intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết lập cơ sở dữ liệu phông bức xạ môi trường tỉnh Thái Bình và bản đồ kỹ thuật số về phông bức xạ môi trường tỉnh Thái Bình tỷ lệ: 1:200.000

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phông bức xạ môi trường tỉnh Thái Bình (diện tích 1.586,3 km2 , dân số 1.860.447 người) đã được khảo sát chi tiết theo ô mạng với 589 điểm đo suất liều gamma trong không khí cách mặt đất 1 mét. Bài viết trình bày việc thiết lập cơ sở dữ liệu phông bức xạ môi trường tỉnh Thái Bình và bản đồ kỹ thuật số về phông bức xạ môi trường tỉnh Thái Bình tỷ lệ: 1:200.000.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết lập cơ sở dữ liệu phông bức xạ môi trường tỉnh Thái Bình và bản đồ kỹ thuật số về phông bức xạ môi trường tỉnh Thái Bình tỷ lệ: 1:200.000

  1. Tiểu ban C: Ghi đo bức xạ, An toàn bức xạ và Quan trắc môi trường Section C: Radiation measurement, Radiation safety and Environmental THIẾT LẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÔNG BỨC XẠ MÔI TRƯỜNG TỈNH THÁI BÌNH VÀ BẢN ĐỒ KỸ THUẬT SỐ VỀ PHÔNG BỨC XẠ MÔI TRƯỜNG TỈNH THÁI BÌNH TỶ LỆ : 1:200.000 ESTABLISHING A DATABASE ON ENVIRONMENTAL RADIATION AND DIGITAL MAP OF THE BACKGROUND RADIATION OF THAI BINH PROVINCE AT THE SCALE 1:200,000 NGUYỄN HỮU QUYẾT, DƯƠNG VĂN THẮNG*, VƯƠNG THU BẮC, PHẠM ĐỨC KHUÊ, DƯƠNG ĐỨC THẮNG, PHẠM TUẤN NAM, NGUYỄN VĂN KHÁNH, NGUYỄN HOÀNG GIANG, VŨ HOÀI, NGUYỄN THỊ OANH, BÙI ĐỨC KỲ, LÊ THỊ HÒA, CAO ĐỨC VIỆT. Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân – 179 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy - Hà Nội *Email: Dvthangnb@gmail.com Tóm tắt: Phông bức xạ môi trường tỉnh Thái Bình (diện tích 1.586,3 km2, dân số 1.860.447 người) đã được khảo sát chi tiết theo ô mạng với 589 điểm đo suất liều gamma trong không khí cách mặt đất 1 mét. Hơn 80 mẫu đất và trầm tích đã được thu góp, chuyển về phòng thí nghiệm để xử lý và phân tích xác định hoạt độ riêng các đồng vị phóng xạ của Uran, Thori và 40K trong mẫu sử dụng phổ kế bán dẫn siêu tinh khiết phông thấp. Tọa độ của các vị trí đo đạc tại hiện trường và lấy mẫu được xác định bằng thiết bị định vị GPS. Bản đồ phân bố mức phông bức xạ với các lớp thông tin về hoạt độ riêng các đồng vị phóng xạ của Uran, Thori, 40K và suất liều gamma trong không khí được xây dựng trên phần mềm Arc-Gis. Kết quả thống kê cho thấy giá trị suất liều gamma dao động trong khoảng từ 0,039 μSv/h đến 0,099 μSv/h, trung bình bằng 0,059 ± 0.006 μSv/h. Hoạt độ phóng xạ riêng của uran nằm trong khoảng 22,68 ÷ 54,45 Bq/kg, giá trị trung bình là 38,39 ± 1,81 Bq/kg; Giá trị hoạt độ phóng xạ Th-232 trong trầm tích từ 34,47 ÷ 81,55 Bq/kg, giá trị trung bình là 59,33 ± 2,98 Bq/kg; Và K-40 có hoạt độ phóng xạ dao động trong khoảng 524,98 ÷ 909,56 Bq/kg, giá trị trung bình là 713,86 ± 33,03 Bq/kg. Từ khóa: Suất liều gamma không khí, HPGe, U-238, Th-232, K-40, Thái Bình. Abstract: The environmental radiation background of Thái Bình province that cover an area of 1.586,3 km2, and has