intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thân cây sắn ủ chua, nguồn thức ăn mùa đông cho gia súc

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

195
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước đây, thân cây sắn thường bị người nông dân Phú Thọ vứt bỏ vừa gây lãng phí lớn nguồn phụ phẩm nông nghiệp, đồng thời gây ô nhiễm môi trường vùng nông thôn. Mới đây, nhóm tác giả Trường Đại học Hùng Vương đã nghiên cứu thành công phương pháp ủ chua thân cây sắn làm nguồn thức ăn mới bổ dưỡng dự trữ cho mùa đông, giúp trâu bò tăng trọng nhanh. Theo Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Minh Tuấn, cách ủ chua thân cây sắn đơn giản, dễ áp dụng, thân cây sắn chặt thành từng đoạn nhỏ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thân cây sắn ủ chua, nguồn thức ăn mùa đông cho gia súc

  1. Thân cây sắn ủ chua, nguồn thức ăn mùa đông cho gia súc Trước đây, thân cây sắn thường bị người nông dân Phú Thọ vứt bỏ vừa gây lãng phí lớn nguồn phụ phẩm nông nghiệp, đồng thời gây ô nhiễm môi trường vùng nông thôn. Mới đây, nhóm tác giả Trường Đại học Hùng Vương đã nghiên cứu thành công phương pháp ủ chua thân cây sắn làm nguồn thức ăn mới bổ dưỡng dự trữ cho mùa đông, giúp trâu bò tăng trọng nhanh. Theo Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Minh Tuấn, cách ủ chua thân cây sắn đơn giản, dễ áp dụng, thân cây sắn chặt thành từng đoạn nhỏ dài khoảng 2 - 5 cm, trộn 0,5% muối hoặc 5% rỉ mật đường, thêm cám gạo, hoặc bột sắn, cho vào bao nilon lèn chặt, hút hết không khí, mỗi bao ủ khoảng 10 kg, để lên men tự nhiên từ 30 - 60 ngày cho gia súc ăn, có thể giữ trong 5 - 6 tháng. Cây sắn được ủ chua có mùi thơm dễ chịu, mầu vàng nhạt, chua nồng, còn kèm theo mùi ngọt của rỉ đường rất ngon miệng đối với trâu bò. Qua phân tích, thành phần dưỡng chất của thân cây sắn không thay đổi nhiều. Đặc biệt khi thân cây săn được ủ chua hàm lượng độc tố axít cyanhydric (HCN) không còn, đồng thời còn tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng như protêin thô, xơ thô, vật chất khô, chất khoáng, pH... Kết quả cho thấy, sau khi cho trâu, bò ăn thức ăn ủ chua từ thân cây sắn trọng lượng từ khi bắt đầu nuôi đến tháng thứ 2 tăng tới 16,32 cộng trừ
  2. 2,45 kg/con/tháng, so với đối chứng tăng tới 8 - 10%. Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Minh Tuấn cho biết thêm, thức ăn ủ chua từ cây sắn ngoài làm thức ăn dự trữ bổ dưỡng cho mùa đông, còn giúp vỗ béo đàn trâu, bò rất hiệu quả. Tuy nhiên để đảm bảo trâu, bò tăng trọng tuyệt đối, trước khi vỗ béo cần tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng, tẩy giun, sán, ve, rận, ký sinh trùng đường máu để đảm bảo hấp thu tốt dinh dưỡng trong thức ăn, giúp trâu bò tăng trọng nhanh. Mỗi con trâu, bò vỗ béo cần cho ăn lượng thức ăn, gồm: 10 - 15 kg rơm, cỏ + 3 - 5 kg thức ăn ủ chua + 1 - 2 kg bột sắn (hoặc 1 - 2 kg cám gạo, bột ngô; 3 - 6 kg khoai lang tươi thái lát) + 0,1 - 0,2 kg cám đạm đậm đặc Con Cò + 50 gam muối ăn + 2 - 5 g B.Complex - khoáng... Theo tính toán, với khoảng thời gian vỗ béo 60 - 70 ngày, trâu, bò gầy có thể tăng trọng tới 70 - 100 kg hơi/con. Chi phí thấp, giá bán lại tăng do trâu, bò béo nhiều thịt hơn so với lúc mua. Mỗi con trâu, bò cho lãi 1,5 - 2 triệu đồng. Thực tế cho thấy, hàng năm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có số lượng lớn trâu, bò chết do thời tiết rét đậm kéo dài và thiếu nguồn thức ăn trong mùa đông. Đặt biệt đợt rét năm 2008 đã làm chết 3.100 con trâu bò tại các huyện miền núi như Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Trong khi đó, nguồn thức lớn từ thân cây sắn đều bị vứt bỏ lãng phí, gây ô nhiễm môi trường. Biện pháp ủ chua thân cây sắn phục vụ chăn nuôi gia súc đã đem lại hiệu quả thiết thực giúp nông dân tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2