intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thay đổi thói quen để phòng tiêu chảy

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

117
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nóng ẩm, mưa nhiều, ngập lụt, giao lưu qua lại giữa các khu vực là những điều kiện tốt để vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy lây lan. Đây là bệnh dễ mắc nhưng khó phòng, vì liên quan trực tiếp đến ăn uống và một số thói quen xấu, mở cửa "rước giặc vào nhà” mà không hay! Thói quen tiết kiệm. Nhiều phụ nữ thích đi siêu thị mua sỉ hàng hóa với giá hạ. Mua nhiều nấu nhiều, ăn không hết bỏ vào tủ lạnh. Tủ lạnh chứa quá nhiều thực phẩm sẽ không thể lạnh nhanh....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thay đổi thói quen để phòng tiêu chảy

  1. Thay đổi thói quen để phòng tiêu chảy
  2. Nóng ẩm, mưa nhiều, ngập lụt, giao lưu qua lại giữa các khu vực là những điều kiện tốt để vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy lây lan. Đây là bệnh dễ mắc nhưng khó phòng, vì liên quan trực tiếp đến ăn uống và một số thói quen xấu, mở cửa "rước giặc vào nhà” mà không hay! Thói quen tiết kiệm. Nhiều phụ nữ thích đi siêu thị mua sỉ hàng hóa với giá hạ. Mua nhiều nấu nhiều, ăn không hết bỏ vào tủ lạnh. Tủ lạnh chứa quá nhiều thực phẩm sẽ không thể lạnh nhanh. Khi thức ăn vẫn giữ độ ấm lâu (trên 10 độ C) thì vi khuẩn dễ dàng phát triển. Cũng có người mua nhiều nguyên liệu, nhưng khi nấu lại mắc sai lầm là để cả tảng thịt, cá rã đông, rồi cắt một phần đem nấu, phần còn lại tiếp tục bỏ vào tủ lạnh. Có ai ngờ trong thời gian rã đông, vi khuẩn có sẵn trong thịt cá với số lượng ít sẽ sinh "con đàn cháu đống". Tương tự, thịt bán trong các chợ có tỷ lệ vi khuẩn tăng dần theo thời gian. Đi chợ càng trễ, lượng vi khuẩn trên thịt càng nhiều, vì chúng đã kịp sinh sôi nảy nở và tiết độc tố sau vài giờ nằm trên sạp.
  3. Rau sống, trái cây là món không thể thiếu, và ai cũng biết phải rửa sạch chúng trước khi ăn. Thế nhưng. ít ai nghĩ đến nguồn nước làm sạch rau có thể chứa vi sinh gây bệnh. Vì vậy, để rau quả bảo đảm vệ sinh, cần rửa lại bằng nước đun sôi để nguội. Uống nước đun sôi để nguội hoặc nước tinh khiết đã trở thành thói quen tốt trong các gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp dùng nước máy để làm đá, vì cho rằng vi khuẩn sẽ bị "chết cứng" khi đông đá. Điều này hoàn toàn sai lầm. Ở nhiệt độ thấp, vi khuẩn đi... ngủ, khi vào được cơ thể ấm áp 37 độ C, chúng sẽ "thức giấc" và phân thân để có thêm con
  4. cháu. Một số vi khuẩn còn biết ẩn núp chờ thời cơ gây bệnh. Ví dụ, vi khuẩn nằm trong những lằn dao hằn sâu trong thớt, chỉ cần thái thịt heo luộc, thịt gà rô ti trên chiếc thớt này là chúng đã nghiễm nhiên nằm trong dĩa thức ăn. Để triệt đường sống của chúng, cách hay nhất là dùng hai thớt, một thớt chuyên dùng cho thực phẩm chín và một thớt dành riêng cho thực phẩm sống.
  5. Khăn lau chén có nhiệm vụ lau khô, sạch chén bát, nhưng nếu không được giặt sạch, phơi khô mỗi ngày thì đây sẽ là điểm hẹn để vi khuẩn tụ tập, chờ cơ hội gây bệnh. Chúng ta có thể thay khăn mỗi ngày hoặc cho khăn vào lò viba để tiệt trùng từ 30 – 60 giây, tùy theo khăn khô hay ẩm. Chén, bát sau khi rửa xong cần trụng nước sôi để diệt vi sinh nhiễm vào nguồn nước. Rửa tay bằng xà bông giảm đến 50% trường hợp bị tiêu chảy (nghiên cứu trên 900 gia đình ở Pakistan trong một môi trường không vệ sinh, nước ô nhiễm và không có khăn tắm sạch). Rửa tay đúng cách là rửa kỹ từng ngón, kẻ móng bằng xà bông dưới vòi nước sạch.
  6. Đối tượng dễ mắc bệnh tiêu chảy nhất là trẻ em dưới 4 tuổi. Vì thế, BS Bạch Văn Cam, Cố vấn Khối Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM khuyên: Nên dùng nguyên liệu thực phẩm tươi để nấu và cho bé ăn ngay sau khi nấu. Đồ chơi của bé cần được rửa sạch bằng xà bông và phơi nắng tiệt trùng ít nhất mỗi tuần một lần. Không cho bé chơi chung đồ chơi với các trẻ khác để tránh lây bệnh. Trẻ dưới 2 tuổi nên cho uống ngừa
  7. rotavirus để không bị tiêu chảy cấp. Khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho uống bù nước và đi bác sĩ ngay để được tư vấn. Thức ăn đường phố phải đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Y tế đề ra. Cơ bản nhất phải đủ nước sạch, có dụng cụ gắp thức ăn, không để lẫn thức ăn chín và sống, nơi chế biến phải sạch, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc an toàn, không sử dụng phụ gia và màu thực phẩm ngoài danh mục cho phép, thức ăn phải được bày bán trong tủ kính, cách biệt nguồn ô
  8. nhiễm như cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, người tiếp xúc thực phẩm mặc quần áo bảo hộ, có mũ chụp tóc, tháo bỏ mọi trang sức, cắt ngắn móng tay, tay luôn sạch, khám sức khỏe, cấy phân định kỳ mỗi năm một lần...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2