intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thay tã cho bé sơ sinh

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

125
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trung bình mỗi bé phải thay tã khoảng 5000 lần trước khi học được cách đi vệ sinh. Với những bậc cha mẹ mới sinh con đầu lòng, những lần thay tã đầu tiên làm nảy sinh nhiều câu hỏi nhất. Ngoài tã ra, bạn còn cần những vật dụng gì? Bao lâu thì nên thay bỉm cho bé? Bạn có thay tã cho bé trai khác với bé gái không? Làm thế nào để tránh hăm tã? Hãy tìm hiểu về chuyện thay tã cho bé sơ sinh? Thay tã: bạn đã có đủ đồ dùng cần thiết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thay tã cho bé sơ sinh

  1. Thay tã cho bé sơ sinh Trung bình mỗi bé phải thay tã khoảng 5000 lần trước khi học được cách đi vệ sinh. Với những bậc cha mẹ mới sinh con đầu lòng, những lần thay tã đầu tiên làm nảy sinh nhiều câu hỏi nhất. Ngoài tã ra, bạn còn cần những vật dụng gì? Bao lâu thì nên thay bỉm cho bé? Bạn có thay tã cho bé trai khác với bé gái không? Làm thế nào để tránh hăm tã? Hãy tìm hiểu về chuyện thay tã cho bé sơ sinh? Thay tã: bạn đã có đủ đồ dùng cần thiết chưa? Ðể việc thay tã thuận tiện cho cả bạn và bé, bạn cần chuẩn bị những thứ sau: Tã (bỉm). Đảm bảo dự trữ đầy đủ tã. Ðầu tiên là cỡ nhỏ và cỡ lớn khi bé lớn lên. Giấy lau ướt. Mặc dù khăn ướt cũng được việc, song không tiện bằng giấy ướt.
  2. Xô đựng tã. Các cửa hàng thường bán nhiều loại xô đựng tã khác nhau, mỗi loại lại có những quảng cáo riêng, như không mùi, tiện lợi và vệ sinh. Một chiếc tã lý tưởng phải đáp ứng được cả 3 yêu cầu này. Dầu thơm và phấn rôm. Không nhất thiết phải dùng dầu thơm hoặc phấn rôm mỗi khi thay tã, nhưng cần sẵn sàng phòng khi bé bị hăm tã. Máy làm giấy lau cho bé. Có tác dụng làm ấm giấy lau để bé thoải mái hơn. Bàn thay tã. Chọn bàn đủ rộng, vững chắc có ngăn đựng những vật dụng cần cho việc thay tã. Cài dây an toàn mỗi khi bạn để bé trên bàn. Kiểm tra và thay tã: bao lâu một lần ? Vì bé sơ sinh có thể tè đến 20 lần/ngày, cần thay tã cho bé 2-3 giờ/lần trong tháng đầu tiên. Tuy nhiên, không cần phải đánh thức bé để thay tã ướt. Nước tiểu thường không gây kích ứng da của bé, nhưng acid trong phân thì có thể, vì vậy hãy thay tã bẩn càng sớm càng tốt sau khi trẻ thức giấc. Nếu là bé trai, đề phòng bé đái vọt bằng cách đặt hờ một cái tã hoặc khăn trong khi vệ sinh vùng quấn tã. Thay tã: Gợi ý từng bước
  3. Tốt nhất nên sử dụng mặt phẳng nhẵn khi thay tã. Sàn nhà có tác dụng tốt. Những lựa chọn khác gồm cũi hoặc bàn thay tã. Nếu bạn dùng bàn thay tã, phải cài dây an toàn trong mọi lúc. Sau khi đã chọn được nơi an toàn, lúc đó hãy thay tã cho trẻ. Bỉm Khi thay bỉm, đặt bỉm ở dưới lưng của bé. Nhấc chân bé lên và kéo phần bỉm ở dưới ở dưới. Nhấc phần trước của bỉm qua giữa hai chân và dán phần cạp ở hai bên sao cho bỉm ôm khít lấy eo lưng của bé, và nằm chính giữa cơ thể. Ðối với bé sơ sinh, gấp đầu bỉm để khỏi cọ vào rốn. Khi dùng bỉm, phải đảm bảo mua đúng cỡ tương ứng với cân nặng của bé. Giữ tay sạch và khô trước khi dán miếng dán để miếng dán dính chắc. Vệ sinh sạch sẽ Dù là bé trai hay gái, vệ sinh sạch sẽ là điều bắt buộc. Làm theo các bước sau: Một tay nắm lấy chân bé ở chỗ mắt cá chân khi làm vệ sinh. 
  4. Dùng khăn bông nhúng nước ấm hoặc giấy lau ướt lau sạch  vùng quấn tã của bé. Dùng lại giấy ướt không có cồn và không có mùi thơm để tránh làm khô hoặc kích ứng da bé. Khi bé ị, dùng phần tã không bị dính bẩn lau sach phân.  Lau từ trên xuống dưới tránh xa bộ phận sinh dục, cuộn phần tã  bẩn vào trong. Lau sạch lại nhẹ nhàng bằng khăn bông hoặc giấy lau, dùng  một ít xà phòng dịu nếu cần thiết. Bạn không cần bôi nước thơm hoặc phấn rôm, trừ khi bé dễ bị hăm. Dùng một tay nắm lấy mắt cá chân bé nâng lên và luôn tã sạch  vào bên dưới. Vứt bỏ tã bẩn đúng cách. Nếu bạn dùng xô đựng tã, hãy đổ sạch  một hai ngày một lần. Để tã bẩn ngoài tầm với của trẻ con và vật nuôi. Rửa tay thật sạch sau khi cầm tã bẩn. Số lần tè và ị của bé Số lần bé tè và ị rất khác nhau - mà yếu tố chủ yếu là bé ăn gì và bao lâu ăn một lần. Hầu hết các bé đi tè gần như mỗi giờ một lần cho đến khi
  5. được 2-3 tháng tuổi và 2-3 giờ một lần cho đến hết năm đầu tiên. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây: Ướt chưa đến 3 chiếc bỉm/24giờ  Thay đổi màu sắc nước tiểu, bình thường có màu vàng nhạt  Có máu trong nước tiểu  Tiểu đau và khó  Số lần đi ị cũng rất thay đổi. Bé có thể ị 4-10 lần/ngày hoặc 3-4 ngày một lần. Sau tháng đầu tiên, số lần ị của bé thường dưới 3-4 lần/ngày hoặc thậm chí một số ít bé một tuần mới đi ị một lần. Màu sắc, số lần và độ cứng của phân cũng thay đổi nhiều, phụ thuộc nhiều vào việc bé ăn gì và ăn như thế nào. Phân của các bé bú mẹ thường mềm, nhiều nước và có màu vàng tươi (hoa cà hoa cải), phân của bé bú sữa ngoài thường thành khuôn hơn và có màu vàng nâu nhạt. Bé thường đỏ mặt và khóc khi ị, hoặc trông mặt bé đần ra. Ðó là những phản ứng bình thường. Nếu phân mềm hoặc lỏng, bé không bị táo bón. Tuy nhiên, nếu phân cứng, khô và khó rặn, bất kể bé đi bao nhiêu lần, bé có lẽ bị táo bón. Những bé bú mẹ hiếm khi bị táo bón. Bé bị tiêu chảy
  6. thường đi ngoài nhiều lần, phân lỏng khác thường hoặc có nhiều nước có thể xảy ra đột ngột. Mất nước là mối lo ngại chính nếu bé bị tiêu chảy. Nói với bác sĩ nếu bạn thấy những dấu hiệu sau: Đi ngoài nhiều lần, phân nhiều nước  Phân nhiều nước và nặng mùi  Vùng quấn tã đỏ hoặc đau rõ rệt  Phân bạc màu  Phân có máu tươi  Đề phòng hăm tã Hầu như bé nào cũng bị hăm vùng mông vào lúc này hay lúc khác, cho dù bạn có thường xuyên thay tã và lau rửa sạch sẽ. Nguyên nhân gây hăm tã có nhiều, bao gồm: Da tiếp xúc với sản phẩm mới, như giấy lau dùng một lần, bỉm  hoặc chất tẩy. Hoá chất dùng trong sản xuất vải - giặt tất cả quần áo mới trước  khi mặc cho bé
  7. Nhiễm vi khuẩn hoặc nấm  Một số bé có da rất nhạy cảm. Nếu con của bạn cũng vậy, hãy rửa vùng hăm bằng nước sạch mỗi khi thay tã. Ðể mông bé khô tự nhiên trước khi quấn tã cho bé. Dùng một số loại mỡ làm dịu da như: Desitin, Balmex hoặc mỡ A và D khi thấy vùng quấn tã có màu đỏ. Nhiều loại kem và mỡ bôi hăm có chứa hoạt chất kẽm oxid. Những sản phẩm này thường được bôi một lớp thật mỏng lên vùng da bị kích ứng vài lần một ngày để làm dịu và bảo vệ da bé. Ðể phòng hăm tã, tránh dùng bỉm siêu thấm vì loại bỉm này thường ít được thay thường xuyên. Nếu dùng tã vải, cần giặt và giũ tã thật kỹ. Thử dùng giấy lót thấm một chiều cho tã vải. Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu thấy tình trạng hăm tã không đỡ sau một vài ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2