a population of 1.860.447, has been studied in detail by measuring air gamma dose rate at 1 m from the ground surface at 589 measuring points, forming a square grid spread over Thai Binh province. More than 80 soil and sediment samples have been collected, transferred to the laboratory, processed and analysed to determine the specific radio-activities of Uranium, Thorium and 40K by low-background high purity super semiconductor detector (HPGe) gamma spectrometer. Coordinates of all sampling point and gamma dose measuring points were determined by GPS devices. The radiation background distribution with layers of information on the activity of Uranium, Thorium, 40K, and gamma dose rate was contructed by Arc-Gis solfware. Statistically, the environmental gamma doses vary from 0,039 – 0,099µSv/h with an average of 0,059 ± 0.006 µSv/h. Radioactivities of Uranium, Thorium and 40K in soil samples, collected in Thai Binh vary from 22,68 ÷ 54,45 Bq/Kg with an average of 38,39 ± 1,81 Bq/kg. The radioactivity of Th-232 in sediment samples varies from 34,47 ÷ 81,55 Bq/kg with an average of 59,33 ± 2,98 Bq/kg. The radioactivity of K-40 in samples vary 524,98 ÷ 909,56 Bq/kg with an average of 713,86 ± 33,03 Bq/kg. Keywords: Air gamma dose rate, HPGe, U-238, Th-232, K-40, Thai Bình province. 1. SƠ LƯỢC VỀ TỈNH THÁI BÌNH Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng. Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ, có tọa độ từ 20°18′ đến 20°44′, 106°06′ đến 106°39′. Trung tâm tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía đông nam. Thái Bình giáp tỉnh Hải Dương ở phía bắc, tỉnh Hưng Yên ở phía tây bắc, thành phố Hải Phòng ở phía đông bắc, tỉnh Hà Nam ở phía tây, tỉnh Nam Định ở phía tây và tây nam, phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, Biển Đông. Địa hình: Tỉnh Thái Bình khá bằng phẳng với độ dốc thấp hơn 1%; độ cao phổ biến từ 1–2 m trên mực nước biển, thấp dần từ bắc xuống đông nam. Thái Bình có bờ biển dài 52 km, có bốn con sông chảy qua: phía bắc và đông bắc có sông Hóa dài 35 km, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km, phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km. Các sông này tạo ra 4 cửa sông lớn: Diêm Điền (Thái Bình), Ba Lạt, Trà Lý, Lân. Do đặc điểm sát biển nên chúng đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh với lưu lượng lớn và hàm lượng phù sa cao, mùa đông lưu lượng giảm nhiều và lượng phù sa không đáng kể khiến nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất liền từ 15–20 km. Tài nguyên khoáng sản: Than: Có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng với trữ lượng 210 tỉ tấn (lớn gấp 20 lần trữ lượng than tại Quảng Ninh). Hiện nay Tập đoàn than khoáng sản và Tỉnh Thái Bình đã ký kết thoả thuận phối hợp chỉ đạo và thực hiện một số nội dung quan trọng: Giai đoạn 2010 - 2015 triển khai 24 lỗ khoan địa chất, giai đoạn 2015 - 2020 khoan thăm dò địa chất 3600 lỗ khoan. 267
