intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thành phần hóa học của các nucleotide

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

493
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vào giữa thập niên 1940, các nhà hoá sinh học đã biết được các cấu trúc hoá học của DNA và RNA. Khi phân cắt DNA thành các tiểu đơn vị, họ phát hiện ra rằng mỗi nucleotide của DNA gồm ba thành phần: một base nitơ (nitrogenous base), một đường deoxyribose, và một phosphoric acid. Tương tự, RNA cho ra các base, phosphoric acid và đường ribose.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thành phần hóa học của các nucleotide

  1. Thành phần hóa học của các nucleotide Vào giữa thập niên 1940, các nhà hoá sinh học đã biết được các cấu trúc hoá học của DNA và RNA. Khi phân cắt DNA thành các tiểu đơn vị, họ phát hiện ra rằng mỗi nucleotide của DNA gồm ba thành phần: một base nitơ (nitrogenous base), một đường deoxyribose, và một phosphoric acid. Tương tự, RNA cho ra các base, phosphoric acid và đường ribose. Các nucleotide cũng có nhiều chức năng khác trong tế bào, ví dụ như các dòng năng lượng, các chất dẫn
  2. truyền thần kinh và các thông tin loại hai như tải nạp tín hiệu chẳng hạn. 1. Base nitơ Các base nitơ (gọi tắt là base), thành phần đặc trưng của các nucleotide, là các hợp chất purine và pyrimidine dị vòng chứa nitơ có tính kiềm. Về cơ bản, các dẫn xuất của purine bao gồm adenine (A) và guanine (G), còn của pyrimidine gồm có: thymine (T), uracil (U) và cytosine (C). DNA chứa bốn loại base chính là adenine, guanine, thymine và cytosine. Trong RNA cũng chứa các base như thế, chỉ khác là uracil thay thế thymine (Hình 2.1). Cần chú ý rằng purine và pyrimidine là các base dị vòng chứa các nguyên tử nitơ nằm xen với các nguyên
  3. tử carbon, nên việc đánh số các vị trí không thêm dấu phẩy trên đầu như trong trường hợp của đường pentose (xem các Hình 2.4 - 2.6). Bên cạnh các dạng phổ biến nói trên, các purine khác cũng có vai trò quan trọng trong trao đổi chất của tế bào, như: xanthine, hypoxanthine và uric acid; còn đối với pyrimidine đó là các orotic và dihydroorotic acid . Ngoài ra còn bắt gặp một số loại base hiếm thuộc cả hai nhóm purine và pyrimidine. Đó là những base biến đổi chủ yếu do hiện tượng methyl hoá (methylation) xảy ra ở các vị trí khác nhau, chẳng hạn: 1-methyladenine, 6- methyladenine, 2-methylguanine, 5- methylcytosine v.v.
  4. Hình 2.1 Cấu trúc các base của DNA và RNA. Adenine và guanine là các dẫn xuất của purine; còn cytosine, thymine và uracil là các dẫn xuất của pyrimidine; trong đó uracil là đặc thù cho RNA và thymine cho DNA. Các base purine và pyrimidine có thể tồn tại dưới các dạng hỗ biến (tautomeric forms) amino và imino (đối với adenine và cytosine; Hình 2.2A), hoặc keto và
  5. enol (đối với guanine và thymine; Hình 2.2B). Đó là hai trạng thái tồn tại bền (phổ biến) và kém bền (ít phổ biến), có thể biến đổi qua lại với nhau do sự dịch chuyển vị trí của các nguyên tử hydro trong các base purine và pyrimidine. Hình 2.2 cho thấy các dạng hỗ biến của các base trong DNA. Tương tự, uracil có hai dạng hỗ biến: lactam (dạng keto) chiếm ưu thế ở pH = 7 và lactim (dạng enol) gia tăng khi pH giảm. Chính hiện tượng hỗ biến này dẫn tới thay đổi khả năng kết cặp bình thường của các base và làm phát sinh các đột biến gene dạng thay thế một cặp base. Các base phổ biến trong cả DNA và RNA là tương đối bền vững ở trạng thái hỗ biến được gọi là dạng hỗ biến ưu thế (dominant tautomeric form); có lẽ đó
