intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thành phần loài họ tôm he (Penaeidae) ở Khánh Hòa

Chia sẻ: Danh Tuong Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

60
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu phân loại thành phần loài tôm he tại tỉnh Khánh Hòa được thực hiện nhằm xác định thành phần loài trong họ tôm he của tỉnh và đánh giá mức độ đa dạng của chúng so với các vùng biển khác. Các mẫu tôm he được thu từ thuyền của ngư dân, cảng cá và chợ trên địa bàn tỉnh và được định loại thông qua những tài liệu phân loại tôm he phổ biến hiện hành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thành phần loài họ tôm he (Penaeidae) ở Khánh Hòa

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 3/2011<br /> <br /> THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br /> <br /> THÀNH PHẦN LOÀI HỌ TÔM HE (PENAEIDAE) Ở KHÁNH HÒA<br /> SPECIES COMPOSITION OF PENAEID SHRIMPS IN KHANH HOA PROVINCE<br /> Lê Thị Hồng Mơ, Trần Văn Dũng, Nguyễn Thời Duy<br /> Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br /> TÓM TẮT<br /> Họ tôm he (Penaeidae) bao gồm nhiều loài có giá trị kinh tế cao và hiện là những đối tượng nuôi chính<br /> của nghề nuôi trồng thủy sản nước ta. Nguồn lợi tôm he tự nhiên và sự phân bố của chúng là cơ sở quan trọng<br /> cho việc khai thác, nuôi trồng và bảo tồn các đối tượng này. Nghiên cứu phân loại thành phần loài tôm he tại<br /> tỉnh Khánh Hòa được thực hiện nhằm xác định thành phần loài trong họ tôm he của tỉnh và đánh giá mức độ<br /> đa dạng của chúng so với các vùng biển khác. Các mẫu tôm he được thu từ thuyền của ngư dân, cảng cá và<br /> chợ trên địa bàn tỉnh và được định loại thông qua những tài liệu phân loại tôm he phổ biến hiện hành. Kết quả<br /> nghiên cứu cho thấy, 21 loài thuộc 6 giống trong họ tôm he được định loại tại Khánh Hòa. Trong đó, giống<br /> Penaeus có số lượng loài phong phú nhất (7 loài, 33,3%), tiếp theo là các loài thuộc giống Metapenaeopsis<br /> (5 loài, 23,8%), Metapenaeus (4 loài, 19%) và Trachypenaeus (3 loài, 14,3%). Giống Parapenaeus và<br /> Litopenaeus có số lượng loài thấp nhất (cùng 1 loài, 4,8%). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, thành phần<br /> giống loài tôm he ở vùng biển Khánh Hòa tương tự như các vùng biển khác với sự phong phú về thành phần<br /> loài thuộc các giống Penaeus và Metapenaeus. Về cơ bản, mức độ đa dạng về thành phần loài tôm he ở Khánh<br /> Hòa ở mức độ trung bình và tương tự như các vùng biển Quảng Bình - Đà Nẵng nhưng thấp hơn so với vùng<br /> biển Quảng Ngãi và vịnh Bắc Bộ.<br /> Từ khóa: Họ tôm he, thành phần loài, Khánh Hòa<br /> ABSTRACT<br /> Penaeid shrimps (Penaeidae) consist of a large number of highly priced species and have become<br /> common and important cultured species in the aquaculture industry in Vietnam. Natural resources and<br /> distribution of penaeid shrimps are important bases for exploitation, culture, and conservation of the shrimps.