intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thăm thành phố quê hương của tơ lụa

Chia sẻ: Nguyễn Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

103
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hàng Châu thuộc Giang Nam, thủ phủ của tỉnh Chiết Giang, cách thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) 180 km, mỗi năm thu hút hơn 20 triệu lượt du khách. Hàng Châu không chỉ là trung tâm sản xuất tơ lụa nổi tiếng lâu đời, mà còn được mệnh danh là “thiên đàng chốn hạ giới” với nhiều cảnh đẹp. Mới đây, Hàng Châu được Du thuyền trên Tây Hồ. Ảnh: thereisme.wordpress.com chọn là “thành phố hạnh phúc nhất” Trung Quốc trong cuộc thăm dò dư luận do Tạp chí Oriental Outlook thực hiện dựa trên nhiều tiêu chí khắt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thăm thành phố quê hương của tơ lụa

  1. Thăm thành phố quê hương của tơ lụa Hàng Châu thuộc Giang Nam, thủ phủ của tỉnh Chiết Giang, cách thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) 180 km, mỗi năm thu hút hơn 20 triệu lượt du khách. Hàng Châu không chỉ là trung tâm sản xuất tơ lụa nổi tiếng lâu đời, mà còn được mệnh danh là “thiên đàng chốn hạ giới” với nhiều cảnh đẹp. Mới đây, Hàng Châu được chọn là “thành phố hạnh phúc nhất” Du thuyền trên Tây Hồ. Trung Quốc trong cuộc thăm dò dư Ảnh: thereisme.wordpress.com luận do Tạp chí Oriental Outlook thực hiện dựa trên nhiều tiêu chí khắt khe về môi trường, chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng... Hàng Châu nổi tiếng từ hơn 1.500 năm trước với tơ lụa, gốm sứ và trà. Lụa Hàng Châu từng vượt sa mạc trên “Con đường Tơ Lụa” sang các nước Tây Á, đến tận châu Âu. Hàng Châu còn được biết đến với kênh Đại Vận Hà đào vào đời Tùy (581-618), dài 1.764 km, nối Hàng Châu ở phương Nam với Bắc Kinh ở phương Bắc. Đến nay, một số đoạn của kênh Đại Vận Hà vẫn còn được sử dụng. Ngày nay, Hàng Châu cùng với Tô Châu và Thượng Hải là ba trong những khu kinh tế trọng điểm của Trung Quốc.
  2. Du khách thường bắt đầu tham quan thành phố từ khu Tây Hồ rộng 600 ha, nằm trong quần thể khu thắng cảnh rộng 50 km2 với nhiều đền chùa và các di tích văn hóa. Xưa kia, hồ là một phá thông với biển. Qua hàng ngàn năm, phù sa bồi đắp lấp mất đường thông biển và làm nên một hồ nước rộng. Người ta nói rằng năm 1089, nhà thơ Tô Đông Pha - người cai quản Hàng Châu thời đó - đã cho xây một lối đi qua hồ dài 2,8 km. Tây Hồ kết hợp với những vùng lân cận tạo nên một hoa viên truyền thống của Trung Quốc. Xung quanh bờ hồ, những rặng liễu rủ lá soi bóng mặt nước hồ trong xanh. Du khách đứng trên bờ hồ, nhìn ra xa sẽ thấy cầu Đoạn Trường - nơi ghi dấu mối tình truyền thuyết của Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài. Về đêm, Tây Hồ huyền ảo hơn với muôn ngọn đèn chiếu sáng lấp lánh. Du khách có thể thuê thuyền dạo quanh hồ vào những đêm trăng sáng, ngắm Tam Đàn ấn Nguyệt với những tòa tháp bằng đá xây giữa hồ. Mỗi tháp có 5 hốc tường đặt những lồng đèn được thắp nến, phản chiếu ánh sáng xuống mặt nước lung linh như ngàn vì tinh tú. Mùa xuân, phong cảnh Tây Hồ đẹp rực rỡ với những cành đào khoe sắc. Gần bên Tây Hồ là chùa Linh Ẩn - một trong 10 ngôi chùa cổ lớn nhất Trung Quốc. Chùa nằm trong khuôn viên rộng 16 ha, được xây dựng từ hơn 1.600 năm trước. Theo tư liệu lưu giữ, chùa Linh Ẩn từng là một quần thể kiến trúc, gồm: 9 tòa, 18 dinh, 77 điện với hơn 1.300 phòng đủ chỗ ở cho 3.000 nhà sư. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, ngôi chùa chính còn sót lại ngày nay là công trình được trùng tu vào năm 1974. Lối đi vào chùa có rất nhiều bức tượng đá với nhiều kích cỡ khác nhau. Gian điện thờ đầu tiên trong chùa có mái chìa đôi lưu thủ bút của vua Khang Hy (nhà Thanh) ca ngợi cảnh chùa. Trần nhà trang trí với những bức họa vẽ rồng phượng. Trong điện có một bức tượng Phật đang cười, tay cầm quả chuông lớn, bên trên là tượng của 4 vị thiên hoàng. Qua điện thờ là đến Đại Huynh Bảo Điện gồm 7 phòng lớn với mái chìa đôi. Trong điện có bức tượng Sakyamuni khắc gỗ cao gần 25 mét, được thiếp vàng lá, xung quanh có 20 tượng thánh. Bức tường phía sau có 12 tượng tông đồ nhà Phật đóng vai trò canh giữ cho điện thờ.
  3. Linh Ẩn chứa bộ sưu tập lớn về văn học Phật giáo, là nơi lý tưởng cho những ai muốn nghiên cứu chi tiết về Phật giáo Trung Hoa. Núi Phi Lai Phong nằm ngay phía trước chùa. Đây là một ngọn núi cao 209 mét với nhiều hang nhỏ, sườn núi có hơn 380 bức tượng Phật bằng đá từ thế kỷ X. Ba bức tượng lớn nhất đặt ở sườn Đông được chạm khắc công phu từ năm 951 là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc còn nguyên vẹn đến ngày nay. Chùa Lục Hòa ở phía Nam của Tây Hồ cũng là một thắng cảnh nổi tiếng ở Hàng Châu. Chùa được xây dựng trong triều đại Nam Tống (386-581) bằng gỗ và gạch trên một ngọn đồi nhìn ra sông Tiền Đường. Chùa ra đời với quan niệm phong thủy làm dịu bớt sự hung hãn của nước thủy triều ở sông Tiền Đường và như một ngọn “hải đăng” hỗ trợ cho tàu bè qua lại. Chùa được trùng tu lại nhiều lần trong triều Minh (1368-1644) và triều Thanh (1644-1911). Đây là ngôi chùa có hình bát giác, cao gần 60 mét với 13 tầng. Trong chùa có một cầu thang xoắn dẫn lên tầng trên cùng. Chỉ có 7 tầng được chạm khắc và sơn phết hình động vật, hoa lá, chim muông và các chữ thư pháp. Gần chùa Lục Hòa là một trung tâm triển lãm chi tiết các ngôi chùa cổ ở Trung Hoa. Du khách sẽ có dịp tìm hiểu các lối kiến trúc xây chùa cổ của Trung Quốc. Phía Nam bên bờ Tây Hồ có Bảo tàng tơ lụa, mở cửa từ năm 1992, gồm 7 phòng triển lãm lịch sử 5.000 năm lịch sử tơ lụa Trung Quốc; trưng bày một số hiện vật tơ lụa được bảo tồn của hầu hết các vương triều Trung Hoa từ thời cổ đại và rất nhiều bức tranh mô tả văn hóa dệt lụa truyền thống của Trung Quốc, các sản phẩm tơ lụa nổi tiếng của các nghệ nhân, quy trình nhuộm và dệt lụa. Các thành tựu trong ngành dệt, các cuộc nghiên cứu và buôn bán tơ lụa cũng được giới thiệu tại đây. Ngoài tham quan, du khách còn được các nghệ nhân hướng dẫn cách dệt lụa, mua các tấm lụa đẹp từ cửa hàng bán hàng lưu niệm trong bảo tàng...
  4. Trung Quốc được xem là quê hương của cây trà với lịch sử văn hóa trà lâu đời nhất. Bảo tàng trà duy nhất của Trung Quốc đặt tại làng Long Tỉnh ở phía Tây của Tây Hồ, mở cửa năm 1991, nằm trong khu vực rộng 5,4 km2. Bảo tàng gồm 4 tòa nhà triển lãm lịch sử và sự phát triển của cây trà ở trên đất nước Trung Hoa và quy trình làm trà. Có hơn 300 loại trà của Trung Quốc được trưng bày tại đây. Du khách có cơ hội chứng kiến nghệ thuật pha trà và thưởng thức trà tại một nơi yên tĩnh trong bảo tàng. Giữa tháng 8 đến đầu tháng 10 âm lịch hằng năm đi chơi Hàng Châu còn có lễ hội ngắm thủy triều đỏ ở sông Tiền Đường. Hình dạng nút thắt cổ chai khác thường của vịnh Hàng Châu làm cho thủy triều dễ tràn lên nhưng rất khó rút. Khi thủy triều lên, cột sóng có thể cao gần 9 mét, ầm ầm như sấm sét hoặc giống như có hàng ngàn con ngựa đang chạy. Hiện tượng thiên nhiên lạ lùng độc đáo này thu hút khách du lịch khắp nơi trên thế giới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2