intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tất cả về Bệnh Tay Chân Miệng

Chia sẻ: Dustinwind Dustinwind | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

515
lượt xem
92
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh Tay - Chân - Miệng (tiếng Anh: Hand - Foot - Mouth Disease - HFMD) là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tất cả về Bệnh Tay Chân Miệng

  1. Tay chân miệng Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Hand, foot and mouth disease Phân loại & liên kết ngoài Biểu hiện bệnh ở miệng trẻ em 11 tháng tuổi ICD-10 B08.4 ICD-9 074.3 DiseasesDB 5622 MedlinePlus 000965 eMedicine derm/175 MeSH D006232 Bệnh Tay - Chân - Miệng (tiếng Anh: Hand - Foot - Mouth Disease - HFMD) là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên Bệnh Tay – Chân - Miệng. Tuy nhiên ban có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác. [sửa] Nguyên nhân gây bệnh Bệnh Tay – Chân - Miệng do một nhóm virus thuộc nhóm virus ruột gây nên. Tác nhân thường gặp nhất là coxsackievirus A16, đôi khi do enterovirus 71 và các virus ruột khác. Nhóm virus ruột bao gồm các phân nhóm virus bại liệt, coxsackievirus, echovirus và một số enterovirus khác không xếp vào phân nhóm nào. [sửa] Dịch tễ học Đây là một bệnh dễ lây lan. Đường lây truyền thường từ người sang người do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh. Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên bị bệnh. Bệnh Tay – Chân - Miệng không phải là bệnh lây từ động vật sang người.
  2. Thời kỳ ủ bệnh thường từ 3 đến 7 ngày. Sốt thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đầu tiên virus thường cư trú ở niêm mạc má hay niêm mạc hồi tràng và sau 24 giờ, virus lam đến các hạch bạch huyết vùng. Nhiễm virus huyết thường xảy ra nhanh chóng sau đó và virus di chuyển đến niêm mạc miệng và da. Vào ngày thứ 7 sau khi nhiễm bệnh, kháng thể trung hòa tăng cao và virus bị thải loại. Bệnh Tay – Chân - Miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi tuy nhiên cũng có thể gặp ở cả người trưởng thành. Mọi người đều có thể nhiễm virus nhưng không phải tất cả những người nhiễm virus đều biểu hiện bệnh. Trẻ nhũ nhi, trẻ em và thiếu niên là những đối tượng dẽ bị nhiễm bệnh và biểu hiện bệnh nhất vì chúng chưa có kháng thể chống lại bệnh này. Nhiễm bệnh có thể tạo nên kháng thể đặc hiệu chống virus gây bệnh tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái diễn do một chủng virus khác gây nên. Bởi vì mức độ lưu hành của các virus ruột, bao gồm cả các tác nhân gây Bệnh Tay – Chân - Miệng, nên phụ nữ có thai thường hay nhiễm bệnh. Nhiễm virus ruột trong thai kỳ thường gây nên bệnh nhẹ nhàng hoặc không triệu chứng. Không có dữ kiện nào chứng tỏ nhiễm virus trong quá trình mang thai gây nên các hậu quả xấu lên thai như sẩy thai, thai chết lưu hay dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên nếu thai phụ nhiễm bệnh trong một thời gian ngắn trước khi sinh thì có thể truyền virus cho trẻ sơ sinh. Đa số những trẻ này chỉ biểu hiện bệnh nhẹ nhàng nhưng một số có thể biểu hiện bệnh cực kỳ trầm trọng đưa đến rối loạn chức năng đa cơ quan và tử vong. Nếu bệnh xuất hiện trong hai tuần đầu sau sinh thì nguy cơ xảy ra bệnh nặng cao hơn. [sửa] Chẩn đoán Chẩn đoán bệnh thường dựa trên biểu hiện lâm sàng với vị trí đặc trưng của ban (tay, chân, miệng và mông). Phân lập virus từ các bệnh phẩm phết họng hay dịch của các bọng nước thường sau 2 đến 4 tuần mới có kết quả nên nó không hữu ích cho chẩn đoán trên từng bệnh nhân cụ thể mà chỉ có ý nghĩa chẩn đoán hồi cứu và ý nghĩa dịch tễ học. Các thầy thuốc lâm sàng thường không yêu cầu xét nghiệm này. Và không phải tất cả các phòng xét nghiệm vi sinh vật đều có thể thực hiện kỹ thuật nuôi cấy virus gây bệnh được. Chẩn đoán phân biệt với nhiễm herpes miệng. Dữ kiện lâm sàng, tuổi và yếu tố dịch tễ thường giúp ích. [sửa] Điều trị Trong trường hợp nghi ngờ có biến chứng thần kinh,có thể dùng IMUNOGLOBULIN. Tuy nhiên hiệu quả thực sự còn chưa biết rõ nếu bệnh nhân giật mình hay run tay nhiều có thể dùng PHENOBARBITAL uống hay truyền tĩnh mạch. [sửa] Tiên lượng Bệnh Tay – Chân - Miệng do coxsackievirus A16 thường là một bệnh nhẹ và tự lành sau 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị. Biến chứng thường ít gặp. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể biểu hiện viêm màng não virus (hay viêm màng não vô khuẩn) với các biểu hiện như sốt, nhức đầu, cứng cổ, đau lưng và cần phải nhập viện.
