intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tập trung đầu óc: Điều kiện thành công ( Phần cuối )

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

91
lượt xem
123
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Như đã trình bày, khả năng tập trung đầu óc là năng lực có thể có được do rèn luyện hàng ngày. Cuộc sống hiện đại mang đến cho chúng ta bao nhiêu tác động khách quan khiến cho việc tập trung chú ý thực sự trở thành một nghệ thuật. Vì vậy, nếu gần đây đã xảy ra trường hợp một tháng đôi lần bạn quên khóa cửa khi ra khỏi nhà hoặc đã lên xe máy đi được một đoạn rồi mới chợt nhớ ra là chưa tắt tivi, còn ở nơi làm việc thì không tập...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tập trung đầu óc: Điều kiện thành công ( Phần cuối )

  1. Tập trung đầu óc: Điều kiện thành công ( Phần cuối ) Như đã trình bày, khả năng tập trung đầu óc là năng lực có thể có được do rèn luyện hàng ngày. Cuộc sống hiện đại mang đến cho chúng ta bao nhiêu tác động khách quan khiến cho việc tập trung chú ý thực sự trở thành một nghệ thuật. Vì vậy, nếu gần đây đã xảy ra trường hợp một tháng đôi lần bạn quên khóa cửa khi ra khỏi nhà hoặc đã lên xe máy đi được một đoạn rồi mới chợt nhớ ra là chưa tắt tivi, còn ở nơi làm việc thì không tập trung tư tưởng để làm một việc gì cho đến nơi đến chốn trong vòng mười lăm phút đồng hồ thì đó cũng chưa phải là lý do để bạn bi kịch hóa tình hình. Những người như bạn đâu phải ít. Quan trọng là bạn có nhận ra là mình đang bị mất tập trung và xác định quyết tâm rèn luyện để thay đổi hiện trạng đó hay không. Dưới đây xin đưa ra một số gợi ý để bạn tham khảo và áp dụng: 1. Nếu bạn phải hoàn thành một nhiệm vụ nào đó, bạn hãy bắt đầu từ việc lựa chọn cho mình một nơi làm việc thích hợp. Điều quan trọng trước tiên là ở đó bạn có cảm thấy thoải mái và dễ chịu không và đó có phải là nơi tạo thuận lợi cho bạn tập trung đầu óc hay không. Tại nơi làm việc, nếu bạn phải ngồi cùng với mấy đồng nghiệp khác trong một phòng và bạn rất dễ bị phân tán tư tưởng, bạn hãy mạnh dạn đề nghị các đồng nghiệp nói chuyện nhỏ thôi, và nếu họ có nhu cầu gặp nhau dài dài thì họ phải chọn nơi khác để mà gặp gỡ. 2. Bạn hãy đặt bàn làm việc của mình sao cho đằng sau bạn không có ai có thể đứng được. Phía trên màn hình máy vi tính hay bàn làm việc, bạn nên treo một tấm ảnh mày xanh lá cây để trong những lúc mất tập trung, bạn có thể hướng cái nhìn của mình vào đó. Màu xanh lá cây có tác dụng rất tốt để đôi mắt bạn nghỉ ngơi.
