Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
THIẾT KẾ, CHẾ TẠO ỐNG MỀM TỪ VẢI POLYESTE VÀ BLEND<br />
NBR-PVC ĐỂ XÂY DỰNG KẾT CẤU BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH<br />
KINH TẾ, QUỐC PHÒNG<br />
Vương Quang Việt1*, Nguyễn Thế Tiến1, Trần Đức Đạt2,<br />
Nguyễn Hoàng Anh Dũng3, Nguyễn Thị Kim Yến1<br />
<br />
Tóm tắt: Việt Nam có bờ biển dài trên 3.260 km và một hệ thống sông<br />
rạch chằng chịt, vì vậy xói lở bờ sông, biển đang là vấn đề gây bức xúc lớn<br />
cho xã hội. Các hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan càng làm cho vấn đề<br />
này diễn tiến hết sức phức tạp - mực nước biển dâng cao gây nên các đợt<br />
triều cường phá hủy các công trình dân sinh, quốc phòng. Nhiều nghiên cứu<br />
được tiến hành trên thế giới nhằm tìm ra các giải pháp bảo vệ bờ sông, biển<br />
đạt hiệu quả cao, giảm giá thành xây dựng, đơn giản trong thi công và thân<br />
thiện với môi trường. Bài báo trình bày một số kết quả trong thiết kế, chế tạo<br />
Ống mềm sử dụng trong công nghệ bảo vệ mềm, đây là giải pháp bảo vệ bờ<br />
có nhiều ưu điểm và đang nhận được sự quan tâm. Đây cũng là một trong số<br />
các nội dung của đề tài có mã số KC.02.13/11-15.<br />
Từ khóa: Ống mềm, Vật liệu dệt-polyme.<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Các giải pháp công trình nhằm thích ứng, giảm thiểu tác động của biến đổi khí<br />
hậu và nước biển dâng đang rất được quan tâm. Nhiều giải pháp công nghệ được<br />
áp dụng như: kè bờ bằng đá hộc, kè bờ bằng tường cừ, các thảm bê tông, các khối<br />
dị hình… Tuy nhiên các phương án này không thu được hiệu quả như mong muốn,<br />
không những thế đôi khi còn làm thay đổi tính chất của đường bờ và tình trạng bồi<br />
xói của các khu vực lân cận. Thời gian gần đây các nhà khoa học trên thế giới đã<br />
nghiên cứu và đưa ra một công nghệ bảo vệ bờ mới – “Công nghệ đê mềm”. Công<br />
nghệ này không những bảo vệ được bờ tránh xói lở mà còn làm bồi đắp bền vững<br />
và thân thiện với môi trường. Ngoài ra công nghệ này còn được sử dụng để xây<br />
dựng các đảo nhân tạo rất hiệu quả và nhanh chóng. Do chi phí đặc biệt thấp, thời<br />
gian thi công nhanh so với các công nghệ trước đây khi sử dụng các vật liệu truyền<br />
thống như: bê tông, sắt thép…, công nghệ ống mềm nhồi cát rất có ý nghĩa với<br />
điều kiện kinh tế xã hội của nước ta.<br />
2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Vật liệu nghiên cứu<br />
Căn cứ yêu cầu về tính năng cơ, lý, hóa cũng như giá thành sản phẩm, chúng<br />
tôi đã sử dụng các vật liệu chính sau đây để nghiên cứu:<br />
- Keo dán KDOM được chế tạo tại Viện nhiệt đới môi trường. Keo KDOM là<br />
chất kết dính trên trên cơ sở blend của cao su nitril butadien và nhựa<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 213<br />
Hóa học và Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
polyvinylcloride (NBR-PVC) và các phụ gia có độ bền kéo đứt 19,2 ± 1,8 MPa<br />
