intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

Chia sẻ: Hồ Phúc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

192
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

A.Kiến thức cơ bản 1 Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm a. Tính chất nhiệt đới - Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm. - Nhiệt độ trung bình năm từ 22 0c – 27 0c. - Cận bằng bức xạ vư¬ợt 75 kcl/cm 2/năm. - Tổng lượng nhiệt hoạt động trong năm từ 8000 0c- 9000 0c - Số giờ nắng 1400 - 3000 giờ/năm. b. Lượng mưa, độ ẩm lớn - Lượng mưa trung bình năm cao: 1500 - 2000mm. Mưa phân bố không đều, vùng cao và sườn đón gió 3500 - 4000mm. . Độ ẩm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

  1. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA A.Kiến thức cơ bản 1 Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm a. Tính chất nhiệt đới - Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm. - Nhiệt độ trung bình năm từ 22 0c – 27 0c. - Cận bằng bức xạ vư¬ợt 75 kcl/cm 2/năm. - Tổng lượng nhiệt hoạt động trong năm từ 8000 0c- 9000 0c - Số giờ nắng 1400 - 3000 giờ/năm. b. Lượng mưa, độ ẩm lớn - Lượng mưa trung bình năm cao: 1500 - 2000mm. Mưa phân bố không đều, vùng cao và sườn đón gió 3500 - 4000mm. . Độ ẩm không khí cao trên 80%. c. Gió mùa : Mùa Đông: Từ 11- 4 năm sau, từ áp cao Xi bia ( Nga ) hướng gió Đông Bắc. Tháng 11, 12, 1: lạnh khô; tháng 2-3 : lạnh ẩm Mùa Hạ: Từ tháng 5 – 10, từ áp cao Ấn Độ dương và áp cao Chí tuyến Nam; phạm vi tác động trên cả nước; hướng gió Tây Nam, Đông Nam ( Bắc Bộ tháng 8-9 ); mưa ẩm ở Nam bộ, Tây Nguyên. Nóng khô ở duyên hải Bắc Trung Bộ ( gió Phơn) 2/ Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến các thành phần tự nhiên khác a/ Địa hình : Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi
  2. - Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhiều nơi đất trơ sỏi đá. - Địa hình ở vùng núi đá vôi có nhiều hang động, thung khô. - Các vùng thềm phù sa cổ bị bào mòn tạo thành đất xám bạc màu. - Hiện tượng đất trượt, đá lở làm thành nón phóng vật ở chân núi. Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông ĐBSH và ĐBSCL hằng năm lấn ra biển vài chục đến gần trăm mét b/ Sông ngòi : - Khí hậu nhiệt đới gió mùa làm nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc ( 2360 con sông có độ dài trên 10 km .Đi dọc dọc bờ biển cứ 15-20 km có một cửa sông - Lưu lượng nước lớn ( tổng lượng nước chảy qua nước ta là 840 tỉ m 3 / năm ) - Giàu phù sa ( Lượng cát bùn trong sông Cửu Long lớn nhất với 200 triệu tấn /năm , sông Hồng 100 triệu tấn /năm - Thủy chế theo mùa : khí hậu có một mùa mưa một mùa khô, sông ngòi cũng có một mùa lũ , mùa cạn . Thủy chế của các vùng thủy văn trùng khớp với chế độ khí hậu của từng vùng . c/ Đất Feralit : + Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta., đất có màu vàng đỏ vì có nhiều Fe203, Al203 , đất chua vì badơ bị rữa trôi chỉ còn axit . + Đất dễ bị suy thoái do bị rữa trôi , biến thành đá ong . d/ Sinh vật : - Sinh vật rất phong phú . - Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh .
  3. - Các loại sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế 3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động của sản xuất và đời sống. * Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp: - Nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước , tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình Nông - Lâm kết hợp. - Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, khí hậu thời tiết không ổn định. * Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống: - Thuận lợi để phát triển các nghành lâm nghiệp, thuỷ sản, gtvt, du lịch…đẩy mạnh các hoạt động khai thác xây dựng… vào mùa khô. - Khó khăn: + Các hoạt động gtvt, du lịch, CN khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông. + Độ ẩm cao gây khó khăn cho bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản. + Các thiên tai như: mưa bão, lũ lụt hạn hán và diễn biến bất thường của thời tiết như dông, lốc, mưa đá, sương muối rét hại, khô nóng gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất. + Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái B . Câu hỏi ôn tập và câu trả lời tóm tắt Câu 1: Chứng minh và giải thích tính chất nhiệt đới, ẩm của khí hậu Việt nam ? Trả lời: a) Tính nhiệt đới - Nhiệt độ trung bình năm từ 22 0c – 27 0c.
