intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tập bài giảng Quản lý sân bãi, công trình thể thao: Phần 1 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tập bài giảng "Quản lý sân bãi, công trình thể thao: Phần 1" trình bày những nội dung chính sau đây: Quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật thể dục thể thao; Quản lý khai thác sử dụng tài sản công trình thể thao. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tập bài giảng Quản lý sân bãi, công trình thể thao: Phần 1 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ------------------------------------- TẬP BÀI GIẢNG QUẢN LÝ SÂN BÃI, CÔNG TRÌNH THỂ THAO (Dành cho sinh viên ngành Quản lý Thể dục thể thao) Giảng viên soạn : ThS. Nguyễn Thành Trung Bộ môn : Quản lý Thể dục thể thao Khoa : Thể dục thể thao Mã học phần : QTT024 THANH HÓA, NĂM 20..
  2. LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngành thể dục thể thao cũng phát triển mạnh mẽ về cơ sở vật chất và các công trình thể thao cũng phát triển. Trước những đòi hỏi như vậy, công tác quản lý cơ sở vật chất và công trình thể thao có vai trò rất quan trọng trong công tác lãnh đạo, quản lý của ngành thể thao. Môn học quản lý sân bãi và công trình thể thao đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở các ngành quản lý thể thao, nhằm mục đích trang bị những kiến thức cơ bản nhất về quản lý cơ sở vật chất, thiết bị, sân bãi, công trình thể thao và thiết kế các công trình thể thao Trong trường Đại học Văn hoá, thể thao và du lịch Thanh Hoá, Quản lý sân bãi và công trình thể thao là môn học quản lý trong chương trình đào tạo ngành Quản lý thể thao. Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu cùng sự hợp tác của các nhà chuyên môn, tổ bộ môn KHCBTDTT, qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, rút kinh nghiệm đã cố gắng biên soạn tập bài giảng Quản lý sân bãi và công trình thể thao Giáo trình Quản lý sân bãi và công trình thể thao được in lần này gồm hai tín chỉ được bố trí hợp lý, khoa học nhằm cung cấp đầy đủ cho sinh viên, nhất là những sinh viên chuyên ngành Quản lý thể thao nhũng kiến thức cơ bản, hiện đại về lý luận thực tiễn công tác quản lý để khi ra trường có thể đáp ứng được công tác quản lý csvc và công trình thể thao. Trong quá trình biên soạn bài giảng quản lý sân bãi và công trình thể thao này, tuy đã hết sức cố gắng song do điều kiện nghiên cứu tìm hiểu còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn và các bạn đồng nghiệp để tác giảng hoàn thiện tập bài giảng hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Ban biên soạn
  3. MỤC LỤC Chƣơng 1. Quản lý cơ sở vật chất – kỹ tuật TDTT 1 Bìa 1: Cơ sở vật chất và điều kiện tự nhiên trong hạt động TDTT 1 1. Khái niệm cơ sở vật chất – kỹ thuật TDTT 1 2. Mở rộng, phát triển cơ sở vật chất và tận dụng triệt để điều kiện tự nhiên. 2 3. Kết hợp tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại và truyền thống dân tộc trong 4 xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật TDTT Bài 2. Quy hoạch quản lý cơ sở vật chất TDTT ở nƣớc ta 6 1. Thực trạng về việc lập qui hoạch và sử dụng đất đai phục vụ sự nghiệp 6 phát triển TDTT 2. Quản lý sử dụng các công trình và cơ sở vật chất – kỹ thuật TDTT ở Việt 6 Nam Chƣơng 2. Quản lý khai thác sử dụng tài sản công trình thể thao 19 Bài 1. Quản lý tài sản và tài sản thể dục thể thao 19 1. Khái niệm tài sản, trong đó có tài sản thể thao 19 2. Phân loại tài sản 20 3. Hình thức, quyền sở hữu và tài sản của Nhà nước 22 4. Cơ sở lý luận về phân loại, cấu trúc, đặc thù tài sản TDTT 24 5. Thống kê thiết bị và dụng cụ TDTT 25 Bài 2: Quản lý mạng lƣới hệ thống công trình thể thao 26 1. Mạng lƣới công trình thể dục thể thao 26 2. Phân loại công trình thể dục thể thao 27 1. Nhu cầu công trình thể dục thể thao 28 2. Khả năng phục vụ của công trình thể dục thể thao 30 3. Tỷ lệ cung cấp công trình thể dục thể thao cho người dân 31 Bài 3 :. Khai thác hiệu quả công trình thể dục thể thao 32 1. Đặc điểm thành phần vốn công trình 32 2. Chỉ số cơ bản đánh giá việc khai thác hiệu quả công trình thể dục thể thao 35 3. Phiếu kiểm kê công trình 37 Chƣơng 3. Quản lý thiết kế xây dựng công trình thể thao 41 Bài 1: Quy trình quản lý đầu tƣ xây dựng công trình thể thao 41 1. Một số vấn đề chú ý trong thiết kế, xây dựng công trình thể dục thể thao 41 2. Yêu cầu cơ bản của kế hoạch đầu tư xây dựng công trình thể thao 42 3. Phân loại kế hoạch đầu tư 43 4. Quy hoạch đầu tư xây dựng công trình thể thao 44
