intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thẩm định ảnh: Cần chặt chẽ, cụ thể hơn

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

54
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các giải thưởng của nhiều cuộc thi ảnh gần đây luôn gây ra những ý kiến trái chiều. Trong hội thảo về triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 24 ngày 18.10 tới, thẩm định ảnh sẽ là một trong những điểm nóng được đưa ra thảo luận. Ban giám khảo phải biết "đọc ảnh" Lựa chọn một ban giám khảo (BGK) làm hài lòng nhiều người là cực khó, nếu không nói là bất khả thi. g

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thẩm định ảnh: Cần chặt chẽ, cụ thể hơn

  1. Thẩm định ảnh: Cần chặt chẽ, cụ thể hơn Các giải thưởng của nhiều cuộc thi ảnh gần đây luôn gây ra những ý kiến trái chiều. Trong hội thảo về triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 24 ngày 18.10 tới, thẩm định ảnh sẽ là một trong những điểm nóng được đưa ra thảo luận. Ban giám khảo phải biết "đọc ảnh" Lựa chọn một ban giám khảo (BGK) làm hài lòng nhiều người là cực khó, nếu không nói là bất khả thi. Việc đổi mới thành phần BGK cho các cuộc thi khác nhau là cần thiết để tạo nên những cái nhìn tươi mới, không mắc vào "cạm bẫy" của thói quen, kinh nghiệm, thậm chí cả bề dày thành tích. Điều quan trọng là BGK phải biết "đọc ảnh", nhìn ra được ý tưởng đằng sau bức ảnh. Thành viên BGK nhất thiết phải nắm vững kỹ thuật cao, các phần mềm ứng dụng photoshop để không nhìn lầm ảnh hiện thực và ảnh kỹ xảo.
  2. Trong cuộc thi ảnh toàn quốc lần thứ 24, việc một số tác giả đem ảnh loại B (kỹ thuật kỹ xảo) vào dự thi loại A (trực tiếp) là sự không trung thực của thí sinh, nhưng đáng tiếc là BGK để lọt. Tiêu chí cụ thể và chấm bằng điểm Việc đặt ra tiêu chí cụ thể sẽ đảm bảo việc chấm ảnh chính xác, không thiên lệch, cảm tính. Tham khảo nhiều cuộc thi ảnh quốc tế, BGK đều chấm theo điểm và thường phân chia rõ như sau: Trên thang điểm 100: Bám sát chủ đề (30 điểm), bố cục, ánh sáng (30 điểm), mới lạ (20 điểm) và kỹ thuật phóng (20 điểm). Theo chúng tôi, đây là sự đánh giá khá hợp lý có thể áp dụng ở ta. Thường thì các cuộc thi ảnh ở ta, yếu tố bám sát chủ đề và mới lạ chưa được chú ý đúng mức. Một điểm nữa là "độ khó" trong ảnh nằm ở bố cục, tạo hình cũng là yếu tố mà giám khảo nên đánh giá đúng mức. Có những khoảnh khắc đắt giá đòi hỏi tay nghề cao và xử lý rất nhanh mới nắm bắt được phải xếp cao hơn những bức ảnh chụp dễ dàng (trong trường hợp ý tưởng hai bức ảnh là tương đương). Về cách thức chấm, việc phân ra hai thể loại ảnh chụp trực tiếp và ảnh kỹ thuật kỹ xảo là cần thiết. Tuy nhiên với ảnh kỹ thuật - kỹ xảo mà ở
  3. các cuộc thi ảnh quốc tế thường gọi là ảnh sáng tạo, đòi hỏi thí sinh phải thể hiện rõ sự khác biệt so với ảnh chụp trực tiếp. Đã đến lúc, chúng ta nhìn nhận rõ ưu điểm của cách chấm ảnh bằng bỏ phiếu (vòng giải mới cho điểm) là nhanh và tiện lợi, nhưng rõ ràng nhược điểm là yếu tố cảm tính nhiều khi lấn át lý tính. Sự tác động vô tình (chưa nói cố tình) theo kiểu "lây lan tâm lý" là có thật. Cuộc thi ảnh toàn quốc năm nay cũng đặt ra một vấn đề khi lần đầu tiên Hội đồng giám khảo không công bố giải ngay mà để trưng bày triển lãm trước, lấy ý kiến công chúng rồi mới công bố giải vào ngày bế mạc. Điều này có mặt tích cực là nếu công chúng phát hiện "đạo ảnh" hay có gian dối thì BGK kịp điều chỉnh. Nhưng mặt trái là một số anh em trong nghề cho rằng BGK chưa đủ dũng cảm cần thiết để công bố ngay giải. Cuối cùng, việc khống chế số ảnh vào treo triển lãm là lợi bất cập hại nếu số ảnh dự thi chất lượng không cao. Theo BGK cuộc thi lần này, vòng chấm đợt đầu chỉ chọn được trên 100 ảnh vào treo, nhưng do yêu cầu BTC phải lấy trên 300 ảnh vào triển lãm, BGK lại tiếp tục chọn đợt 2.
  4. Dĩ nhiên chất lượng những ảnh "vớt" không thể so với ảnh đợt 1. Nếu cứ chạy theo số lượng, chúng ta sẽ chỉ có những triển lãm ảnh hào nhoáng, đồ sộ về hình thức mà chất lượng ảnh không cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2