intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thế chiến thứ nhì tại Ả Rập 2

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

66
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thế chiến thứ nhì tại Ả Rập 2 Đạo quân Kingstone được thêm đạo quân lê dương Ả Rập của Glubb giúp sức. Độc giả còn nhớ Glubb là trung úy phiêu lưu muốn noi gương Lawrence, làm cố vấn quân sự cho vua Abdallah xứ Transjordanie. Ông ta đã ở Ả Rập được hai chục năm, lên chức thiếu tá, thạo ngôn ngữ và phong tục Ả Rập, cũng được dân Ả Rập tin, mến. Lần này là lần đầu tiên mà quân Ả Rập do ông ta chỉ huy tấn công những quân Ả Rập khác. Quân Iraq bị đánh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thế chiến thứ nhì tại Ả Rập 2

  1. Thế chiến thứ nhì tại Ả Rập 2 Đạo quân Kingstone được thêm đạo quân lê dương Ả Rập của Glubb giúp sức. Độc giả còn nhớ Glubb là trung úy phiêu lưu muốn noi gương Lawrence, làm cố vấn quân sự cho vua Abdallah xứ Transjordanie. Ông ta đã ở Ả Rập được hai chục năm, lên chức thiếu tá, thạo ngôn ngữ và phong tục Ả Rập, cũng được dân Ả Rập tin, mến. Lần này là lần đầu tiên mà quân Ả Rập do ông ta chỉ huy tấn công những quân Ả Rập khác. Quân Iraq bị đánh thình lình, bỏ chạy. Kingstone giải thoát được kiều dân Anh ở Habbaniyeh; còn lại sứ quán, điểm khó nhất vì nằm giữa kinh đô. Glubb tỏ ra đắc lực, dùng bọn tay sai Ả Rập của mình điều đình ngầm với chính quyền Bagdad và rốt cuộc nhân viên trong sứ quán Anh bị bịt mắt rồi được đưa ra ngoài thành. Một hai ngày sau, đại úy Dames Roosevelt, con của Tổng thống Mỹ đáp xuống Habbaniyeh, đem quân tới giúp Anh. Tin về Mỹ, ông ta báo cáo với cha rằng uy tín của Anh ở Tây Á đã suy nhiều mà miền đó rất quan trọng về quân sự và kinh tế. Anh hết nguy ở Iraq, quân Iraq không được Đức cứu giúp, tan rã lần lần. Rashid-Ali đã trốn trước. Hội “Khung Vàng” bị giải tán. Quốc hội họp trở lại. Viên phụ chính trở về kinh đô, có lính Anh hộ tống. Các nhà cách mạng bị trừng trị nặng, cả trăm ngàn người bị Anh tàn sát. Thế là “chiến tranh ba mươi ngày” chấm dứt. Iraq đã thất bại vì không chuẩn bị, tổ chức kỹ, nhưng đã làm cho bao nhiêu chính khách Anh mất ngủ, hồi hộp. Iraq mà về Đức thì nguy to.
  2. Churchill thở phào ra: "Trật tự lập lại được rồi. Hú hồn". Chính trong lúc nghĩa quân Iraq nổi dậy, một nhóm sỹ quan trẻ Ai Cập muốn hưởng ứng, đề nghị với viên Tổng tham mưu trưởng Aziz El Mazri lật Anh. Ông ta khuyên chưa nên bạo động, rồi sẽ thấy Iraq thất bại cho mà coi vì ông biết các nhà cầm quyền Iraq thân Anh sẽ phản Rashid Ali. Anh mau chân, chiếm Syrie và Liban của Pháp Syrie và Liban thuộc Pháp mà Pháp đã đầu hàng Đức. Churchill phải lo chiếm trước kẻo quân Đức hay Ý sẽ đổ bộ lên. Năm 1937, chính phủ Léon Blum định ký hiệp ước trả quyền độc lập cho hai xứ đó, chỉ giữ lại một số căn cứ quân sự. Hiệp ước chưa được Quốc hội phê chuẩn thì chiến tranh phát. Thổ nhân cơ hội đó đòi lại miền Sandjak d’Alexandrette, Pháp