  4. Bài 2: Qui trình quản lý đầu tƣ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao 1. Quy trình lập và thẩm định dự án đầu tư phát triển cơ sở vật chất thể dục 46 thể thao. 2. Quản lý và điều hành thực hiện dự án 46 3. Kiểm tra theo dõi thực hiện kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất thể dục thể thao 48 Bài 3 : Quy trình thiết kế xây dựng công trình Thể thao 54 1. Cấp công trình thể thao. 54 2. Phân cấp kỹ thuật công trình 54 3. Yếu tố lựa chọn đất đai xây dựng công trình thể thao. 55 4. Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng. 56 Chƣơng 4. Quản lý đầu tƣ phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao.. 59 Bài 1: Chiến lƣợc đầu tƣ phát triển hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật thể thao 59 1. Quan điểm và mục tiêu qui hoạch 59 60 2. Giới hạn phạm vị lập qui hoạch 3. Quy hoạch mạng lưới công trình thể thao 63 Bài 2. Qui định khai thác sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao 68 1. Qui định chung 68 2. Nguyên tắc quản lý 70 Bài 3: Quản lý sử dụng và bảo quản công trình 72 1. Chế độ quản lý. 72 2. Chế độ sử dụng và bảo quản 73 3. Nguyên tắc quản lý bảo quản công trình thể thao Bài 4: Đánh giá thanh lý tài sản công trình thể thao 74 1. Kiểm kê và đánh giá hiệu quả tài sản sử dụng. 76 2. Điều chuyển tài sản và thanh lý tài sản 76 Chƣơng 5. Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất ký thuật thể thao 76 I. Sự cần thiết lập quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao 78 II. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch 79 1. Quan điểm quy hoạch 77 2. Mục tiêu quy hoạch 79
  5. III. Giới hạn phạm vi quy hoạch 80 IV. Phương pháp lập quy hoạch 80 V. Nội dung quy hoạch 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
  6. CHƢƠNG 1: QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT – KỸ THUẬT TDTT BÀI 1: CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG TDTT 1. Khái niệm cơ sở vật chất – kỹ thuật TDTT - Cơ sở vật chất – kỹ thuật TDTT bao gồm tất cả những cái được xây dựng và mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước, từ các nguồn tài trợ đóng góp của nhân dân và xã hội, để phục vụ trực tiếp cho sự phát triển của hoạt động TDTT trên phạm vi cả nước. - Cơ sở vật chất - kỹ thuật bao gồm: Các khu liên hợp thể thao, các công trình thể thao, sân vận động, sân tập, nhà thi đấu thể thao, bể bơi, trường bắn, dụng cụ máy móc phục vụ tập luyện và thi đấu, nghiên cứu khoa học lĩnh vực TDTT và các trung tâm sửa chữa, bảo trì trong quá trình sử dụng. - Điều kiện tự nhiên được sử dụng phục vụ cho hoạt động TDTT bao gồm: Đất đai, sông ngoài, núi đồi, thời tiết và khí hậu. a. Vai trò, ý nghĩa việc quản lý hiệu quả cơ sở vật chất – kỹ thuật và điều kiện tự nhiên trong hoạt động TDTT - Quản lý và sử dụng hiệu quả các cơ sở vật chất – kỹ thuật là điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động và thành tích thi đấu của phong trào TDTT. Bên cạnh đó, việc sử dụng hiệu quả các cơ sở vật chất – kỹ thuật TDTT còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, nâng cao tuổi thọ của các công trình và kéo dài thời gian sử dụng của các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, một việc làm đặc biệt cần thiết trong điều kiện kinh tế xã hội của đất nước còn gặp nhiều khó khăn. - Việc quản lý và sử dụng hiệu quả các cơ sở vật chất – kỹ thuật và điều kiện tự nhiên có mối quan hệ tương hỗ và ảnh hưởng tác động lẫn nhau. VD: Việc quản lý và sử dụng hỉệu quả các cơ sở vật chất – kỹ thuật sẽ giúp ta khắc phục được điều kiện tự nhiên bất lợi để duy trì hoạt động tập luyện và thi đấu TDTT như trong mùa đông có thể tập luyện và thi đấu bơi lội trong bể bơi nước ấm, mùa mưa có thể tập trong nhà…. Tương tự như vậy khi quản lý và sử dụng hiệu quả điều kiện tự nhiên như sông ngoài, hồ nước sạch, núi đồi…để phục vụ cho hoạt động tập luyện và thi đấu các môn thể thao quần chúng (bơi thuyền, bơi vượt sông….) thì tức là chúng ta đã biến điều kiện tự nhiên trở thành các cơ sở vất chất – kỹ thuật TDTT. 2. Mở rộng, phát triển cơ sở vật chất và tận dụng triệt để điều kiện tự nhiên. 1