  2. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 14 Proceedings of Vietnam conference on nuclear science and technology VINANST-14 Từ 2010 đầu tư thử nghiệm một số dự án khai thác than bằng công nghệ ngầm dưới lòng đất hoặc công nghệ hầm lò tại Tiền Hải và Thái Thụy, mỗi dự án có quy mô công suất 6 triệu tấn/năm. Thái Bình là tỉnh rất giàu tiềm năng khoáng sản. 2. THIẾT KẾ LẤY MẪU Việc xây dựng bản đồ phông bức xạ với chi tiết đến cấp phường, xã, cụ thể là: toàn tỉnh có diện tích 1.586,3 km2, để đảm bảo thông tin theo tỷ lệ bản đồ 1:200.000, 2 km2 cần có thông tin cơ bản về phông bức xạ gamma, số điểm đo lấy mẫu được thiết kế theo ô mạng đảm bảo đầy đủ thông tin về mức phông cần thiết là 589 điểm phân bố đều trên toàn địa bàn. Có 40 mẫu đất và 40 mẫu trầm tích được thu thập và phân tích các nhân phóng xạ Uran, Thori, Kali. Đối với suất liều gamma trong không khí, các điểm đo được thực hiện với khoảng cách trung bình 2 km, tổng số điểm đo lên đến hơn 600 vị trí. 3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM Dùng các thiết bị mới, hiện đại đã được chuẩn bởi phòng chuẩn (SSDL) để quan trắc đo đạc, đánh giá suất liều gamma trong không khí cách mặt đất 1m tại hiện trường theo hướng dẫn US-EPA/600/Z- 92/001:1992 [1], giới hạn phát hiện của thiết bị là 0,01 µSv/h. Lập sơ đồ phân bố, xác định số điểm đo đạc đồng đều theo diện tích khu vực khảo sát, đảm báo tính thống kê để xây dựng bản đồ. Lấy mẫu hiện trường theo hướng dẫn của TCVN 10758:2016 [2]; IAEA-Technical reports series No.486 [3] và xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm theo quy trình thống nhất của của phòng thí nghiệm VILAS-1057. Máy đo liều xách tay Aloka TCS-171 Hệ phổ kế gamma phông thấp với đầu đo dải rộng Hình 1. Các thiết bị đo đạc: Máy đo liều xách tay (trái) và hệ phổ kế gamma (phải) 3.1. Chuẩn hoá hệ đo Bảng 1. Các nguồn chuẩn được sử dụng Nguồn chuẩn có hoạt độ IAEA–RGU-1 IAEA-RGTh-1 IAEA-RGK-1 238 U: 4940 Bq/kg 232Th: 3250 Bq/kg 40K: 14.000 Bq/kg 235 238 U: 228 Bq/kg U: 78 Bq/kg 232 235 Th: < 4 Bq/kg U: 3,6 Bq/kg  Nguồn chuẩn uran: IAEA –RGU-1 (quặng uran) với 226Ra ở trạng thái cân bằng phóng xạ với 210Pb, chất nền là silicat;  Nguồn chuẩn thori: IAEA- RGTh-1 (quặng thori), chất nền là silicat;  Nguồn chuẩn kali: IAEA- RGK-1 (sun phát kali). U, Th, K, được dùng để xác định các hệ số chuẩn hóa. Chuẩn 226Ra tinh khiết được dùng để tách sự 268
  3. Tiểu ban C: Ghi đo bức xạ, An toàn bức xạ và Quan trắc môi trường Section C: Radiation measurement, Radiation safety and Environmental đóng góp của 226Ra trong vạch năng lượng 186 KeV. Bằng nguồn chuẩn này, tỷ số cường độ tại vạch 186 keV của 226Ra đối với các vạch 242, 295, 352 và 609 keV của các đồng vị con cháu được xác định. Hàm lượng 235U được xác định theo vạch 186 KeV sau khi hiệu chỉnh sự đóng góp của 226Ra. Hoạt độ của mẫu được tính theo công thức sau: Ac ( Bq / kg )M c N m Am ( Bq / kg )  , (1) Nc Mm Trong đó, Am và Ac là hoạt độ tương ứng của mẫu và chuẩn đối với đồng vị quan tâm; Mm và Mc là khối lượng của mẫu và chuẩn; Nm và Nc là tốc độ đếm tại đỉnh gamma dùng