intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thai lưu và những điều cần biết

Chia sẻ: Sautim Thiephong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

108
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi biết đích xác là mình sẽ làm mẹ, cảm giác ấy thật hạnh phúc biết bao, thế nhưng chẳng mấy chốc niềm vui ấy nhường chỗ cho nỗi buồn quá lớn vì bạn biết rằng không thể giữ lại mầm sống của mình. Dưới đây là kinh nghiệm nhận biết và cách xử trí thai lưu để bạn biết cách bảo vệ sức khỏe cho mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thai lưu và những điều cần biết

  1. Thai lưu và những điều cần biết Khi biết đích xác là mình sẽ làm mẹ, cảm giác ấy thật hạnh phúc biết bao, thế nhưng chẳng mấy chốc niềm vui ấy nhường chỗ cho nỗi buồn quá lớn vì bạn biết rằng không thể giữ lại mầm sống của mình. Dưới đây là kinh nghiệm nhận biết và cách xử trí thai lưu để bạn biết cách bảo vệ sức khỏe cho mình. Thai chết lưu là trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử cung, nhưng không phát triển được thành thai nhi trưởng thành, bị chết và lưu lại trong tử cung trên 48 giờ. Thai lưu dễ xảy ra nhất ở 3 tháng đầu nhưng không
  2. loại trừ đến tháng thứ 9. Đa phần thai khi thai chết lưu sẽ có những cảm giác như: giảm và mất hết cảm giác nghén, bụng nặng và hơi tức, ngực mềm đi, không còn căng tức như ban đầu nữa, tự nhiên tiết sữa non, tâm trạng bồn chồn, bất thường, hay lo lắng, ra máu đen ở âm đạo, tim thai ngừng đập, thử máu thấy sinh sợi huyết giảm …Những triệu chứng này rất dễ nhầm với chửa ngoài dạ con, đặc biệt là chửa trứng thoái triển. Mối nguy hiểm của thai lưu là nước ối sẽ bị vỡ sớm khi chưa có dấu hiệu sẩy hay chuyển dạ, vì qua nơi màng ối rách, vi khuẩn sẽ vào buồng ối và dạ con gây nhiễm khuẩn trầm trọng, lúc này có thể nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. Một nguy hiểm nữa là khi thai lưu lại quá lâu trong dạ con (3-4 tuần trở lên) có thể gây ra tình trạng rối loạn đông máu dẫn đến việc thai phụ bị băng huyết nặng.
  3. Nguyên nhân từ thai phụ - Thai phụ mắc các bệnh lý mãn tính: Viêm thận, suy gan, thiếu máu, lao phổi, bệnh tim, huyết áp cao… - Thai phụ mắc các bệnh nội tiết: Basedow, thiểu năng giáp trạng, tiểu đường, một số bệnh lý về thận. - Thai phụ bị nhiễm độc thai nghén: Nếu điều trị không đúng cách thì thai nhi bị nhiễm độc càng nặng. - Thai phụ bị nhiễm các bệnh ký sinh trùng: sốt rét (đặc biệt là sốt rét ác tính), nhiễm vi khuẩn và virut… - Những bệnh lý tử cung: Tử cung dị dạng, tử cung nhi tính hay tử cung kém phát triển…. - Độ tuổi của thai phụ quá lớn, khoảng từ 40 tuổi trở lên. - Chế độ dinh dưỡng kém, lao động nặng nhọc…
  4. Nguyên nhân từ thai nhi: Một số lý do xuất phát từ thai như là: Rối loạn nhiễm sắc thể, thai dị dạng, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, thai già tháng, đa thai… Ảnh: Inmagine. Những nguyên nhân từ phần phụ, tử cung: Bất thường ở dây rốn, bất thường ở bánh rau, nước ối. Bên cạnh đó có khoảng từ 20-50% số trường hợp thai chết lưu là không tìm thấy nguyên nhân, mặc dù có đầy đủ các phương tiện thăm dò hiện đại. Cách xử trí khi có dấu hiệu thai lưu
  5. Mặc dù thai chết lưu nhưng vẫn có màng ối bảo vệ nên thực chất là vô khuẩn, tạm thời chưa ảnh hưởng gì đến sức khoẻ và tính mạng của người mẹ, do đó không nên quá lo lắng, sợ hãi. Thông trong trường hợp thai chết lưu quá non (1-2 tháng) có thể tự tiêu biến đi mà chính người mẹ cũng không biết mình đã có thai. Nếu thai đã lớn (3-6 tháng) thì sẽ sảy; hoặc đẻ chỉ huy nếu trên 6 tháng. Nạo thai hoặc nong cổ tử cung: Nạo được áp dụng trong những trường hợp thai chết lưu mà thể tích tử cung bé hơn tử cung của thai ba tháng hoặc chiều cao tử cung dưới 8 cm. Thủ thuật nạo khó khăn hơn so với nạo thai sống vì xương thai to, rắn, rau xơ hoá bám chặt vào tử cung. Cần lưu ý theo dõi chảy máu sau nạo và kiểm tra xem có sót rau hay không.
  6. Gây sảy thai, chuyển dạ: Áp dụng cho tất cả những trường hợp thai chết lưu to không nong hay nạo được. Một số đặc điểm chuyển dạ của thai lưu - Siêu âm thấy đầu ối hình trái lê, lòi qua cổ tử cung, thõng vào trong âm đạo (do màng thai không còn khả năng chun giãn), dấu hiệu đầu ối hình trái lê tức là không giúp ích cho cổ tử cung mở, vì vậy nhất thiết cần chờ cổ tử cung mở hết mới bấm ối. - Nước ối thường có màu đỏ hồng, có thể lẫn phân su nếu thai bị chết vì suy thai mạn tính - Dù là thai ngôi gì thì vẫn có thể đẻ bằng đường âm đạo, có thể sử dụng các thủ thuật huỷ thai khác. - Sau khi xổ rau phải tiến hành kiểm soát tử cung một cách chủ động, hệ thống vì bao giờ cũng bị sót rau vì rất dễ bị nhiễm trùng.
  7. - Sản phụ cần được sử dụng kháng sinh để tránh nhiễm khuẩn. Dự phòng thai chết lưu Đây là một vấn đề rất phức tạp, đặc biệt là những trường hợp không tìm thấy nguyên nhân. Vì vậy, cần thận trọng trong chẩn đoán và xử trí cho thai ra. Thời gian có thể mang thai trở lại tuỳ thuộc vào thời điểm thai chết và cách xử trí. Nếu chỉ là sẩy tự nhiên một thai nhỏ hay phải nạo bằng dụng cụ để lấy thai ra, thì nên tránh thai ít nhất 6 tháng để cơ thể thực sự hồi phục. Nếu thai đã lớn, ngoài 28 tuần mới bị chết thì ít nhất là 1 năm sau mới nên có thai trở lại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2