intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tạo chủng Aeromonas hydrophila đột biến nhược độc bằng phương pháp knock out gen aroA

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

46
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu tạo ra chủng Aeromonas hydrophila đột biến gen aroA (GeneID: 4489425) nhược độc có thể ứng dụng làm vaccine cho cá tra và an toàn khi đưa ra môi trường tự nhiên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tạo chủng Aeromonas hydrophila đột biến nhược độc bằng phương pháp knock out gen aroA

TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 15-21<br /> <br /> TẠO CHỦNG Aeromonas hydrophila ĐỘT BIẾN NHƯỢC ĐỘC<br /> BẰNG PHƯƠNG PHÁP KNOCK-OUT GEN aroA<br /> Trương Ngọc Thùy Liên*, Vũ Thị Thanh Hương, Trần Thanh Tiếng, Nguyễn Quốc Bình<br /> Trung tâm Công nghệ sinh học tp Hồ Chí Minh, *truongngocthuylien@gmail.com<br /> TÓM TẮT: Với mục tiêu phát triển vaccine kháng lại sự xâm nhiễm của Aeromonas hydrophila trên cá,<br /> chủng A. hydrophila đột biến được tạo ra bằng phương pháp knock-out gen aroA, gen mã hóa 5enolpyruvylshikimate 3-phosphate synthase. Đoạn giữa dài 683 bp của gen này được thay thế bằng gen<br /> kháng Kanamycin KmR tạo tổ hợp gen (cassette) aroA:KmR. Chủng E. coli Sm10λpir chứa vector pGP704<br /> có mang cassette aroA:KmR được sử dụng để tiếp hợp với A. hydrophila hoang dã tạo chủng đột biến.<br /> Độc lực của chủng A. hydrophila đột biến được kiểm tra bằng phương pháp tiêm vào cá tra giống. Kết quả<br /> cho thấy LD50 của chủng đột biến lớn hơn 107 CFU/ml, trong khi chủng hoang dã có LD50 thấp hơn 103<br /> CFU/ml. Như vậy, chủng M25 A. hydrophila đột biến bất hoạt gen aroA có độc lực thấp hơn nhiều<br /> (>1.000 lần) so với chủng hoang dã ban đầu.<br /> Từ khóa: Aeromonas hydrophila, đột biến, knock-out gen, nhược độc, vaccine.<br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> Trong các bệnh thường gặp ở cá tra, bệnh<br /> nhiễm trùng huyết do Aeromonas hydrophila<br /> gây thiệt hại thứ hai, chỉ sau bệnh gan thận mủ,<br /> tỷ lệ gây chết có thể lên đến 80%. Hiện nay,<br /> người nuôi cá tra chủ yếu sử dụng kháng sinh<br /> để chữa bệnh cho cá, để giảm thiểu việc sử<br /> dụng kháng sinh việc nghiên cứu tạo vaccine rất<br /> cần thiết.<br /> Trong các phương pháp tạo vaccine, phương<br /> pháp knock-out gen tạo vaccine sống nhược độc<br /> là phương pháp phổ biến và rất hữu hiệu. Với<br /> chiến lược lựa chọn gen mục tiêu cho phương<br /> pháp knock-out gen, có 2 hướng là loại bỏ yếu<br /> tố gây độc hoặc gây đột biến khuyết dưỡng.<br /> Trong đó, đột biến gen aroA là một đột biến<br /> khuyết dưỡng được nhiều nghiên cứu lựa chọn.<br /> Gen aroA mã hóa cho enzyme 5enolpyruvylshikimate 3-phosphate synthase, là<br /> enzyme cần thiết cho sinh tổng hợp folate; các<br /> dòng đột biến gen aroA bị mất độc tính do<br /> không thể phát triển được trong mô vì không thể<br /> tự tổng hợp folate đồng thời không thể thu nhận<br /> được folate từ bên ngoài [1]. Thune et al. (1999)<br /> [3] đã sử dụng phương pháp knock-out để tạo<br /> chủng E. ictaluri đột biến gen aroA. Vaughan<br /> (1993) [4] đã nghiên cứu về độc tính của<br /> Aeromonas salmonicida đột biến aroA trên cá<br /> hồi Atlantic (10 đến 15 g) kết quả ở nồng độ<br /> 106CFU dòng đột biến không gây chết cá trong<br /> khi dòng hoang dại gây chết 100% cá ở cùng<br /> <br /> nồng độ. Priebe et al. (2001) [2] tạo đột biến<br /> loại bỏ gen aroA trên đối tượng Pseudomonas<br /> aeruginosa. Dòng đột biến được chứng minh<br /> nhược độc khi chủng qua cả đường mũi và<br /> màng bụng chuột với liều lên đến 5.109 CFU<br /> đều không gây bệnh. Moral et al. (1998) [1] đã<br /> nghiên cứu gây đột biến khuyết dưỡng loại bỏ<br /> gen aroA làm mất độc tính của vi khuẩn A.<br /> hydrophila và dùng như vaccine cho cá hồi. Kết<br /> quả khi tiêm với nồng độ 108 CFU/ml vào cá<br /> hồi, chủng đột biến không gây bệnh, trong khi<br /> đó, 50% LD của dòng hoang dã là 106CFU/ml.<br /> Ngoài đặc tính nhược độc, dòng đột biến<br /> gen aroA còn thể hiện tính an toàn khi đưa ra<br /> môi trường tự nhiên, điều này được chứng minh<br /> trong nghiên cứu của Vivas et al. (2004) [5],<br /> dòng đột biến có khả năng sống sót trong nước<br /> thấp hơn so với dòng hoang dã và không tồn tại<br /> lâu trong môi trường nuôi cá.<br /> Từ những vấn đề trên, nghiên cứu này được<br /> tiến hành với mục tiêu tạo ra chủng Aeromonas<br /> hydrophila đột biến gen aroA (GeneID:<br /> 4489425) nhược độc có thể ứng dụng làm<br /> vaccine cho cá tra và an toàn khi đưa ra môi<br /> trường tự nhiên.<br /> VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Chủng Aeromonas hydrophila hoang dã<br /> được phân lập từ cá bệnh ở An Giang. Vi khuẩn<br /> được cấy trên môi trường RS (Rimler Shott)<br /> 15<br /> <br /> Truong Ngoc Thuy Lien et al.<br /> <br /> (HiMedia) là môi trường đặc hiệu để phân lập<br /> A. hydrophila. Các dòng vi khuẩn thu nhận<br /> được sẽ được định danh bằng cách giải trình tự<br /> đoạn gen 16S ribosomal.<br /> Cá tra được ương nuôi từ giai đoạn noãn<br /> hoàng đến 7-10 g trong bể composite. Trước khi<br /> tiến hành thử nghiệm, cá (n=10) được kiểm tra<br /> sự hiện diện của A. hydrophila bằng cách cấy<br /> mẫu máu trên môi trường RS.<br /> Tạo chủng A. hydrophila nhược độc<br /> Tạo plasmid mang cassette aroA::KmR<br /> Đoạn đầu HaroA và đoạn cuối TaroA của<br /> gen aroA được khuếch đại từ bộ gen A.