Đặc điểm sinh học Tôm Hùm
lượt xem 38
download
I. Đặc điểm sinh học 1.1. Vị trí phân loại Tôm hùm là tên gọi chung của nhóm giáp xác mười chân thuộc 4 họ: Palinuridae, Scyllaridae, Nephropidae và Synaxidae, giữa chúng có những điểm đặc trưng về tập tính và môi trường sống. Với sự phong phú về thành phần giống loài, chúng tạo nên mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn và có vai trò thiết yếu trong hệ sinh thái của biển và đại dương. Ở Việt Nam, cho đến nay đã xác định được 9 loài thuộc họ tôm hùm gai (Palinuridae), 9 loài thuộc...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm sinh học Tôm Hùm
- 1 2 3 4 Đặc điểm sinh học Tôm 5 Hùm 6
- 1 I. Đặc điểm sinh học 2 1.1. Vị trí phân loại 3 Tôm hùm là tên gọi chung của nhóm giáp xác mười chân thuộc 4 họ: 4 Palinuridae, Scyllaridae, Nephropidae và Synaxidae, giữa chúng có những 5 điểm đặc trưng về tập tính và môi trường sống. Với sự phong phú về thành 6 phần giống loài, chúng tạo nên mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn và có 7 vai trò thiết yếu trong hệ sinh thái của biển và đại dương. Ở Việt Nam, cho 8 đến nay đã xác định được 9 loài thuộc họ tôm hùm gai (Palinuridae), 9 loài 9 thuộc họ tôm mũ ni (Scyllaridae) và 4 loài thuộc họ Nephropidae. Trong đó, 10 một số loài thuộc họ tôm hùm gai được nuôi phổ biến hiện nay như tôm hùm 11 Bông (tôm hùm Sao, tôm hùm Hèo), tôm hùm Đá (xanh chân ngắn), tôm hùm 12 Đỏ (hùm lửa), tôm hùm Sỏi (xanh chân dài, hùm ghì), tôm hùm Tre (Tề 13 Thiên). Sau đây là vị trí phân loại một số loài tôm hùm nuôi ở Việt Nam: 14 - Ngành chân đốt (Arthropoda) 15 - Lớp giáp xác (Crustacea) 16 - Bộ mười chân (Decapoda) 17 - Họ tôm hùm gai (Palinuridae) 18 - Giống Panulirus 19 + Loài P. ornatus (Fabricius, 1798) – tôm hùm Bông 20 + Loài P. homarus (Linnaeus, 1758) – tôm hùm Đá 21 + Loài P. longipes (A. Milne Edwards, 1868) – tôm hùm Đỏ 22 + Loài P. stimpsoni Holthuis, 1963 – tôm hùm Sỏi 23 + Loài P. polyphagus (Herbst, 1793) – tôm hùm Tre 24 1.2. Hình thái
- 1 2 3 Cơ thể tôm hùm Panulirus spp. chia thành phần đầu ngực và phần bụng. Phần 4 đầu ngực gồm 14 đốt hợp lại với nhau, mỗi đốt có một đôi phần phụ ngực; 6 5 đốt đầu tiên tạo nên phần đầu và 8 đốt cuối tạo nên phần ngực. Các phần phụ 6 trên phần đầu ngực gồm có: 5 đôi chân bò; 1 đôi mắt kép có thể cử động, bất 7 động, hoặc co ngắn lại; có 2 đôi anten, anten thứ nhất có phân nhánh, anten 8 thứ hai rất dài và có nhiều gai nhỏ; phần miệng có hàm trên, hàm dưới và các 9 mảng chân hàm. Phần bụng gồm có 6 đốt, các đốt được bảo vệ bằng lớp vỏ 10 kitin ở cả phần lưng, phần bên và phần bụng. Từ đốt bụng thứ 2 đến thứ 5 có 11 4 đôi chân bơi, đốt bụng thứ 6 biến thành chân đuôi và telson rất cứng và chắc 12 chắn. 13 II. Đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản
- 1 2.1. Đặc điểm dinh dưỡng 2 - Trong tự nhiên, tôm hùm là động vật ăn tạp, thường đi kiếm ăn và ăn mồi 3 nhiều vào chiều tối; chúng thích các loại mồi sống như tôm, cua, ghẹ đang lột 4 xác, sò, vẹm hoặc cá rạn,… 5 - Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng duy nhất cho tôm hùm sinh trưởng 6 và phát triển. Tuy nhiên, chúng chỉ sử dụng 7 – 10% lượng thức ăn ăn vào 7 cho tăng trọng cơ thể; còn lại tiêu tốn vào các quá trình hoạt động sống khác. 8 Nhu cầu dinh dưỡng của tôm hùm khác nhau tùy từng giai đoạn phát triển, 9 tôm càng nhỏ nhu cầu dinh dưỡng càng cao, ở giai đoạn trước lột xác 2 – 5 10 ngày tôm ăn rất mạnh và ngược lại ở giai đoạn lột xác chúng sẽ ăn ít lại. 11 2.2. Đặc điểm sinh trưởng 12 - Sinh trưởng của tôm hùm đặc trưng bởi quá trình lột xác, qua đó có sự tăng 13 lên về kích thước và trọng lượng. Chu kỳ lột xác của mỗi loài tôm hùm phụ 14 thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ nước, ánh sáng, độ mặn, thức 15 ăn,…. và các yếu tố nội tại của cơ thể như sự điều tiết của các hormon lột xác 16 hay hormon ức chế lột xác,… Các yếu tố này luôn có mối quan hệ mật thiết 17 và ảnh hưởng lẫn nhau. Chu kỳ lột xác của các loài hay giữa các giai đoạn 18 khác nhau của từng loài không giống nhau. Ở giai đoạn tôm con (chiều dài 19 giáp đầu ngực – CL = 8-13 mm), thời gian giữa hai lần lột xác của tôm hùm 20 Bông và tôm hùm Đá khoảng 8 – 10 ngày, tôm hùm Sỏi khoảng 15 – 20 ngày. 21 Còn ở giai đoạn tôm lớn (63 – 68 mm CL) thời gian giữa 2 lần lột xác tương 22 ứng là khoảng 40 ngày và 50 ngày.
- 1 2 - Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm hùm, đặc 3 biệt ở giai đoạn tôm con, những thay đổi đột ngột của môi trường thường dẫn 4 đến tôm chết. Chẳng hạn như khi nhiệt độ tăng lên 3 – 5 độ C, hoặc nồng độ 5 muối tăng lên 8-10‰ hầu như tôm con đều bị chết. Độ muối thấp 20 – 25‰ 6 kéo dài 3 – 5 ngày cũng gây nên tình trạng chết từ từ ở tôm con. Giai đoạn 7 trưởng thành khi độ mặn giảm xuống 20‰ tôm hùm rất yếu và không bắt 8 mồi. 9 2.3. Đặc điểm sinh sản 10 Dọc biển miền Trung, rải rác quanh năm đều có thể bắt gặp tôm hùm ôm 11 trứng. Các loài tôm hùm khác nhau thì kích cỡ tham gia sinh sản lần đầu và 12 mùa vụ sinh sản cũng khác nhau. Chẳng hạn, ở loài tôm hùm Bông (Panulirus 13 ornatus), kích cỡ tham gia sinh sản lần đầu của con đực là 110,6 mm CL và ở 14 con cái là 97,3 mm CL (chiều dài giáp đầu ngực); ở tôm hùm Đá (P. 15 hormarus) kích cỡ tham gia sinh sản lần đầu khoảng 66,7 mm CL ở con đực 16 và 56,9 mm CL ở con cái. Đỉnh cao sinh sản của loài tôm hùm thường tập 17 trung vào tháng 4 và tháng 9 hàng năm, riêng tôm hùm Sỏi đỉnh cao sinh sản 18 xuất hiện vào tháng 5 và tháng 6. Sức sinh sản của tôm hùm tương đối lớn,