  3. Bệnh Tay – Chân - Miệng gây nên do enterovirrus 71 cũng có thể gây nên viêm màng não virus và hiếm hơn là các bệnh trầm trọng như viêm não hay liệt kiểu bại liệt (poliomyelitis-like paralysis). Viêm não do enterovirus 71 có thể gây tử vong. Trong các vụ dịch xảy ra ở Malaysia năm 1997 và ở Đài Loan năm 1998 một số trường hợp viêm não do loại virus này đã tử vong. Các biến chứng khác có thể xảy ra là viêm cơ tim cấp, viêm phổi. [sửa] Phòng bệnh Hiện nay chưa có phương pháp phòng bệnh đặc hiệu cho Bệnh Tay – Chân - Miệng cũng như các bệnh khác do enterovirrus không phải bại liệt khác tuy nhiên biện pháp vệ sinh chặt chẽ có thể hạ thấp nguy cơ nhiễm bệnh. Các biện pháp có tác dụng là thường xuyên rửa tay đặc biệt là sau mỗi lần thay tã. Những nơi bị nhiễm bệnh có thể được làm sạch trước tiên bằng nước xà phòng sau đó khử trùng bằng dung dịch chứa chlor. Tránh các tiếp xúc thân mật với người bệnh như hôn, vuốt ve, dùng chung dụng cụ… [sửa] Bệnh Tay – Chân - Miệng trong nhà trẻ Các vụ bùng phát dịch trong nhà trẻ thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu và thường đồng thời với hiện tượng tăng các trường hợp nhiễm bệnh trong cộng đồng. Không có biện pháp cụ thể nào đảm bảo chắc chắn giảm thiểu các trường hợp mới mắc nếu dịch bùng phát trong nhà trẻ, trường học, tuy nhiên những biện pháp sau đây thường được khuyến cáo: • Rửa tay sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc don dẹp các vật dụng có phân trẻ. • Che miệng khi ho và hắt hơi. Rất khó thực hiện ở trẻ em. • Vệ sinh đồ chơi. • Cho nghỉ tại nhà những trẻ biểu hiện sốt và/hoặc có biểu hiện loét miệng hoặc trẻ nhễu nước bọt nhiều.
  4. Bệnh tay chân miệng (TCM) và biến chứng (Hand Foot and Mouth Disease) BS. Trương Hữu Khanh Khoa nhiễm BV Nhi đồng 1 Dịch tễ học Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi và rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi. Một điểm cần lưu ý là trong một đợt dịch bệnh, trẻ có thể bị mắc bệnh tái đi tái lại nhiều lần cho đến khi được 5 tuổi mới có miễn dịch hoàn toàn với bệnh. Nguyên nhân gây bệnh • Tác nhân gây bệnh TCM trước đây được biết là vi-rút coxsackie. Khảo sát tại bệnh viện nhi đồng đã xác nhận sự hiện diện của enterovirus 71 và vi-rút Coxsakie trong các đợt dịch bệnh tại TP.HCM.
  5. Sự lây truyền bệnh • Vi-rút gây bệnh có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng.Trong những đợt dịch, bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh: Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh được văng ra trong lúc ho, hắt hơi; hoặc do trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dây dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh. Ngoài ra bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay chăm sóc của các cô bảo mẫu. • Vi-rút xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triễn rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc. Biểu hiện của bệnh • Loét miệng: là các bóng nước có đường kính 2-3 mm Thường khó thấy các bóng nước trên niêm mạc miệng vì nó vở rất nhanh tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt • Bóng nước: từ 2-10 mm, màu xám, hình bầu dục. • Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban. • Bóng nước lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể lồi lên trên da sờ có cảm giác cộn hay ẩn dưới da, thường ấn không đau. • Bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: bóng nước rất ít xen kẻ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần. Diễn tiến và biến chứng của bệnh TCM • Bệnh diễn tiến qua 4 giai đoạn: • Giai đoạn 1; các trường hợp ít bóng nước thường có biến chứng • Giai đoạn 2: - Vim mng no: trẻ cĩ biểu hiện run chi, giật mình nhưng chưa thay đổi tri giác (vẫn tỉnh, không mê). - Vim no: vật vả, kích thích, chới với, thay đổi tri giác, yếu chi, liệt mặt • Giai đoạn 3: - Giảm chức năng co bóp thất trái trên siêu âm - Ph phế nang, si bọt hồng, ph phổi • Giai đoạn 4: - Hồi phục, di chứng hay tử vong Biến chứng: • Các biến chứng thường gặp là: viêm màng não, viêm não màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh • Các biến chứng có thể phối hợp với nhau như: viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng 1 bệnh nhân. • Các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ. • Theo các nghiên cứu tại Đài loan cho thấy biến chứng nặng thường do Enterovirus 71.
  6. Biểu hiện biến chứng viêm não màng não • Không có biểu hiện mê sâu • Biểu hiện ban đầu bằng các triệu chứng quấy khóc, ngủ nhiều, hoảng hốt hay giật mình run chi, yếu chi, đứng không vững, đi loạng chọang. • Diễn tiến rất nhanh đến co giật, khó thở, suy hô hấp, rối loạn vận mạch, sốc thần kinh. • Lưu ý: biến chứng viêm não màng não vẫn có thể xuất hiện khi các nốt phỏng nước trên da trẻ đã khô và đóng vảy. Cần chú ý phát hiện sớm biến chứng viêm vão màng não và đưa trẻ đến bênh viện trong vòng 6 giờ đầu sau khi xuất hiện các biểu hiện của biến chứng để được cấp cứu kịp thời. Điều trị bệnh tay chân miệng: Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. • Đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế. Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà, cần thực hiện những điều sau đây : + Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước + Giảm đau, hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol. + Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả. + Không cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng. + Theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu: dễ giật mình, hoảng hốt, run chi, gồng tự hết, đi loạng choạng, chới với, co giật, da nổi bông, nôn ói nhiều, sốt cao. Khi có các biểu hiện trên đây cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Phòng bệnh tay chân miệng như thế nào? Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh nên cần thực hiện tốt các biện pháp sau: 1. Rửa tay: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi tiêu. Nếu có chăm sóc trẻ thì cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tả, làm vệ sinh cho trẻ. 2. Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng, rồi khử trùng bằng cloramin B 5% (có thể mua tại nhà thuốc tây). 3. Đeo khẩu trang mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho. 4. Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (thường ít nhất là 7 ngày). Hỏi đáp bệnh tay chân miệng 27/10/2009 10:00
  7. PNO - Hiện số trẻ nhập viện vì bệnh tay chân miệng tại TP.HCM ngày càng tăng. Đây là bệnh có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng. Để giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về căn bệnh này, PNO xin trích đăng một số câu hỏi - đáp liên quan đến việc theo dõi và phòng ngừa bệnh tay chân miệng. * Con tôi trước đây bị bệnh tay chân miệng và đã khỏi. Như vậy lần sau bé có thể bị bệnh lại hay không? - Đừng nghĩ rằng bé bị bệnh tay chân miệng một lần thì đã có miễn dịch và nghĩa là không mắc bệnh lại nữa. Hoàn toàn không phải vậy, bé bị tay chân miệng một lần, vẫn có khả năng bị lại. Nếu trong lần đầu tiên, bé bị bệnh quá nặng, khả năng lần sau mức độ có thể nặng hơn hoặc cũng có khi nhẹ hơn. * Bác sĩ cho biết siêu vi trùng gây bệnh tay chân miệng diễn tiến như thế nào trong cơ thể? - Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột (Enterovirus) gây nên. Hai loại siêu vi thường gặp là: Coxackie A16 và Enterovirus 71. Một em bé mắc bệnh, trong nước bọt, phân, nước tiểu chứa rất nhiều virus này. Nếu phát hiện sớm và phòng ngừa thì từ từ virus sẽ chết. Nhưng khi vào cơ thể, virus bắt đầu sinh sôi, nảy nở trong ruột, sau đó tấn công lên máu và phát ra bóng nước ở miệng. Trường hợp, siêu vi quá mạnh có thể đi thẳng lên não, gây biến chứng nặng rất nguy hiểm, phát hiện kịp thời thì mới có khả năng cứu sống. * Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, vậy người lớn có thể mắc bệnh này không? - Người lớn cũng bị mắc, tuy nhiên biến chứng thì gần như là không có. * Nhà tôi có ba cháu (một cháu được 1 tuổi, cháu lớn 2 tuổi và cháu lớn hơn 3 tuổi). Cách đây mấy tuần, cháu 2 tuổi bị tay chân miệng, tôi đưa cháu đến khám bác sĩ và hiện đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, cháu 1 tuổi và cháu 3 tuổi giờ lại thấy biểu hiện ói, tiêu chảy, đứa lớn còn than đau bụng. Vậy hai cháu có khả năng mắc bệnh tay chân miệng không? - Không phải triệu chứng ói, đau bụng, tiêu chảy nào cũng đều là do bệnh tay chân miệng gây nên, triệu chứng này còn có thể vì lý do ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng đường ruột… Cháu 2 tuổi nhà chị trước đây đã mắc bệnh tay chân miệng, rất có khả năng sẽ lây cho các cháu còn lại. Chị nên theo dõi các triệu chứng trên xem ngày sau bớt không, nếu cháu bị càng ngày càng nhiều thì cần đưa đến bác sĩ. Trẻ ói, đau bụng, tiêu chảy có thể bị bệnh tay chân miệng, nhưng cũng có thể không. Tuy nhiên, hai triệu chứng cần đặc biệt lưu ý đó là: giật mình và hoảng hốt thì gần như đều xuất hiện ở trẻ bị tay chân miệng nếu biến chứng nặng. Do đó, việc theo dõi là cực kỳ quan trọng. * Bé nhà tôi trước đây bị bệnh tay chân miệng rất nặng, sau này đã khỏi bệnh và được bác sĩ cho về nhà chăm sóc theo dõi. Tay trái của bé còn yếu và thỉnh thoảng hay la hét, giật mình vào ban đêm khiến tôi rất lo lắng, liệu bé có bị biến chứng nặng nữa không?
  8. - Trẻ hết bệnh và bình thường nhưng đừng nên lơ là việc theo dõi vì trẻ có thể lây cho trẻ khác hoặc bị lại, cần xem trẻ có triệu chứng giật mình nhiều không. Trẻ thỉnh thoảng mơ ngủ, hoặc tối ngủ hơi máy máy có thể kéo dài suốt 6 tháng sau khi khỏi bệnh. Điều cha mẹ nên làm là để trẻ sinh hoạt bình thường, không nói cho trẻ biết trước đây đã từng bị tay chân miệng nặng tránh làm trẻ bị sang chấn tâm lý, lo lắng và phát triển không bình thường. * Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng, mụn nước nổi nhiều ở lòng bàn tay và bàn chân, các mụn nước này có gây nhiễm trùng hay không? - Mụn nước ở lòng bàn tay và bàn chân không gây nhiễm trùng. Chỉ nhiễm trùng khi cha mẹ không biết đem khêu mụn nước ra, hoặc dùng thuốc bôi lên, trường hợp này ở BV Nhi Đồng 1, chúng tôi đã từng gặp. Vì vậy, tốt nhất là không đụng chạm, can thiệp vào mụn nước, để yên vết mụn, khi khỏi bệnh, mụn nước ngoài da sẽ từ từ bớt, cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào bôi lên cho trẻ. BS Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm – BV Nhi Đồng 1) Song Linh (ghi) Làm sao phát hiện sớm biến chứng bệnh tay chân miệng? 26/10/2009 10:30
  9. Trẻ bị bệnh tay chân miệng được điều trị tại BV Nhi Đồng 1 PNO - “Bệnh tay chân miệng ở trẻ tuy diễn tiến lành tính, biến chứng tỷ lệ rất thấp nhưng lại cực kỳ nguy hiểm. Các biến chứng thường gây tử vong cao và diễn tiến nhanh chỉ trong vòng 24 giờ nếu phát hiện trễ”, BS Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm – BV Nhi Đồng 1 cho biết. Bệnh do siêu vi trùng đường ruột (Enterovirus) gây nên. Từ tháng 3-5 và tháng 9-12 là thời gian đỉnh của mùa dịch tay chân miệng. Tại BV Nhi Đồng 1, bệnh hay gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Mùa bệnh, lây lan nhanh Virus gây bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Bệnh có thể lây từ trẻ này qua trẻ khác từ các chất tiết mũi miệng, nước bọt lúc ho, hắt hơi, hoặc từ phân của trẻ bệnh. Siêu vi trùng cũng bám vào bàn tay, thức ăn, thức uống, dụng cụ ăn uống, đồ chơi và lây sang trẻ khác qua đường miệng. Trong mùa bệnh, nếu phụ huynh thấy trẻ có những biểu hiện quấy khóc, bỏ ăn, miệng nhiều nước miếng (có tiếp xúc với trẻ mắc tay chân miệng), bóng nước nổi trong miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối… thì nên nghi ngờ ngay đến bệnh tay chân miệng, BS Khanh lưu ý. Bóng nước xuất hiện trong bệnh tay chân miệng có kích thước từ 2-10 mm, trên nền hồng ban. Bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân có thể lồi lên trên da, sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da và không gây ngứa, không đau. Thế nhưng bóng nước trong miệng thường vỡ nhanh thành vết loét gây lở miệng, loét miệng, đó là lý do khiến trẻ rất đau khi ăn uống. Ngoài ra, trẻ còn một số biểu hiện khác như: sốt nhẹ (có khi không sốt), mệt mỏi (do biếng ăn), nôn ói, tiêu chảy. Bệnh thường tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, trẻ có thể sẽ bị lại nên cần theo dõi sát biến chứng. Giật mình, hoảng hốt: dấu hiệu nặng BS Khanh cho biết những trường hợp đưa trẻ đến nhập viện trễ là vì những lý do sau: bé có các biểu hiện biến chứng nhưng phụ huynh không chú ý đến bệnh tay chân miệng, ngược lại phụ huynh biết bé có bệnh tay chân miệng đã có biểu hiện biến chứng nhưng lại không chú ý. Biến chứng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến trẻ bị viêm màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim hay phù phổi cấp… và thường gây tử vong cao.
  10. Bóng nước nổi trên đầu gối Để phát hiện sớm những dấu hiệu biến chứng, cha mẹ cần theo dõi sát trẻ, nếu trẻ có biểu hiện: khó ngủ, giật mình, quấy khóc, lừ đừ, sốt cao, yếu chi, da nổi bông, nôn ói nhiều, thở bất thường thì nên nhanh chóng đưa trẻ nhập viện cấp cứu ngay. Đặc biệt, cha mẹ phải lưu ý nhất khi thấy trẻ giật mình, BS Khanh khuyên. Ở cấp độ nhẹ, trẻ rất dễ giật mình khi ngủ. Cấp độ nặng hơn, trẻ giật mình khi mới bắt đầu thiu thiu ngủ. Cấp độ nặng hơn nữa, ban ngày vừa đặt trẻ nằm xuống là giật mình, thậm chí lúc đang bế trẻ trên tay hay trẻ đang đi, đang ngồi chơi cũng giật mình. Đây là biểu hiện rất nặng, nếu để đến 6 tiếng đồng hồ sau, khả năng cứu chữa vô cùng mong manh. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như thuốc chủng ngừa bệnh tay chân miệng, chỉ có thể điều trị triệu chứng bằng cách hạ sốt, giảm đau, cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mát (thông thường pha sữa ấm cho trẻ uống, nhưng với trẻ bị tay chân miệng nên để sữa nguội mát rồi mới cho uống) và theo dõi các triệu chứng diễn tiến nặng. Để phòng ngừa bệnh, nên rửa tay thường xuyên, đúng cách bằng xà phòng diệt khuẩn, xối dưới vòi nước; lau chùi, dọn dẹp, vệ sinh môi trường; tránh tiếp xúc gần trẻ bệnh. Nếu trẻ bị bệnh cần được cho cách ly tại nhà để tránh lây lan cho trẻ khác. Hải Ân (Ảnh do BS. Trương Hữu Khanh cung cấp)
  11. Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc và theo dõi bệnh tay chân miệng tại nhà, cần thực  hiện những điều sau đây: ­ Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước. ­ Giảm đau, hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol. ­ Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ ăn thức ăn lỏng,  mềm, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả. ­ Không cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng. ­ Theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu: dễ giật mình, hoảng hốt, run chi, đi loạng  choạng, chới với, co giật, da nổi bông, nôn ói nhiều, sốt cao. Khi có các biểu hiện trên đây  cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Để phòng bệnh: 1. Rửa tay: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau  khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi tiêu. Nếu có chăm sóc trẻ thì cần lưu ý rửa tay sau  mỗi lần thay tã, làm vệ sinh cho trẻ.  2. Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng, rồi khử  trùng bằng cloramin B 5% (có thể mua tại nhà thuốc tây). 3. Đeo khẩu trang mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho. 4. Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (thường ít nhất là 7 ngày). Theo BS Trương Hữu Khanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0