theo TCVN 4509-2006; độ dãn dài khi đứt 380 ± 28 % theo TCVN 4509-2006, và<br />
có hệ số già hóa lần lượt trong môi trường nước muối 5 %, trong không khí, cũng<br />
như sau 500 giờ chiếu UV đều vượt 80 %.<br />
- Primer OM được chế tạo trên cơ sở polybutylacrylat (PBA) và nhựa<br />
phenolformaldehyd (PF) tại Viện nhiệt đới môi trường. Priner OM có thành phần<br />
khối lượng Toluen: MEK: PF: PBA lần lượt theo tỷ lệ tương ứng 32:63:3,5:1,5.<br />
- Vải polyester GM 200 Hàn Quốc có các thông số chính sau: Trọng lượng:<br />
600 g/m2; Độ bền kéo đứt theo chiều dọc và ngang > 200 kN/m; Độ dãn dài khi<br />
đứt theo chiều dọc và ngang < 15 %; Hệ số thấm: 10-5 m/s; Kích thước lỗ O90 :<br />
0,075 mm; Khổ rộng: 3,6 m; Chiều dày 2 mm.<br />
- Chỉ polyester số 10, cường lực 8,588 kN, độ dãn khi đứt 22 %, xuất xứ Đài<br />
Loan được sang con chỉ tại Công ty Bình Hưng Việt, Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh<br />
- Các hóa chất khác có nguồn gốc từ Bayer hoặc Formosa, LG, Dupont dow<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu và thiết bị sử dụng<br />
Blend NBR-PVC được chế tạo trong máy trộn kín, hở rồi hòa tan thành dung<br />
dịch keo dán. Tính chất cơ, lý, hóa của vật liệu được xác định theo các tiêu chuẩn<br />
của Việt Nam hoặc Quốc tế trên các thiết bị tương ứng sau:<br />
- Xác định tính chất cơ lý bằng máy Zwick 1445, Germany: Độ bền kéo bóc<br />
xác định theo TCVN 1596: 2006 (ISO 36: 2005); Độ bền kéo trượt phỏng theo tiêu<br />
chuẩn TCVN 7755: 2007 (ASTM D – 905)<br />
- Xác định thông số lưu hóa bằng máy Rheometer GT-M2000, Đài Loan, theo<br />
TCVN 6094: 2004<br />
- Xác định độ cứng bằng Shore Durometer, theo TCVN 1595-1-2007.<br />
- Máy cán luyện kín benbery, thể tích buồng máy 70 lít; Máy cán 2 trục khổ 1,6<br />
m của Việt Nam<br />
- Máy ép lưu hóa của Việt Nam, lực ép max 60 tấn, công suất gia nhiệt 6 kW<br />
- Máy may tấm dầy chuyên dùng Taking TK-98 của Đài loan, băng rộng 0,8 m<br />
- Độ bền môi trường của vật liệu theo tiêu chuẩn TCVN 2229-2007 trong môi<br />
trường không khí và trong môi trường nước muối bằng hệ thống tủ khí hậu nhân tạo<br />
- Độ bền chịu UV sau 500 giờ theo ASTM D 4355-92 trên thiết bị Solarbox<br />
3000, Italia.<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Thiết kế ống mềm<br />
Nguyên tắc tính toán ống mềm là dựa trên nguyên lý cân bằng của vỏ ống mềm<br />
để xác định sức căng tại đó [1], [2], [3], [4]. Để đơn giản hoá cho việc tính toán ta<br />
xét bài toán trong mặt phẳng với những giả thiết sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
214 V.Q.Việt, N.T. Tiến, …,“Thiết kế, chế tạo ống mềm từ vải … kinh tế, quốc phòng.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
- Ống nhồi cát dài và đồng nhất về hình học lẫn vật liệu. Ống chịu các lực gần<br />
bằng nhau theo chiều dài ống vì thế nói một cách gần đúng coi nội lực ống theo<br />
chiều dài bằng không.<br />
- Ống được chế tạo từ một loại vật liệu mềm chiều dày nhỏ hơn rất nhiều so với<br />
chiều rộng và chiều dài vì thế ta có thể coi nội lực ống chỉ tồn tại duy nhất lực kéo<br />
và bằng nhau mọi điểm trên chu vi ống. Khi đó ta chỉ cần xác định lực căng ống<br />
nhồi cát trên tiết diện cắt ngang.<br />
- Vật liệu lấp đầy là hỗn hợp lỏng (nước và cát), cân bằng thủy tĩnh của ứng<br />
suất chỉ có bên trong ống.<br />
- Không có lực trượt giữa hỗn hợp lỏng và thành ống.<br />
Điều kiện để ống ở trạng thái cân bằng là tổng hình chiếu các lực tác dụng lên<br />
nó theo mọi phương đều bằng không. Từ điều kiện cân bằng này xét theo phương<br />
nằm ngang và với các giả thiết trên ta có : (1)<br />
Trong đó: T - Lực căng ống<br />
Px - Thành phần áp lực của hỗn hợp lỏng theo phương nằm ngang<br />
tác dụng lên mặt trong của ống.<br />
Khi ống được bơm căng bằng hỗn hợp lỏng với chiều cao là HO thì áp lực bên<br />
trong ống là (H0. γ). Trong đó γ : là tỷ trọng của hỗn hợp lỏng.<br />
Thành phần theo phương nằm ngang của áp suất hỗn hợp lỏng dPx tác dụng lên<br />
một đơn vị bề mặt phía trong ống theo phương nằm ngang tại một điểm bất kỳ<br />
cách đáy ống một khoảng là h được tính theo công thức:<br />
(2)<br />
Như vậy, thành phần theo phương nằm ngang PX của áp lực trong túi (do hỗn<br />
hợp lỏng gây nên) sẽ có giá trị:<br />
(3)<br />
Suy ra : (4)<br />
Đối với hỗn hợp (nước và cát) bơm vào có γ 1,6 kg/cm3 với ống có đường<br />
kính là d = 1 m khi đó ta coi HO ≈ d =1 m.<br />
Sức căng của ống T = 1600 kg/m3 x 1 m2 : 4 = 400 kg/m ≈ 4 kN/m<br />
Khi bơm với áp lực 10 kN/m2 thì ống phải có sức căng là :<br />
Tb = 4 kN/m + 10 kN/m2 . Chu vi = (4 + 31,4) kN/m = 35,4 kN/m.<br />
Thông thường sau khi bơm xong cát ống có chiều cao khoảng 0,6 ÷ 0,8 so với<br />
đường kính thiết kế. Khi đó ống phải chịu một sức căng lớn nhất (ứng với ho = 0,8,<br />
γ 2,4 kg/cm3) là:<br />
<br />
<br />
Để đảm bảo an toàn cho công trình, các nhà thiết kế đều chọn hệ số an toàn cho<br />
ống mềm. Trên cơ sở tài liệu, cũng như phân tích tình trạng thực tế ở nước ta<br />
chúng tôi chọn hệ số giảm trừ độ bền R= 8,5 [5]. Nó bao gồm : Hệ số giảm trừ độ<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 215<br />
Hóa học và Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
bền khi lắp đặt, lão hóa vật liệu, do nền công trình, mối nối. Khi đó sức căng tới<br />
hạn của ống là:<br />
Tult = TWork x R = 3,84 x 8,5 = 32,64 kN/m<br />
Trong đó : Tult : Sức căng giới hạn của ống<br />
TWork : Sức căng tính toán của ống<br />
Như vậy, khi biết kích thước ống mềm (chu vi), hỗn hợp chất lỏng nhồi (γ)<br />
cũng như áp lực bơm ta sẽ tính được sức căng mà ống phải chịu trong quá trình<br />
nhồi Tb, sức căng giới hạn của ống Tult. Trên cơ sở đó ta sẽ chọn vật liệu cũng như<br />
công nghệ thích hợp để chế tạo ống mềm. Chúng tôi cũng sử dụng phần mềm<br />
GeOCoP(3.0) của Hiệp hội kỹ sư quân đội Mỹ để tính toán kiểm chứng [6], kết<br />
quả cũng phù hợp với những tính toán theo lý thuyết đã trình bày ở trên. Từ kết<br />
