intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế không gian vui chơi cho trẻ

Chia sẻ: Nguyễn Lan May | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

70
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc tạo cho trẻ một không gian vui chơi riêng biệt rất quan trọng, giúp chúng tự do sáng tạo, khám phá và phát huy trí tưởng tượng của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế không gian vui chơi cho trẻ

  1. Thiết kế không gian vui chơi cho trẻ Việc tạo cho trẻ một không gian vui chơi riêng biệt rất quan trọng, giúp chúng tự do sáng tạo, khám phá và phát huy trí tưởng tượng của mình. Khu vui chơi còn giúp trẻ phát huy thêm trí tưởng tượng. Góc vui chơi hay những phòng chơi riêng biệt không còn là nơi giải trí đơn thuần của trẻ sau các giờ học căng thẳng mà còn là nơi chúng có thể tự do sáng tạo theo trí tưởng tượng của mình một cách tự nhiên ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Vị trí
  2. Thông thoáng và đảm bảo an toàn. Phòng riêng của trẻ hay khu vui chơi cho trẻ phải không quá xa khu vực của cha mẹ để có thể để mắt đến chúng dễ dàng, phòng những bất trắc xảy ra.
  3. Cửa sổ cao đủ độ an toàn. Phòng chơi của trẻ cần có sự thông thoáng và đảm bảo an toàn tối đa. Ngoài một cửa
  4. chính còn cần một cửa sổ có độ cao phù hợp và thiết kế an toàn để không khí được lưu thông, tiếp cận tối đa với ánh sáng mặt trời. Bạn có thể bố trí phòng chơi riêng biệt nếu không gian cho phép hoặc có thể chỉ là một góc nhỏ trong chính căn phòng của trẻ. Khi đó cần thiết kế hợp lý để phân biệt góc giải trí và góc học tập. Khu vui chơi "nấp" sau cánh tủ ngay bên trong phòng. Nhà thiết kế Maple Seed Renovation đã đưa ra những ý tưởng mới trong việt bố trí kết
  5. hợp không gian tạo cảm giác chung nhưng vẫn riêng và ngược lại. Phân chia không gian độc đáo bằng... giá sách, hốc tủ Sự “che giấu” hoàn hảo đó được tạo ra bởi chính những vật dụng có sẵn trong phòng, có thể là một chiếc tủ áo 2 cánh, một giá sách trượt… Đó sẽ là những bức bình phong hiệu quả mà đằng sau là cả một không gian thú vị.
  6. Các góc chơi riêng biệt
  7. Trên thực tế, phòng chơi cũng giống như một ngôi nhà riêng dành cho trẻ em, nơi chúng được sáng tạo và phát huy óc tưởng tượng của mình. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng nên định hướng để chúng phát triển được toàn diện hơn. Góc đọc sách Tốt hơn nên chia phòng thành hai khu vực khác nhau, một dành cho các đồ vật khô và một dành cho các vật chơi ướt để trẻ có những trải nghiệm tốt nhất.
  8. Tại góc ướt, trẻ có thể chơi các trò chơi liên quan đến nước như màu vẽ, đất sét, bóng nước… Bạn hãy sử dụng các loại vật liệu sơn tường, sàn nhà dễ lau chùi, làm sạch khi cần. Góc khô để chơi búp bê, đọc sách truyện, đồ hàng…
  9. Thêm nữa, bên trong phòng cũng nên đặt một bảng ghi nhớ hoặc một mảng tường có thể ghi xóa, có chức năng như thông báo để trẻ có thể ghi lại những kỷ niệm, ghi chú của mình theo cách riêng. Nội thất Dành nhiều diện tích để chơi những cũng cần có đồ chơi và trang trí cho phù hợp. Đừng suy nghĩ là phòng dành cho chúng vui chơi, bày bừa mà không bố trí đồ đạc nội thất bên trong. Dù vui chơi nhưng phải tập cho trẻ thói quen, gọn gàng và ngăn nắp có tính giáo dục cao vì thế có thể trang bị cho chúng các ngăn kéo lưu trữ cụ thể.
  10. Mỗi màu cho một loại đồ chơi hoặc sách truyện Ví dụ ngăn kéo dành để búp bê, đồ hàng, sách truyện, màu vẽ…được phân theo tầng hay theo màu và những đồ nội thất này nên được thiết kế đơn giản, độ cao vừa phải, không sắc nhọn để tạo độ an toàn cho trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1