intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thấy cây mà chẳng thấy rừng

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

92
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cảm nhận của chúng tôi sau khi đọc bài viết có tựa đề nói trên là: Tác giả bài viết “thấy cây mà chẳng thấy rừng”, do vậy đã có những đánh giá thiên kiến, sai lệch về vai trò, uy tín của Liên đoàn Nghệ thuật Nhiếp ảnh quốc tế (FIAP), từ đó “hạ bệ” uy tín những ai đang tham gia tổ chức này, coi thường các giải thưởng của FIAP, coi thường những ai đã đoạt các giải thưởng của FIAP, PSA (Hội Nhiếp ảnh Hoa kỳ);...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thấy cây mà chẳng thấy rừng

  1. Thấy cây mà chẳng thấy rừng Cảm nhận của chúng tôi sau khi đọc bài viết có tựa đề nói trên là: Tác giả bài viết “thấy cây mà chẳng thấy rừng”, do vậy đã có những đánh giá thiên kiến, sai lệch về vai trò, uy tín của Liên đoàn Nghệ thuật Nhiếp ảnh quốc tế (FIAP), từ đó “hạ bệ” uy tín những ai đang tham gia tổ chức này, coi thường các giải thưởng của FIAP, coi thường những ai đã đoạt các giải thưởng của FIAP, PSA (Hội Nhiếp ảnh Hoa kỳ); đồng thời tác giả cũng ngầm chế nhạo Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA), cho rằng VAPA “chỉ biết tôn trọng” FIAP là mù quáng và việc nhà nước Việt Nam bỏ ra tiền tỷ cho VAPA đăng cai Đại hội lần thứ 30 của FIAP là vô bổ, lãng phí tiền bạc của dân… Sự thật có phải như vậy không? Phải khách quan thừa nhận: Bài viết của Trường Thành có ý đúng. Đúng ở chỗ: Có những tác phẩm đoạt giải FIAP trùng lặp về ý tưởng, cách thức thể hiện. Tác phẩm ra đời trước đã đoạt giải, tác phẩm ra đời sau nhái lại ý tưởng, cách thức thể hiện đó, lại tiếp tục đoạt giải. Điều này không chỉ xảy ra trong các cuộc thi ảnh do FIAP bảo trợ ở nước ngoài mà xảy ra cả ở trong các cuộc thi do VAPA bảo trợ và trực tiếp chấm ảnh. Thể hiện rõ nhất là các tác phẩm chụp chân dung người già, trẻ em Tây Nguyên, ảnh về những người đàn bà gồng gánh, đội om
  2. nước đi trên đồi cát ở Ninh Thuận, ảnh về ruộng bậc thang ở các tỉnh miền núi phía Bắc, ảnh về sương mù Sa Pa… Vì sao có chuyện trùng lặp đó? Ấy là do nhận thức không đúng đắn về sáng tạo nghệ thuật của một số người chụp ảnh, do trình độ của các Ban giám khảo, khả năng hiểu biết sâu rộng, bao quát về các cuộc thi ảnh trong và ngoài nước còn hạn chế, nên đã không loại bỏ được những tác phẩm đi theo lối mòn, đánh cắp mô típ, ý tưởng của người khác… Thế nhưng thể loại tác phẩm như thế chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số các ảnh đoạt giải, được chọn triển lãm. Người viết bài này mỗi năm được xem khoảng 10 - 15 cuốn sách ảnh của các nước Á, Âu, Mỹ… được chọn từ các cuộc thi ảnh do FIAP, PSA… bảo trợ; tuy chưa phải là nhiều, nhưng cũng thấy rõ: Các tác phẩm rất đa dạng về đề tài và phương pháp thể hiện, có nhiều tác phẩm gây ấn tượng mạnh mẽ. Chỉ riêng tác phẩm của các tác giả hiện đang sinh sống ở Tây Nguyên đã đoạt giải trong các cuộc thi do FIAP, PSA bảo trợ đã đủ cho ta thấy rõ điều đó. Ví dụ tác phẩm Cứu của Phạm Dực (HCV FIAP), Cùng thưởng thức của Vương Quốc Kim (HCB FIAP), Chiếc dù đỏ của Nguyễn Hương Vượng (HCV PSA), Vượt lũ của Dương Thanh Khôi (Cup vàng Hong Kong)… Cứu của Phạm Dực thực sự là một bức ảnh gây ấn tượng mạnh, bởi vấn đề sâu sắc của cuộc sống mà bức ảnh đề cập: Đốt phá rừng lấy đất sản xuất, tàn phá hàng vạn ha rừng, nguyên nhân gây nên những thảm họa về môi sinh đối với con người. Hình ảnh đứa bé sợ hãi, khóc thét trên lưng chị, hình ảnh ngọn lửa đỏ bạo tàn đang nuốt chửng cả cánh rừng… chẳng lẽ đó cũng chỉ là những “vẻ đẹp chung