  4. - Cận bằng bức xạ vư¬ợt 75 kcl/cm 2/năm. Tổng nhiệt hoạt động năm từ 8000 0c- 9000 0c Số giờ nắng 1400 - 3000 giờ/năm. giải thích : Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên nhận được lượng bức xạ MT lớn b.Ẩm - Lượng mưa trung bình hàng năm 1500 - 2000 mm. Mưa phân bố không đều, vùng cao và sườn đón gió 3500 - 4000mm. - Lượng mưa vượt quá khả năng bốc hơi nên thừa ẩm. Độ ẩm trung bình trên 80%. giải thích : Do nước ta giáp biển Đông ( cung cấp nhiều hơi nước ) Câu 2 : Chế độ gió mùa hoạt động ở nước ta như thế nào ? Trả lời: Gió mùa mùa đông * Hoạt động từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với đặc điểm cơ bản là lạnh và khô + Nửa đầu mùa đông không khí lạnh từ lục địa Trung Hoa đi thắng vào n¬ớc ta nên lạnh và khô. + Nửa sau mùa đông không khí lạnh di chuyển ra phía biển rồi mới vào n¬ước ta nên mang lại thời tiết lạnh ẩm . Ven biền và Đồng bằng sông Hồng có mưa phùn. + Gió mùa mùa đông làm cho khu vực phía bắc vĩ tuyến 160 B có một mùa đông lạnh, có 3 tháng nhiệt độ trung bình xuống d¬ưới 20 0c. + Số tháng lạnh và độ lạnh giảm dần về phía nam. Huế không có tháng nào
  5. lạnh d¬ưới 20 0c Gió mùa mùa hạ * Hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm với đặc điểm cơ bản là nóng ẩm. +Vào nửa đầu mùa hạ gió Tây Nam từ cao áp ở Bắc Ấn Độ Dương vào nước ta gây mưa lớn ở Tây Nguyên, Nam Bộ và khô nóng ở Duyên hải miền Trung, đặc biệt là Bắc Trung Bộ. + Vào nửa sau mùa hạ. gió từ cao áp Ở nam Thái Bình Dương ( áp cao cận chí tuyến nam ) vào nước ta kết hợp cùng dải hội tụ nhiệt đới gây mưa trên cá nước. Câu 3:Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần sinh vật và cảnh quan thiên nhiên như thế nào ? Trả lời : + Sinh vật - Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh xavan, bụi gai hạn nhiệt đới◊- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau, rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá - Thành phần các loài sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế: dâu tằm, dầu.... - Nhiều loài chim thú nhiệt đới: công, trĩ, vẹt, khỉ… + Cảnh quan thiên nhiên - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta. Câu 4 :Vì sao nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc,nhiều nước,giàu phù sa? Trả lời :
  6. - Sông ngòi dày đặc : + Đặc điểm này là tác động của khí hậu mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích và bị cắt xẻ mạnh, sườn dốc lớn. +Nhiều sông nhưng phần lớn là sông nhỏ,nhiều phụ lưu,mật độ sông lớn.. -Sông ngòi nhiều nước ,giàu phù sa : +Mưa nhiều mang lại lượng dòng chảy lớn,hơn nữa sông ngòi nước ta nhận một lượng nước lớn từ lưu vực nằm ngoài lãnh thổ (chiếm 62,5% tổng lượng nước).Sự phân phối nước như vậy gây khó khăn cho việc điều tiết nước và quản lý tài nguyên nước của nước ta. +Hệ số bào mòn lớn và tổng lượng cát bùn lớn là hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi. Câu 5: Chứng minh khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tác động mạnh đến địa hình và sông ngòi ? Trả lời : a) Địa hình - Địa hình xâm thực - bồi tụ là kiểu địa hình đặc trưng - Ờ vùng đồi núi địa hình dốc. mùa khô đất đá bị phong hoá dữ dội, mùa mưa đất đá bị cuốn trôi, bồi tụ ở vùng đồng bằng. . - Địa hình bị cắt xẻ dữ dội trở nên hiểm trở, có nhiều kiểu cảnh quan đặc biệt. b) Thuỷ văn . - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho n¬ước ta có mạng l¬ưới thuỷ văn dày đặc với lưu l¬ượng lớn có thuỷ chế theo mùa và hàm l¬ượng phù sa lớn. - Nhiều sông : cả n¬ước có 2360 con sông có độ dài trên 10 km. Đi dọc bờ biển cứ 15- 20 km lại có một cửa sông. - Sông ngòi nước ta có lưu lượng lớn : (tổng lượng nước chảy qua nước ta 840 tỉ m3/năm, sông Hồng 137 tỉ m3 , sông Cửu Long 500 tỉ m3 ) Lượng phù sa lớn : do địa hình dốc m¬ưa nhiều nên lượng đất cát bị bào mòn rất nhiều Câu 6 : Những thuận lợi, khó khăn do tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất nông nghiệp nước ta.
  7. Trả lời : a/ Thuận lợi . Phát triển nền nông nghiệp lúa nư¬ớc, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. . Nguồn nhiệt ẩm dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho ¬ xen canh, gối vụ, thâm canh nhằm tăng thu hoạch trên một diện tích hạn chế. Đẩy mạnh năng suất sinh học. - Tận dụng để nâng cao năng suất cây trồng và phủ xanh đất trống đồi núi trọc. b. Khó khăn, trở ngại - Mùa mưa thừa nước gây ngập lụt, mùa khô thiếu nước gây hạn hán. - Năm rét sớm, năm rét muộn ảnh hưởng tới lịch thời vụ. - Nguồn nhiệt ẩm dồi dào dễ gây ra tình trạng sâu rầy dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi. ( Sưu tầm )
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2