Thả nắng về trời
lượt xem 3
download
Xã Phong Tân cách xa thị trấn Giá Rai gần mười cây số, nhưng ngày đó chưa có xe chạy nên phương tiện đi lại chủ yếu là tàu đò và lội bộ. Thầy Huân chủ nhiệm lớp ba có dáng người cao, hơi ốm, nghe đâu thầy mới học xong lớp chín thì nghỉ, sau này trường tiểu học thiếu giáo viên nên thầy xin vô dạy hợp đồng. Nguyên không hiểu làm sao thầy Huân có thể dạy cho học sinh, trong khi thầy chưa từng một ngày học sư phạm. Một hôm Nguyên chép bài toán trong...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thả nắng về trời
- Thả nắng về trời TRUYỆN NGẮN CỦA THANH BÌNH NGUYÊN Xã Phong Tân cách xa thị trấn Giá Rai gần mười cây số, nhưng ngày đó chưa có xe chạy nên phương tiện đi lại chủ yếu là tàu đò và lội bộ. Thầy Huân chủ nhiệm lớp ba có dáng người cao, hơi ốm, nghe đâu thầy mới học xong lớp chín thì nghỉ, sau này trường tiểu học thiếu giáo viên nên thầy xin vô dạy hợp đồng. Nguyên không hiểu làm sao thầy Huân có thể dạy cho học sinh, trong khi thầy chưa từng một ngày học sư phạm. Một hôm Nguyên chép bài toán trong sách giáo khoa lớp mười của anh Ba, học ngoài huyện về nhà chơi, rồi len lén qua căn phòng tập thể nhỏ xíu bằng lá dừa nước và cây đước nơi thầy đang ở. Thầy Huân nhìn nó với ánh mắt hơi buồn rồi lên tiếng: Có chuyện gì vậy Nguyên, bữa nay rảnh rỗi sao mà qua thăm thầy? Nguyên giả bộ ấp úng. Dạ… anh Ba con nhờ qua thầy hỏi bài toán này. Thầy Huân cầm lấy tờ giấy kẻ ô màu vàng đậm, khẽ thở dài… Tại sao lại hỏi thầy? Ba em là giáo viên giỏi môn toán mà. Thầy im lặng nhìn qua khung cửa sổ, một lúc sau thì lên tiếng, giọng lạc đi. Chắc Nguyên đã biết thầy mới học qua lớp chín thì nghỉ, nhưng tại sao thầy không học nữa thì nhiều bạn vẫn chưa hiểu. Nhà thầy nghèo lắm, không có điều kiện học tiếp như anh Quân em. Sáu năm trước, khi vừa thi tốt nghiệp phổ thông xong thì ba thầy bỏ đi thiệt xa, lúc đó thầy định đi biển đánh cá cho ghe cào của một người quen, nhưng má thầy đương bịnh nặng mà mấy đứa em thì quá nhỏ…
- Đôi mắt thầy Huân đỏ hoe. Nguyên bắt đầu ân hận, không hiểu sao gò má lại ướt nhoè. Khi đứa trẻ biết mình có lỗi thường dễ xúc động và cố tìm cách bày tỏ sự ân hận bằng nhiều cách, nó chọn cho mình hành động nhạy cảm nhất là khóc. Thầy Huân khẽ bật cười. Ủa Nguyên sao vậy? Em mít ướt giống con gái quá. Con trai mà mau nước mắt và đa cảm thì sau này sẽ lận đận à nghen. Nguyên bặm môi cười mím chi rồi lí nhí nói trong miệng. Em xin lỗi thầy… Thầy Huân nhìn nó, khuôn mặt rầu rầu, như chợt nhớ điều gì đó, thầy nói. Má thầy trở bịnh hôm rày, thầy định khuya nay sẽ đi tàu đò về nhà. Em nhớ nói với mấy bạn là thầy cho nghỉ nghen. Mà Nguyên nè, thầy đố em câu này:“ Nhân bất học bất chi lý, ngu si đần độn bất chi tồn” em thử suy nghĩ coi nó có nghĩa gì. Vài bữa quay lên trường thầy sẽ xách nhiều dừa xiêm cho em. Ở lại ráng siêng học và ngoan nghe. *** Thầy Huân vừa về nhà được ba bữa thì chuyện không may đã xảy ra. Chiều đó, Nguyên đang gánh nước từ cây nước công - tên bên hông Uỷ ban xã về nhà, mải mê suy nghĩ về câu hỏi của thầy Huân, nên nó cứ lầm rầm trong miệng. Đột nhiên chú Sáu Kỳ chủ tịch xã từ phía sau bước tới ngắt tai Nguyên đau nhói, mặt phừng phừng nổi giận. Ê. Thằng nhỏ kia, ai dạy mày nói câu đó hả? Hoảng hồn trước sự kỳ lạ của chú Sáu, nhưng vô cớ bị nhéo đau nên nó cự lại. Con có nói gì liên quan tới chú Sáu, mắc mớ gì mà chú ngắt tai con. Còn cãi nữa hả, tao mới nghe mày nói lí nhí câu “Nhân bất học bất chi lý, ngu si đần độn bất chi tồn”. Mày là con nhà ai mà dám hỗn? Con đâu nói gì đụng chạm chú đâu, chú đi sau nghe lén người ta là bất lịch sự, vậy mà còn nói con hỗn nữa là sao. Con về méc với má để ngày mai phạt lại thằng Quẹo con chú cho mà coi.