<br /> The present study was therefore designed to investigate the species composition of the penaeid shrimps in<br /> Khanh Hoa province and evaluate their diversity level compared to other coastal areas. Samples of penaeid<br /> shrimps were collected from ships and boats, fishing ports and coastal markets in Khanh Hoa province and<br /> then identified by using the currently common materials and methods. The result showed that 21 species<br /> belonging to 6 genera of the penaeid family were found and identified in Khanh Hoa province. Within the scope<br /> of these results, the genus of Penaeus had the largest number of species (7 species, 33.3%), followed by the<br /> genera of Metapenaeopsis (5 species, 23.8%), Metapenaeus (4 species, 19%) and Trachypenaeus (3 species,<br /> 14.3%), respectively. The genera of Parapenaeus and Litopenaeus had a lowest number of species (1 species, 4.8%). The result also showed that the species composition of penaeid shrimps in Khanh Hoa province<br /> was similar to those of other coastal regional faunas in Vietnam where there is an abundance of the species<br /> abundance of the genera Penaeus and Metapenaeus. Basically, the species abundant level of penaeid shrimps<br /> in Khanh Hoa province considered to be average level and similar to that of Quang Binh - Da Nang provinces<br /> but lower than that of Quang Ngai and the Guft of Tonkin.<br /> Keywords: Penaeid shrimps, species composition, Khanh Hoa<br /> <br /> 92 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> I. MỞ ĐẦU<br /> <br /> Soá 3/2011<br /> và các đốt trên chân ngực, đốt đuôi. Số lượng<br /> <br /> Họ tôm he (Penaeidae), với 60 loài thuộc 10<br /> <br /> gai trên telson. Hình dạng và cấu tạo cơ quan<br /> <br /> giống, là họ tôm có thành phần loài phong phú<br /> <br /> sinh dục (thelycum và petasma). Màu sắc tự<br /> <br /> và gồm nhiều loài có giá trị kinh tế nhất trong các<br /> <br /> nhiên của tôm khi còn sống. Trong nghiên cứu<br /> <br /> họ tôm biển ở nước ta [3, 4, 6]. Nghề nuôi tôm<br /> <br /> này, chúng tôi nhấn mạnh việc định loại thành<br /> <br /> he, với hai đối tượng chính là tôm sú (Penaeus<br /> <br /> phần loài họ tôm he thông qua các đặc điểm<br /> <br /> monodon) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus<br /> <br /> của thelycum và petasma. Chiều dài toàn thân<br /> <br /> vannamei), đã và đang giữ một vị trí rất quan<br /> <br /> (TL, Total Length: khoảng cách từ mũi chủy đến<br /> <br /> trọng trong cơ cấu ngành thủy sản nước ta, giúp<br /> <br /> cuối telson khi thân tôm nằm trên 1 đường thẳng<br /> <br /> tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nhiều<br /> <br /> [1]) được xác định bằng thước đo có độ chính<br /> <br /> nông ngư dân. Tuy nhiên, những bất cập và<br /> <br /> xác 1mm.<br /> <br /> thiếu thống nhất trong việc quy hoạch và quản<br /> <br /> Các tài liệu phân loại được sử dụng trong<br /> <br /> lý nghề nuôi và khai thác tôm he đã ảnh hưởng<br /> <br /> nghiên cứu này bao gồm: khóa định loại của<br /> <br /> đến nguồn lợi và sự phát triển bền vững của<br /> <br /> Kubo (1949), Starobogatov (1972), Holthuis<br /> <br /> nghề nuôi tôm he. Việc định hướng sử dụng bền<br /> <br /> (1980), Nguyễn Văn Chung và Phạm Thị Dự<br /> <br /> vững nguồn lợi tôm he là vấn đề cấp bách, đòi<br /> <br /> (1995), Nguyễn Văn Chung, Đặng Ngọc Thanh<br /> <br /> hỏi đầu tư hơn nữa cho công tác nghiên cứu về<br /> <br /> và Phạm Thị Dự (2000) [3, 4, 7, 8, 9]. Mẫu sau<br /> <br /> khu hệ động vật biển nói chung và nguồn lợi tôm<br /> <br /> khi định loại được lưu giữ tại Phòng Bảo tàng<br /> <br /> he nói riêng. Một số nghiên cứu đã đề cập đến<br /> <br /> Thủy sinh vật, trường Đại học Nha Trang.<br /> <br /> thành phần loài tôm he của một số vùng biển<br /> nước ta [2, 3, 4, 5, 6]; tuy nhiên, các dẫn liệu về<br /> thành phần loài tôm he ở vùng biển Khánh Hòa<br /> vẫn chưa được đề cập. Nghiên cứu được thực<br /> hiện nhằm thống kê thành phần loài tôm he hiện<br /> có tại vùng biển Khánh Hòa, là cơ sở khoa học<br /> cho việc quy hoạch, khai thác và sử dụng bền<br /> vững nguồn lợi tôm he, đồng thời góp phần đa<br /> dạng hóa đối tượng nuôi.<br /> <br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> 1.<br /> <br /> Thành<br /> <br /> phần<br /> <br /> loài<br /> <br /> họ<br /> <br /> tôm<br /> <br /> he<br /> <br /> (Penaeidae) thu được ở Khánh Hòa<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy: 21 loài thuộc<br /> 6 giống của họ tôm he đã được định loại ở<br /> Khánh Hòa (Bảng 1). Kết quả này tương tự với<br /> số lượng loài thu được tại một số vùng biển như<br /> Quảng Bình - Đà Nẵng (21 - 22 loài thuộc 5 - 6<br /> giống) [2], nhưng ít hơn so với vùng vịnh Bắc<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> Bộ (35 loài thuộc 10 giống) [4, 5] và Quảng Ngãi<br /> <br /> NGHIÊN CỨU<br /> <br /> (33 loài thuộc 7 giống) [5]. Trong số các loài thu<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu là thành phần loài họ<br /> <br /> được, các loài có giá trị kinh tế cao thuộc giống<br /> <br /> tôm he tại Khánh Hòa. Các mẫu tôm he được<br /> <br /> Penaeus và Metapenaeus chiếm ưu thế lần lượt<br /> <br /> thu từ các thuyền của ngư dân, các cảng cá và<br /> <br /> là 7 và 5 loài trong tổng 21 loài thu được.<br /> <br /> các chợ trên địa bàn tỉnh từ tháng 5/2007 đến<br /> tháng 5/2008.<br /> <br /> Nhìn chung, các loài tôm he thu được trong<br /> nghiên cứu này là những loài có giá trị kinh tế cao<br /> <br /> Mẫu sau khi thu được bảo quản trong dung<br /> <br /> và đều được sử dụng làm nguồn thực phẩm có<br /> <br /> dịch formol 10%. Các dấu hiệu phân loại bao<br /> <br /> giá trị, đặc biệt là các loài thuộc giống Penaeus<br /> <br /> gồm: Hình dạng chủy, cấu tạo răng chủy và công<br /> <br /> và Metapenaeus. Các loài thuộc giống này đều<br /> <br /> thức chủy. Các gai, gờ, rãnh hiện diện trên giáp<br /> <br /> có kích thước lớn (120 - 320mm) hơn so với các<br /> <br /> đầu ngực và các đốt bụng. Cấu tạo chân ngực<br /> <br /> giống còn lại (40 - 160mm). Ngoại trừ hai loài<br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 93<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 3/2011<br /> <br /> Penaeus longistylus và Metapenaeus lamellata ít gặp trong quá trình thu mẫu, đa số các loài còn lại<br /> đều thường gặp, nhất là các loài thuộc giống Penaeus.<br /> Bảng 1. Danh mục thành phần loài họ tôm he ở Khánh Hòa<br /> STT<br /> <br /> Phân loại<br /> <br /> Tên tiếng Việt<br /> <br /> Kích thước (mm)<br /> <br /> I<br /> <br /> Litopenaeus Pérez Farfante, 1969<br /> <br /> Tôm he chân trắng<br /> <br /> 1<br /> <br /> L. vannamei* Boone, 1931<br /> <br /> Tôm he chân trắng<br /> <br /> II<br /> <br /> Metapenaeopsis Bouvier, 1905<br /> <br /> Tôm vỏ đỏ<br /> <br /> 2<br /> <br /> M. barbata de Haan, 1850<br /> <br /> Tôm vỏ bông<br /> <br /> 60 – 85<br /> <br /> 3<br /> <br /> M. palmensis Haswell, 1879<br /> <br /> Tôm vỏ u rộng<br /> <br /> 50 – 85<br /> <br /> 4<br /> <br /> M. lamellata de Haan, 1850<br /> <br /> Tôm chủy phiến<br /> <br /> 50 – 91<br /> <br /> 5<br /> <br /> M. dalei Rathbun, 1902<br /> <br /> Tôm đỏ đali<br /> <br /> 40 – 60<br /> <br /> 6<br /> <br /> M. mogiensis Rathbun, 1902<br /> <br /> Tôm vân đỏ<br /> <br /> 50 – 100<br /> <br /> III<br /> <br /> Metapenaeus Wood – Mason, 1891<br /> <br /> Tôm rảo<br /> <br /> 7<br /> <br /> M. ensis de Haan, 1850<br /> <br /> Tôm rảo đất<br /> <br /> 132 – 159<br /> <br /> 8<br /> <br /> M. intermedius Kishinouye, 1900<br /> <br /> Tôm rảo đuôi xanh<br /> <br /> 80 – 140<br /> <br /> 9<br /> <br /> M. affinis H. M. Edwards, 1837<br /> <br /> Tôm bột<br /> <br /> 90 – 150<br /> <br /> 10<br /> <br /> M. dalli Racek, 1957<br /> <br /> Tôm rảo đan<br /> <br /> 65 – 85<br /> <br /> IV<br /> <br /> Parapenaeus Schmitt, 1885<br /> <br /> Tôm he giả<br /> <br /> 11<br /> <br /> P. fissuroides Alcock, 1901<br /> <br /> Tôm he giả gờ cao<br /> <br /> V<br /> <br /> Penaeus Fabricius, 1798<br /> <br /> Tôm he<br /> <br /> 12<br /> <br /> P. merguiensis de Man, 1888<br /> <br /> Tôm bạc thẻ<br /> <br /> 160 – 180<br /> <br /> 13<br /> <br /> P. semisulcatus de Haan, 1850<br /> <br /> Tôm rằn<br /> <br /> 150 – 180<br /> <br /> 14<br /> <br /> P. japonicus Bate, 1888<br /> <br /> Tôm he Nhật Bản<br /> <br /> 140 – 180<br /> <br /> 15<br /> <br /> P. latisulcatus Kishinouye, 1896<br /> <br /> Tôm vằn<br /> <br /> 130 – 170<br /> <br /> 16<br /> <br /> P. longistylus Kubo, 1943<br /> <br /> Tôm he đỏ<br /> <br /> 140 – 180<br /> <br /> 17<br /> <br /> P. monodon Fabricius, 1798<br /> <br /> Tôm sú<br /> <br /> 180 – 320<br /> <br /> 18<br /> <br /> P. indicus H. Milne- Edwards, 1837<br /> <br /> Tôm he Ấn Độ<br /> <br /> 120 – 160<br /> <br /> VI<br /> <br /> Trachypenaeus Alcock, 1901<br /> <br /> Tôm đanh<br /> <br /> 19<br /> <br /> T. curvirostris Stimpson, 1860<br /> <br /> Tôm đanh móc<br /> <br /> 40 – 90<br /> <br /> 20<br /> <br /> T. longipes Paulson, 1875<br /> <br /> Tôm đanh chân dài<br /> <br /> 50 – 100<br /> <br /> 21<br /> <br /> T. pescadoreensis Schmitt, 1931<br /> <br /> Tôm đanh vòng<br /> <br /> 40 – 90<br /> <br /> * Loài có nguồn gốc từ Trung - Nam Mỹ được di nhập vào Việt Nam từ năm 2002<br /> <br /> 94 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br /> 140 – 160<br /> <br /> 50 – 105<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 3/2011<br /> <br /> 2. Cấu trúc thành phần loài<br /> 2.1. Thành phần và tỷ lệ các loài tôm he tại Khánh Hòa<br /> Bảng 2. Thành phần và tỷ lệ các loài tôm he tại tỉnh Khánh Hòa<br /> STT<br /> <br /> Tên giống<br /> <br /> Số lượng loài<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> 1<br /> <br /> Litopenaeus<br /> <br /> 1<br /> <br /> 4,8<br /> <br /> 2<br /> <br /> Metapenaeopsis<br /> <br /> 5<br /> <br /> 23,8<br /> <br /> 3<br /> <br /> Metapenaeus<br /> <br /> 4<br /> <br /> 19,0<br /> <br /> 4<br /> <br /> Parapenaeus<br /> <br /> 1<br /> <br /> 4,8<br /> <br /> 5<br /> <br /> Penaeus<br /> <br /> 7<br /> <br /> 33,3<br /> <br /> 6<br /> <br /> Trachypenaeus<br /> <br /> 3<br /> <br /> 14,3<br /> <br /> 21<br /> <br /> 100<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Kết quả định loại thành phần và tỷ lệ giống loài họ tôm he tại Khánh Hòa cho thấy: Giống tôm<br /> he Penaeus có số lượng loài nhiều nhất (7 loài) chiếm 33,3%. Tiếp theo lần lượt là các giống tôm<br /> vỏ đỏ Metapenaeopsis (5 loài, 23,8%), giống tôm rảo Metapenaeus (4 loài, 19%) và giống tôm<br /> đanh Trachypenaeus (3 loài, 14,3%). Giống tôm he giả Parapenaeus và giống tôm he chân trắng<br /> (Litopenaeus) có số lượng loài thấp nhất (cùng 1 loài, 4,8%) (Bảng 2).<br /> Kết quả này tương tự như các kết quả thu được từ các vùng biển miền Trung khác từ Quảng<br /> Bình đến Quảng Ngãi với số lượng loài thuộc giống Penaeus và Metapenaeus chiếm ưu thế hơn hẳn<br /> (lần lượt là 9/33 và 6/33 loài ở Quảng Ngãi và 6/22 và 5/22 loài ở các tỉnh Quảng Bình - Đà Nẵng)<br /> [2, 5]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, số loài thuộc giống Metapenaeopsis chiếm ưu thế ở vùng<br /> biển Khánh Hòa (5/21 loài) và Quảng Ngãi (6/33) trong khi chúng lại chỉ chiếm tỷ lệ thấp tại các vùng<br /> biển Quảng Bình - Đà Nẵng (3/22 loài). Đáng chú ý là các loài thuộc giống Parapenaeopsis chiếm tỷ<br /> lệ cao ở các vùng biển miền Trung khác (4 - 7 loài) [2, 5] trong khi lại không bắt gặp ở Khánh Hòa.<br /> Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể liên quan đến việc thu mẫu, mùa vụ khai thác và điều kiện<br /> tự nhiên và cần được làm sáng tỏ trong các nghiên cứu tiếp theo.<br /> 2.2. Thành phần giống loài tôm he tại Khánh Hòa so với các vùng biển khác<br /> Bảng 3. Thành phần loài tôm he ở Khánh Hòa so với các vùng biển khác<br /> STT<br /> <br /> Vùng biển<br /> <br /> Số giống<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Số loài<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> 1<br /> <br /> Vịnh Bắc Bộ [5]<br /> <br /> 10<br /> <br /> 100<br /> <br /> 35<br /> <br /> 58,3<br /> <br /> 2<br /> <br /> Quảng Bình [2]<br /> <br /> 6<br /> <br /> 60<br /> <br /> 21<br /> <br /> 35,0<br /> <br /> 3<br /> <br /> Quảng Trị [2]<br /> <br /> 6<br /> <br /> 60<br /> <br /> 21<br /> <br /> 35,0<br /> <br /> 4<br /> <br /> Thừa Thiên Huế [2]<br /> <br /> 6<br /> <br /> 60<br /> <br /> 25<br /> <br /> 41,7<br /> <br /> 5<br /> <br /> Đà Nẵng [2]<br /> <br /> 5<br /> <br /> 50<br /> <br /> 22<br /> <br /> 36,7<br /> <br /> 6<br /> <br /> Quảng Ngãi [5]<br /> <br /> 7<br /> <br /> 70<br /> <br /> 33<br /> <br /> 55,0<br /> <br /> 7<br /> <br /> Khánh Hòa<br /> <br /> 6<br /> <br /> 60<br /> <br /> 21<br /> <br /> 35,0<br /> <br /> 8<br /> <br /> ĐB sông Cửu Long [6]<br /> <br /> 9<br /> <br /> 90<br /> <br /> 26<br /> <br /> 43,3<br /> <br /> 9<br /> <br /> Nam Bộ [5]<br /> <br /> 6<br /> <br /> 60<br /> <br /> 26<br /> <br /> 43,3<br /> <br /> 10<br /> <br /> 100<br /> <br /> 60<br /> <br /> 100<br /> <br /> Tổng [4]<br /> <br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 95<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 3/2011<br /> <br /> Theo Nguyễn Văn Chung và ctv. (2000),<br /> <br /> Ngãi (33/60 loài) [4, 5, 6]. Điều này được giải<br /> <br /> vùng ven biển nước ta có 60 loài tôm he thuộc<br /> <br /> thích là do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên<br /> <br /> 10 giống [4]. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu<br /> <br /> khác nhau của mỗi vùng biển dẫn đến một<br /> <br /> cho thấy, mức độ phong phú và đa dạng về<br /> <br /> số loài có nguồn gốc phương bắc (nhóm loài<br /> <br /> thành phần giống loài của họ tôm he ở Khánh<br /> <br /> Trung Hoa - Nhật Bản) xâm nhập xuống phía<br /> <br /> Hòa thuộc mức trung bình và tương tự như<br /> <br /> nam chỉ tới vịnh Bắc Bộ hoặc Bắc Trung bộ.<br /> <br /> các vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị và Đà<br /> <br /> Ngược lại, một số loài có nguồn gốc phương<br /> <br /> Nẵng (Bảng 3). Sự đa dạng hơn về thành phần<br /> <br /> nam mở rộng phân bố lên phía bắc, chỉ thấy<br /> <br /> các giống trong họ tôm he được ghi nhận ở<br /> <br /> có ở vùng biển từ Nam Trung bộ tới vùng biển<br /> <br /> vùng biển vịnh Bắc Bộ (10/10 giống) và Đồng<br /> <br /> phía Đông và phía Tây Nam bộ [4]. Tuy nhiên,<br /> <br /> bằng sông Cửu Long (9/10 giống), trong khi,<br /> <br /> cần có những nghiên cứu sâu hơn về điều<br /> <br /> sự đa dạng về thành phần loài được ghi nhận<br /> <br /> kiện tự nhiên của các vùng biển để làm rõ sự<br /> <br /> ở vùng biển vịnh Bắc Bộ (35/60 loài) và Quảng<br /> <br /> khác biệt này.<br /> <br /> 3. Hình ảnh các loài thuộc họ tôm he thu được ở Khánh Hòa<br /> <br /> Litopenaeus vannamei<br /> <br /> M. lamellata<br /> <br /> Metapenaeus ensis<br /> <br /> M. dalli<br /> <br /> 96 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br /> Metapenaeopsis barbata<br /> <br /> M. dalei<br /> <br /> M. intermedius<br /> <br /> Parapenaeus fissuroides<br /> <br /> M. palmensis<br /> <br /> M. mogiensis<br /> <br /> M. affinis<br /> <br /> Penaeus merguiensis<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2