  2. 3. Thỉnh thoảng (tốt nhất mỗi tiếng đồng hồ một lần), bạn giải lao khoảng 5 – 10 phút. Bạn nên đi lại ngoài hành lang hoặc đứng ngắm cảnh bên cửa sổ, lấy nước cho đầy bình nếu trên bàn làm việc của bạn luôn có một bình nước. 4. Bạn không nên nghỉ ngơi bằng cách nhân tiện làm một việc gì khác cái công việc đang phải hoàn thành. Nếu bạn nghĩ là mình luôn phải chuẩn bị tư thế để ai muốn gặp mình là dễ dàng gặp được ngay thì đó là một suy nghĩ sai lầm. Vì vậy bạn hãy tắt máy điện thoại và không quan tâm đến chuyện nhận e-mail bất cứ lúc nào. Bạn hãy tự thỏa thuận với mình là bạn chỉ quan hệ với những người đang tìm kiếm mình khi nào bạn hoàn thành công việc cần làm hoặc hoàn thành phần công việc cụ thể nào đó trong cái công việc đang phải hoàn thành. 5. Bạn hãy phân loại công việc và xác định các phương pháp hoàn thành các công việc phải làm. 6. Nếu có thể được thì thỉnh thoảng bạn hãy thay đổi chỗ ngồi làm việc của mình. Một phần công việc bạn có thể làm tại bàn làm việc hàng ngày, một phần có thể làm ở nơi nào đó ngoài văn phòng ấy. Một số công việc bạn có thể giải quyết trong lúc ăn trưa, nếu được. 7. Bạn hãy rèn luyện thường xuyên. Nếu có điều kiện, bạn cần vận động vào buổi sáng. Bạn hãy cố gắng chơi thể thao một – hai lần trong tuần. Bạn không nên làm những công việc quan trọng đòi hỏi tập trung đầu óc cao độ ngay sau khi vừa kết thúc các bài tập cường độ cao tại phòng tập thể hình hay vừa tập xong bài aerobic. 8. Bạn hãy thường xuyên huy động trí tưởng tượng của mình. Trước khi bạn bắt đầu một công việc nào đó, hãy nhớ lại hoàn cảnh mà bạn đã từng phải tập trung đầu óc. Không quan trọng hoàn cảnh đó liên quan đến cái gì ngày hôm nay. Bạn hãy gọi về trong óc mình hình ảnh gợi lại hoàn cảnh đó và nhớ lại những tình cảm đã theo sát bạn khi đó. Bài tập này bạn nên tiến hành ngay trước khi bắt tay vào công việc. Tốt nhất là bạn hãy lặp lại trước khi thực thi bất cứ nhiệm vụ nào.
  3. 9. Bạn nên nhớ rằng uống nước rất tốt cho việc tập trung đầu óc và đánh thức bộ óc làm việc. Bạn nên tránh cà phê và những đồ uống có tác dụng kích thích khác. 10. Bạn hãy ăn uống đầy đủ, nhưng đừng ăn quá nhiều. Ăn hạt dẻ chẳng hạn, sẽ giúp ích cho tập trung đầu óc, nhưng bạn nên tránh ăn những thứ nhiều mỡ. Bạn hãy nhớ rằng chúng ta ít khi cảm thấy ân hận là mình đã ăn quá ít… 11. Bạn hãy ngủ đủ thời gian mình thấy cần phải ngủ. Khi bạn thấy mình đã ngủ đẫy giấc, thấy tỉnh táo, bạn sẽ dễ dàng tập trung để hoàn thành công việc phải làm hơn. Bạn hãy cố gắng sống phù hợp với nhịp sống quen thuộc của cơ thể bạn – cà phê là yếu tố cần thiết để bạn tỉnh táo nhưng rượu lại không phải là thứ có tác dụng an thần. 12. Về lâu dài, làm 5 việc một lúc là không đem lại lợi ích gì lớn. Cho nên tốt nhất bạn nên làm các công việc theo thứ tự. Bạn hãy bắt đầu bằng việc lập kế hoạch. Bạn cũng nên xác định xem cái gì là quan trọng nhất với mình, cái gì có thể gác sang một bên, làm sau cũng “chưa chết ai”. 13. Bạn hãy tự thưởng cho mình cái gì đó sau khi hoàn thành kế hoạch đề ra. Đó có thể là một niềm vui nho nhỏ - như đọc một bài báo hay hoặc lướt qua một trang mình yêu thích trên Internet. 14. Nếu bạn hay bị phân tán đầu óc do có cái gì đó làm bạn buồn phiền thì hãy dành thời gian đặc biệt cho các ý nghĩ đó. Bạn hãy thỏa thuận với chính mình là hàng ngày, trong khoảng thời gian từ 16.40 đến 17.10 chẳng hạn, bạn có thời gian để cân nhắc vấn đề này. Khi trong ngày bạn bị phân tán tư tưởng vì một ý nghĩ khó chịu nào đó, bạn hãy định thời gian giải quyết nó vào một giờ cụ thể sau đó. 15. Bạn không nên theo dõi quá thường xuyên và sát sao những tiến bộ của mình, vì điều này cũng góp phần làm đầu óc bị phân tán thêm.
