được đo đạc trực tiếp ngay tại không gian lớp học góp phần quan<br />
trọng trong việc củng cố niềm tin khoa học, hình thành thế giới quan và duy trì HTHT<br />
của học sinh. Thí nghiệm giáo khoa sử dụng trong giai đoạn này để tổ chức các BTTN<br />
định lượng sẽ phát huy hiệu quả hơn so với các loại hình thí nghiệm khác. Đặc biệt, khi<br />
học sinh được tự mình thao tác trên thí nghiệm giáo khoa dưới sự hướng dẫn của giáo<br />
viên sẽ tạo cho người học sự tự tin về chiếm lĩnh tri thức. Điều này sẽ góp phần tiếp tục<br />
tăng cường HTHT của học sinh. Việc sử dụng thí nghiệm giáo khoa tổ chức cho học<br />
sinh thực hiện BTTN định lượng trong giai đoạn này có những yêu cầu cụ thể như sau:<br />
<br />
<br />
Đo đạc đại lượng vật lí với dụng cụ đo cụ thể;<br />
<br />
<br />
<br />
Tìm quy luật về mối liên hệ phụ thuộc giữa các đại lượng.<br />
<br />
Ví dụ: Giáo viên giới thiệu các chi tiết, dụng cụ đo của bộ thí nghiệm Định luật Bôi-lơ –<br />
Ma-ri-ốt được trang cấp. Sau đó yêu cầu học sinh xác định tích số pV bằng ba cặp giá<br />
trị khác nhau. BTTN này được sử dụng ở mức độ học sinh được giáo viên cung cấp<br />
thiết bị, học sinh tiến hành thao tác trên dụng cụ TN, đọc số liệu và tìm ra quy luật giữa<br />
các đại lượng vật lí.<br />
<br />
Hình 2. Định lượng tích số pV khi T=const<br />
<br />