  7. - Khi nền kinh tế - xã hội phát triển thì nhu cầu hưởng thụ văn hoá – xã hội và tập luyện TDTT cũng càng được nâng cao và điều này đòi hỏi phải mở rộng các công trình thể thao, xây mới các trung tâm huấn luyện, nhà tập, bể bơi và nâng cao chất lượng của các trang thiết bị, phương tiện tập luyện. - Để có thể mở rộng phát triển và tạo ra một hệ thống các công trình thể thao cũng như nâng cao chất lượng các trang thiết bị, phương tiện tập luyện đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của nhân dân nhằm phát triển về thể chất và nâng cao thành tích thể thao, đòi hỏi các nhà quản lý TDTT, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội từ trung ương đến cơ sở … Phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực sự quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch và đầu tư để tạo ra những cơ sở vật chất – kỹ thuật cần thiết và sử dụng hiệu quả điều kiện tự nhiên sẵn có để phục vụ cho hoạt động TDTT - Các cấp quản lý cần đặc biệt quan tâm tới việc tạo ra những cơ sở vật chất – kỹ thuật cần thiết cho hoạt động TDTT để đáp ứng nhu cầu tập luyện TDTT của nhân dân khi tiến hành những dự án mới như: + Dự án mở rộng các khu kinh tế + Dự án mở rộng các trung tâm công nghiệp + Dự án mở rộng các khu dân cư + Dự án phát triển thể thao thành tích cao - Trong qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm hoặc lâu dài của mỗi địa phương phải có định hướng về qui hoạch phát triển và xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật TDTT và đảm bảo các nguồn vốn cho nó. Tuỳ thuộc vào các yêu cầu cụ thể để qui mô và phạm vi hoạt động để xác định chính xác quy mô và cấp độ của các công trình TDTT. (VD: ở cấp huyện thì cần xây sân vận động cấp mấy và ở cấp quốc gia thì sân vận động cần có qui mô và cấp độ nào?). Để làm tốt được điều này đỏi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận chức năng của Uỷ ban TDTT và bộ xây dựng để đưa ra những tiêu chuẩn và qui định rõ ràng (VD: một khu dân cư mới có dân số là bao nhiêu thì tương ứng với các công trình TDTT loại gì…)  Khi xây dựng các công trình TDTT phải có định hướng sử dụng lâu dài chứ không phải nhằm phục vụ mục tiêu trước mắt. 2
  8.  Các công trình và cơ sở vất chất – kỹ thuật TDTT phải phù hợp với các qui định trong điều kiện thi đấu của các môn thể thao. Nếu không chú ý tới điều này sẽ không thể đảm bảo sử dụng được công trình một cách hiệu quả.  VD: xây dựng một bể bơi trong nhà rất hiện đại nhưng kích thước lại không đúng theo qui định của các điều luật thì sẽ không thể sử dụng được để tổ chức các giải bơi thi đấu quốc tế  Khi xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật TDTT cần có sự phối hợp tốt giữa cơ quan quản lý nhà nước các cấp với các tổ chức xã hội và phải tận dụng triệt để sự đóng góp về tinh thần và vật lực của đông đảo quần chúng nhân dân.  Trong quá trình xây dựng và sử dụng các cơ sở vật chất – kỹ thuật TDTT phải tận dụng triệt để sự hợp tác và hỗ trợ về chuyên môn của các kiến trúc sư, công trình sư và các chuyên gia trong các doanh nghiệp.  Cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và chuyển giao công nghệ cho những người quản lý, huấn luyện viên, vận động viên ….để họ có thể sử dụng hiệu quả các cơ sở vật chất – kỹ thuật và trang thiết bị tập luyện hiện đại. Cần phải lưu ý là trình độ sử dụng các cơ sở vật chất – kỹ thuật và trang thiết bị tập luyện sẽ được nâng lên tuỳ thuộc vào tính quy mô và hiện đại của từng loại.  Để có thể quản lý hiệu quả các cơ sở vật chất – kỹ thuật TDTT ngoài những yêu cầu nêu trên còn cần phải có những yêu cầu qui định cụ thể như quy chế, nội quy sử dụng và quy trình kiểm tra, bảo dưỡng… - Do trong điều kiện hiện nay việc tạo dựng các cơ sở vật chất – kỹ thuật TDTT còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là ở cấp huyện,cơ sở và các tỉnh miền núi …, cho nên việc vận dụng các lợi thế về điều kiện tự nhiên như sông ngoai, địa lý, điều kiện khí hậu…là việc làm cần được đặc biệt quan tâm, để phát triển phong trào tập luyện TDTT cụ thể là:  Sử dụng sông ngoài, ao hồ làm nơi tập bơi cho người mới tập và tổ chức các giải thi đấu các môn thể thao truyền thống, dân tộc của từng địa phương (bơi thuyền rồng, ghe ghi…)  Sử dụng địa hình đồi núi, rừng…làm nơi tập luyện và vận dụng điều kiện địa lý, khí hậu ở các vùng cao như tây nguyên, Tam Đảo, Sa Pa để các trung tâm tập huấn cho các môn thể thao cần phát huy sức bền… 3
  9.  Sử dụng những bãi cỏ, bãi cát bên bờ biển làm nơi tập luyện cho các môn thể thao hiện đại, dân tộc hay rèn luyện về thể lực. Khi tập luyện trong mùa hè nóng, nắng to có thể sử dụng các hàng cây rợp bóng để che thay cho mái nhà. 3. Kết hợp tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại và truyền thống dân tộc trong xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật TDTT - Kinh nghiệm ở nhiều nước cho ta thấy khi nền kinh tế - xã hội phát triển thì nhu cầu về phát triển TDTT cũng được tăng lên và khi nền TDTT đã được mở rộng, phát triển thì yêu cầu về cơ sở vật chất – kỹ thuật dành cho nó cũng trở thành mối quan tâm hàng đầu. - Tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, tự nhiên và đặc biệt là tập quán sinh hoạt, truyền thống dân tộc mà ở mỗi nước việc mở rộng và phát triển các cơ sở vật chất – kỹ thuật TDTT sẽ có sự khác biệt nhất định. VD: ở nước ta khi xây dựng một nhà tập thì yêu cầu phải thoáng, nhưng phải làm sao không gây ra gió lùa làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tập và vì vậy của sổ đón gió vào phòng thường cao hơn 2m. Tương tự như vậy chất liệu làm nền sân quần vơt cũng được lựa chọn sao cho có thể chịu được thời tiết nắng gắt vào mùa hè cộng với những đợt mưa lớn sau những ngày nắng to. Ở Liên Xô cũ có tới 250 kiểu và ở Cộng hoà Dân chủ Đức (cũ) cũng có tới hơn 100 kiểu thiết kế xây dựng các loại cơ sở vật chất – kỹ thuật TDTT. - Việc ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào trong mở rộng và phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật TDTT có vai trò và ý nghĩa rất lớn, cụ thể là:  Việc sử dụng các vật liệu mới do khoa học – kỹ thuật tạo ra để xây dựng và trang bị cho các công trình TDTT là cơ hội để giới thiệu và ứng dụng sản phẩm vào trong đời sống .  VD: khi chất Polyctan được sáng chế thì có thể dùng nó để làm đệm tập luyện và thi đấu thể thao cho rất nhiều môn do khả năng chịu đựng mọi biến đổi của thời tiết, đồng thời độ bền sử dụng lại cao và đảm bảo vệ sinh tập luyện…  Nhờ hệ thống các phương tiện chiếu sáng và âm thanh hiện đại mà ta có thể tạo ra được những phòng tập, khu tập gần giống với điều kiện tự nhiên mà lại không ngây ra những ảnh hưởng tác động tiêu cực đến các khu vực lân cận hoặc đến khán giả. Ở Nhật Bản, người ta đã xây dựng một nhà cao tầng, trong đó có khu bơi lội được thiết kế giống hệt biển tự nhiên khiến người tập bơi lội trên dòng nước 4
  10. mà cứ ngỡ như là bơi ngoài biển, khu tập phóng lao giống hệt như là phóng lao ngoài trời hoặc bơi trên dòng nước có thể điều chỉnh được tốc độ dòng chảy…  Việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật “tiết kiệm nhiệt lượng” như bơm nhiệt đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tháo và bơm nước vào các bể bơi trong nhà, giúp chúng ta tận dụng được độ ấm sẵn có của nước trong khi vẫn có thể tạo ra được độ lạnh nhất định khi cần thiết. - Như vậy cơ sở vất chất – kỹ thuật TDTT bao gồm rất nhiều loại và việc quản lý sử dụng chúng một cách hiệu quả là điều hết sức quan trọng. Một trong những cẩm nang dành cho các nhà quản lý TDTT là cuốn “hướng dẫn thiết kế, xây dựng công trình thể thao” do uỷ ban TDTT ban hành năm 1999. Trong cuốn sách này các nhà quản lý phải nắm chắc chương 2 và 3. - Để quản lý nguồn vốn dành cho cơ sở vật chất – kỹ thuật TDTT, các nhà quản lý TDTT cần phải nắm chắc những qui định về quản lý tài chính của Bộ tài chính, phải thực hiện đúng theo qui chế quản lý đầu tư và xây dựng được ban hành tại nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của chính phủ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà quản lý Câu hỏi ôn tập: Câu 1: Mở rộng, phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật và tận dụng triệt để điều kiện tự nhiên . Câu 2: Nêu vai trò, ý nghĩa việc quản lý hiệu quả cơ sở vật chất, kỹ trong hoạt động thể dục thê thao? Việc mở rộng, phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật và tận dụng triệt để điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng trong hoạt động thể dục thể thao ______________________________________ BÀI 2: QUY HOẠCH QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT TDTT Ở NƢỚC TA 5
  11. 1. Thực trạng về việc lập qui hoạch và sử dụng đất đai phục vụ sự nghiệp phát triển TDTT - Tất cả các tỉnh, thành và 3 ngành (giáo dục, quân đội và công an) đã tiến hành lập qui hoạch sử dụng đất đai phục vụ cho sự nghiệp phát triển TDTT. - Tổng diện tích đất dành cho TDTT trong cả nước là 9647,71ha đạt bình quân 1.15m2 trên một đầu người, trong đó tỷ lệ thấp nhất ở đồng bằng sông Cửu Long 0.68m2. - Diện tích đất dành cho TDTT trong các trường phổ thông đạt bình quân 1.11m2 trên một học sinh, thấp nhất là đồng bằng sông cửu long 0.21m2. - Theo kết quả điều tra diện tích đất đai dành cho TDTT bị lấn chiếm sử dụng sai mục đích trong toàn quốc là 125.64h - Số lượng công trình TDTT hiện nay còn rất thiếu và chất lượng chưa cao, nhiều địa phương vẫn còn chưa có đủ 3 công trình cơ bản (nhà tập, sân vận động, bể bơi ở cấp tỉnh), tuyến huyện thì lại càng thiếu và tuyến cơ sở hầu như không có gì. - Do hầu hết các công trình TDTT đều được xây dựng từ những năm 80-90, cho nên nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp, qui mô nhỏ và nhìn chung là thiếu các công trình hiện đại. Một số công trình TDTT hiện đại đã được xây dựng, nhưng chủ yếu vẫn chỉ tập trung ở một số thành phố lớn. Hiện tại hầu hết các công trình TDTT ở các đại phương đều chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp I, cấp quốc gia và khu vực. Tính đến năm 2015 trên cả nước mới chỉ có 1.28% công trình cấp I; 4.72% công trình cấp II; 9.18% công trình cấp III và 86.02% công trình cấp IV. 2. Quản lý sử dụng các công trình và cơ sở vật chất TDTT ở Việt Nam 2.1. Quản lý sử dụng các công trình TDTT  Qui định chung đã được ban hành cũng được áp dụng trong sử dụng, bảo quản và sửa chữa các công trình thể thao trong phạm vi toàn quốc. Khi cải tạo và mở rộng công trình thể thao, ngoài việc tuân thủ theo qui định chung còn cần phải triệt để tuân thủ theo TCVN 4205-86; TCVN 4260-86; TCVN 4528- 88 và các điều luật thể thao hiện hành có liên quan  Công trình thể thao phải được sử dụng đúng chức năng, đúng công suất thiết kế nhằm đảm bảo duy trì tuổi thọ của công trình, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và phát huy cao nhất hiệu quả kinh tế của công trình 6
  12.  Các công trình thể thao phải có hồ sơ lưu trữ tại Ban quản lý công trình. Khi hồ sơ bị thất lạc ban quản lý sử dụng công trình phải báo cáo ngay cho ban quản lý cấp trên biết và phải có biện pháp nhằm lập lại hồ sơ lưu trữ.  Hồ sơ lưu trữ của các công trình thể thao bao gồm: - Các tài liệu khảo sát về công trình - Các bản vẽ thiết kế kỹ thuật (kiến trúc, kết cấu, điện nước..) - Các bản vẽ dây truyền công nghệ - Các tài liệu, bản vẽ về sử đổi thiết kế trong quá trình thi công - Tổng quyết toán giá trị công trình  Trong tất cả các công trình thể thao đều phải có nội quy sử dụng, lịch luyện tập, thi đấu và phải có người hướng dẫn, bảo vệ công trình  Các công trình thể thao phải được đăng ký với cơ quan quản lý cấp trên theo ngành dọc, mẫu đăng ký được quy định trong bảng 1. Bảng 1: MẤU ĐĂNG KÝ CÔNG TRÌNH THỂ THAO 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tên Cơ quan Cấp Cấp kỹ Loại Giá trị Giá trị Niên Thời công chủ quản quản thuật công vốn đầu khấu hao hạn sử hạn sử trình công lý công trình tư theo tài sản dụng dụng trình công trình thiết kế hàng trình năm Ngày … tháng …năm… Cơ quan cấp đăng ký công trình Ban quản lý sử dụng công trình thể thao  Chỉ được cho phép tổ chức các cuộc thi đấu lớn ở các cấp khi được Ban quản lý sử dụng công trình thể thao xác nhận là đủ điều kiện để tiến hành. Khi lập kế hoạch luyện tập, thi đấu các giải hàng năm phải có sự tham gia của ban quản lý sử dụng công trình thể thao.  Đối với công trình thể thao có khán đài, số khán giả tuyệt đối không được vượt quá số chỗ ngồi quy định  Các phương tiện cấp cứu, phòng cháy, chống cháy… thuộc công trình thể thao phải được kiển tra trước khi thi đấu. Nguyên tắc quản lý 7
  13.  Các công trình thể thao phải được liệt kê tài sản cố định của cơ quan chủ quản công trình và phải khấu hao cơ bản hàng năm theo đúng qui định hiện hành của nhà nước  Ban quản lý sử dụng công trình thể thao phải dự trù kinh phí xây dựng cơ bản hàng năm để sửa chữa, cải tạo mở rộng theo quy hoạch phát triển mạng lưới công trình thể thao 2.2. Quản lý sử dụng các sân thể thao.  Chế độ quản lý  Các sân thể thao phải được phân cấp (theo chức năng quản lý và theo yêu cầu kỹ thuật công trình) theo như quy định chung đã được ban hành  Việc thành lập ban quản lý sử dụng phải căn cứ vào cấp quản lý và cấp kỹ thuật của công trình để lựa chọn bố trí cho thích hợp Chế độ sử dụng và bảo quản  Tất cả các đường chạy chỉ được sử dụng để tập luyện và thi đấu các môn điền kinh (chạy cự ly ngắn, vượt rào, tiếp sức có giày và không có giày)  Trước khi tập luyện hoặc thi đấu, phải kiểm tra kỹ đường chạy để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, độ đàn hồi, độ nảy, kích thước.. theo đúng các điều luật hiện hành  Khi tập luyện và thi đấu, tuyệt đối không được để cho các vận động viên chạy ngược chiều nhau hoặc chạy tắt ngang qua đường chạy (chỉ được chạy theo một chiều nhất định và đối với đường chạy vòng phải chạy ngược chiều kim đồng hồ)  Phải làm sạch cỏ trên đường chạy bằng cách nhổ cỏ hoặc tưới dung dịch Clorua natri (nồng độ 1kg/50lít nước), 15lít/m2, sau 2 tuần phải tưới lại hoặc có thể dùng dầu madut để tưới  Trước khi tập luyện hoặc thi đấu, các sân phục vụ cho các môn nhảy cao, nhảy xa phải được tưới đủ ấm, lăn lu đường phần chạy đà. Mút xốp phải đạt tiêu chuẩn theo quy định. Nếu là hố cát phải xới cho xốp.  Các sân bóng đá chỉ được sử dụng để tập luyện và thi đấu các môn bóng đá. Đối với các sân cấp I (do trung ương quản lý) phải quy định rõ những đối tượng được phép sử dụng để tập luyện và thi đấu - Đối với sân bóng đá từ cấp II trở lên không được phép dùng mặt sân để làm chỗ rơi khi ném tạ xích, đĩa 8
  14. - Cho phép phóng lao vào mặt sân bóng đá  Các sân bóng đá có mặt sân được phủ bằng cỏ thì không được sử dụng liên tục 4 giờ trong một ngày; đối với mặt sân được phủ bằng đất, không được sử dụng liên tục 8 giờ trong một ngày  Khi tập luyện và thi đấu mặt sân phải đảm bảo: - Có độ bằng phẳng, không bụi và đúng kích thước như luật qui định - Có độ cứng thích hợp đảm bảo độ nảy của bóng - Cỏ trong sân không được cao quá 5cm, tốt nhất là chỉ cao 3cm - Bảo đảm thoát nước tốt sau khi mưa vừa không có nước đọng, sau khi mưa to phải thoát hết nước trong 15phút  Các sân bóng đá phải được bảo dưỡng thường xuyên, hàng ngày, hàng tuần trong mùa thi đấu theo đúng chế độ quy định  Đối với các sân bóng đá có mặt sân được phủ bằng cỏ cần phải đảm bảo các yêu cầu - Cắt cỏ ít nhất 5 ngày 1 lần vào mùa xuân, tốt nhất là 1 tuần cắt 2 lần. Phải nhanh chóng thu dọn sân bãi sau khi cắt cỏ - Hàng năm phải xăm xuống mặt sân ở độ sao 10cm, khoảng cách lỗ xăm từ 30cm – 40cm (2lần vào mùa mưa để dễ thấm nước, phân vào đất vào đảm bảo độ tơi xốp cho cỏ mọc)  Phải tưới nước cho mặt sân cỏ hằng ngày theo qui định từ 25 đến 35lít nước/m2 mặt cỏ. Phải chăm sóc bảo dưỡng kỹ mặt cỏ 3 lần trong một năm để đảm bảo cỏ phát triển tốt - Phải cào cỏ cho đều cho cát và phần phủ trên ngọn cỏ được đưa xuống dưới - Các khu vực cỏ bị hư hỏng nhiều như khu vực giữa sân và hai bên cầu môn phải được sửa chữa trồng cỏ mới và phải được chăm sóc thường xuyên  Hàng năm vào mùa xuân phải lu sân bóng đá băng xe lucó trọng lượng nhỏ hơn 1 tấn và chiều rộng của lu là 1.8m - Tốc độ lu phải chậm, đều và lần lượt trên khắp mặt sân - Sau khi lu phải chăm sóc và bảo dưỡng để cỏ chóng phục hồi  Phải có đủ diện tích để trồng cỏ dự trữ cho việc sửa chữa sân bãi khi cần thiết. Khi tiến hành vá, chữa sân pahỉ chú ý bảo vệ mặt sân tránh hư hỏng do các phượng tiện vận chuyển đi qua gây ra 9
  15.  Những lớp bảo vệ kết cấu trong sân vận động phải được bảo dưỡng ít nhất 1 lần trong một năm - Các bẳng chỉ dẫn, số chỗ ngồi, các lan can cần phải được sơn lại cho rõ và chống gỉ - Toàn bộ bề mặt tường phải được quyét vôi, các chỗ hư hỏng cần được sửa chữa kịp thời  Các sân bóng chuyền chỉ được sử dụng để tập và thi đấu bóng chuyền. Các sân cấp I (do trung ương quản lý) chỉ được sử dụng để tập luyện và thi đấu cho các đội bóng hạng A1 trở lên - Không được phép dùng sân bóng chuyền để tập luyện các môn điền kinh như chạy, nhảy, ném lựu đạn, ném tạ  Các sân bóng chuyền có mặt sân được phủ bằng một lớp chất dẻo tổng hợp không được sử dụng quá 6 giờ trong một ngày  Khi sử dụng sân bóng chuyền để tập luyện và thi đấu phải đảm bảo các yêu cầu: - Mặt sân bằng phẳng, không bụi, có kích thước đúng theo quy định của các điều luật và đảm bảo độ đàn hồi, độ cứng theo yêu cầu - Phải có độ dốc thoát nước tốt, sau khi mưa vừa không được đọng nước trên sân; sau khi mưa to phải thoát hết nước sau 15phút.  Hàng ngày và trước khi sử dụng, mặt sân bóng chuyền phải được tưới đủ độ ẩm. Phải tưới nước thật đều rên mặt sân bằng các thiết bị chuyên dùng, tránh tạo thành vũng trên sân  Sau khi tập luyện và thi đấu, mặt sân phải được tưới nước và làm phẳng lại ( chú ý những khu vực hoạt động nhiều)  Các sân bóng rổ chỉ được phép sử dụng để tập luyện và thi đấu bóng rổ. Các sân cấp I (do trung ương quản lý) chỉ được dùng để tập luyện và thi đấu cho các đội bóng hạng A1 trở lên  Các sân bóng rổ có mặt sân được phủ bằng một lớp chất dẻo tổng hợp không được sử dụng liên tục quá 6 giờ trong một ngày, các sân bằng bê tông không quá 8 giờ trong một ngày  Khi sử dụng sân bóng rổ để tập luyện và thi đấu phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Mặt sân bằng phẳng, không bụi, không nứt nẻ 10
  16. - Có độ cứng và độ đàn hồi theo thiết kế, thoát nước tốt  Phải bảo dưỡng sân bóng rổ thường xuyên hàng ngày, hàng tuần và đặt biệt là vào mùa thi đấu theo một chế độ nhất định  Trước khi tập luyện và thi đấu, sân phải được quét sạch và tưới nước trước nửa ngày - Sau khi tập luyện và thi đấu, sân phải được bảo dưỡng ngay  Các cột bóng rổ và bảng rổ phải được sơn, bảo dưỡng định kỳ 1 năm 1 lần 2.3. Quản lý, sử dụng các nhà tập Chế độ quản lý:  Nhà tập thể thao được sử dụng cho những môn thi đấu sau đây: Bóng rổ, bóng chuyền, bóng bàn, bóng ném, thể dục dụng cụ, võ, vật, quần vợt và cầu lông - Cho phép kết hợp sử dụng nhà tập thể thao để mít tinh, hội họp, ca nhạc và chiếu phim…nhưng phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền  Ngoài các môn được qui định ở trên nếu muốn sử dụng cho các hoạt động khác thì ban quản lý sử dụng công trình và cơ quan chủ quản công trình phải xem xét quyết định, nếu thấy cần thiết mà không ảnh hưởng đến kế hoạch chung và không hư hại công trình thì có thể cho phép sử dụng nhưng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: - Lực tác động của người và thiết bị không được lớn hơn lực tác động tương đương của một vật nặng 250kg rơi từ độ cao 2.4m  Việc phân cấp quản lý và khai thác sử dụng nhà tập thể thao sẽ được tiến hành dựa trên qui mô và cấp độ kỹ thuật công trình như theo quy định trong bảng 2 Các nhà tập thể thao có quy mô từ 500 chỗ trở lên sẽ do uỷ ban TDTT quản lý Bảng 2. QUY MÔ NHÀ TẬP THỂ THAO Quy mô Kích thƣớc sân Sức chứa Yêu cầu kỹ thuật nhà tập thể thao (m) (chỗ ngồi) Lớn 24 x 42 Từ 3000 đến 4000 Cấp I Trung bình 18 x 36 Từ 2000 đến 3000 Cấp II 11
  17. 18 x 30 Từ 1000 đến 2000 Cấp II. III Nhỏ 12 x 24 Ít hơn 1000 Cấp III.IV Chế độ sử dụng và bảo quản  Khi tổ chức tập luyện và thi đấu phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình, vận động viên và khán giả: - Không được sử dụng sân bê tông, xi măng cát và bãi cỏ để tổ chức thi đấu - Khi tập luyện, thi đấu bóng bàn trên nhiều sân phải có khung đỡ chắn kín xung quanh để đảm bảo an toàn cho khán gia - Các cột bóng rổ nếu cách mép sân ít hơn 2m nhất thiết phải được bọc vải, cao su hoặc mút để tránh tai nạn - Không được tập xà khi trên nền sân không có đệm dày - Trong thời gian tập, thi đấu không được cho người không có trách nhiệm và khán giả đi lại trong sân bãi  Khi trần nhà bị nứt nẻ, sàn tập bị sụt lở, gỗ lát sân bị cong vênh, mối mọt thì phải ngừng tập luyện và có biện pháp sửa chữa ngay - Nếu cần tập luyện từng bộ phận thì chỉ được tập ở ngoài khu vực cần sửa chữa  Sau 3 năm đầu sử dụng, chế độ bảo dưỡng sàn tập bằng gỗ phải tuân thủ theo quy định sau: - Đối với nhà tập luyện thường xuyên: Từ 1 đến 1.5 năm phải bảo dưỡng cục bộ 1 lần - Đối với nhà thi đấu: 2 năm phải bảo dưỡng cục bộ 1 lần - Phải định kỳ hàng năm kiểm tra sửa chữa hệ thống dầm đỡ sàn và kiểm tra mối mọt + Sau khi sử dụng từ 15 đến 20 năm, phải kiểm tra toàn bộ kết cấu sàn gỗ để đề ra biện pháp thay thế, sửa chữa + Đối với sân bằng đất, nếu sử dụng thường xuyên thì cứ sau 1 đến 2 năm phải thay thế lớp phủ mặt  Các loại gỗ thay thế sàn gỗ phải đúng theo yêu cầu thiết kế không có tật như mắt gỗ, lỗ rỗng, thớ nghiêng, khe nứt…  Hai năm 1 lần phải kiểm tra các kết cấu chính của công trình để phát hiện và có kế hoạch sửa chữa, cụ thể là: - Đối với công trình bê tông cót thép hoặc gạch đá phải quét vôi 1 lần 12
  18. - Đối với công trình kết cấu thép phải sơn chống gỉ 1 lần - Đối với dạng kết cấu khác như vỏ mỏng, dây căng việc sửa chữa bảo quản phải thực hiện theo đúng yêu cầu của thiết kế  Khi sửa chữa nhà tập thể thao, không được đục lỗ qua những kết cấu để lắp đặt, đặt đường ống. Trong trường hợp đặc biệt thì phải có thiết kế bổ sung và phải có biện pháp gia cố đề phòng sập đổ các kết cấu - Các thiết kế bổ sung phải được lưu trữ tại Ban quản lý sử dụng công trình - Trong nhà tập thể thao phải có bản nội quy phòng cháy, chữa cháy treo ở nơi dễ nhìn và phải có đầy đủ dụng cụ chữa cháy càn thiết như: Bình chữa cháy, bao tải, xẻng xúc cát…để tại những nơi quy định và thuận tiện cho sử dụng khi có sự cố  Khi công trình bị hư hỏng do sập đổ, cơ quan chủ quản công trình phải kịp thời đề ra các biện pháp xử lý và tuân theo các quy định hiện hành của nhà nước về xử lý công trình khi có sự cố 2.4. Quản lý sử dụng bể bơi Chế độ quản lý  Bể bơi chỉ dùng cho công tác tập luyện và thi đấu môn bơi lặn không được sử dụng bể bơi vào những mục đích khác  Các bể bơi phải có nội quy sử dụng để đảm bảo an toàn vệ sinh và bảo vệ tài sản của nhà nước. Phải có những dụng cụ cấp cứu tai nạn dưới nước (phao tròn, sào dài) và các dụng cụ y tế cấn thiết Chế độ sử dụng và bảo quản  Phải có sơ đồ hướng dẫn sử dụng bể bơi. Trên thành bể phải có bảng chỉ dẫn cụ thể từng khu vực bơi như: Đầu nông, đầu sâu (có ghi rỗ độ sâu); khu vực của nam, nữ và phải có biển báo nhiệt độ của nước  Số lượng người tập trong thời gian nhất định phải tuân thủ theo hướng dẫn thiết kế xây dựng công trình thể thao - Việc luyện tập phải tuân theo sự hướng dẫn trong tài liệu hướng dẫn thiết kế xây dựng công trình thể thao  Trong trường hợp bể bơi không có hệ thống xử lý nước tuần hoàn thì nước dùng sang ngày thứ hai phải tăng thêm một hàm lượng Clo từ 2 đến 4g/m3, tuỳ theo độ bẩn của nước. Hàng ngày cần tiến hành xét nghiệm về chất lượng nước, đặc biệt 13
  19. là sự xuất hiện của vi khuẩn, vi trùng để bổ sung thêm hàm lượng Clo cho thích hợp  Nước cấp cho bể bơi phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh sau: - Độ màu của nước không lớn hơn 5-6 đơn vị trong thang màu cơ bản  Bộ phận y tế của bê bơi phải kiểm tra chất lượng nước trong ngày đầu cấp vào bể bơi theo các quy định trong bảng 3 Bảng 3: TIÊU CHUẨN KIỂM TRA CHẤT LƢỢNG NƢỚC Chỉ tiêu Hàm lƣợng Lượng hạt vẩn Không lớn hơn 2ml/l Độ pH Từ 7.3 – 7.6 Lượng Clo Không lớn hơn 50mg/l Lượng Amoniac Không lớn hơn 0.5mg/l Trong quá trình sử dụng tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương để áp dụng linh hoạt các tiêu chuẩn theo quy định nhưng nhất thiết phải đảm bảo một số tuân chuẩn về nước sạch theo như quy định trong tài liệu hướng dẫn thiết kế công trình thể thao. Những nơi chưa có nước máy, phải xử lý qua hệ thống lắng lọc thì mới được đưa vào sử dụng  Hàng ngày cần cho vào bể một lượng từ 0.2 đến 0.4g/m3 sunphát đồng (CuSO4) để chống rêu, ngoài ra cần có từ 5 đến 10mg/l dung dịch CuSO4 để rửa bể. Hàm lượng suphat đồng và Clorua amin phải luôn đảm bảo trị số theo quy định  Khi nước ở bể bơi nhiễm bẩn, có vi khuẩn, vi trùng. Ban quản lý sử dụng bể bơi phải kịp thời báo cáo với trạm vệ sinh phòng dịch để kịp thời xử lý đồng thời phải ngừng cấp nước Bảng 4: HÀM LƢỢNG CuSO4 VÀ CLORUA AMIN TRONG NƢỚC Hàm lƣợng Loại bể và ngày cấp nƣớc CuSO4 Clorua amin Loại nhỏ và trung bình ngày đầu cấp nước. 0.08 0.08 14
  20. Từ ngày thứ 2 (trước khi bơi) Loại lớn : Ngày đấu cấp nước. 0.053 0.066 Từ ngày thứ 2 (trước khi bơi)  Khi khử trùng nước phải tuân theo quy định trong thiết kế TCXD 33-85 “Cấp nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình”. Riêng nước dùng cho bể bơi cần có hàm lượng Clo như sau: Từ 0.1 đến 0.4g/m3 - nếu Clo ở dạng đơn chất Từ 0.7 đến 1g/m3 – nếu Clo ở dạng hợp chất  Trước khi xả kiệt nước trong bể bơi phải lấy mẫu nước để xét nghiệm và có biện pháp xử lý để đảm bảo các chỉ số qui định như trong bảng 4 Khi xả kiệt nước trong bể bơi, phải cọ rửa sạch sẽ thành bể bằng bàn chải chuyên dùng để tránh gây sứt mẻ thành bể  Thời gian cần thiết phải thay nước cho bể là không quá 5 ngày hoặc có thể sớm hơn nếu thấy hiện tượng nhiễm bẩn vượt quá chỉ tiêu quy định trong bảng 5 hoặc điều kiện kỹ thuật cho phép. Khi muốn kéo dài thời gian sử dụng nước, phải được sự đồng ý của Bộ y tế Bảng 5: CHỈ TIÊU QUY ĐỊNH VÀ HÀM LƢỢNG CÁC CHẤT TRONG NƢỚC Chỉ tiêu Đơn vị tính Hàm lƣợng Nồng độ mùi Cấp 3 Hàm lượng Clo mg/l Từ 0.3 đến 0.5 Số lượng vị khuẩn Con/l 100  Kho chứa Clo và suphat đồng cần được tính toán thiết kế theo yêu cầu sử dụng hàng tháng  Phải thường xuyên kiểm tra các kho dụng cụ hoá chất, phòng đặt thiết bị, khán đái và các phònh phục vụ khác để phát hiện và xử lý kịp thời các hư hỏng  Phải định kỳ kiểm tra rửa dọn bể lắng và dàn khử sắt ít nhất 1 lần trong một năm khi thấy cặn lắng đọng chiếm 1/3 dung tích ngăn lắng 2.5. Điện và thiết bị điện Yêu cầu chung 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0