  3. chung… không có tác dụng, ảnh hưởng nhiều đến xã hội” như nhận xét của Trường Thành hay sao? Bức ảnh Vượt lũ của Dương Thanh Khôi: Với hình ảnh nước lũ tràn mênh mông, ngôi nhà đã ngập tới nửa vách, một bà mẹ với 3 đứa con, đứa ôm trước ngực, đứa cõng sau lưng, đứa kéo lê cặp sách cùng con chó đang rướn sức vượt qua cơn lũ, trong lúc trời vẫn đang ào ào đổ mưa… chẳng lẽ đó cũng chỉ là “vẻ đẹp chung chung”, không nói lên được gì, không có tác dụng gì đối với xã hội hay sao? Trường Thành cho rằng: “những cuộc thi ảnh nghệ thuật do FIAP bảo trợ thấy rõ một khoảng cách về uy tín và quyền lực so với các cuộc thi ảnh nghệ thuật của các tổ chức và tập đoàn nổi tiếng thế giới…”. Xin hỏi “khoảng cách về uy tín và quyền lực” được quyết định bởi cái gì vậy? đong đếm bằng phương pháp nào vậy? Có phải do số tiền giải thưởng cao như viện dẫn của Trường Thành? hay do thu hút được nhiều tác giả ở nhiều quốc gia gửi nhiều tác phẩm đến tham dự? do chất lượng tác phẩm được số đông người xem đánh giá gia cao? hay do điều gì khác nữa? Theo tôi, lối so sánh, đánh giá nói trên của Trường Thành là mập mờ, không có căn cứ xác đáng, hoàn toàn chủ quan. Trường Thành đưa ra một số cuộc thi ảnh báo chí, một số cuộc thi ảnh nhằm mục đích quảng cáo của các tập đoàn sản xuất hàng điện tử… để so sánh với các cuộc thi ảnh nghệ thuật của FIAP; lấy số tiền thưởng cao và ban giám khảo của cuộc thi này là “các giám đốc hình ảnh của
  4. các tập đoàn truyền thông hàng đầu thế giới” để cho rằng các cuộc thi này mới thực sự có đẳng cấp, mới đáng quan tâm… Đây chính là một sự nhầm lẫn lớn của Trường Thành khi đánh đồng bản chất, mục đích của các cuộc thi đó với các cuộc thi ảnh nghệ thuật, nhầm lẫn lớn về tính đặc trưng, chức năng của các lĩnh vực nhiếp ảnh khác nhau. Sự nhầm lẫn này thể hiện rõ nhất khi Trường Thành viết: “Có hai giải thưởng quốc tế danh giá hàng năm về nhiếp ảnh được giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp đánh giá cao là giải ảnh của Tổ chức World Press Photo (Hà Lan) và giải ảnh báo chí Pulitzer (Mỹ) lại ít khi được Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam nhắc đến như một mục tiêu để nhiếp ảnh Việt Nam phấn đấu”. Xin thưa với Trường Thành rằng: Hai cuộc thi mà Trường thành nêu trên là hai cuộc thi về ảnh báo chí, nó có chức năng khác với các cuộc thi ảnh nghệ thuật. Chúng ta đều biết: Ảnh báo chí có chức năng chủ yếu là thông tin về các sự kiện của đời sống. Ảnh nghệ thuật lại có chức năng đưa đến cho người xem các giá trị thẩm mỹ, những nhận thức mới mẻ về cuộc sống thông qua trình độ “tạo hình”: Màu sắc, ánh sáng, bố cục, góc độ bấm máy… Dĩ nhiên là có nhiều tác phẩm báo chí có giá trị nghệ thuật rất cao và ngược lại nhiều tác phẩm nghệ thuật cũng có giá trị thông tin rất cao. Nhưng rõ ràng đây là 2 lĩnh vực không thể “hòa tan” trong nhau. Và vì vậy VAPA không “nhắc đến” hai tổ chức nhiếp ảnh trên “như một mục tiêu phấn đấu” là tất nhiên; ngoại trừ khi VAPA đổi tên thành Hội Nhiếp ảnh Việt Nam và sửa đổi Điều lệ của Hội, có chức năng tập hợp tất cả
  5. những nhà nhiếp ảnh thuộc cả hai lĩnh vực nhiếp ảnh nói trên. Trường Thành cho rằng FIAP là một “tổ chức nghiệp dư”, các thành viên của tổ chức này “coi nhiếp ảnh là thú vui tài tử, không phải là mục đích sáng tạo nghệ thuật chuyên nghiệp”. Xin thưa với Trường Thành rằng: Mục đích của sáng tạo nghệ thuật dù là người chuyên nghiệp hay nghiệp dư đều nhằm tạo ra tác phẩm có giá trị nội dung và nghệ thuật cao, hướng con người tới chân, thiện, mỹ. Chuyên nghiệp hay nghiệp dư chỉ là cơ sở, là điều kiện để thực hiện mục đích mà thôi. Tất nhiên tác phẩm nhiếp ảnh thành công hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác (không chỉ chuyên nghiệp hay nghiệp dư theo cách hiểu của Trường Thành); và vì vậy cùng chụp về một cảnh vật cụ thể, sự việc cụ thể, chưa hẳn tác tác phẩm của người chuyên nghiệp đã hơn người nghiệp dư. Chính Trường Thành cũng thừa nhận trong bài viết của mình “không phải nghiệp dư là kém”. Vậy thì việc Trường Thành nêu FIAP là một tổ chức nhiếp ảnh nghiệp dư, rồi phán xét rằng: Tác phẩm trong các cuộc thi do FIAP bảo trợ “chỉ mang những vẻ đẹp chung chung”, “FIAP không phải là thước đo trình độ, đẳng cấp của những nhà nhiếp ảnh” có phải là tự mâu thuẫn trong tư duy của chính mình? Điều cuối cùng chúng tôi muốn nói thêm với Trường Thành là: Chúng
  6. tôi những hội viên của FIAP, của VAPA, tự chúng tôi cũng ý thức được giá trị của FIAP, của VAPA trước khi phấn đấu để gia nhập các tổ chức đó. Chúng tôi không hề mù quáng. Chúng tôi hiểu rất rõ: Một tổ chức có 85 thành viên quốc gia, là thành viên của UNESCO, dĩ nhiên đó không thể là tổ chức “không có gì đáng kể” như “ngộ nhận” của Trường Thành. 85 tổ chức nhiếp ảnh quốc gia, gồm hàng ngàn nhà nhiếp ảnh, trong đó có nhiều nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp nổi tiếng thế giới cũng gia nhập FIAP, chắc chắn là họ không “rủ nhau” cùng “ngộ nhận” về FIAP như Trường Thành nghĩ. Chúng tôi cũng hiểu rằng: Nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều thành công, có nhiều giải thưởng quốc tế (không chỉ của FIAP, PSA mà còn ở nhiều cuộc thi khác không có FIAP, PSA bảo trợ), nhưng vẫn còn nhiều mặt khiếm khuyết, thua kém so với nhiều nước trên thế giới, chúng tôi còn phải học hỏi, phấn đấu nhiều mới “bằng anh bằng chị”. Không phải chờ bây giờ Trường Thành có bài viết này chúng tôi mới nhận thức được vấn đề đó. Nhưng chỉ nhìn vào một số khiếm khuyết trong một số tác phẩm, trong cách chọn ảnh và trao giải của một số ban giám khảo thuộc các quốc gia thành viên FIAP (trong đó có cả VAPA) để phủ nhận hoặc “hạ bệ” tất cả, từ vai trò, uy tín của FIAP của VAPA, đến tất cả các tác phẩm, các giải thưởng của FIAP của VAPA thì đó là cách nhìn phiến diện, “thấy cây mà chẳng thấy rừng”, là “vơ đũa cả nắm”. Điều này không chỉ thể hiện phương pháp tư duy sai lầm mà còn thể hiện cái tâm đố kị, thiếu trong sáng của Trường Thành.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2