Tài liệu "Tháo khớp nửa bàn chân trước do ung thư, tháo khớp cổ chân do ung thư" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi và xử trí tai biến sau tháo khớp. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Tháo khớp nửa bàn chân trước do ung thư, tháo khớp cổ chân do ung thư
- THÁO KHỚP NỬA BÀN CHÂN TRƢỚC DO UNG THƢ
I. ĐẠI CƢƠNG
Tháo bỏ nửa trước bàn chân (tháo khớp Lisfranc) là một thủ thuật thông dụng khi
tổn thương cho phép giữ da gan, hoặc mu chân tới các đốt ngón chân. Tháo nửa trước
bàn chân là thủ thuật tháo khớp các đốt bàn chân tiếp giáp với hệ các xương cổ chân
bao gốm xương chêm I, xương chêm II, xương chêm III và xương hộp.
II. CHỈ ĐỊNH
Ung thư xương hoặc ung thư phần mềm mà tổn thương còn cho phép giữ được da
gan chân hoặc mu chân tới các đốt ngón chân.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Các bệnh toàn thân nặng. Chống chỉ định tương đối khi ung thư đã di căn xa đến
các tạng, ung thư gây các biến chứng nặng nề.
IV. CHUẨN BỊ
1. Ngƣời thực hiện
2. Phƣơng tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật xương khớp thông thường bao gồm: dao dài, dụng cụ giữ
xương, cưa xương, lóc cốt mạc, dũa xương…
3. Ngƣời bệnh
Giải thích cho người bệnh về tình trạng bệnh, phương pháp điều trị phẫu thuật,
những phiền phức của cuộc phẫu thuật cũng như các rủi ro có thể gặp phải khi tiến
hành cuộc mổ. Cùng người bệnh và người nhà ký cam kết mổ.
Uống thuốc an thần đêm trước mổ, sáng hôm mổ nhịn ăn uống hoàn toàn, thay
quần áo, Băng vô trung vùng mổ.
4. Hồ sơ bệnh án
Các xét nghiệm thường quy, đông máu, sinh hóa, điện tim. Với những người tuổi
cao cần thiết có thể phải đánh giá chức năng tim hoặc chức năng hô hấp trước mổ.
V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
1. Trừ đau: Gây tê vùng: gây tê ngoài màng cứng hoạc gây tê tủy sống; hoặc gây mê
toàn thân.
2. Tƣ thế ngƣời bệnh: nằm ngửa, chân để ngoài bàn mổ.
3. Định mốc
568
- Mỏm trâm đốt bàn V, ở giữa bờ ngoài bàn chân
L m sau nền đốt bàn chân I, ở 2 cm trước mỏm trâm nói trên.
4. Kỹ thuật
4.1.Cắt vạt mu và gan chân:
4.1.1.Cắt vạt mu chân: Theo một hình cung, ở trong, đầu cung ở 2 cm trước nền đốt
bàn chân I, Ở ngoài, đầu cung ở 1 cm trước mỏm trâm xương đốt bàn chân V. Cắt da,
sau khi da co cắt tới xương.
4.1.2. Cắt vạt gan chân: Rạch từ trái sang phải, dọc theo bờ bên đốt bàn chân trái tới
rãnh ngón gan chân, rồi rạch ngang theo rãnh ấy tới bờ bàn chân chân bên kia. Sau
rạch theo bờ đốt bàn chân tới chỗ rạch của vạt mu chân.
Lật mạnh bàn chân, cắt các thành phần sợi của khớp bàn ngón chân. Khi cắt tới
chỏm đốt xương bàn chân, cắt triệt để cơ và gân đến tận xương ở vòm bàn chân và
đốt I, II. Sau khi cắt hết tổ chức phần mềm còn lại, bộc lộ mỏm trâm xương đốt V và
củ bên trong xương đốt I. Bắt đầu tháo khớp bằng cách gấp mu chân, dùng dao cắt
các gân cơ mác ngắn, đưa dao vào khe khớp, khi bàn chân bị toạc, bẻ từ trong ra
ngoài, cắt nốt dây chằng Lisfranc.
Khâu gân cơ duỗi vào cơ gân chân, dẫn lưu khoang phẫu thuật, khâu vạt da.
VI. TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG
- Chảy máu sau mổ: có thể băng ép cầm máu hoặc mổ khâu cầm máu.
- Nhiễm trùng vết mổ: mở rộng, dẫn lưu mủ, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
569
- THÁO KHỚP CỔ CHÂN DO UNG THƢ
I. ĐẠI CƢƠNG
Tháo khớp cổ chân là một thủ thuật thông dụng, tính triệt căn tốt. Thủ thuật bao
gồm tháo khớp cổ chân và cắt bỏ mộng chày mác. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, chi
ngắn khoảng 5- 6 cm.
II. CHỈ ĐỊNH
Ung thư xương hoặc ung thư phần mềm mà tổn thương còn cho phép giữ được da
vùng gót chân.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Các bệnh toàn thân nặng. Chống chỉ định tương đối khi ung thư đã di căn xa đến
các tạng, ung thư gây các biến chứng nặng nề.
III. CHUẨN BỊ
1. Ngƣời thực hiện
2. Phƣơng tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật xương khớp thông thường bao gồm: dao dài, dụng cụ giữ
xương, cưa xương, lóc cốt mạc, dũa xương…
3. Ngƣời bệnh
Giải thích cho người bệnh về tình trạng bệnh, phương pháp điều trị phẫu thuật,
những phiền phức của cuộc phẫu thuật cũng như các rủi ro có thể gặp phải khi tiến
hành cuộc mổ. Cùng người bệnh và người nhà ký cam kết mổ.
Uống thuốc an thần đêm trước mổ, sáng hôm mổ nhịn ăn uống hoàn toàn, thay
quần áo, Băng vô trung vùng mổ.
4. Hồ sơ bệnh án
Các xét nghiệm thường quy, đông máu, sinh hóa, điện tim. Với những người tuổi
cao cần thiết có thể phải đánh giá chức năng tim hoặc chức năng hô hấp trước mổ.
V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
1. Trừ đau: Gây tê vùng: gây tê ngoài màng cứng hoạc gây tê tủy sống; hoặc gây mê
toàn thân.
2. Tƣ thế ngƣời bệnh: nằm ngửa, chân để ngoài bàn mổ.
3. Kỹ thuật
570
- - Rạch da: Mép ngoài ở 1 cm trước mắt cá ngoài, mép trong ở 1 cm dưới mắt cá
trong. Rạch da ở mu chân bằng một đường ngắn nhất nối liền 2 mép. Ở gan chân
đường rạch thẳng góc với trục bàn chân.
- Cắt vạt gan chân: Cắt phần mềm đến tận xương gót, lóc hết cơ bám xương gót, lóc
hết cốt mạc.
Ở mu chân cắt tới tận cổ xương sên, bẻ bàn chân xuống.
- Tháo bỏ khớp:
Rạch bao khớp tới tận mắt cá.
Cắt dây chằng bên và dây chằng sau, chú ý bó mạch chầy sau.
- Tháo xương gót: Bẻ mạnh bàn chân xuống, khe khớp toạc ra, cắt hai bên và phía sau
xương gót, cắt gân achille lấy bỏ bàn chân.
- Cắt bỏ mộng chày mác: Cắt bỏ khoảng 0,5 cm xương chày bao gồm cả mắt cá và
diện khớp chày.
Sau mổ, chi sẽ ngắn khoảng 5- 6 cm, phục hồi chức năng bằng giầy đế cao. Người
bệnh vẫn đi lại được.
VI. TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG
- Chảy máu sau mổ: có thể băng ép cầm máu hoặc mổ khâu cầm máu.
- Nhiễm trùng vết mổ: mở rộng, dẫn lưu mủ, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
571