intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiếu vitamin B12 ở người cao tuổi

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1

119
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thiếu vitamin B12 ở người cao tuổi Thiếu máu là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất ở người cao tuổi. Nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra thiếu máu ở nhóm tuổi này và 5-7% các trường hợp là do thiếu hụt vitamin B12 (cobalamin). Thiếu vitamin B12 khá phổ biến ở người cao tuổi nhưng dễ bị bỏ sót do biểu hiện lâm sàng thường không đặc hiệu. Bên cạnh các bệnh lý mạn tính ở đường tiêu hóa như thiếu yếu tố nội ở dạ dày, viêm niêm mạc dạ dày mạn tính,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiếu vitamin B12 ở người cao tuổi

  1. Thiếu vitamin B12 ở người cao tuổi Thiếu máu là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất ở người cao tuổi. Nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra thiếu máu ở nhóm tuổi này và 5-7% các trường hợp là do thiếu hụt vitamin B12 (cobalamin). Thiếu vitamin B12 khá phổ biến ở người cao tuổi nhưng dễ bị bỏ sót do biểu hiện lâm sàng thường không đặc hiệu. Bên cạnh các bệnh lý mạn tính ở đường tiêu hóa như thiếu yếu tố nội ở dạ dày, viêm niêm mạc dạ dày mạn tính, loạn khuẩn đường ruột và bệnh Crohn, sự giảm khả năng giải phóng và hấp thu vitamin B12 từ thức ăn như một biểu hiện của sự lão hóa là nguyên nhân quan trọng gây thiếu B12 ở người cao tuổi. Vitamin B12 là một trong những nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu, thiếu hụt vi chất này có thể cản trở sự trưởng thành của các hồng cầu và gây ra tình trạng thiếu máu trong khoảng 60% các trường hợp. Thiếu máu do thiếu vitamin B12 thường là thiếu máu hồng cầu to, nhưng ở người cao tuổi, kích thước hồng cầu có thể bình thường hoặc nhỏ. Thiếu vitamin B12 được chẩn đoán khi nồng độ cobalamin huyết thanh thấp hơn 258 pmol/l. Việc bổ sung vitamin B12 có thể được thực hiện bằng đường uống hoặc tiêm truyền nhưng đường tiêm truyền có hiệu quả ổn định hơn ở người cao tuổi vì sự hấp thu vitamin B12 qua đường uống ở nhóm tuổi này thường bị giảm sút. Liều dùng tiêm bắp là 1.000mg/ngày trong 7 ngày đầu, một tuần một lần trong một tháng sau đó và duy trì mỗi tháng một lần liên tục trong nhiều tháng. Liều uống là 1.000 - 2.000g vitamin B12 hằng ngày cho đến khi nồng độ vitamin B12 về bình thường, sau đó duy trì liên tục 500- 1.000g/ngày. Nếu vitamin B12 được hấp thu tốt ở đường tiêu hoá, việc bổ sung B12 bằng đường uống có hiệu quả tương đương với đường tiêm lại dễ sử dụng và ít gây đau hơn. Đáp ứng điều trị thường xảy ra sau khoảng một tuần với biểu hiện sớm nhất là sự tăng số lượng hồng cầu lưới trong máu ngoại vi. Không dùng vitamin B12 cho bệnh nhân có khối u (đặc biệt là ung thư).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2