để phân tích đối với mẫu và chuẩn. Nếu một đồng vị được phân tích tại một số vạch  riêng biệt thì kết quả phân tích cuối cùng sẽ là giá trị trung bình theo trọng số độ chính xác của các giá trị riêng rẽ. 3.2 Độ nhạy của phương pháp Độ nhạy của phép phân tích ở đây được đánh giá trên cơ sở so sánh số đếm tại đỉnh năng lượng gamma hấp thụ toàn phần với phần liên tục phía dưới trong vùng đỉnh. Phần liên tục được dùng trong tính toán là trung bình của 15 loại mẫu đất và trầm tích ở các vùng khác nhau trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Giới hạn phân tích (MDA) được xác định theo 3 BGD hình học đo dạng giếng (khối lượng mẫu khoảng 500 g) với thời gian đo là 86.400 s. Bảng 2 đưa ra độ nhạy phân tích. Bảng 2 đưa ra độ nhạy phân tích. Bảng 2: Độ nhạy của phép phân tích đối với một số đồng vị phóng xạ trong mẫu đất và trầm tích (thời gian đo 86.400 s) Đồng vị MDA 7 Be 0,95 Bq/kg 40 K 2,58 Bq/kg 137 Cs 0,38 Bq/kg 134 Cs 0,31 Bq/kg 214 Bi 0,52 Bq/kg 214 Pb 0,46 Bq/kg 228 Ac 0,82 Bq/kg 208 Tl 0,71 Bq/kg 226 Ra 0,62 Bq/kg 3.3 Độ tin cậy của phương pháp Độ tin cậy của phương pháp được kiểm tra dựa trên kết quả phân tích các mẫu chuẩn tin cậy đã biết trước hoạt độ các đồng vị có mặt trong mẫu. Các kết quả phân tích cho thấy sự khác biệt giữa kết quả thu được theo phương pháp đã mô tả với giá trị phê chuẩn nằm trong khoảng 1- 4% với mức tin cậy 95%. Phương pháp này cũng đã được dùng để phân tích so sánh giữa các phòng thí nghiệm quốc tế do Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) tổ chức vào tháng 11 năm 2020 đối với các đồng vị 137Cs, 134 Cs, và 228Ac trong các mẫu nước chuẩn (spiked water), và các nhân phóng xạ trong mẫu cá khô (Dried fish sample spiked). Kết quả phân tích so sánh được đưa ra trong bảng 3, bảng 4. Bảng 3: Kết quả phân tích so sánh quốc tế do IAEA tổ chức Sample Target Target Rep. Rep. Rel. Z- Final Analyte Accuracy P Precision Code Value Unc. Value Unc Bias Score Score 134 1 Cs 33.5 0.5 33.3 0.81 -0.60% 0.14 A 2.85 A A 137 1 Cs 64.4 0.9 64.67 1.57 0.42% 0.16 A 2.8 A A 228 2 Ac 24.7 1 24.18 0.58 -2.11% 0.27 A 4.71 A A Bảng 4: Kết quả phân tích so sánh quốc tế do IAEA tổ chức Sample Target Target Rep. Rep. Rel. Z- Final Analyte Accuracy P Precision Code Value Unc. Value Unc Bias Score Score 228Ac 4 34.9 2 37.2 2.55 6.56% 0.64 A 8.94 A A 214Bi 4 13.5 0.8 17.5 1.51 29.70% 1.25 A 10.46 N W 269
  4. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 14 Proceedings of Vietnam conference on nuclear science and technology VINANST-14 134Cs 4 119.4 5 135 7.34 13.14% 1.78 A 6.86 A A 40K 4 369 18 383 13.8 3.92% 0.55 A 6.06 A A 214Pb 4 13.5 0.8 17.5 1.51 29.70% 1.22 A 10.46 N W 226Ra 4 13.5 0.8 17.5 1.51 29.70% 1.18 A 10.46 N W 4. KẾT QUẢ 4.1 Suất liều gamma cách mặt đất 1 m trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở tọa độ các điểm đo suất liều thiết kế trước trên bản đồ, tại thực địa hệ thống định vị GPS (hiệu Explorist 200- Magellan, cấp chính xác 5 m) được sử dụng để dẫn đường đi đến vị trí cần khảo sát