- Chưa dứt câu, Nguyên cố dùng sức nới bàn tay chai cứng của chú Sáu ra, cặp thùng lắc lư rồi đổ nước lênh láng ra đường.Vừa lúc đó mẹ nó đi dạy về, từ xa người vội vã chạy đến, giọng hoảng hốt. Trời ơi! Có chuyện gì vậy Sáu Kỳ. Bộ thằng Nguyên nó hỗn với chú hả? Thằng nhỏ này là con chế Hai sao. Giọng chú Sáu dịu lại. Ừ. Cháu nó nhỏ nên không biết lỗi phải gì mong chú bỏ qua cho. Hổng có gì đâu chế Hai, tại tui nghe nó nói cái gì mà bất học rồi ngu si đần độn, ý nói tui ngu dốt thất học, nên mới nổi nóng. Ai ngờ nó là con chế. Có mẹ bên cạnh nên Nguyên không còn sợ nữa, nó liếc xéo chú Sáu rồi lên giọng. Câu đó là thầy Huân đố con, chú Sáu hổng hiểu nổi đâu! Chú Sáu Kỳ khẽ nhăn trán lại, sau đó quay qua chào mẹ Nguyên rồi bỏ đi… Mẹ khẽ cú nhẹ lên đầu nó rồi nói nhỏ: “Bộ con chưa biết chú Sáu không được học cao hay sao, đừng nói gì tới chuyện học hành trước mặt ổng nghe chưa”. *** Sáng thứ hai thầy Huân quay về trường, không ngờ ban giám hiệu đã quyết định chuyển thầy vô ấp Xóm Dừa. Trong đó chỉ có hai lớp học cất bằng lá dừa nước nằm trơ trọi giữa đồng nên buồn hiu, mấy thầy giáo trước vô dạy chưa được ba tuần thì vội vã xin chuyển trường hoặc bỏ ngang. Chiều. Thầy qua chào ba mẹ Nguyên, khuôn mặt không biểu lộ cảm xúc, nhưng nó biết thầy rất buồn. Tiễn thầy Huân ra bờ sông, trước khi chèo xuồng đi thầy nói nhỏ vào tai nó: “Má thầy bỏ đi xa rồi. Thầy đã gởi ba đứa em qua nhà chú Út, rồi về trường xin nghỉ dạy để đi biển. Nguyên nói với ba kiếm người khác dạy thế giùm thầy. Ở lại ráng chăm học nghen, mai mốt có dịp về chơi thầy sẽ xách nhiều khô đuối, khô mực cho em”. Mắt thầy Huân đỏ hoe, thầy vội lách xuồng quay ra giữa sông, rồi chèo đi…
- *** Khuya. Khó ngủ nên nó cứ thấp thỏm trong mùng. Cây đèn dầu tỏa ánh sáng ,mờ mờ, lắc lư trong bóng tối làm nó không chợp mắt được. Nguyên vén mùng, ngồi dậy cầm cây đèn đi qua phòng thầy Huân, qua đầu dãy nhà tập thể giáo viên nó nghe những tiếng khóc ấm ức. Âm thanh đó vang lên từ phòng của cô Thanh dạy lớp tư. Nó tò mò, nép vào cửa lắng nghe. Sao anh lại bỏ đi, em có làm gì sai đâu? Nguyên tròn mắt ngạc nhiên, nhủ thầm: “Cô Thanh giận thầy Huân bỏ đi sao?”. Cô Thanh chợt lên tiếng: Ai ngoài đó? Dạ! Con là Nguyên đây cô. Nguyên chưa ngủ sao? Khó ngủ nên con đi lòng vòng chơi. Vậy vô phòng cô một chơi một chút, rồi về nhà ngủ, mai còn đi học sớm. Bước vào căn phòng nhỏ xíu, bốn tấm vách lợp bằng lá dừa nước mỏng và thưa, giữa phòng cô Thanh căn một tấm vải bông. Nguyên chăm chú nhìn vào cái chảo đặt trên lò xô đặt cạnh vách, mắt nó nhíu lại tỏ vẻ thắc mắc. Ủa cô Thanh hong quần áo hả? Không Đồ này đâu phải của cô. Chắc của thầy Huân hả? Sao con biết? Biết chứ! bữa trước thầy Huân xây lại cái máng heo cho mẹ con, bị con heo nái cắn rách vạt áo chỗ này nè. Mà sao cô lại bỏ quần áo thầy Huân vào chảo, lại còn lấy đũa đảo qua đảo lại như xào rau muống vậy.