- 1 chúng có thể đẻ từ 2 đến nhiều lần trong năm. Khi sinh sản, trứng được giữ ở 2 các chân bơi, sau một thời gian trứng sẽ nở ra ấu trùng và ấu trùng sẽ trải qua 3 các giai đoạn biến thái để trở thành tôm con. 4 3. Đặc điểm môi trường vùng phân bố tôm hùm 5 Hầu hết các giống có thành phần loài phong phú thuộc họ tôm hùm Gai 6 (Palinuridae) đều tập trung ở vùng biển nhiệt đới. Chúng sống từ vùng trung 7 triều đến vùng biển sâu tới 3.000 m, thành bầy đàn trong hang để bảo vệ nhau 8 và trốn tránh kẻ thù. Tìm hiểu về môi trường vùng phân bố tôm hùm sẽ giúp 9 hiểu được những đặc điểm sinh thái tự nhiên của chúng, từ đó lựa chọn được 10 vùng nuôi có đặc điểm môi trường thích hợp, đồng thời điều chỉnh các thông 11 số như độ sâu, độ mặn,… theo từng giai đoạn phát triển, giúp tôm thích nghi 12 tốt với điều kiện nuôi lồng. 13 3.1. Nền đáy 14 Cấu tạo nền đáy là một trong những yếu tố môi trường quan trọng, quyết định 15 sự phân bố của tôm hùm, đặc biệt là tôm hùm trưởng thành. Tôm hùm thường 16 tập trung chủ yếu trong các hang hốc có nền đáy là đá, san hô, đá tảng, bùn, 17 cát hoặc thảm thực vật (tảo bẹ). Riêng tôm hùm Bông (Panulirus ornatus), 18 tôm hùm Đá (P. homarus), tôm hùm Đỏ (P. longipes) và tôm hùm Sen (P. 19 versicolor) thường sinh sống ở những hang đá tảng và hang đá nhỏ có ánh 20 sáng rọi tới; tôm hùm Tre (P. polyphagus) lại thích vùi mình dưới cát vì thế 21 hay gặp loài này phân bố ở những vùng đáy cát, đá cuội có rong phát triển. 22 3.2. Độ sâu 23 - Độ sâu có ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài tôm hùm trong tự nhiên. 24 Ở giai đoạn tôm con, chúng phân bố ở độ sâu 1 – 5m nước, nhưng đến giai 25 đoạn trưởng thành thì hầu hết các loài tôm hùm phân bố ở độ sâu trong 26 khoảng từ 5 – 100m nước, cá biệt cũng gặp ở độ sâu đến 180 – 400m như loài
- 1 Panulirus delagoae. Nghiên cứu của một số tác giả cho thấy, ở vùng biển 2 miền Trung Việt Nam, tôm hùm con bắt gặp ở độ sâu từ 0,5 – 5m nước. 3 - Tuy nhiên, trong cùng một vùng nhưng các loài khác nhau lại sống ở độ sâu 4 khác nhau, theo mức độ tăng dần như sau: tôm hùm Sỏi (Panulirus 5 stimpsoni); tôm hùm Bông (P. ornatus); tôm hùm Đá nhỏ (P. homarus); tôm 6 hùm Đỏ (P. longipes), khoảng 4 – 6m sâu. Do vậy, khi ương nuôi tôm hùm 7 cần chú ý đến độ sâu khi đặt lồng, thường ở 2 – 3m. Giai đoạn trưởng thành, 8 tôm hùm phân bố ở độ sâu trên 10m cho tới 35 – 50m, thường là các rạn san 9 hô, ven bờ và hải đảo. 10 3.3. Nhiệt độ nước 11 - Nhiệt độ nước là một trong những