intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tăng trưởng luỹ tích: Bản chất của đầu tư Chứng khoán thắng lợi

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

76
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đầu tư vào doanh nghiệp có tầm nhìn tốt là nguồn lợi của nhà đầu tư. Như vậy câu hỏi đặt ra là những yếu tố nào giúp một doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp có tầm nhìn. Đó là những gì phản ánh qua giá trị cốt lõi. Một loạt các bài viết của tác giả Quang Nam trên www.saga.vnđã đề cập đến vấn đề này trên góc đô lý thuyết. Bài viết này sẽ nhìn vào những khía cạnh cụ thể mang lại giá trị lợi nhuận bền vững. Chẳng ai trong chúng ta biết rõ và kết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tăng trưởng luỹ tích: Bản chất của đầu tư Chứng khoán thắng lợi

  1. Tăng trưởng luỹ tích: Bản chất của đầu tư Chứng khoán thắng lợi Đầu tư vào doanh nghiệp có tầm nhìn tốt là nguồn lợi của nhà đầu tư. Như vậy câu hỏi đặt ra là những yếu tố nào giúp một doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp có tầm nhìn. Đó là những gì phản ánh qua giá trị cốt lõi. Một loạt các bài viết của tác giả Quang Nam trên www.saga.vnđã đề cập đến vấn đề này trên góc đô lý thuyết. Bài viết này sẽ nhìn vào những khía cạnh cụ thể mang lại giá trị lợi nhuận bền vững. Chẳng ai trong chúng ta biết rõ và kết luận xem liệu có đúng Albert Einstein là người đầu tiên mô tả khái niệm lãi luỹ tích (trong tài chính gọi là compound interest) như một trong những lực lớn nhất trong vũ trụ. (Nhiều nguồn nói chính Einstein nói điều này, không rõ có pha chút hài hước không - vì ông vốn là người vô cùng hài hước). Chắc chắn luỹ tích là một hiện tượng đã sẵn có trong thiên nhiên như một nguyên lý. Hơn nữa, hiện tượng này phát huy khả năng rất mạnh khi được ứng dụng cho thế giới tài chính, như tác giả Jim Collins và Jerry Porras minh chứng trong cuốn sách xuất bản năm 2004 bán rất chạy mang tựa đề "Built to last (Đ ược xây dựng để tồn tại): Successful habits of visionary companies (Những thói quen th ành công của những công ty có tầm nhìn)." Các tác giả - một người là nhà tư vấn, một là giáo sư - lấy ý kiến từ 700 CEO dựa trên danh sách của Fortune 500 và Inc 500 để tìm ra 5 doanh nghiệp có tầm nhìn tốt nhất. Từ danh sách của hai tạp chí này các ông lọc ra được chừng 18 công ty được đánh giá cao nhất theo tiêu chí vừa nói. Lục tìm trong quá khứ, người ta cũng thấy rằng trong giai đoạn từ 1926-1990, cổ phiếu của 18 công ty này sản sinh ra lượng lợi suất trung bình là 14.4% mỗi năm, so với mức trung bình khoảng 9.7% của toàn thị trường. Chỉ xét mỗi năm thôi thì
  2. chúng ta đã có thể choáng ngợp về sự khác biệt giữa 2 con số này rồi. Không những thế nếu dồn tích lại theo nguyên lý tài chính thì mức chênh lệch lợi suất trong giai đoạn dài mới thực sự là khổng lồ. Để minh họa điều Einstein nói thì 1$ đầu tư vào 1-1-1926 vào một trong số 18 công ty này sẽ có giá trị 6.356$ vào cuối năm 1990. Hãy so sánh con số này với mức giá trị chỉ khiêm tốn 415$ nếu như đầu tư nhận mức lợi suất trung bình của thị trường. Rõ ràng nếu chúng ta là nhà đầu tư thì làm sao đây để tìm ra được cái công ty có thể mang lại cái loại lợi suất choáng ngợp trong cả một giai đoạn dài như thế? Để xác định loại chân dung khó tìm này, Collins và Porras đã dò tìm và so sánh các doanh nghiệp với nhau. Hai tác giả phát hiện ra rằng điểm khác biệt quan trọng chủ yếu của những vị trí số 1 với các vị trí từ số 2 trở đi chính l à các công ty có tầm nhìn tốt đã luôn chỉ rõ ra được triết lý phát triển, một tập hợp các giá trị khiến cho công ty giữ vững vị trí qua thời gian. Chúng ta cũng không nên lẫn lộn giữa giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp; chúng rất khác nhau. Các giá trị chỉ giúp tạo ra hình tượng tương lai thúc giục các nhà quản trị của công ty đồng sức với nhân viên hoạt động và trở thành đội hình xuất sắc. Chỉ có vậy, và không liên quan gì tới mục tiêu cụ thể. Có thể xem Hewlett-Parkard như một ví dụ về công ty có tầm nhìn của lịch sử và so sánh với một doanh nghiệp đối thủ lừng danh khác là Texas Instruments. HP phác họa được 5 giá trị cốt lõi và giá trị thứ 5 nhằm vào lợi nhuận + tăng trưởng, nhưng giá trị này chỉ thực hiện tốt khi nào 4 giá trị trước được bảo toàn và phát triển. Bốn giá trị đó là: Công nghệ, Nhân lực, Cộng đồng và Chất lượng ở mức giá chấp nhận được. Trong khi đó, hãng Texas Instruments danh tiếng thì sau khi được Collins và Porras điều nghiên cứu thì không thấy đưa ra được trong lịch sử bất kỳ giá trị nào "vượt xa hơn chuyện kiếm tiền" cả. Thực ra, trong số tất cả các công ty nằm trong top 18 này, chẳng có công ty nào đặt giá trị cốt lõi của mình là "tối đa hóa giá trị
  3. tài chính của cổ đông," kể cả các đại gia giàu kếch xù là P&G, Philip Morris và Johnson & Johnson. Lẽ tự nhiên không thể chỉ đơn giản phát ngôn ra các mệnh đề về giá trị cốt lõi (*) là xong được! Đưa được nó tới từng người lao động, và làm sao có thể yên tâm rằng các giá trị đó được hiểu đúng, áp dụng tốt, mới là những việc thách thức nhất. Một CEO lừng danh trong thập niên 1980 của Johnson & Johnson, Jim Burke, ước tính ông phải mất tới 40% quỹ thời gian của mình để truyền thông cho người lao động của công ty về các "cương lĩnh" giá trị cốt lõi công ty đang theo đuổi. Hãng dược phẩm đại gia Merck, cũng thuộc nhóm 18, thì khai triển tư tưởng "bảo tồn và cải thiện loài người," cộng với "trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" thông qua phát triển và tặng dòng sản phẩm Mectizan. Dòng Mectizan đã được Merck trao tặng cho các nước ở Tây Phi nhằm kiểm soát bệnh giun chỉ u và đã làm giảm đáng kể sự truyền nhiễm bệnh mù river-blindness. Tập đoàn Merck còn kết hợp với quỹ của vợ chồng tỷ phú Bill Gates nhằm hỗ trợ cho các chương trình chống AIDS và ung thư ở Châu Phi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2