quả tính toán trên cho thấy việc chọn vải GM 200 để chế tạo ống mềm chu vi 3,14<br />
m dài 50 m nhồi cát đến chiều cao 0,8 m bằng bơm hỗn hợp cát và nước ở áp lực<br />
từ 10 đến 50 kPa là phù hợp với hệ số an toàn cao [7]. Ống mềm này xếp chồng 3<br />
lớp lên nhau để xây dựng đê cao 2 m (kể cả lớp đất phủ 20 cm) dài 500 m trong<br />
khuôn khổ nghiên cứu của đề tài KC.02.13/11-15. Sơ đồ mặt cắt cơ bản thiết kế và<br />
cảnh quan công trình trong hình 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Mặt cắt cơ bản thiết kế và cảnh quan công trình.<br />
Trong thiết kế công trình tại Quận 7 thành phố Hồ Chí Minh, hàng cây Bần bên<br />
ngoài đê được tôn tạo và trồng bổ sung chạy theo mép nước có tác dụng hạn chế<br />
sóng tàu, chống xói lở và tạo cảnh quan dọc sông Sài Gòn.<br />
3.2. Chế tạo ống mềm<br />
Chế tạo ống mềm là một trong những công đoạn phức tạp của công nghệ chế<br />
tạo đê bằng ống nhồi cát. Phương pháp định hình khi chế tạo ống mềm ảnh hưởng<br />
trực tiếp đến chất lượng cũng như thời gian hoàn thành công trình. Việc lựa chọn<br />
phương pháp gia công có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và tuổi thọ công trình.<br />
Có nhiều phương pháp định hình ống, nhưng quan trọng nhất có thể liệt kê ra là:<br />
- Định hình ống bằng phương pháp may;<br />
- Định hình ống bằng keo dán;<br />
- Phương pháp kết hợp của 2 phương pháp trên.<br />
<br />
<br />
216 V.Q.Việt, N.T. Tiến, …,“Thiết kế, chế tạo ống mềm từ vải … kinh tế, quốc phòng.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
3.2.1. Định hình ống mềm bằng keo dán<br />
Vải GM 200 được tẩm primer OM rộng bằng chiều rộng mối dán, để khô tự<br />
nhiên 48 giờ. Tráng tiếp keo dán KDOM để đạt chiều dày 0,2 - 0,4mm. Sau khi<br />
khô mặt (khoảng 10 phút) thì dán 2 mặt có tráng keo với các chiều rộng mối dán<br />
thay đổi. Tiến hành ép lưu hóa ở nhiệt độ 145 0C trong vòng 10 phút. Sau khi ép<br />
xong để nguội 24 giờ thì tiến hành đo đạc.<br />
Độ bền mối dán được khảo sát theo tiêu chuẩn ASTM D 4884. Kết quả khảo sát<br />
tương quan giữa chiều rộng mối dán (cm) và độ bền kéo trượt (kN/cm) trình bày<br />
trong bảng 1 và thể hiện trong hình 2.<br />
Bảng 1. Kết quả khảo sát tương quan<br />
giữa chiều rộng mối dán và độ bền kéo trượt.<br />
Chiều<br />
rộng<br />
1<br />
mối 10 12 16 18 20 22 24 26 28 30 32 34 36 38 40<br />
4<br />
dán<br />
(cm)<br />
Độ<br />
6<br />
bền 46, 53 67, 74, 80, 87, 95, 10 10 11 12 12 13 14 15<br />
0,<br />
(kN/m 7 ,7 0 6 4 1 2 2 9 5 4 9 5 2 1<br />
1<br />
)<br />
Sai số ±1, ±1, ±0 ±1, ±2, ±1, ±1, ±2, ±1, ±2, ±2, ±3, ±2, ±0, ±1, ±0,<br />
2 1 ,9 4 3 9 9 2 0 7 2 1 0 9 8 9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Biến thiên độ bền kéo trượt Hình 3. Biến thiên độ bền mối nối<br />
theo chiều rộng mối dán. theo số đường may.<br />
Độ bền mối dán tăng theo chiều rộng mối dán khi sử dụng keo KDOM để định<br />
hình. Kết quả khảo sát cho ta thấy để đạt độ bền mối nối theo tiêu chuẩn ASTM D<br />
