intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thành Công Của Người Thuyết Trình

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

137
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ a. Nội dung: Bạn nên dùng nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ về chủ đề, đề tài của bạn, và phát triển thành các ý tưởng. b. Cách tổ chức bài diễn thuyết: Sắp xếp các ý tưởng của bạn vào các phần mở bài, thân bài, kết luận một cách logic. c. Thẻ ghi chú: Làm các tấm cards ghi chú những ý chính sẽ nói trong bài diễn văn. Nhớ là chỉ ghi những ý chính một cách ngắn gọn thôi nhé. Chúng sẽ giúp bạn nhớ lại nhanh chóng các ý chính...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thành Công Của Người Thuyết Trình

  1. Thành Công Của Người Thuyết Trình GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ a. Nội dung: Bạn nên dùng nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ về chủ đề, đề tài của bạn, và phát triển thành các ý tưởng. b. Cách tổ chức bài diễn thuyết: Sắp xếp các ý tưởng của bạn vào các phần mở bài, thân bài, kết luận một cách logic. c. Thẻ ghi chú: Làm các tấm cards ghi chú những ý chính sẽ nói trong bài diễn văn. Nhớ là chỉ ghi những ý chính một cách ngắn gọn thôi nhé. Chúng sẽ giúp bạn nhớ lại nhanh chóng các ý chính mà không cần phải đọc nhiều.
  2. d. Thực hành: Muốn thuyết trình thành công và hiệu quả còn đòi hỏi bạn cần phải thực tập nhiều lần trước ngày thuyết trình. GIAI ĐOẠN TRÌNH BÀY a. Phong thái tự nhiên: Cố gắng thuyết trình một cách tự nhiên, như đang trò chuyện với khán giả. Tránh nói một cách đều đều như trả bài, cũng không nên chỉ nhìn và đọc lại bài thuyết trình đã chuẩn bị sẵn. - Sự nhiệt tình: chứng tỏ quan điểm rõ ràng và tích cực, niềm yêu thích về chủ đề bạn đang nói thông qua giọng nói và các biểu cảm trên nét mặt. - Giao tiếp bằng mắt (eye contact): phải duy trì sự giao tiếp bằng mắt với khán giả để tăng sự tin cậy, tăng sự thích thú, tập trung nơi khán giả, và bạn cũng có thể nhận ra được sự phản hồi ngầm từ khán giả đối với bài thuyết trình của mình.
  3. - Sự rõ ràng: phát âm rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với khán giả của bạn. b. Ngôn ngữ cử chỉ̉: - Cách đi đứng: một dáng điệu và sự di chuyển tốt sẽ truyền tải được sự tự tin, chuyên nghiệp, và đáng tin cậy ở chính bạn. - Điệu bộ: giữ điệu bộ của bạn một cách tự nhiên, tránh những cử chỉ lặp lại. Dùng cử chỉ của bạn để nhấn mạnh các điểm chính và thu hút sự chú ý nơi khán giả. c. Phương tiện trợ giúp (visual aid): Thường là powerpoint, tranh ảnh, đồ thị… Các phương tiện nhìn nên: - Đủ lớn để khán giả có thể thấy rõ. - Được đặt tại vị trí dễ nhìn. - Đơn giản và dễ hiểu.
  4. Hầu hết đa số chúng ta khi đứng trước đám đông thuyết trình thì việc thuyết trình của chúng ta có thành công hay không là phụ thuộc vào sự cố gắng của chúng ta, bài thuyết trình có hay, mình có tự tin hay không và không bị run là chủ yếu phụ thuộc vào mình, về cái này thì tự mình phải cố rèn luyện thôi, trong lúc ta nói trước đám đông thì không ai có thể giúp cả ?. Cũng không hẳn thế đâu các bạn Như mình, lần đầu đứng thuyết trình trước bao nhiêu là người, mình cũng lo lắng lắm, cũng tập trước ở nhà, đến lúc mình lên thuyết trình, vừa cầm cái mic lên cũng hơi run, tự dưng nhìn xuống con bạn, nó giơ hai ngón tay lên rồi mỉm cười cổ vũ mình , mình cũng cười với nó, tự dưng mình thấy bớt run hẳn, bài thuyết trình cuối cùng cũng thành công, mình cám ơn đứa bạn lắm. Lần thuyết trình sau, mình cũng sợ khi lên thuyết trình sẽ run, trước lúc đó mình đến chỗ bọn bạn, dặn bọn nó trước: "tý nữa mà
  5. mình run, khi mình nhìn xuống mọi người thì mọi người nhe răng cười tươi lên nhé, cho mình đỡ run". Và đang giữa lúc nói mình run thật, nhìn xuống bọn bạn, bọn nó cười thật tươi để cổ vũ mình, sau đó mình bớt run hơn. Vậy điều đáng nối ở đây là những thính giả ngồi nghe mình thuyết trình đóng góp một phần không nhỏ và sự tự tin của mình. Giả sử nhé !, khi bạn đang thuyết trình, nhìn xuống mọi người thấy mặt ai cũng nghiêm nghị, lại có khi nhăn nữa vì thấy mình nói không hay và run thì sao nhỉ ? Chúng ta đã run lại càng run hơn đúng không ? Nếu chúng ta nói cũng hay, không vấp câu nào mà khi nhìn vẻ mặt của mọi người như vậy lại tưởng mính chắc nói chán lắm hay sao mà vẻ mặt ai cũng khó và nghiêm nghị vậy . Ngược lại khi bạn đang thuyết trình, nhìn xuống mọi người, nhất là bạn nhìn thẳng vào mắt một ai, thấy người đó cười rất tươi với mình , mình sẽ càng tự tin hơn để nói, nếu như bạn có nói không hay, hơi run thì khi nhìn thấy nụ cười rất tươi của người bạn, bạn
  6. cũng sẽ cảm thấy mình nói không đến nỗi nào, chắc mình nói cũng hay nên đứa bạn mới cười với mình đây ! Rồi bạn sẽ dần tự phát huy ưu điểm của mình, sẽ đỡ run hơn va nói hay hơn . Vì thế, mỗi chúng ta khi làm thính giả nghe ai đó thuyết trình thì đừng nên có vẻ mặt nghiêm nghị, khó đăm đăm nhé, hãy thoải mái, cười thật tươi với người thuyết trình khi họ nhìn mình, để cổ vũ họ giúp họ lấy thêm tự tin nhé ! Chúc tất cả mọi người sẽ thành công trong những lần thuyết trình của mình !
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2