<br /> hydrophila, gen kháng kháng sinh Kanamycin<br /> KmR được khuếch đại từ pCAMBIA (Canada)<br /> bằng các cặp mồi (bảng 1), chuyển vào pJET1.2<br /> Blunt (Fermentas) và nhân dòng E. coli DH5α<br /> (Invitrogen). Ba đoạn gen này sau đó được cắt<br /> và nối với nhau bằng các enzyme cắt hạn chế<br /> <br /> SacI, BamHI, XbaI (New England Biolabs) để<br /> tạo thành cassette aroA::KmR có thứ tự nối như<br /> sau: HaroA-KmR-TaroA. Cassette có 2 vùng<br /> đầu và cuối tương đồng với gen aroA, đoạn<br /> giữa là marker chọn lọc KmR. Casstte được<br /> chuyển vào plasmid pGP704 (Đại học Harvard)<br /> và được biến nạp E. coli Sm10 λpir (Biomedal).<br /> Gen kháng Kanamycin được dùng với mục đích<br /> knockout đoạn gen aroA đồng thời là marker<br /> chọn lọc các dòng đột biến tạo thành ở các thí<br /> nghiệm tiếp theo. Tuy nhiên, do tính an toàn của<br /> vi khuẩn biến đổi gen, tránh sự phát tán gen<br /> kháng kháng sinh ra môi trường bởi hiện tượng<br /> chuyển gen ngang, các chủng đột biến sau khi<br /> tạo thành cần được loại bỏ gen kháng<br /> Kanamycin trong các nghiên cứu tiếp theo. Đó<br /> là lý do cặp mồi khuếch đại gen KmR được chèn<br /> thêm đoạn trình tự FRT 5’ GAAGTTCCTATT<br /> CtctagaaaGtATAGGAACTTC 3’ là trình tự<br /> nhận biết của hệ thống λ Red Recombinase.<br /> <br /> Bảng 1. Danh sách các cặp mồi sử dụng trong quá trình tạo cassette<br /> S<br /> TT<br /> 1<br /> 2<br /> <br /> Tên mồi<br /> aroA -F1<br /> aroA -R3<br /> aroA -F3<br /> aroA -R1<br /> FKm<br /> <br /> 3<br /> <br /> RKm<br /> <br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> 7<br /> 8<br /> 9<br /> <br /> aroA_F4<br /> aroA_R4<br /> aroA_F5<br /> aroA_R5<br /> FpJET1.2<br /> RpJET1.2<br /> <br /> Gen<br /> HaroA<br /> TaroA<br /> Kanamycin<br /> (KmR)<br /> <br /> aroA<br /> aroA<br /> aroA<br /> aroA<br /> <br /> Trình tự<br /> 5’- AAGAGCTCTTGTGCCACCCGCAGTCTTGC -3’<br /> 5’- AAGGATCCTTCACCGCGAAGCTGCG - 3’<br /> 5’- AAGGATCCATGCGGCCATGACCATCG -3’<br /> 5’- AATCTAGATCACGCGCGCTGACTGAT -3’<br /> 5’AAGGATCCGAAGTTCCTATACTTTCTAGAGAATA<br /> GGAACTTCGGAATAGGAACTTCCCAGCCAGCCAA-3’<br /> 5-’AAGGATCCAGTTCCTATTCCGAAGTTCCTATTC<br /> TCTAGAAAGTATAGGAACTTCCTAAAACAATTCATC<br /> CAGT-3’<br /> 5’- GGAGCCGGTCAATCTGTTCC- 3’<br /> 5’- CGGGGATGTGGTTCATGTCC- 3’<br /> 5’- GCTGGTCAGCTTTATGGATGGC- 3’<br /> 5’- ATCTAGCCCGCACGGGCAG- 3’<br /> 5'-CGACTCACTATAGGGAGAGCGGC-3'<br /> 5'-AAGAACATCGATTTTCCATGGCAG-3'<br /> <br /> Tiếp hợp<br /> E. coli Sm10 λpir mang cassette (chủng<br /> cho) và chủng A. hydrophila hoang dã (chủng<br /> nhận) được tăng sinh trong môi trường LB đến<br /> giữa pha tăng trưởng (OD600=1), sau đó dịch<br /> tăng sinh được bổ sung BSA 2 mg/ml và 10<br /> mM MgSO4. Chủng cho và chủng nhận được<br /> trộn chung theo tỷ lệ 1: 9, đưa hỗn hợp lên<br /> màng