4759 thì chiều rộng mối dán khi sử dụng keo KDOM phải lớn hơn 12 cm. Còn<br />
muốn mối nối có độ bền 160 kN/m (80 % độ bền của vải GM 200) thì mối dán<br />
phải có bản rộng hơn 40 cm. Để giảm chiều rộng cũng như tăng độ an toàn cho<br />
mối nối, chúng tôi tiến hành nghiên cứu định hình bằng kết hợp keo dán với may<br />
gia cường.<br />
3.2.2. Định hình ống mềm bằng keo dán kết hợp may<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 217<br />
Hóa học và Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Chế tạo mẫu: Vải GM 200 được tẩm primer OM rộng 20 cm, để khô tự nhiên 48<br />
giờ. Tráng tiếp dung keo KDOM để đạt chiều dày 0,2 - 0,4mm. Sau khi khô mặt<br />
(khoảng 10 phút) thì dán 2 mặt có tráng keo với bản rộng mối dán là 20 cm. Tiến<br />
hành ép lưu hóa ở nhiệt độ 145 0C trong vòng 10 phút. Sau khi ép xong để nguội<br />
24 giờ thì tiến hành may gia cường, sau khi may xong phủ lên đường may một lớp<br />
keo để khô tự nhiên rồi tiến hành đo đạc.<br />
Khảo sát độ bền mối nối: độ bền mối nối (bản rộng 20 cm) được khảo sát theo<br />
tiêu chuẩn ASTM D 4884 đạt 80,4 kN/m. Kết quả độ bền mối nối bản rộng 20 cm<br />
sử dụng keo và được gia cường các đường may trình bày trong bảng 2 và thể hiện<br />
bằng đồ thị hình 3.<br />
Bảng 2. Kết quả khảo sát tương quan<br />
giữa độ bền mối nối và số đường may.<br />
Số<br />
đường 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13<br />
may<br />
Độ bền 80, 94,<br />
106 115 126 135 133 162 171 178 183 189 194 199<br />
(kN/m) 2 1<br />
Sai số ±1, ±1, ±1, ±1, ±1, ±1, ±2, ±0, ±1, ±1, ±1, ±1, ±0, ±0,<br />
2 8 0 8 8 7 1 7 4 7 5 2 6 9<br />
<br />
Từ các khảo sát trên ta thấy mối dán bản rộng 20 cm sử dụng primer OM và<br />
keo dán KDOM được gia cường 7 đường may đáp ứng yêu cầu chế tạo ống mềm<br />
từ vải GM 200 (độ bền 162 kN/m).<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Đã thiết kế ống mềm chu vi 3,14 m, dài 50 m nhồi cát đạt chiều cao đến 0,8 m<br />
bằng cách bơm hỗn hợp cát và nước với áp lực từ 10 đến 50 kPa. Phương pháp tính<br />
toán có độ tin cậy cao và được kiểm chứng bằng phần mềm GeoP(3.0).<br />
Đã nghiên cứu phương pháp chế tạo ống mềm từ vải GM 200 bằng cách sử<br />
dụng primer OM và keo dán KDOM kết hợp gia cường 7 đường may đáp ứng yêu<br />
cầu chế tạo ống mềm theo tiêu chuẩn ASTM D 4759. Viện Nhiệt đới môi trường<br />
đã ứng dụng thiết kế và công nghệ này chế tạo 3.000 m ống mềm và thi công 500<br />
m đê thử nghiệm trên sông Sài Gòn gần khu vực cầu Phú Mỹ, quận 7, Tp. Hồ Chí<br />
Minh.<br />
Các kết quả nghiên cứu trên mở ra khả năng làm chủ công nghệ xây dựng đê<br />
bằng ống nhồi cát. Đây là công nghệ bảo vệ bờ có nhiều ưu điểm thích hợp cho<br />
nước ta để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.<br />
Lời cảm ơn: Nghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ của Bộ Khoa học Công<br />
nghệ thông qua Chương trình nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ vật<br />
