intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế hợp lý nhà ở và văn phòng làm việc

Chia sẻ: Sfscas Cfsdfs | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

82
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.Thiết kế hợp lý nhà ở và văn phòng làm việc Hiện nay số lượng nhà ở sử dụng kết hợp với văn phòng làm việc là khá phổ biến, do vậy, thiết kế hai chức năng khác nhau trong cùng một không gian cần đạt được sự hài hòa, vừa chung lại vừa riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế hợp lý nhà ở và văn phòng làm việc

  1. Thiết kế hợp lý nhà ở và văn phòng làm việc Hiện nay số lượng nhà ở sử dụng kết hợp với văn phòng làm việc là khá phổ biến, do vậy, thiết kế hai chức năng khác nhau trong cùng một không gian cần đạt được sự hài hòa, vừa chung lại vừa riêng. Garage: Nhà ở thông thường thì garage thiết kế không mấy khó khăn bởi số lượng xe ít, phổ biến là mỗi gia đình có từ 2 -3 xe máy, hoặc thậm chí một ô tô riêng. Ngược lại, khi kết hợp cả văn phòng làm việc thì số lương xe sẽ lớn và lưu lượng đi lại nhiều, do đó phần garage cũng chiếm một vai trò quan trọng, thiết kế sao cho hợp lý và tạo sự thoải mái, thuận tiện khi ra vào.
  2. Với nhà phố có mặt tiền hẹp, các gia đình thường thiết kế thêm tầng hầm là nơi để xe, bố trí lối đi nhỏ dẫn lên các khu vực sinh hoạt tầng trên trong nhà. Garage nên ở vị trí thẳng với cổng ra vào của ngôi nhà, tránh cắt ngang lối đi hoặc phải lái xe vòng vèo. Thiết kế luồng giao thông linh hoạt:
  3. Văn phòng làm việc thường có nhiều nhân viên và số người đi lại nên việc thiết kế luồng giao thông trong nhà là điều khá quan trọng. Sảnh nhà có thể không quá lớn nhưng thoải mái khi đi lại, tránh trường hợp phải tránh đường khi hai người đi ngược chiều. Thiết kế hành lang hợp lý cũng là cách đem lại sự thông thoáng cho các phòng chức năng trong nhà.
  4. Vì các không gian không nằm trên một mặt sàn như nhà ở chung cư nên cầu thang ở nhà phố được coi là phần xương sống nối giữa tầng trên và tầng dưới, do vậy cần phải được thiết kế kỹ lưỡng, độ cao thang vừa phải, không quá dốc và quá nhỏ, cần đảm bảo ánh đầy đủ để an toàn khi đi lại. Phân chia không gian: Thông thường, khi nhà ở kết hợp văn phòng làm việc thì KTS thường bố trí phòng làm việc và phòng giám đốc ở tầng một và hai, các tầng còn lại dành cho không gian sinh hoạt riêng của gia đình.
  5. Để hai chức năng không bị ảnh hưởng lẫn nhau, các phòng được thiết kế kín đáo, tạo sự riêng tư nhất định, không hoàn toàn tách biệt nhưng có sự phân chia rõ ràng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1