intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thách thức với CIO Việt Nam

Chia sẻ: Sunshine_4 Sunshine_4 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

50
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chức danh nhà quản lý công nghệ thông tin (Chief Information OfficerCIO) được đề cập tại Việt Nam vài năm gần đây khi vai trò của họ ngày càng có tầm ảnh hưởng trong doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thách thức với CIO Việt Nam

  1. Thách thức với CIO Việt Nam
  2. Chức danh nhà quản lý công nghệ thông tin (Chief Information Officer- CIO) được đề cập tại Việt Nam vài năm gần đây khi vai trò của họ ngày càng có tầm ảnh hưởng trong doanh nghiệp. Vậy CIO làm gì để chuẩn bị cho cuộc đương đầu với các đối thủ đến từ nước ngoài vốn dày dạn kinh nghiệm trên mọi lĩnh vực, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)? Nhà quản trị thông tin Năm 1999 Techcombank bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hóa hoạt động kinh doanh. Bên cạnh cơ sở hạ tầng, công việc trước tiên của họ là tái cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, quy trình kinh doanh, sau đó xây dựng hệ thống quản lý thông tin vì phát triển công nghệ thông tin gắn liền các chiến lược kinh doanh. Đến năm 2003, Techcombank hoàn thành hệ thống quản lý tự động, mở ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, đặc biệt là mở rộng giao dịch với thị trường quốc tế. Tương tự, mô hình “công ty không giấy” cũng đã giúp Prudential Vietnam tự động hóa quy trình để phục vụ cho 2 triệu khách hàng, 40.000 đại lý với 70 chi nhánh và khoảng 1.500 nhân viên. Tùy theo chức năng mà hệ thống phân quyền để khách hàng, các nhân viên và đại lý của công ty có thể sử dụng các tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại. Ở đó, khách hàng có thể thông qua hệ thống phản ánh nhu cầu của mình, các đại lý có thể bán hàng ở bất cứ nơi đâu có kết nối Internet, người lãnh đạo ra “quyết định online” trên các báo cáo hàng ngày…
  3. Tiến sĩ Đinh Quang Nương, Phó tổng giám đốc điều hành giao dịch bảo hiểm và công nghệ thông tin Prudential Vietnam, cho rằng công nghệ đến từ những điều rất nhỏ nhặt hàng ngày như cung cấp một nơi mua hàng, nơi đăng ký sản phẩm, phản hồi ý kiến… nhưng nó lại làm nên sự khác biệt giữa tổ chức này với tổ chức khác. Dấu ấn của một CIO ở đó chính là nói lên được “tiếng nói của công nghệ” để quy trình đến được với mọi đối tượng liên quan trong hoạt động doanh nghiệp. Vai trò của họ là phải tìm ra một sự tương tác giữa “ngôn ngữ kỹ thuật và ngôn ngữ kinh doanh”. “Người làm công nghệ phải tư duy được ngôn ngữ kinh doanh thì thông tin mới trở thành một sản phẩm sử dụng hữu ích cho việc cạnh tranh”, ông Nương nói. Theo ông Nguyễn Anh Nguyên, Giám đốc quản lý công nghệ thông tin Unilever Vietnam, bất cứ doanh nghiệp nào cũng đang đứng trước cơ hội phát triển, nếu không lấy công nghệ thông tin làm công cụ quản lý thì hệ thống khó vận hành và cung cấp thông tin kịp thời cho lãnh đạo. công nghệ thông tin vì thế phải đo lường được năng suất kinh doanh, nhu cầu khách hàng, lượng tồn kho, thị trường, đối thủ… “Đó chính là cốt lõi để sử dụng công nghệ quản lý thông tin phục vụ cho những vấn đề mang tầm chiến lược”, ông Nguyên nói. Theo ông Lê Xuân Vũ, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Phát triển sản phẩm-dịch vụ-công nghệ Techcombank, 70% trong số những CIO trên thế giới là người làm công nghệ nhưng vai trò của họ là kết nối quy trình kinh doanh với đầu tư công nghệ thông tin, kết nối giữa con người và con người