đo đạc. Tại các vị trí quan tâm, suất liều gamma cách mặt đất 1m được đo bằng máy đo liều Aloka – Nhật (chính xác 0,01 Sv/h), thời gian đo tại mỗi vị trí là 15 phút lấy giá trị trung bình. Một số đặc trưng thống kê chính của bộ số liệu suất liều gamma môi trường thu được tại tỉnh Thái Bình được đưa ra trong bảng 5. Hình 2. Vị trí các điểm đo suất liều trên địa bàn tỉnh Thái Bình Bảng 5: Số liệu thống kê của suất liều gamma tại vùng khảo sát (Đơn vị: Sv/h) Số liệu thống kê Trị số Số điểm đo 589 Giá trị trung bình 0,059 Độ lệch chuẩn 0,009 Giá trị cực đại 0,099 Giá trị cực tiểu 0,039 Các kết quả đo trực tiếp suất liều gamma trong không khí cách mặt đất 1 m được thể hiện trên bản đồ (Hình 4). Hình 3: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình Hình 4: Bản đồ phân bố suất liều gamma cách mặt đất 1m trên địa bàn tỉnh Thái Bình 270
  5. Tiểu ban C: Ghi đo bức xạ, An toàn bức xạ và Quan trắc môi trường Section C: Radiation measurement, Radiation safety and Environmental Các số liệu về suất liều gamma (589 điểm đo trên toàn địa bàn Thái Bình) nằm trong dải từ 0,039 μSv/h đến 0,099 μSv/h và phân bố tương đối đều, giá trị trung bình là 0,059 μSv/h với sai số 10%. Các giá trị suất liều gamma hấp thụ trong không khí cách mặt đất 1 m nêu trên là ở mức phông bình thường, thậm chí có thể coi là thấp và phản ánh phù hợp với nồng độ phóng xạ có trong đất là thành phần quyết định gây nên liều chiếu phóng xạ tự nhiên (kết quả suất liều không có sự đóng góp của đóng góp ảnh hưởng của vũ tru), căn cứ vào các số liệu đã có và so sánh với suất liều các đề đài đã làm có thể thấy các kết quả là tương đối phù hợp. Hình 5. Sự phân bố suất liều gamma trong không khí ở khoảng cách 1m Với sự thăng giáng giá trị suất liều gamma trên hình 5, trong đó với dải giá trị suất liều (0,056-0,060) Sv/h, giá trị trung bình là 0,059 Sv/h, giá trị này có tần suất xuất hiện 120 lần, tập trung chủ yếu ở các huyện Hưng Hà, Đông Hưng và Tiền Hải được thể hiện ở Hình 5 và Hình 6. Kết quả thu được so với các kết của nhiệm vụ giai đoạn 1 mà Cục An toàn bức xạ và hạt nhân thực hiện có số liệu phân bố không gian về suất liều gamma trong không khí trên địa bàn thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Lạng Sơn với tổng số 6.200 điểm đo (với 600 điểm thuộc thành phố Hải Phòng cho giá trị suất liều trung bình đo được là 0,04 µSv/h, 2459 điểm thuộc tỉnh Quảng Ninh cho giá trị suất liều trung bình đo được là 0,054 µSv/h và 3640 điểm thuộc tỉnh Lạng Sơn cho giá trị suất liều trung bình đo được là 0,061 µSv/h) tương đối phù hợp, cao hơn tỉnh Hải Phòng và tương đương với Quảng Ninh và Lạng Sơn. Như vậy có thể kết luận trên địa bàn tỉnh Thái Bình không có điểm dị thường suất liều gamma. 