  6. là lý do tại sao chúng được chọn lọc để mang thông tin di truyền. Nói chung, các base này đều ít tan trong nước và có khả năng hấp thu ánh sáng cực đại ở 260-270 nanomet (1nm = 10-9m). Chúng có thể được tách ra bằng các phương pháp sắc ký và điện di.
  7. Hình 2.2 Các dạng hỗ biến của các base trong DNA. (A) Các dạng amino (phổ biến) của adenine và cytosine có thể biến đổi thành các dạng imino; và (B) các dạng keto (phổ biến) của guanine và thymine có thể sắp xếp lại thành các dạng enol. Các mũi tên biểu thị sự dịch chuyển vị trí nguyên tử hydro. R là các gốc đường và phosphate. 2. Đường pentose
  8. Các đường chứa năm carbon (pentose) là sản phẩm của quá trình trao đổi chất trong tế bào, với nhiều loại như: arabinose, ribulose, ribose và dẫn xuất của nó là deoxyribose v.v. Đường pentose của RNA là D-ribose và của DNA là 2'-deoxy-D-ribose (ký hiệu D chỉ dạng đường quay phải trước ánh sáng phân cực để phân biệt với dạng L quay trái không có trong thành phần của các nucleic acid tự nhiên). Các phân tử đường này đều có cấu trúc vòng furanose (gọi như thế bởi vì nó giống với hợp chất furan dị vòng). Do các nguyên tử carbon ở đây xếp liên tục nên được đánh số thứ tự có dấu phẩy trên đầu, ví dụ C1', C2' cho đến C5'.
  9. Hình 2.3 Cấu trúc của các phân tử đường ribose (trái) và deoxyribose (phải); chúng khác nhau ở nguyên tử carbon số 2. Hai phân tử đường này khác nhau ở C2'; trong ribose đó là nhóm hydroxyl và trong deoxyribose là một hydro (Hình 2.3). Do các gốc đường khác nhau này đã tạo ra hai loại nucleotide là ribonucleotide và deoxyribonucleotide, mà từ đó cấu tạo nên hai loại nucleic acid khác nhau tương ứng là RNA và DNA. Và chính sự khác biệt nhỏ nhặt về mặt cấu trúc này đã tạo nên các đặc tính hoá lý rất khác nhau giữa DNA và RNA. Dung dịch DNA tỏ ra đặc quánh hơn nhiều do sự trở ngại
  10. lập thể (steric hindrance) và mẫn cảm hơn với sự thuỷ phân trong các điều kiện kiềm (alkaline), có lẽ điều này giải thích phần nào tại sao DNA xuất hiện như là vật chất di truyền sơ cấp (primary genetic material). Cần để ý rằng, trong các phân tử đường này có ba vị trí quan trọng có chứa nhóm hydroxyl (-OH) tự do, đó là: (i) nhóm -OH ở vị trí C1' có khả năng hình thành liên kết N-glycosid với gốc -NH của các base để tạo thành các nucleoside; (ii) nhóm -OH ở vị trí C5' có khả năng hình thành liên kết ester với nhóm phosphate để tạo ra các nucleotide; và (iii) nhóm -OH ở vị trí C3' có khả năng hình thành liên kết phosphodiester với nhóm phosphate của một nucleotide khác để tạo chuỗi polynucleotide. Như vậy, tính
  11. phân cực (polarity) trong gốc đường mà từ đó quyết định tính phân cực của các chuỗi polynucleotide được thể hiện ở hai vị trí C5' và C3'. 3. Phosphoric acid Phosphoric acid (H3PO4) là acid vô cơ có chứa phosphor (P), một nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất và năng lượng của tế bào. Do có chứa ba nhóm -OH nên acid này có thể hình thành liên kết ester với các gốc đường tại các vị trí C5' và C3' để tạo nên các nucleotide và chuỗi polynucleotide. Trong các nucleotide của DNA và RNA, nhóm phosphate liên kết với các nucleoside tại C5' (xem Hình 2.5).‌ Trong trường hợp phân tử điều hoà AMP vòng (cyclic AMP = cAMP), nhóm phosphate
  12. tạo liên kết ester với hai nhóm -OH ở C5' và C3' trong cùng một nucleotide.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2