liệu mới KC.02/11-15.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
218 V.Q.Việt, N.T. Tiến, …,“Thiết kế, chế tạo ống mềm từ vải … kinh tế, quốc phòng.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
[1]. Krystian W. Pilarczyk (1998), “Dikes and Revetments: Design, Maintenance<br />
and Safety Assessment”, Publisher A. A. Balkema, Rotterdam.<br />
[2]. Krystian W. Pilarczyk (2000), “Geosynthetics and Geosystems in Hydraulic<br />
and Coastal Engineering”, Taylor & Francis.<br />
[3]. Lê Mạnh Hùng (2003), “Đập cao su”, NXB Nông nghiệp.<br />
[4]. K&O (1999), “Shore and bank protection works in practice and theory”,<br />
Rotterdam.<br />
[5]. Herman Jacobus Kriel (2012), “Hydraulic stability of multi-layered sand-filled<br />
geotextile tube breakwaters under wave attack”, Port and Coastal<br />
Engineering, Civil Engineering - Stellenbosch University.<br />
[6]. Leshchinsky D., Leshchinsky O., Ling H. I., and Gibert P. A., “Geosynthetic<br />
Tubes for Confining Pressurized Slurry: Some Design Aspects”, Jurnal of<br />
Geotechnical Engineering, ASCE, Vol. 122, No. 8, 1996, pp. 682-690.<br />
[7]. Đinh Quang Cường và Dương Thanh Quỳnh (2015), “Các vấn đề kỹ thuật cần<br />
quan tâm khi sử dụng ống mềm bằng vải địa kỹ thuật để xây dựng các công<br />
trình ven biển”, Báo cáo chuyên đề của đề tài mã số KC.02.13/11-15, Viện<br />
Công trình biển, ĐH Xây dựng (UCE), Hà Nội.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
DESIGN AND MANUFACTURE OF FLEXIBLE HOSES FROM POLYESTER<br />
TEXTILE AND BLEND OF NBR-PVC FOR BUILDING PROTECTIVE<br />
STRUCTURES FOR ECONOMIC AND DEFENSE WORKS<br />
Erosion of river banks and sea shores is an urgent matter that Vietnam is<br />
facing with as it has a more than 3,260 km coastline and a system of<br />
interlacing rivers and canals. Extreme climate and weather phenomena make<br />
it more and more complicated, particularly when higher sea levels are<br />
causative of flood tides that can destroy civil and defense works. Many<br />
researches have been conducted in the world, seeking effective and eco-<br />
friendly protection of river banks and sea shores with reduced costs and<br />
simplicity of construction. This article presents some results from the design<br />
and manufacture of flexible hoses to be employed in the flexible protection<br />
technology, which, thanks to its various advantages, has been paid many<br />
interests. That is also one of the contents of Project KC.02.13/11-15.<br />
Keywords: Flexible Hose, Polymer - Textile combination.<br />
<br />
Nhận bài ngày 07 tháng 07 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 29 tháng 7 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 07 tháng 09 năm 2015<br />
Địa chỉ: 1Viện Nhiệt đới môi trường;<br />
2<br />
TT Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ - Sở KH&CN Tp. HCM;<br />
3<br />
Trung tâm Chống ngập nước Tp. Hồ Chí Minh; *Email: vuonghathu87@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 219<br />