intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tạo form liên hệ cho blog

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

131
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với dịch vụ Google Docs, bạn có thể tạo ra form liên hệ bằng ứng dụng SpreadSheet và các ý kiến phản hồi của khách truy cập được lưu trữ trong một trang bảng tính. - Tạo form Đầu tiên, bạn truy cập vào địa chỉ http:// docs.google.com rồi đăng nhập bằng tài khoản Google. Trong trang hiện ra, bạn bấm Create New, chọn Form. Đến bước Edit Form, bạn nhập vào các thông tin Untitled form - tiêu đề trang liên hệ (ví dụ: Liên hệ với chúng tôi), nhập nội dung gợi ý vào khung bên dưới. Tiếp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tạo form liên hệ cho blog

  1. Tạo form liên hệ cho blog Với dịch vụ Google Docs, bạn có thể tạo ra form liên hệ bằng ứng dụng SpreadSheet và các ý kiến phản hồi của khách truy cập được lưu trữ trong một trang bảng tính. - Tạo form Đầu tiên, bạn truy cập vào địa chỉ http:// docs.google.com rồi đăng nhập bằng tài khoản Google. Trong trang hiện ra, bạn bấm Create New, chọn Form. Đến bước Edit Form, bạn nhập vào các thông tin Untitled form - tiêu đề trang liên hệ (ví dụ: Liên hệ với chúng tôi), nhập nội dung gợi ý vào khung bên dưới. Tiếp theo, bạn cần tạo ra các trường để khách truy cập điền các thông tin cá nhân và ý kiến, bằng cách nhập tên trường vào ô Question Title (ví dụ: Họ và tên), Help Text - nội dung gợi ý, chọn kiểu nhập dữ liệu tại mục Question Title, bấm Done. Nếu là trường bắt buộc phải khai báo thông tin thì bạn đánh dấu chọn vào ô Make this a required question. Bạn thực hiện tương tự cho các trường khác như địa chỉ email, địa chỉ liên hệ, nội dung liên hệ, địa chỉ blog, giới tính... Lưu ý, mục Question Title gồm có các kiểu nhập dữ liệu: Text - một câu văn ngắn, Paragraph Text - đoạn văn (thường được sử dụng vào trường nội dung liên hệ), Multiple choice - tạo câu hỏi trắc nghiệm chọn một trong nhiều lựa chọn, Checkboxed - gợi ý và lựa chọn (có thể sử dụng cho mục giới tính). Ngoài hai trường mặc định của dịch vụ, bạn có thể thêm vào các trường khác, bấm vào nút Add item rồi chọn một kiểu nhập dữ liệu. Để thêm phần mỹ thuật cho trang liên hệ, bạn bấm vào nút Theme rồi chọn một mẫu giao diện phù hợp. Cuối cùng, bấm nút Saved để lưu lại.
  2. - Trích xuất form Sau khi đã hoàn thành việc tạo form, bạn trở lại giao diện chính của Google Docs rồi bấm vào tiêu đề form đã tạo để mở trang bảng tính SpreadSheet. Bạn bấm vào menu Form rồi chọn tính năng Go to live form. Để tìm được mã nguồn của form liên hệ, bạn bấm chuột phải, chọn View Page Source và dùng tính năng tìm kiếm (bấm tổ hợp phím tắt Ctrl-F) của trình duyệt để tìm và sao chép từ đoạn: . Đây chính là đoạn mã lập trình của form liên hệ cho phép nhúng vào blog, nếu muốn sử dụng đoạn mã này lâu dài, bạn nên sao chép và lưu vào một tập tin văn bản. - Chèn form vào blog Sau khi có được đoạn mã của form liên hệ, bạn đăng nhập vào blog của mình rồi tạo một trang mới, điền vào tiêu đề cho trang, bật tính năng chỉnh sửa HTML, sao chép và dán phần đoạn mã đã trích xuất vào khung soạn thảo. Xong, bạn cần thêm vào một liên kết mới dẫn đến trang liên hệ đã tạo trên thanh menu của blog. Lưu ý, bạn có thể chèn form liên hệ vào blog bằng tính năng nhúng thẻ iframe (chọn More actions, chọn Embed ở cửa sổ Edit form). Nh ưng với cách này, trang liên hệ được tạo sẽ không gọn gàng do xuất hiện các thanh trượt nằm trong trang. Lưu ý, bài viết này minh họa bằng việc sử dụng dịch vụ Blogger của Google để thực hiện. Đối với các dịch vụ tạo blog khác, bạn cũng có thể thực hiện
  3. tương tự với tính năng HTML. Sau này, bạn chỉ cần thường xuyên kiểm tra form liên hệ trong Google Docs để nhận ý kiến và hồi âm kịp thời đến khách truy cập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2