4.2 Hoạt độ phóng xạ uran (238U) trong đất, trầm tích Hình 6. Phân bố suất liều trung bình gamma trong không khí cách đất 1 m theo địa bàn các huyện của Thái Bình (μSv/h) Với kết quả phân tích của hơn 80 mẫu đất, trầm tích hoạt độ phóng xạ của U-238 là 38,39 Bq/kg đối với đất, 40,83 Bq/kg của trầm tích khá tương quan với kết quả của nhiệm vụ đã thực hiện trong giai đoạn 1 đối với các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn lần lượt là 32,91 Bq/kg, 40,28 Bq/kg và 39,09 Bq/kg, tuy nhiên giá trị trung bình xấp xỉ 38,39 Bq/kg là cao hơn một chút so với giá trị trung bình trọng số của thế giới (33 Bq/kg). Hàm lượng giá trị trung bình, lớn nhất và nhỏ nhất trong mẫu đất, trầm tích được thể hiện ở Bảng 8 và Hình 7 là tần suất phân bố của các giá trị đo trên địa bàn tỉnh . 271
  6. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 14 Proceedings of Vietnam conference on nuclear science and technology VINANST-14 Bảng 8: Số liệu thống kê của hàm lượng U-238 tại vùng khảo sát (Đơn vị: Bq/kg) Giá trị Đất Sai số Trầm tích Sai số Giá trị trung bình 38,39 1,81 40,83 2,01 Giá trị cực đại 54,45 1,31 64,60 3,13 Giá trị cực tiểu 22,68 0,28 27,99 1,41 Hình 7. Đồ thị phân bố hàm lượng của U-238 (Ra-226) trong mẫu đất và trầm tích trên địa bàn tỉnh Thái Bình Hình 8. Bản đồ hàm lượng U-238 (Ra-226) trong mẫu đất, trầm tích trên địa bàn tỉnh Thái Bình 4.3 Hoạt độ phóng xạ 232Th trong đất, trầm tích Hoạt độ phóng xạ của Th-232 trong hơn 80 mẫu đất và trầm tích có giá trị trung bình lần lượt là 59,33 Bq/kg và 60,21 Bq/kg (Bảng 9 và Hình 9) nằm trong dải phông bức xạ của 232Th của các tỉnh như Hà Nội (60,37 Bq/kg), Hải Phòng (57,0 Bq/kg), và thấp hơn của Lạng Sơn (66,33 Bq/kg), Quảng Ninh (68,57 Bq/kg), tuy nhiên giá trị trung bình là cao hơn giá trị trung bình của thế giới (45 Bq/kg). 272
  7. Tiểu ban C: Ghi đo bức xạ, An toàn bức xạ và Quan trắc môi trường Section C: Radiation measurement, Radiation safety and Environmental Bảng 9: Số liệu thống kê của hàm lượng Th-232 tại vùng khảo sát (Đơn vị: Bq/kg) Giá trị Đất Sai số Trầm tích Sai số Giá trị trung bình 59,33 2,98 60,21 3,21 Giá trị cực đại 81,55 1,83 86,90 4,31 Giá trị cực tiểu 34,47 0,53 30,94 2,65 Hình 9. Đồ thị phân bố hàm lượng Th-232 trong đất và trầm tích trên địa bàn tỉnh Thái Bình Hình 10. Bản đồ hàm lượng Th-232 trong đất và trầm tích trên địa bàn tỉnh Thái Bình 4.4 Hoạt độ phóng xạ K-40 trong đất, trầm tích Kết quả phân tích hoạt độ phóng xạ của K-40 của hơn 80 mẫu đất và trầm tích có giá trị trung bình lần lượt là 713,86 Bq/kg và 710,65 Bq/kg. Riêng đối với đồng vị K-40, giá trị trung bình và trung vị về hoạt độ trên địa bàn tỉnh Thái Bình cho thấy cao hơn Hải Phòng (656,71 Bq/kg), Hà Nội (557,53 Bq/kg), Quảng Ninh (313,45 Bq/kg) và Lạng Sơn (445,09 Bq/kg). Điều này chủ yếu do Thái Bình là thành phố đô thị đã phát triển, nên các mẫu đất lấy thường là đất ruộng, có chăm bón, bổ sung thêm Kali nên thường cho kết quả hoạt độ K-40 cũng cao hơn so với các mẫu đất đá, vỉa núi và đất lâu năm. Kết quả được thể hiện ở Bảng 9, Hình 11 và Hình 12. 273
  8. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 14 Proceedings of Vietnam conference on nuclear science and technology VINANST-14 Bảng 10: Số liệu thống kê của hàm lượng K-40 tại vùng khảo sát (Đơn vị: Bq/kg) Giá trị Đất Sai số Trầm tích Sai số Giá trị trung bình 713,86 33,03 710,65 34,02 Giá trị cực đại 909,56 43,22 903,95 43,10 Giá trị cực tiểu 524,98 16,91 504,94 24,38 Hình 11. Phân bố hàm lượng của K-40 trong mẫu đất, trầm tích trên địa bàn tỉnh Thái Bình Hình 12. Bản đồ hàm lượng K-40 trong mẫu đất, trầm tích trên địa bàn tỉnh Thái Bình 5. KẾT LUẬN (1) Qua các kết quả kể trên có thể thấy phông bức xạ tự nhiên của tỉnh Thái Bình là ở mức bình thường (0,059 Sv/h) và cao hơn không đáng kể (3,5%) so với mức trung bình toàn cầu (0,057 Sv/h), hoạt độ phóng xạ của 238U, 232Th phù hợp với các số liệu ở khu vực châu Á. (2) Việc thiết lập cơ sở dữ liệu phông bức xạ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Bình thuộc chương trình “Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” và “Xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường”, kết quả của nghiên cứu là cơ sở để đánh giá các hoạt động của lĩnh vực năng lượng nguyên tử trên địa bàn; giúp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; (3) Việc khảo sát phông bức xạ môi trường trên địa bàn Tỉnh Thái Bình là một phần của nhiệm vụ bảo vệ môi trường "Điều tra, đánh giá, xây dựng bộ dữ liệu phông bức xạ môi trường trong khu vực có khả năng chịu ảnh hưởng sớm bởi sự cố hạt nhân ngoài biên giới phía Bắc phục vụ công tác ứng phó sự cố (giai 274
  9. Tiểu ban C: Ghi đo bức xạ, An toàn bức xạ và Quan trắc môi trường Section C: Radiation measurement, Radiation safety and Environmental đoạn 2: 2020-2022)”, với mục tiêu: Thiết kế, xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống bản đồ chuyên đề phóng xạ môi trường phục vụ quan trắc, cảnh báo phóng xạ môi trường trong khu vực có khả năng chịu ảnh hưởng sớm bởi sự cố hạt nhân ngoài biên giới phía Bắc; Cung cấp cơ sở dữ liệu về phóng xạ môi trường phục vụ công tác xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân, đánh giá tác động của sự cố bức xạ đến môi trường và sức khỏe cộng đồng và Quản lý nhà nước về Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân. Đối với tỉnh Thái Bình, một khối lượng công việc lớn đã được thực hiện, thu nhận được những kết quả rõ ràng, chính xác và tin cậy. (4) Cũng trên cơ sở dữ liệu này, có thể phát hiện những thay đổi trong phông bức xạ, và xác định được nguyên nhân, xuất phát từ tự nhiên (bão, lũ, xói mòn, v.v. làm thay đổi, xáo trộn các lớp vật chất) hay nhân tạo (thất thoát, rò rỉ các nguồn phóng xạ, tác động của các hoạt động sản xuất, v.v.); đảm bảo vấn đề an toàn – an ninh nguồn phóng xạ trên địa bàn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Guidelines for Exposure Assessment, Risk Assessment Forum U.S. Environmental Protection Agency Washington, DC, 1992. [2] TCVN 10758-3:2016 (ISO 18589-3:2015) về Đo hoạt độ phóng xạ trong môi trường - Đất - Phần 3: Phương pháp thử chất phóng xạ phát gamma bằng đo phổ gamma, 2016. [3] IAEA-Technical reports series No.486, Guidelines on Soil and Vegetation Sampling for Radiological Monitoring, 2019. 275
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2