intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thể chất trẻ 6-12 tháng

Chia sẻ: Zxacsqdwe Zxacsqdwe | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

87
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Ba tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”, đó là quá trình phát triển thông thường của trẻ mà ta quen nghĩ tới. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng tuân theo quy luật đó. Chỉ số phát triển thể chất bình thường ở trẻ 6-12 tháng tuổi. Cân nặng: So với thời gian trước, tốc độ tăng cân của bé 6-12 tháng tuổi sẽ chậm đi, trung bình mỗi tháng bé chỉ tăng khoảng 200-300g. Bình thường một cháu trai từ 6 tháng tuổi trở đi, mỗi tháng tăng được tối đa 500g,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thể chất trẻ 6-12 tháng

  1. Thể chất trẻ 6-12 tháng
  2. “Ba tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”, đó là quá trình phát triển thông thường của trẻ mà ta quen nghĩ tới. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng tuân theo quy luật đó. Chỉ số phát triển thể chất bình thường ở trẻ 6-12 tháng tuổi. Cân nặng : So với thời gian trước, tốc độ tăng cân của bé 6-12 tháng tuổi sẽ chậm đi, trung bình mỗi tháng bé chỉ tăng khoảng 200-300g. Bình thường một cháu trai từ 6 tháng tuổi trở đi, mỗi tháng tăng được tối đa 500g, bé gái thì tăng ít hơn một chút. Trẻ 12 tháng tuổi được coi là phát triển b ình thường nếu cân nặng đạt gấp 3 lần lúc sinh.
  3. Chiều cao: Trong 2 năm đầu đời, chiều cao của bé tăng rất nhanh: năm thứ nhất tăng trung bình 25cm, năm thứ hai tăng thêm khoảng 10cm. Vì vậy, việc chăm sóc bé tốt trong thời gian này sẽ là tiền đề cho sự phát triển chiều cao của bé lúc trưởng thành. Bé mới sinh có chiều cao (hay còn họi là chiều dài thân) đạt khoảng 48 -52cm. Chiều cao trung bình của bé lúc tròn 12 tháng sẽ xấp xỉ 75cm. N ếu chiều cao của con bạn thấp hơn 30% so với chỉ số trên thì bạn nên đưa bé đi khám sức khỏe, bởi có thể bé của bạn đang bị bệnh gì đó chăng? 6-12 tháng tuổi, bé bắt đầu tập đi. Chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể trẻ dần dần hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, cơ thể của trẻ vẫn còn non nớt, vẫn cần được người lớn nâng niu và chú tâm chăm sóc. “Ba tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”, đó là quá trình phát triển thông thường của trẻ mà ta quen nghĩ tới. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng tuân theo quy luật đó. Có rất nhiều ông bố bà mẹ thắc mắc: “Bé nhà mình đã 12 tháng, nhưng mới được 1 cái răng và chưa biết đi. Cả nhà đang lo phát ốm lên đây!”. Hay: “ Bé nhà em được 15 tháng rồi mà vẫn ch ưa biết đi, như th ế có phải là do bé bị còi xương không?”. Theo các bác sĩ : Trẻ ở giai đoạn 6-12 tháng tuổi sẽ phát triển từ biết lẫy, tới biết bò, ngồi, biết đứng rồi có đứa còn có thể bước đi. Tuy vậy, biết đi sớm
  4. chỉ là dấu hiệu của sức cơ bắp. Trẻ trong khoảng 10 đến 18 tháng mới biết đi là chuyện bình thường. Khi nào mới nên cho trẻ tập đi? Trẻ sớm biết đi được coi là niềm vui và là niềm tự hào của người lớn. Bởi vậy, một số phụ huynh nóng vội, bắt con em mình phải tập ngồi, đứng, đi quá sớm trong khi bé còn chưa sẵn sàng. Điều đó làm cho cột sống non nớt của bé phải gánh chịu trọng lượng quá lớn của đầu và phần trên cơ thể, vì thế dễ bị cong vẹo, gây đau lưng sau này. Vậy: Không nên ép trẻ tập đi khi bé chưa muốn và chưa đủ điều kiện về thể  lực. Khi bé có thể đứng lên ngồi xuống một cách vững vàng thì mới nên  cho bé tập đi. Thường thường, quá trình phát triển vận động của bé được tiến hành theo các giai đoạn như sau: Trẻ bập bẹ 1 -2 âm thanh, biết bắt chước 6 tháng mẹ. Có thể ngồi vững, nắm cầm đồ chơi bằng lòng bàn tay
  5. Trẻ nhanh nhẹn, quan tâm đến đồ chơi. 7 tháng Biết giơ tay khi đòi bế, có thể tự cầm bánh đưa vào miệng. Trẻ có thể lăn mình di chuyển ra chỗ khác, 8 tháng chuyển đồ vật từ tay này sang tay khác. Trẻ có thể bò bằng và đầu gối và bàn tay 9 tháng Trẻ biết tập nói, vẫy tay tạm biệt người khác, nói được vài từ đơn giản. Nhiều trẻ 10-12 đã đứng vững, có thể biết đi nếu được đỡ. tháng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2