  4. trong hệ thống đó. Vì thế, công nghệ thông tin suy cho cùng là sản phẩm phục vụ cho hoạt động quản trị và kinh doanh của doanh nghiệp. Một chuyên gia tư vấn của Công ty PA Consulting Group Singapore, ông Quang Nguyễn, cho rằng chức danh CIO ngày càng trở nên quan trọng. Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong thời đại bùng nổ thông tin chính là phương pháp tổ chức, thu nhận, phân tích và xử lý thông tin. Khi thông tin trở thành kiến thức nó có ý nghĩa trong việc phục vụ hệ thống và có giá trị cạnh tranh trên thị trường. CIO, vì thế, phải là nhà quản trị thông tin chứ không đơn thuần là người triển khai công nghệ. Thách thức với CIO Việt Nam Khó khăn hiện nay của CIO Việt Nam là nền tảng về mô hình quản trị hàng dọc lẫn hàng ngang, những hiểu biết về chiến lược kinh doanh của công nghệ mình phục vụ. “Tại Việt Nam, những người đảm đương vai trò này chưa nhiều. Dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào, quy mô lớn hay nhỏ thì trong vài năm tới, việc doanh nghiệp thiếu vắng một giám đốc công nghệ thông tin có năng lực và bản lĩnh sẽ là một thiệt thòi lớn”, ông Nguyên khẳng định. Thách thức lớn trong tương lai là các CIO phải đương đầu với các đối thủ có bề dày trên mọi lĩnh vực: năng lực quản lý, trình độ công nghệ, hệ thống cung ứng phân phối và đặc biệt là sản phẩm dịch vụ chất lượng cao. Ông Vũ chia sẻ rằng ngân hàng nước ngoài có quy mô hoạt động rộng khắp. Ngoài tiềm lực về tài chính, họ có kinh nghiệm cung cấp sản phẩm dịch vụ
  5. trên nền quy trình nghiệp vụ tiên tiến, dịch vụ phổ rộng, quản lý được rủi ro... “Dù Techcombank đã chuẩn bị cho quy trình này năm năm qua nhưng vẫn phải nỗ lực nhiều hơn để rút ngắn khoảng cách. Để làm được điều này cần phải dựa vào công nghệ vì nó kết nối toàn hệ thống, giúp đảm bảo các dịch vụ tiện lợi, an toàn… Theo ông Đào Minh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Tin học Vietcombank, ngân hàng Việt Nam buộc phải tái cơ cấu mô hình tổ chức cũng như mô thức kinh doanh theo chuẩn ngân hàng hiện đại. Đến một lúc nào đó những chính sách bảo hộ, cơ chế ưu tiên cho ngân hàng quốc doanh sẽ bị xóa bỏ, khi đó ngân hàng phải tự đứng vững trên đôi chân của mình bằng nguồn nhân lực giỏi, trình độ công nghệ và sản phẩm cạnh tranh… “Vì thế yêu cầu thay đổi là thách thức lớn nhất với CIO”, ông Tuấn khẳng định. Khi hội nhập, yêu cầu cấp bách của mỗi doanh nghiệp là một quy trình chuẩn, hiện đại và “tương thích” được với những biến động của thị trường mới. Khi đó thông tin phải là một lợi thế cạnh tranh, vì thế CIO phải am hiểu về môi trường, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp mình. Đặc biệt, họ còn phải am hiểu cơ chế của nền kinh tế hiện tại vận hành như thế nào để đưa ra những tư vấn quan trọng cho lãnh đạo, ứng dụng sản phẩm nào trước, sức cạnh tranh như thế nào… “Nếu một doanh nghiệp nhận ra được thông tin là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh thì CIO phải là người có năng lực không chỉ quản lý công nghệ mà bắt buộc phải có kiến thức kinh doanh và có tầm ảnh hưởng đến những lĩnh vực chuyên môn khác”, ông Quang Nguyễn nhận định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2