phải nhả ra (1939). Đầu chiến tranh, Thủ tướng Daladier cử tướng Weygand làm Tổng tư lệnh quân đội phương Đông, đặt bản doanh ở Beyrouth, hy vọng lập ở đó một mặt trận thứ nhì với sự giúp đỡ của một trăm sư đoàn Thổ, Nam Tư hay Lỗ. Thực là mơ tưởng hão: Thổ trung lập, còn Nam Tư và Lỗ đâu dám chống với Đức. Chính quân của Weygand cũng thiếu khí giới, thiếu tinh thần. Nhưng dân Syrie và Liban không ưa Đức và Weygand tuy vậy vẫn đủ sức giữ trật tự, nên không có chuyện gì xảy ra cả. Tháng sáu năm 1940 Pháp đầu hàng Đức, Weygand rất lúng túng giữa những lệnh của Đức và lời yêu cầu rồi dọa dẫm của Anh. Ông ta ráng tránh né. Anh phải ra tay trước, đem quân vào chiếm, Weygand chống cự, hai bên đều tổn thất khá nặng. Mỹ hất cẳng Anh ở Ả rập Saudi
  3. Trong Thế chiến thứ nhì, các nhà cầm quyền Ả Rập không ai ung dung bằng Ibn Séoud. Ông ta không chưng hửng như đầu Thế chiến thứ nhất, biết trước nó sẽ xảy ra; mà ông đã có một lực lượng đáng kể. Như trên tôi đã nói, khi có cách mạng ở Iraq, ông ta đưa một đạo quân thiện chiến lên đóng ở biên giới Koweit để chờ thời cơ. Thời cơ chưa tới, ông lại rút quân về. Anh mau chân, chiếm Bassorah, làm chủ được vịnh Ba Tư, tiếp tế nguyên liệu cho Nga. Anh gửi cho Nga cao su Singapore, thiếc Mã Lai, chì Miến Điện và Úc. Bao nhiêu cũng không đủ, Staline cứ đòi tăng hoài, gấp đôi gấp ba vẫn chưa bằng lòng. Churchill đành cầu cứu Roosevelt. Roosevelt vui vẻ nhận tiền, cuối năm 1942 tuyên bố rằng sẽ đảm nhiệm vấn đề tiếp tế cho Nga để Anh được rảnh tay. Năm 1943, Mỹ chở được 3.000.000 tấn cho Nga: 41.000 phi cơ, 138.000 xe cam nhông, 912.000 t ấn thép, 100.000 tấn thuốc súng, hàng trăm cây số đường rầy, 1.500.000 tấn thức ăn, và vô số máy móc đủ loại. Cảng Bassorah hẹp quá vì nằm trên sông, không tiếp nhận hết được những vật đó, Anh muốn mướn thêm hải cảng và đường lộ của Ả Rập Saudi trên vịnh Ba Tư. Ibn Séoud lúc đó đương túng tiền, đã mượn trước 6.800.000 Mỹ kim của công ty CASOC để mua khí giới cho đội quân Ikwan mà vẫn chưa đủ, còn cần 10.000.000 Mỹ kim nữa. Cho nên ông ta đáp: “Bà con muốn mượn đường thì mượn, nhưng xin trả tiền cho chúng tôi. Mà trả bằng vàng ròng hoặc bằng Mỹ kim kia, chứ chúng tôi không chịu Anh bảng”. Anh đổ quạu: “Quân vong ân này, trước kia ngửa tay xin mình năm ngàn Anh bảng một tháng mà bây giờ lên chân, đòi tống tiền mình, lại chê không thèm nhận Anh bảng!" Anh muốn trừng phạt cho biết tay, Mỹ vội can: “Tụi Ả Rập ấy là tụi
  4. cuồng tín. Tấn công nó thì nó chống cự lại tới cùng, rồi đâm liều đốt hết các mỏ dầu lửa thì bác nguy đấy. Tôi mới cho bác mượn 425 triệu Mỹ kim, thí cho nó 10 triệu đi". Anh bắt buộc phải nghe lời. Ibn Séoud mỉm cười nhận tiền, vì có nhân viên Mỹ cho hay trước tiền đó chẳng phải của Anh đâu. Sở dĩ Roosevelt chơi cay với Anh như vậy vì đại úy James Roosevelt đã khuyên cha nên gây ảnh hưởng ở Tây Á. Mỹ còn tỏ ra rất hào hoa, phong nhã, ghi ngay tên Ả Rập Saudi vào danh sách những nước được hưởng luật cho mượn và cho thuê, tha hồ muốn tiếp tế cho Ibn Séoud bao nhiêu cũng được, chẳng cường quốc nào dám phản kháng vì có nước nào không ngửa tay xin tiền của Mỹ. Chính ra đạo luật đó chỉ để giúp các nước dân chủ bị bọn phát xít hăm dọa, Ả Rập Saudi đã không bị phát xít hăm dọa, lại càng không phải là một nước dân chủ, nhưng có nhiều mỏ dầu, bấy nhiêu đủ lắm rồi. Tháng hai năm 1945, chiến tranh sắp chấm dứt, Roosevelt là một chính trị gia biết tiên liệu, phải nghĩ đến tương lai. Đã đặt chân lên được Bassorah, Ả Rập Saudi, mà không hất cẳng Anh thì là thất sách. Ông ta đi một tua thăm Ai Cập rồi mời Ibn Séoud lại đó hàn huyên. Ông không mời Churchill dự và tới phút chót mới cho Churchill hay. Churchill tím mặt. Đồng minh mà xử sự với nhau như vậy ư? Roosevelt tiếp Ibn Séoud cực kỳ long trọng trên tàu Quincey, y như một quý ông tiếp một công chúa Ả Rập vậy. Khi hai bên gặp nhau, Roosevelt nhã nhặn chào trước: - Được gặp nhà vua, tôi mừng quá. Tôi có thể giúp ngài được gì?
  5. Ibn Séoud đáp: - Được Tổng thống tiếp đón ân cần thực là vinh dự cho tôi, nhưng tôi không có ý xin ngài điều gì hết và tôi tưởng ngài muốn gặp tôi là ngài có điều gì muốn hỏi tôi chứ? Roosevelt vẫn mỉm cười nhã nhặn. Một lát, ông ta vào đề, xin Ibn Séoud cho một số dân Do Thái trốn Hitler được lập nghiệp ở Palestine. Ibn Séoud biết rằng ở Mỹ có tới năm triệu Do Thái đa số giàu lớn, có quyền thế, ảnh hưởng tới kinh tế, chính trị của Mỹ; Roosevelt nghĩ tới Do Thái là tới những Do Thái đó chứ không phải Do Thái ở Đức. Ibn Séoud cương quyết từ chối. Lấy tư cách là đại diện Hồi giáo ông phải bênh vực đồng bào của ông ở Palestine, nếu không thì các dân tộc Ả Rập sẽ còn coi ông ra gì nữa. Roosevelt nhận rằng nhà vua có lý. Rồi tới vấn đề chính trị. Ibn Séoud hứa cho Mỹ thuê vài căn cứ trong thời hạn năm năm, hứa không tấn công Đồng minh, không giúp Đức, Ý - Thế chiến sắp kết liễu rồi, ông ta lạ gì - và bù lại Mỹ phải tôn trọng sự độc lập của Ả Rập, phải giúp khí giới cho ông, giúp ông giải thoát các dân tộc Ả Rập còn bị ách ngoại xâm. Sao mà gãi đúng chỗ ngứa của Roosevelt đến thế! Còn nước nào là “ngoại xâm” trên cái bán đảo Ả Rập này, nếu không phải là Anh? Giải thoát Ả Rập khỏi ách của thực dân Anh, “giải thoát” những giếng dầu Ả Rập khỏi tay tư bản Anh, đó chính là mục đích của Roosevelt trong cuộc công du này. Và Roosevelt bàn ngay tới vấn đề quan trọng nhất, vấn đề dầu lửa. Hai bên bàn cãi khá gay gắt, rốt cuộc thỏa thuận với nhau như sau: - Ibn Séoud chỉ cho thuê mỏ thôi, chứ không bán, cho thuê sáu chục năm, tới năm 2005 hết hạn, tất các các giếng dầu, nhà máy dụng cụ đều thuộc về Ả Rập.
  6. - Mỹ phải trả cho Ả Rập từ 18 đến 21 xu Mỹ mỗi thùng dầu đem ra khỏi xứ; công ty CASOC[22] trước kia chỉ được khai thác vùng Bahrein, bây giờ có thể khai thác trên một khu vực rộng 1.500.000 cây số vuông.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2