  4. Một trong số các tác giả của cuốn sách “Học như thế nào để học tốt” tiến sĩ tâm lý học Przemyslaw Babel, khi trả lời phỏng vấn đã cho biết lý do xuất bản cuốn sách này: “Tôi nhớ rất rõ rằng hồi còn nhỏ, khi cắp sách đến trường, tôi không bao giờ được các thầy cô chỉ dẫn phải học như thế nào. Tôi thường xuyên phải nghe: “Nhắc lại nào, đọc lại lần nữa, học thuộc đi”. Trong khi đó, có biết bao phương pháp để học hiệu quả hơn mà vẫn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Học đâu phải chỉ là nhồi nhét cho thật nhiều vào đầu, như nhiều người vẫn nghĩ. Bước đi đầu tiên đến với tri thức là học cách tập trung đầu óc”. Một bà mẹ có cậu con trai tám tuổi đang học phổ thông cơ sở kể: “Con trai tôi chưa bao giờ được nhận danh hiệu “học sinh giỏi”, không phải vì nó đần độn mà chỉ vì nó gặp khó khăn trong việc tập trung đầu óc.Cái gì cũng có thể làm nó phân tán tư tưởng. Khi nó bắt tay vào làm bài tập ở nhà, bài nào nó cũng làm được một tí rồi bỏ dở dang vì còn phải bật máy tính lên xem. Tôi đã cố gắng học cùng với con, nhưng cả lúc có mẹ bên cạnh, nó cũng không ngồi yên được mười lăm phút bao giờ. Cuối cùng tôi phải rèn luyện cho nó cách tập trung đầu óc thông qua các trò chơi. Tôi hiểu ra một điều rằng trẻ con không chỉ học bằng cách ôm khư khư cuốn sách trong tay”.
  5. Qua lời kể trên, chúng ta có thể rút ra kết luận đầu tiên: Muốn giúp trẻ học, những người làm cha làm mẹ phải tập cho con năng lực tập trung đầu óc, không chỉ trong thời gian nhất định mà việc làm này mang tính lâu dài. Trợ giúp đắc lực cho năng lực này có thể là đồ chơi và các trò chơi. Mà không nhất thiết phải là các loại đồ chơi đắt tiền, hiện đại, ngược lại, có thể chỉ là các thứ đã có từ trước, đã quen thuộc với trẻ từ nhiều năm. Mỗi tấm bảng, mỗi hộp xếp hình trí uẩn, mỗi trò chơi ghép tranh… không chỉ đem lại cho người chơi sự thoải mái, dễ chịu, có tác dụng thư giãn, mà đó là hình thức rèn luyện thói quen, năng lực tập trung đầu óc. Trò chơi ghép tranh, xếp hình đòi hỏi sự liên tưởng và không ngừng tìm kiếm những hình dáng, màu sắc khớp nhau, nó cũng đòi hỏi phải tập trung tư tưởng trong một thời gian dài cho một động tác nhất định. Đây chính là thứ trẻ em hiện nay đang gặp vấn đề vì đặc trưng cơ bản của trẻ là “cả thèm chóng chán”. Nhờ trò chơi ghép hình, ghép tranh, trẻ có thể tập được thói quen tập trung đầu óc cho một công việc nhất định, chẳng hạn tập trung trong khoảng nửa tiếng đồng hồ. Ở các nước mà hình thức giải ô chữ phát triển, đây cũng là hình thức rèn luyện tuyệt vời. Tốt nhất nên tổ chức việc làm này với sự tham gia của tất cả các thành
  6. viên trong gia đình. Nếu trong nhà có bố, mẹ và con thì nên mua ba loại ô chữ cho ba đối tượng khác nhau. Nhưng chú ý là trước khi trẻ có bài kiểm tra về lịch sử thì cần mua loại câu đố chữ liên quan đến đề tài lịch sử. Cả nhà ngồi cùng một phòng nhưng mỗi người độc lập giải các ô chữ của mình. Tuy là giải trí cùng nhau nhưng mỗi người làm một việc. Như vậy bố mẹ cho con cái thấy là mọi thành viên trong gia đình đều có chung một mối quan tâm, song