- Tại cô nhớ thầy Huân, thầy ấy đã đi mấy tuần rồi chưa thấy về thăm. Cô nghe nguời ta nói làm vậy chú Hoàng sẽ sốt ruột mà tìm gặp cô. Hay quá ha, bữa nào nhớ thầy Huân con cũng bắt chước cô làm vậy coi sao. Nhưng mà con đâu có đồ của thầy Huân. Con không làm được đâu, chuyện này chỉ dành cho người lớn hay hai người thương nhau. Con thương thầy Huân lắm, tội nghiệp thầy ghê. Má thầy Huân bỏ đi xa, nên thầy buồn mới xin nghỉ dạy, đi làm ghe cào ngoài biển Năm Căn. À! Thầy buồn nên mới đi xa cho đỡ. Vậy cô có buồn không? Cô đang thất vọng lắm. Thôi con về ngủ đi, khuya lắm rồi đó. *** Sáng. Nguyên đang quyét sân, thì một người phụ nữ mặc bộ đồ bà ba nâu, đưa cho nó một phong thư nhờ chuyển giùm tới cô Thanh. Dọn dẹp nhà cửa xong, nó thay đồ đi học rồi ghé qua phòng cô Thanh . Cô cám ơn Nguyên nghe. Giọng cô Thanh run lên. Thư của ai vậy cô? Thư của một người bạn cũ . Mà Nguyên nè, tối nay ghé phòng cô có chút việc nhờ con. Giờ con vô lớp đi . Cả ngày Nguyên thấp thỏm, vừa buồn vì lớp ba phải thay giáo viên mới, cô Minh khó tính nhất trường nên không được học sinh thích, nó chỉ mong sao trời tối thật mau. Tối. Mới bảy giờ mà màn đêm đã bao kín khuôn viên trường. Ăn cơm, học bài xong nó liền chạy qua phòng cô Thanh. Cô đã ngồi đợi từ lâu:
- - Nguyên hả, vào đi con. Cô sắp phải đi xa, nếu tối mai cô không về thì con đưa lá thư này cho mẹ giùm cô. Cô định về quê hay đi biển? Cô không biết nữa. Thôi con về học bài đi. Cô cám ơn Nguyên nhiều lắm. À! cô tặng con cuốn sách toán lớp ba nè, ráng học nghen. Con muốn xin cô một bộ đồ. Bữa trước thầy Huân đi gấp quá nên con hổng xin được, giờ cô bỏ đi nữa con buồn lắm. Ờ! Cô tặng con chiếc khăn tay này nghe. Dạ, con cảm ơn cô… *** Cơn bão số 5 làm cho mưa dầm dề suốt ngày. Nhà trường phải cho học sinh nghỉ một tuần. Nguyên ngồi trong bếp, đang trở qua trở lại chiếc khăn tay trong chảo. Trước đó nó đã dùng viết ghi vào khăn câu hỏi của thầy Huân, lòng thầm mong thầy và cô Thanh sẽ về thăm. Chợt nghe ba mẹ đang nhắc tên thầy Huân, Nguyên vội vàng chạy lên nhà trước. Mẹ ơi thầy Huân khi nào về đây chơi vậy? Thầy có việc đi rất xa nên không về được đâu con. Mẹ quay người ra cửa, giấu lá thư vô túi áo, hai mắt ngân ngấn nước. Vậy là con không có khô mực rồi. Sao người lớn lại thích đi xa hoài vậy. Lửa bùng lên trong bếp, ba vội vàng chạy vô dập lửa. Nguyên hốt hoảng chạy theo, chiếc khăn tay đã cháy rụi, những làn khói xám bay qua mái lá, hoà vào mưa tan biến. Nguyên vốn mau nước mắt nhưng chiều nay không thể khóc được. Nước mắt chỉ có ý nghĩa khi đứa trẻ muốn người lớn tha thứ cho những lỗi lầm nhỏ, nhưng khi hậu quả của bài học đó quá lớn thì nó không thể làm gì khác là im lặng chờ đợi…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Anh trai em gái P4
0 p | 137 | 19
-
Những tư thế yoga cho người mới bắt đầu
12 p | 86 | 14
-
Điệu Buồn Tình Yêu
204 p | 70 | 10
-
Dương Liễu Thanh Thanh
58 p | 79 | 7
-
Đừng dối lòng mình ngốc ạ
43 p | 43 | 5
-
Mối Tình Của Phó Trạm
10 p | 46 | 5
-
Thư Tình Gởi Muộn
5 p | 58 | 4
-
Truyện ngắn Cá vàng
9 p | 90 | 4
-
Xuân Về Non Cao
11 p | 52 | 4
-
Kế hoạch trả thù hoàn hảo
11 p | 65 | 3
-
Nàng Công Chúa Biển
6 p | 74 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn