Tế bào học tuyến nước bọt
lượt xem 4
download
Tài liệu "Tế bào học tuyến nước bọt" trình bày các nội dung chính như: Chỉ định, chống chỉ định; các chẩn đoán FNA của tuyến nước bọt;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tế bào học tuyến nước bọt
- 1 0TẾ BÀO HỌC TUYẾN NƯỚC BỌT 1. Chỉ định, chống chỉ định - Hầu hết các khối tại tuyến nước bọt có chỉ định chọc tế bào. - Không có chỉ định sinh thiết vì nguy cơ chảy máu. - Chống chỉ định: có rối loạn đông máu, viêm cấp. - Khó khăn: + Dễ chảy máu + Có quá nhiều u (35 loại u biểu mô) + Nhiều u có đặc điểm mô học tương tự. + Các u ác tính thường có độ thấp. + Nhiều khối u lành có thành phần ác tính dựa vào xâm nhập. + Xung quanh có nhiều hạch. Dễ gây nhầm lẫn. - Thuận lợi: + U tuyến đa hình và Wathin tumor chiếm 80%, có đặc điểm phân biệt khá rõ. + Cả u lành và u ác tính độ thấp đều có chỉ định cắt bỏ. 2. Các chẩn đoán FNA của tuyến nước bọt 2.1. Tế bào tuyến nước bọt bình thường - Đám tế bào tròn, đứng thành nang hoặc rời rạc, chế nhày hoặc thanh dịch: + Đứng thành đám dạng chùm nho, liên kết. + Tế bào tiết thanh dịch: hình tháp, lớn, bào tương ưa toan, có hạt, bọt, nhân nằm lệch tại đáy, tròn hoặc oval, nhỏ, không có hạt nhân. + Tế bào chế nhày hình trụ, bào tương nhạt, nhân nhỏ. - Đám đặc tế bào hoặc tế bào tuyến ống: có nhiều dạng hình thái tùy theo vị trí ống: Vuông , trụ, có lông chuyển hoặc vảy. - Xen kẽ mỡ. - Ít tế bào cơ biểu mô.
- 2 - Có thể nhìn thấy lympho bào trưởng thành từ mô lympho xung quanh hoặc trong tuyến nước bọt. Phân biệt: Nhân trần của tế bào nang và lympho bào. Hình 1
- 3 Hình 2 Hình 3 2.2. Bệnh không u 2.2.1. Viêm tuyến nước bọt cấp và mạn tính Viêm tuyến nước bọt cấp: Thường ít xét nghiệm vì có thể chẩn đoán lâm sàng. - Có bạch cầu đa nhân trung tính, mảnh hoại tử. - Có thể có mảnh nát của sỏi. - Tế bào ống tuyến ít.
- 4 Hình 4 Viêm tuyến nước bọt mạn tính. - Thường ít tế bào nang tuyến - Các đám nhỏ hoặc các ống tế bào dạng đáy có ranh giới rõ. - Mảnh tế bào vụn nát, lympho trưởng thành và xơ.
- 5 - Có thể có mảnh sỏi. - Có thể có tế bào biểu mô dị sản vảy, mô bào, nền nhày. Chẩn đoán phân biệt: - Tuyến nước bọt thường: thường cân đối giữa tế bào nang và ống tuyến. - Viêm tuyến nước bọt lympho biểu mô: đảo lympho biểu mô và tâm mầm. - Wathin tumour: có đám đặc tế bào ái toan. - U dạng đáy: số đám tế bào xếp dạng đáy thường nhiều hơn. - Carcinoma dạng biểu bì nhày: Có tế bào trung gian giống tế bào dạng đáy, nhưng có tế bào vảy trưởng thành và tế bào chế nhày. - Carcinoma tế bào vảy: Tế bào không điển hình, nhân chia, hoại tử tế bào. 2.2.2. Các tổn thương viêm khác Viêm hạt mạn tính tuyến nước bọt - Nhiều mảnh vụn tế bào - Viêm chủ yếu mô bào và tế bào khổng lồ: bào tương nhạt hoặc ưa toan, nhân nổ, hạt nhân không rõ. Bệnh xơ tuyến nước bọt - Thường tuyến mang tai, hai bên. - Thường liên quan đến bệnh nội tiết, thuốc. - Tế bào nang lớn hơn bình thường, không có tế bào viêm.
- 6 Hình 5 Viêm tuyến nước bọt lympho biểu mô: - Thường gặp ở nữ, tuyến dưới dàm hai bên. - Giàu tế bào - Hỗn hợp lympho bào và tương bào, đại thực bào chứa mảnh vụn - Hình ảnh tâm mầm - Đảo tế bào lympho lẫn biểu mô: đám tế bào biểu mô đặc, xếp chống chéo nhau, tế bào dạng ống tuyến, có xâm nhập lymoho bào. Chẩn đoán phân biệt: Viêm mạn tính: Ít tế bào biểu mô, lympho, tâm mầm, không có đảo lymopho – biểu mô. - Nang lymoho – biểu mô hoặc tổn thương nang lymoho biểu mô liên quan đến suy giảm miễn dịch: - Warthin tumour: Có oncocytic.
- 7 - MALT: Tế bào B dạng đơn dòng xuất hiện nên được cân nhắc để làm dòng chảy tế bào. Hình 6 2.3. Nang không u 2.3.1. Nang lợp bởi tế bào vảy - Có nang bẩm sinh (nang biểu bì và nang khe mang) và nang lympho biểu mô đơn độc. - Thường đơn độc, tại tuyến mang tai. - Nhiều tế bào, mô bào, mảnh sừng hoặc tế bào vảy không nhân. - Đám nhỏ tế bào vảy lẫn lympho bào. - Có thể có tâm mầm hoặc đại thực bào ăn mảnh vụn. - Không có đảo lympho biểu mô. Chẩn đoán phân biệt
- 8 - Các u tuyến nước bọt nang hóa. Hình 7 2.3.2. Nang chứa nhày - Tế bào rải rác. - Nhiều chất nhày ngoài tế bào. - Mô bào. - Ít tế bào viêm. - Có thể có tinh thể amyloid. Chẩn đoán phân biệt: - U nhày (Mucocele) - Viêm tuyến nước bọt mạn tính có dị sản nang: Tế bào trụ có lông mao.
- 9 - Carcinoma biểu bì nhày: Mật độ tế bào nhiều hơn, tế bào không điển hình, có đám tế bào trung gian hoặc dạng biểu bì. - Hình 8 2.4. U lành 2.4.1. U tuyến đa hình - Là u phổ biến nhất của tuyến nước bọt cả ở người lớn và trẻ con. - Khám: u chắc, thành khối. - Đặc điểm tế bào:
- 10 + Tế bào biểu mô: đứng thành đám đặc, dạng tổ ong. + Tế Bảo cơ biểu mô: Nhiều hình thái: hình thoi, dạng biểu mô, tế bào sang và dạng tương bào. Thường đứng đơn lẻ trong chất nền hoặc thành đám lỏng lẻo + Mô đệm xơ nhày dạng sụn: hơi nhày, khó phân biệt với chất nhày. + Tinh thể tyrosine. - Bẫy liên quan với u tuyến đa hình: + Ít hoặc không có chất nền: cần chẩn đoán phân biệt u tuyến tế bào đáy, carcinoma tuyến có giàu tế bào biểu mô và u cơ biểu mô. + Chất nền giống dạng tuyến nang: Phân biệt carcinoma dạng tuyến nang (thường ít xảy ra). + Tế bào không điển hình: thường có ít. Nếu có tế bào không điển hình trong đám hoại tử có thể cân nhắc chẩn đoán phân biệt carcinoma từ u đa hình. + Dị sản nhày hoặc dị sản vảy: Nếu có nhiều cần cân nhắc đến carcinoma biểu bì nhày.
- 11 Hình 9 Hình 10 Hình 11
- 12 Hình 12 Hình 13
- 13 Hình 14 2.4.2. U cơ biểu mô: - Là u hiếm gặp - Đặc điểm tế bào: + Tế bào đứng lỏng lẻo. + Hình thái đa dạng: tế bào sáng, hình thoi, dạng biểu mô hoặc dạng tương bào. + Thiếu hình ảnh các đám tế bào biểu mô đứng liên kết chặt chẽ. + Thiếu hình ảnh chất nền dạng sụn nhày. - Chẩn đoán phân biệt: + U tuyến đa hình giàu tế bào cơ biểu mô. + U tế bào Schwann: Dễ nhầm ở u tế bào hình thoi. + Dạng tương bào: phân biệt u tương bào (đặc điểm nhân kiểu mặt đồng hồ) + Tế bào sáng: một số u biệt hóa tế bào sáng như car cơ biểu mô- biểu mô (hiếm, hoại tử, đa hình, nhân chia, chất nhiễm sắc thô, hạt nhân rõ), car tế bào nang, car sạng biểu bì nhày, car tế bào sáng di căn của thận.
- 14 Hình 15 2.4.3. U tuyến tế bào đáy - U khá phổ biến, đặc biệt tuyến mang tai. - Đặc điểm tế bào: + Đám tế bào dạng đáy kích thước nhỏ hoặc trung bình, xung quanh là hàng rào. Thường đứng thành đám lớn, có ranh giới rõ. + Đặc điểm tế bào nhân oval, tròn, bào tương hẹp. Nhiều nhân trần + Không có mô đệm sợi xung quanh nhóm tế bào u, thường có mô đệm hyaline. + Khối hình tròn hoặc hình trụ hyaline ranh giới rõ có thể có, thường đan xen với tế bào cơ biểu mô dạng đáy (nhỏ hơn so với car dạng tuyến nang). - Chẩn đoán phân biệt: + Viêm tuyến nước bọt mạn tính: ít tế bào, có nền viêm, thường lan tỏa + Car tuyến tế bào đáy: với độ cao có thể có đặc điểm tế bào không điển hình, hoại tử, nhân chia. Độ thấp khó phân biệt vì chẩn đoán khi xâm nhập. + Car dạng tuyến nang (dạng đặc): đều có thể cầu hoặc hình trụ. Thường tế bào u vây quanh mô đệm. BCA: mô đệm quanh u, có cuộn sừng (khó chọc được) + U tuyến đa hình giàu tế bào.
- 15 + Car tế bào đáy di căn + Car vẩy dạng đáy di căn + Car tế bào nhỏ. Hình 16
- 16 2.4.4. Warthin tumor - U phổ biến thứ hai của tuyến mang tai, thường ở nam, hai bên. - Đặc điểm tế bào: + Tế bào lympho: nhiều, thường lympho bào nhỏ. + tế bào ái toan (oncocyte): thường ít, tạo thành các đám phẳng, đặc, bào tương có hạt, nhân đều, tròn, đứng lệch, có thể có vài tế bào lớn, có hạt nhân. + Mảnh viêm hạt. + Một số có dị sản ruột và dị sản vảy. - Chẩn đoán phân biệt: Chú ý đặc điểm nang của u để phân biệt u ác tính. Hình 17 2.4.5. U tế bào ái toan (Oncocytoma) - U hiếm gặp. - Đặc điểm tế bào: + Nhiều tế bào.
- 17 + Tế bào oncocyte: Đa diện, sáng, đứng thành đám, thành dây hoặc các tế bào đơn lẻ với ranh giới rõ. Nhân nhỏ, tròn hoặc oval, ở trung tâm, hạt nhân nhỏ. Có thể có 1 số nhân lớn, hạt nhân rõ nhưng không có nhân chia. + Nền sáng. + Không có lympho. - Chẩn đoán phân biệt + Oncocytosis: Thường khó phân biệt, dựa lâm sàng. + Warthin: Giàu lympho, ít thành phần oncocyte. + U tuyến đa hình + Car biểu bì nhày: hỗn hợp tế bào sản xuất chất nhày và tế bào trung gian. + Car tế bào nang: tế bào chồng chất, có không bào. Bên cạnh đó có các đám tế bào bào tương đặc, nằm chồng chất. + Car tế bào ái toan: thường khó chẩn đoán phân biệt. + Di căn tế bào thận. Hình 18 2.5. Ung thư biểu mô tuyến nước bọt
- 18 2.5.1. Car dạng biểu bì nhày - Phổ biến trong u tuyến nước bọt. - Chia độ thấp (thường nang), độ cao (thường đặc). - Đặc điểm tế bào + Tế bào chế nhày (nhiều ở u độ thấp): tế bào trụ hoặc nhẫn. + Tế bào dạng biểu bì (nhiều ở u độ cao): đa diện hoặc vảy. + Tế bào trung gian, tế bào sáng: nhỏ hơn, giống dị sản vảy chưa thuần thục. + Có thể gặp tế bào có cả đặc điểm nhày và dạng biểu bì (độ thấp) + Chế nhày ngoài tế bào. + Đặc điểm tế bào ác tính (dễ nhận thấy u độ cao). - Chẩn đoán phân biệt của MEC độ thấp: + Nang thứ phát: Không có tế bào trung gian hoặc dạng biểu bì hoặc có sỏi. + Viêm có dị sản ống nhày: Tế bào trụ chế nhày có lông chuyển. + Warthin tumor: Thường nhìn thấy những đám tế bào biểu mô, + U tuyến đa hình: Ít đặc điểm vảy và tế bào chế nhày. - Chẩn đoán phân biệt MEC độ cao: Thường nhiều đám tế bào vảy với đặc điểm không điển hình kết hợp nhày và tế bào trung gian + Car từ u tuyến đa hình: Có thành phần u tuyến đa hình lành. + Car ống: Thường có cấu trúc nhú, hoại tử + Car tế bào ưa toan: Thiếu chất nhày trong tế bào + Car di căn: tiền sử, có sừng hóa Điều trị tương tự, không đặt nặng vấn đề phân biệt.
- 19 Hình 19 Hình 20. Vảy và tế bào chế nhày
- 20 Hình 21 2.5.2. Car tế bào nang - Là u ác tính độ thấp. - Đặc điểm tế bào: + Tế bào nang dạng thanh dịch, đứng thành đám đặc kích thước 3 hàng tế bào, hình đa diện, lớn, bào tương chứa không bào, ranh giới tế bào rõ, nhân nhạt màu, có hạt nhân, nhân trần. + Đôi khi thấy nhú hoặc vi nang. + Có thể giả vùi trong nhân. Nhân chia không phổ biến. - Chẩn đoán phân biệt: + Tuyến nước bọt lành: không có đám tế bào rời rạc, chồng chất, có xơ mỡ, đứng kiểu chùm nho quanh cấu trúc dạng ống. + Viêm tuyến nước bọt: không có đám tế bào rời rạc, chồng chất + U tuyến tế bào ái toan + Warthin tumor
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhận định về các phẫu thuật điều trị bướu đa dạng tuyến nước bọt mang tai
8 p | 412 | 41
-
Giải phẫu mắt (Kỳ 7)
5 p | 146 | 22
-
Gãy thân xương đùi (Kỳ 2)
5 p | 147 | 18
-
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - SUY THƯỢNG THẬN
9 p | 101 | 8
-
Các bài thuốc chữa bệnh quai bị
4 p | 102 | 5
-
Tế bào thần kinh giúp hình thành tuyến nước bọt
5 p | 85 | 4
-
Yếu tố nội bài tiết trong bệnh béo phì
4 p | 67 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn