intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Táo bón ở bé bú mẹ

Chia sẻ: E E | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

85
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc đánh giá tình trạng táo bón của bé được dựa trên tính chất phân chứ không phải số lần đi ngoài. Thạc sĩ – bác sĩ Đào Thị Yến Phi (Chủ nhiệm bộ môn Dinh dưỡng, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch) cho biết: “Bé 2-6 tháng thường bị chậm đi tiêu sinh lý, tức là nhiều ngày mới đi tiêu một lần, nhưng phân thành khuôn mềm, không cứng như phân dê. Sở dĩ có hiện tượng này là vì bé chỉ ăn toàn sữa, mà trong sữa toàn nước, bé uống bao nhiêu tiểu ra hết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Táo bón ở bé bú mẹ

  1. Táo bón ở bé bú mẹ Việc đánh giá tình trạng táo bón của bé được dựa trên tính chất phân chứ không phải số lần đi ngoài. Thạc sĩ – bác sĩ Đào Thị Yến Phi (Chủ nhiệm bộ môn Dinh dưỡng, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch) cho biết: “Bé 2-6 tháng thường bị chậm đi tiêu sinh lý, tức là nhiều ngày mới đi tiêu một lần, nhưng phân thành khuôn mềm, không cứng như phân dê. Sở dĩ có hiện tượng này là vì bé chỉ ăn toàn sữa, mà trong sữa toàn nước, bé uống bao nhiêu tiểu ra hết bấy nhiêu, phần chất dinh dưỡng còn lại cũng dễ hấp thu. Kết quả lượng phân còn lại trong ruột rất ít, mà không có phân thì lấy gì bé đi tiêu? Nếu bé ‘đi’ 5-7 ngày một lần mà phân vẫn mềm thì không sao cả”. Chứng đi tiêu không thường xuyên ở bé bú mẹ hoàn toàn Bình thường, khi thức ăn đã
  2. Sữa mẹ chứa chất nhuận tràng tự nhiên khiến bé ít tiêu hoá đi dọc theo ruột, các khi bị táo bón. Thông thường, bé bú mẹ hoàn toàn chất dinh dưỡng và nước được và bú đủ no (đủ sữa cuối cữ) phải đi ngoài hàng hấp thu, chất thải sẽ trở thành ngày, hoặc ít ra là hai ngày một lần. Tuy nhiên, phân. Để phân mềm, cần hội việc đi ngoài không thường xuyên không nhất đủ hai điều kiện là lượng nước thiết là dấu hiệu của táo bón. Hai khả năng có thể nằm lại trong phần chất thải xảy ra: vừa đủ và các cơ của ruột già và trực tràng co giãn để đẩy - Thứ nhất, bé không thuộc kiểu đi ngoài hàng phân dọc theo ruột ra ngoài. Sự ngày. Có thể bé thuộc loại đi ngoài 2-3 ngày một rối loạn một trong hai cơ chế lần, tính chất phân mới là yếu tố quyết định. này (quá ít nước hoặc nhu động ruột kém) đều có thể gây - Thứ hai, có thể bé đói do chưa bú đủ lượng sữa táo bón. cuối cữ. Trường hợp này, không phải sữa của bạn kém chất lượng. Bé đói là do kỹ thuật, tư thế và thời gian cho con bú của bạn chưa được hoàn hảo. Thông thường, nếu bé đi tè đều đặn, bạn có thể yên tâm là bé được cung cấp đủ nước. Tuy nhiên điều này chỉ nói lên rằng bé đã bú đủ lượng sữa đầu cữ (loại sữa trong, nghèo chất béo và năng lượng, tiết ra ngay đầu cữ bú). Bạn không thể biết bé có nhận đủ sữa cuối cữ (loại sữa đặc hơn, nhiều chất béo và năng lượng hơn, được tiết ra vài phút sau khi bé bắt đầu bú) hay không. Sự mất cân bằng sữa đầu cữ và sữa cuối cữ có thể khiến bé đi ngoài không thường xuyên, bị chứng đau bụng, đi ngoài khó khăn, phân xanh, nhiều nước và nổi bọt. Bé tăng cân chậm (tăng cân đều đặn là dấu hiệu cho thấy bé đã bú đủ). Chỉnh sửa kỹ thuật cho con bú sẽ giúp cải thiện tình hình. Hãy cho bé bú mẹ đủ lâu để được
  3. nhận đủ lượng sữa giàu chất dinh dưỡng, điều này giúp bé phát triển bình thường. Khi bé được 6 tháng và bắt đầu ăn dặm, thói quen vệ sinh có thể có những thay đổi. Bạn không nên lo lắng quá. Hãy kiên nhẫn và cho bé uống thật nhiều nước. Dấu hiệu bé bị táo bón Nếu bạn trả lời "có" cho những câu hỏi dưới đây, hãy bắt tay vào điều trị táo bón cho bé:
  4. • Phân bé cứng, có nhiều cục nhỏ như phân dê? • Lịch đi ngoài của bé đột nhiên thay đổi? Bé đột ngột không đi ngoài không có lý do gì? • Phân có lẫn vệt máu bên ngoài, biểu hiện của rách hậu môn? • Bé quấy khóc bất thường? Bé thôi quấy sau khi đi ngoài rất nhiều phân? Tránh lạm dụng thụt hậu môn cho bé Theo bác sĩ Yến Phi, cha mẹ không nên thụt hậu môn thường xuyên mỗi khi bé chậm đi tiêu. Việc này sẽ ảnh hưởng đến phản xạ đi tiêu tự nhiên của bé. Thay vào đó, bạn có nên xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột, không nên cho bé uống bất kỳ cỏ cây gì. Đồng thời, người mẹ nên lưu ý dinh dưỡng để không bị táo bón. Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, bạn nên uống nhiều nước (khoảng 2,5-3 lít/ngày). Bạn nên ăn nhiều rau củ quả có tính chất nhuận tràng như khoai lang (lá và củ), mồng tơi, đu đủ, chuối, cam, bưởi. Mẹ nên ăn sữa chua hàng ngày để sữa mẹ được “mát”, không bị nóng khiến bé chậm đi tiêu. Phương Thảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2