vẫn có thể thi đua xem ai là người đầu tiên giải được. Trẻ em rất thích không khí thi đua như thế. Chúng không có cảm giác là mình đang học, nhưng đây lại chính là cách rèn luyện năng lực tập trung đầu óc có tác dụng rất tốt đối với việc học hành của chúng ở trường cũng như ở nhà. Có rất nhiều phương pháp, nhìn bề ngoài chỉ là các trò chơi nhưng thật sự giúp trẻ học tập tốt. Nhiệm vụ của các bậc cha mẹ và các thầy cô giáo là lựa chọn phương pháp phù hợp. Có một nguyên tắc rất cơ bản, đối với người lớn cũng như đối với trẻ em: cái gì gây sự chú ý thì nó sẽ tự ngấm vào đầu. Ngày nay, ở phần lớn các quốc gia trên thế giới, học sinh phải sống và học tập dưới sức ép của điểm số. Các bậc cha mẹ chỉ trông chờ ở chúng những kết quả học tập tốt. Các vị không quan tâm đến chuyện nếu cứ như thế, trẻ sẽ mất hứng thú và niềm vui học hành. Trong khi đó học thực chất là tìm hiểu thế giới. Cần chỉ ra cho trẻ thấy rằng những gì chúng đang học không phải khi nào cũng hấp dẫn, nhưng nhờ tập trung vào việc học, chúng hiểu biết hơn về thế giới xung quanh chúng, rằng cái kiến thức mà chúng đang từng bước tích lũy sẽ giải thích cho chúng hiểu những gì chúng quan sát thấy hàng ngày. Đây là việc đáng làm, bởi vì chúng ta dễ dàng thấm vào đầu những gì hấp dẫn chúng ta. Những người có niềm say mê bao giờ cũng tập trung đầu óc cho cái mình thích, ngốn kiến thức nhanh, biết đến từng chi tiết mà không cần cố gắng nhiều.
  7. Chính vì vậy mà nhiệm vụ của các bậc làm cha làm mẹ là giúp đỡ con cái rèn luyện khả năng tập trung đầu óc trên cơ sở đó chúng sẽ tự nguyện và tự mình đến với tri thức. Năng lực tập trung đầu óc để hoàn thành công việc hiệu quả, một chuyện tưởng như đã quá phổ biến, một điều kiện tưởng chừng ai cũng biết để nghĩ đến thành công trong bất cứ việc làm nào, nay bỗng dưng phải nêu ra, phải phân tích lại. Có chuyện này là do chúng ta sống trong những điều kiện mới của cuộc sống hiện đại. Đây đó chúng ta được nghe những câu cửa miệng: “Ở đây không thể tập trung làm được một việc gì” hay “Mọi người có để cho tôi làm việc không?”. Đổ lỗi cho khách quan kiểu này hiện nay có khi bị coi là thiếu năng lực tập trung đầu óc, là tự lấy đi cơ hội để tạo dựng cho mình đặc tính rất cơ bản làm nên thành công cho mỗi hoạt động, đó là tập trung tư tưởng trong mọi hoàn cảnh, bất kể điều kiện xung quanh thế nào. Cần phải nhắc lại rằng thiếu khả năng tập trung đầu óc không những không hoàn thành công việc được giao, từ việc đơn giản nhất là cắt cỏ đến việc khó nhất là soạn tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng, nhưng khó khăn hơn cả vẫn là bắt tay vào làm những việc nhằm hoàn thiện bản thân mình để đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống, trong những điều kiện mới. Thời đại ngày nay là thời đại không ai, không cái gì có thể thành công một cách dễ dàng. Muốn có thành công phải đổ mồ hôi, phải không ngừng rèn luyện. Cái giá phải trả tuy lớn như vậy, song nếu có ý chí và nghị lực, chúng ta vượt qua khó khăn và vươn tới thành công.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2