nitrocellulose (Whatman) có đường kính<br /> 16<br /> <br /> Enzyme cắt<br /> hạn chế<br /> SacI<br /> BamHI<br /> BamHI<br /> XbaI<br /> BamHI<br /> BamHI<br /> <br /> lỗ màng 0,45 µm. Màng được chuyển lên môi<br /> trường LB agar bổ sung BSA 2 mg/ml và 10<br /> mM MgSO4 và phủ lên bằng LB agar cùng loại,<br /> ủ ở 28oC, 4 giờ. Vi khuẩn sau đó được thu nhận,<br /> trộn đều dịch vi khuẩn (resuspension) và cấy<br /> trải trên môi trường LB agar bổ sung kanamycin<br /> và colistin, chọn lọc các dòng A. hydrophila<br /> mang cassette. Các khuẩn lạc thu nhận được sẽ<br /> được kiểm tra kiểu gen bằng PCR.<br /> <br /> TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 15-21<br /> <br /> với trình tự của gen aroA và gen kháng<br /> kanamycin (AAF65337.1) được công bố trên<br /> Genbank (không trình bày) chứng tỏ các đoạn<br /> gen đã được nhân dòng thành công.<br /> <br /> Thử nghiệm độc lực<br /> Chủng đột biến và hoang dã được tăng sinh<br /> trong môi trường LB lỏng đến khi OD600 đạt<br /> 1,45 (khoảng 109 CFU/ml). Sinh khối vi khuẩn<br /> được ly tâm ở 2.200 g trong 15 phút ở 4oC, sau<br /> đó trộn đều dịch vi khuẩn và pha loãng trong<br /> NaCl 0,65% [3].<br /> Cá được bố trí thí nghiệm trong bể plastic<br /> 100 lít, mỗi bể 10 cá. Nồng độ vi khuẩn tiêm<br /> vào cá, đối với chủng A. hydrophila hoang dã là<br /> 103, 104, 105, 106 CFU/ml, đối với chủng đột<br /> biến là 104, 105, 106, 107 CFU/ml, đối chứng âm<br /> tiêm nước muối 0,65%. Mỗi công thức lặp lại 3<br /> lần. Theo dõi và ghi nhận số lượng cá chết trong<br /> 2 tuần.<br /> <br /> Các đoạn gen này được nối với nhau theo<br /> thứ tự ở hình 1. Cassette tạo thành được chuyển<br /> vào vector pGP704 và nhân dòng trong E. coli<br /> Sm10λpir. Kết quả điện di kiểm tra sản phẩm<br /> cắt plasmid nhân dòng với enzyme BglII (hình<br /> 2d) cho thấy đã tạo được cassette và nhân dòng<br /> thành công plasmid pGP704 trong E. coli<br /> Sm10λpir.<br /> <br /> KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> <br /> Tạo cassette mang gen aroA đột biến<br /> Kết quả nhân dòng các đoạn HaroA (kích<br /> thước 354 bp), TaroA (kích thước 363 bp) được<br /> kiểm tra bằng cặp mồi FpJET1.2/RpJET1.2 cho<br /> sản phẩm kích thước lần lượt là 473 bp và 482<br /> bp; cũng như kết quả nhân dòng gen KmR (kích<br /> thước 1327 bp) được trình bày lần lượt ở hình<br /> 2A, 2B, 2C. Các đoạn gen được giải trình tự và<br /> đối chiếu cho thấy có sự trùng khớp 99-100%<br /> A<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5 6<br /> <br /> Hình 1. Sơ đồ cassette và các cặp mồi dùng cho<br /> phản ứng PCR kiểm tra chủng A. hydrophila đột<br /> biến<br /> B<br /> <br /> 7<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5<br /> <br /> 6<br /> <br /> 7<br /> <br /> 500 bp<br /> <br /> C<br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> D<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1<br /> <br /> 4 kb<br /> 2 kb<br /> 1500 bp<br /> 1000 bp<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> Hình 2. Kết quả điện di sản phẩm PCR<br /> trên gel agarose 1%<br /> A: 2-6. Các dòng E. coli DH5α chứa plasmid<br /> pJET::HaroA, 1. thang DNA, 7. đối chứng(-); B: 15. Các dòng E. coli DH5α chứa plasmid<br /> pJET::TaroA. 7. Thang DNA, 6. Đối chứng(-); C: 2.<br /> Khuẩn lạc E. coli DH5α chứa pJET::KmR, 3. thang<br /> DNA, 1. đối chứng (-); D: 2. Kết quả cắt plasmid<br /> pGP704 chứa cassette với BglII, 1. Thang DNA, 3.<br /> pGP704 chứa cassette.<br /> <br /> 17<br /> <br /> Truong Ngoc Thuy Lien et al.<br /> <br /> Tiếp hợp tạo chủng đột biến<br /> Do plasmid pGP704 có yếu tố di động<br /> mobRP4 cần thiết cho quá trình tiếp hợp, tuy<br /> nhiên, do mang vùng khởi đầu sao chép R6K<br /> nên để tự nhân lên trong tế bào, pGP704 cần có<br /> sự hiện diện của protein pi, mã hóa bởi gen pir.<br /> Do đó, pGP704 mang cassette aroA::KmR được<br /> biến nạp vào E. coli Sm10λpir, điều này giúp<br /> kiểm soát việc tái tổ hợp cassette từ pGP704<br /> vào bộ gen của A. hydrophila.<br /> Chủng E. coli Sm10λpir mang cassette được<br /> tiếp hợp với A. hydrophila hoang dã để tạo<br /> <br /> chủng đột biến. Trong quá trình tiếp hợp, nhờ<br /> vào mobRP4, plasmid pGP704 mang cassette<br /> đột biến từ tế bào E. coli sẽ di chuyển vào tế<br /> bào A. hydrophila. Do có sự tương đồng giữa<br /> HaroA và TaroA với gen aroA, sẽ có sự trao đổi<br /> chéo tương đồng diễn ra giữa cassette trên<br /> plasmid pGP704 và gen aroA trên genome của<br /> A. hydrophila, kết quả là gen aroA bị knock-out<br /> và thay thế bằng cassette. Bên cạnh đó, do<br /> A. hydrophila không có gen pir nên pGP704<br /> không thể tự sao chép và nhân lên trong các thế<br /> hệ tế bào.<br /> <br /> A<br /> <br /> B<br /> B<br /> <br /> C<br /> <br /> Hình 3. Kết quả điện di trên gel agarose 1% sản phẩm PCR các khuẩn lạc thu nhận được sau tiếp<br /> hợp bằng cặp mồi aroA-F1/R1. Giếng 2-12 hình A, B, C. Các khuẩn lạc sau tiếp hợp; giếng 13 hình<br /> A, B, C. Thang DNA; giếng 1 hình A, B, C. Đối chứng (-)<br /> Sau khi tiếp hợp, vi khuẩn được cấy trải trên<br /> LB-kanamycin-colistin, kết quả thu được 33<br /> khuẩn lạc. 33 khuẩn lạc này được PCR kiểm tra<br /> với cặp mồi aroA-F1/aroA-R1 khuếch đại gen<br /> aroA, với dòng hoang dã sẽ cho băng kích thước<br /> 1,4 kb, dòng đột biến sẽ cho băng kích thước<br /> khoảng 2,1 kb. Kết quả điện di ở hình 3 cho thấy,<br /> <br /> 18<br /> <br /> có 2 khuẩn lạc ở giếng 11 hình 3A và giếng 4<br /> hình 3C đều cho một băng duy nhất và có kích<br /> thước tương đồng với dòng đột biến dự kiến.<br /> Hai dòng vi khuẩn, kí hiệu lần lượt là M10<br /> và M25, được tiếp tục kiểm tra bằng PCR với<br /> các cặp mồi 16S-F/16S-R, aroA-F4/aroA-R4,<br /> aroA-F5/aroA-R5, FKm/RKm, F-pGP704/R-<br /> <br /> TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 15-21<br /> <br /> pGP704 như ở hình 1 và kết quả được trình bày<br /> ở hình 4.<br /> Kết quả PCR 2 dòng M10 và M25 với cặp<br /> mồi 16S-F/16S-R, đều cho băng DNA kích<br /> thước 686 bp đặc hiệu cho A. hydrophila (giếng<br /> 2, 3, hình 4A).<br /> Tương tự khi sử dụng cặp mồi aroAF1/aroA-R1 khuếch đại gen mục tiêu aroA,<br /> A<br /> <br /> D<br /> <br /> B<br /> <br /> M10 và M25 (giếng 3, 4, hình 4B) đều cho băng<br /> có kích thước khoảng 2,1 kb tương đương với<br /> kích thước cassette trong khi chủng hoang dã<br /> (giếng 2, hình 4B) chỉ cho băng kích thước<br /> khoảng 1,4 kb. Hơn nữa, khi sử dụng cặp mồi<br /> FKm/RKm kiểm tra sự hiện diện của gen KmR,<br /> dòng M10 và M25 đều cho kết quả dương tính<br /> (giếng 3,4, hình 4E). Điều này cho thấy có sự<br /> hiện diện của cassette trong M10 và M25.<br /> C<br /> <br /> E<br /> <br /> F<br /> <br /> Hình 4. Kết quả điện di sản phẩm PCR trên gel agarose 1%.<br /> A: 3. M10; 4. M25; 1.Thang DNA; 2. A. hydrophila hoang dã (+); 5. Chứng (-); B: 3. M10; 4. M25; 5.Thang<br /> DNA; 2. A. hydrophila hoang dã (+); 1. Chứng (-); C: 2. M10; 3. M25; 1.Thang DNA; 4. A. hydrophila hoang<br /> dã (+); 5. Chứng (-); E: 3. M10; 4. M25; 5.Thang DNA; 2. pGP704::cassette (+); 1. Chứng (-);<br /> D: 3. M10; 4. M25; 5.Thang DNA; 2. A. hydrophila hoang dã (+); 1. Chứng (-); F: 3. M10; 4. M25; 5. Thang<br /> DNA; 2. pGP704::cassette (+); 1. Chứng (-).<br /> <br /> Đồng thời, khi sử dụng cặp mồi aroAF4/aroA-R4 khuếch đại đoạn giữa của gen<br /> aroA kích thước 683 bp, cả 2 dòng dòng M10<br /> và M25 (giếng 2, 3, hình 4C) đều cho kết quả<br /> âm tính, trong khi dòng hoang dã (giếng 4, hình<br /> 4C) cho kết quả dương tính chứng tỏ ở 2 dòng<br /> M10 và M25, đoạn gen này đã bị loại bỏ. Bên<br /> cạnh đó, khi kiểm tra với cặp mồi aroAF5/aroA-R5 phía ngoài gen aroA, dòng M10 và<br /> M25 (giếng 3, 4, hình 4D) cho băng DNA kích<br /> <br /> thước khoảng 2, 3 kb lớn hơn so với dòng<br /> hoang dã (giếng 2, hình 4D) có kích thước<br /> khoảng 1,7 kb. Điều này chứng tỏ ở vị trí của<br /> gen aroA trong genome M10 và M25, đã có đột<br /> biến knock-out đoạn DNA kích thước 683 bp<br /> và thay thế bằng gen KmR kích thước khoảng<br /> 1,3 kb.<br /> Cuối cùng, cặp mồi F-pGP704/R-pGP704<br /> đặc hiệu được sử dụng để kiểm tra sự tồn tại của<br /> plasmid pGP704, cả 2 dòng M10 và M25 (giếng<br /> 19<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2