tham số sinh thái quan trọng, quyết định 12 sự phân bố của các giống tôm hùm trong họ Palinuridae. Hầu hết các loài 13 thuộc giống Panulirus sống ở vùng nước ấm, nhiệt độ dao động từ 20 – 30 độ 14 C, trung bình khoảng 25 độ C, đó là những vùng thềm lục địa, vĩ độ thấp 15 khoảng 35 – 40 độ. 16 - Ở vùng biển miền Trung nước ta, những số liệu điều tra cho thấy, nhiệt độ 17 nước trong vùng phân bố tự nhiên của tôm hùm Bông nhỏ dao động từ 24 – 18 31 độ C; còn của tôm hùm trưởng thành từ 26 – 29 độ C vào mùa hè và 19 khoảng 22 – 27 độ C vào mùa đông. Hơn nữa, khi nhiệt độ nước thay đổi đột 20 ngột, chẳng hạn như tăng lên 3 – 5 độ C thì hầu như tôm hùm con các loài đều 21 bị chết, khi giảm nhiệt độ nước xuống 5 độ C pha lột xác của tôm hùm sẽ 22 chậm dần và dừng lại hoàn toàn. 23 3.4. Độ mặn 24 - Độ mặn là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng mạnh đến đời sống của 25 tôm hùm, đặc biệt là tôm con. Những số liệu điều tra cho thấy vùng phân bố 26 tôm hùm con ngoài tự nhiên có độ mặn dao động trong khoảng 33 – 34‰. Sự
- 1 thay đổi đột ngột độ mặn (từ 5 – 15‰) sẽ làm hoạt động bắt mồi của tôm con 2 giảm từ 30 – 90%, khi độ mặn giảm xuống đến 20 – 25‰ và kéo dài 3 – 5 3 ngày sẽ gây nên tình trạng chết từ từ ở tôm con. Độ mặn vùng biển có tác 4 động đến hoạt động bắt mồi, khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu ở tôm hùm 5 con,… từ đó những thay đổi bất lợi hoặc kéo dài thời gian lột xác hoặc gây 6 chết đối với chúng. 7 - Số liệu điều tra ở khu vực miền Trung Việt Nam cho thấy, tôm hùm trưởng 8 thành sống ngoài khơi ở độ sâu dưới 10m nước, độ mặn dao động từ 30 – 9 35‰. 10 3.5. Nguồn thức ăn tự nhiên 11 - Tôm hùm được coi là những động vật ăn mồi sống chủ yếu trong hệ sinh vật 12 đáy ở biển. Chúng bắt mồi vào ban đêm trên những vùng rạn có nguồn thức 13 ăn phong phú gồm các loài liên quan với rạn san hô và có ảnh hưởng trực tiếp 14 tới cấu trúc chung của hệ sinh thái hoặc một vùng sinh thái, kể cả thành phần 15 loài và độ phong phú của các sinh vật là mồi của chúng. Ở nước ta, nghiên 16 cứu của một số tác giả cho thấy, thành phần động thực vật thường gặp ở vùng 17 tôm hùm phân bố bao gồm: các động vật thuộc giáp xác nhỏ (tôm, cua), thân 18 mềm (sò, vẹm, ốc), cầu gai, sao biển, một số loài cá (cá đáy, cá rạn san hô), 19 huệ biển, hải sâm và các loài rong, rêu. 20 - Một số khu vực nền đáy có tôm hùm phân bố:
- 1 2 (A): nền đáy cát (B): san hô có thảm thực vật (C,D,E): rạn đá/đá tản. 3 4 - Các loài tôm hùm nuôi tại vùng biển miền Trung:
- 1 2 (A): tôm hùm Đá (B): tôm hùm Đỏ (C): tôm hùm Bông (D): tôm hùm Tre 3 (E): tôm hùm Sỏi. 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn