intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thơ ca HMông và những mạch nguồn cảm hứng

Chia sẻ: Hoang Son | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

66
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thơ ca Hmông đã khắc họa một cách rõ nét và sinh động cuộc sống và số phận của dân tộc Hmông từ quá khứ đến hiện tại, từ số phận cá nhân đến số phận cộng đồng. Thông điệp nghệ thuật mang tính tư tưởng đó được biểu hiện thông qua những phức điệu cảm hứng- những phức điệu tâm hồn Hmông, từ cảm hứng cảm thương- bi kịch đến cảm hứng trữ tình- ngợi ca và cảm hứng suy tư- chiêm nghiệm. Chúng ta nhận thấy trong thơ ca Hmông từ truyền thống đến hiện đại một diện mạo tâm hồn Hmông đầy cá tính và bản sắc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thơ ca HMông và những mạch nguồn cảm hứng

Nguyễn Kiến Thọ<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 96(08): 199 - 204<br /> <br /> THƠ CA HMÔNG VÀ NHỮNG MẠCH NGUỒN CẢM HỨNG<br /> Nguyễn Kiến Thọ*<br /> Truờng Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Thơ ca Hmông đã khắc họa một cách rõ nét và sinh động cuộc sống và số phận của dân tộc<br /> Hmông từ quá khứ đến hiện tại, từ số phận cá nhân đến số phận cộng đồng. Thông điệp nghệ thuật<br /> mang tính tư tưởng đó được biểu hiện thông qua những phức điệu cảm hứng- những phức điệu tâm<br /> hồn Hmông, từ cảm hứng cảm thương- bi kịch đến cảm hứng trữ tình- ngợi ca và cảm hứng suy<br /> tư- chiêm nghiệm. Chúng ta nhận thấy trong thơ ca Hmông từ truyền thống đến hiện đại một diện<br /> mạo tâm hồn Hmông đầy cá tính và bản sắc.<br /> Từ khóa: Dân tộc Hmông, thơ ca, cảm hứng, đổi mới, hiện đại…<br /> <br /> Trong bức tranh toàn cảnh của văn học các<br /> dân tộc thiểu số Việt Nam, dù chỉ chiếm một<br /> vị trí khiêm tốn, vẫn phải thừa nhận rằng, dân<br /> tộc Hmông (Hmôngz) có một kho tàng thơ ca<br /> phong phú và độc đáo. Đó là sản phẩm tinh<br /> thần của một dân tộc được nuôi dưỡng và<br /> phát triển trong một nền văn hoá giàu truyền<br /> thống và bản sắc. Từ những truyện thần thoại,<br /> truyện cổ tích, tục ngữ, câu đố, những bài dân<br /> ca... đến sáng tác của những nhà thơ Hmông<br /> thời kì hiện đại là một quá trình lao động sáng<br /> tạo của cả một dân tộc và của từng cá nhân,<br /> để góp phần tạo ra một nguồn thơ Hmông đặc<br /> sắc, phản ánh chân thực và sinh động đời<br /> sống lao động sản xuất, đời sống văn hoá-tinh<br /> thần, đời sống tâm linh...của dân tộc này.*<br /> Nhìn từ phương diện nội dung phản ánh, thơ<br /> ca dân tộc Hmông mang những nét đặc trưng<br /> riêng: Đó là quá trình mở rộng đề tài, chủ đề<br /> gắn liền với sự đổi thay, phát triển trong đời<br /> sống cộng đồng; đó là quá trình tiếp biến của<br /> những phức điệu cảm hứng nghệ thuật; đó<br /> còn là sự vận động, phát triển của năng lực<br /> nhận thức về thế giới và con người. Đời sống<br /> tinh thần, vật chất, những nét bản sắc văn hóa,<br /> tâm hồn dân tộc Hmông được hiển lộ qua một<br /> nền thơ ca từ truyền thống đến hiện đại.<br /> Nghiên cứu thơ ca Hmông dưới góc độ cảm<br /> hứng nghệ thuật sẽ góp phần làm nổi bật<br /> những âm hưởng chủ đạo trong giai điệu tâm<br /> hồn của dân tộc Hmông. Mặt khác, sẽ góp<br /> phần lí giải một vấn đề mang tính qui luật<br /> *<br /> <br /> Tel: 0983 677111, Email: nguyenkientho@gmail.com<br /> <br /> trong thơ ca- đó là quá trình hình thành, tiếp<br /> biến và phát triển của các phức điệu cảm<br /> hứng nghệ thuật. Nó không chỉ mặc định<br /> những đặc trưng bản sắc trong thơ ca của dân<br /> tộc Hmông bên cạnh thơ ca của các dân tộc<br /> thiểu số khác, mà còn góp phần nhận diện<br /> một gương mặt tâm hồn dân tộc Hmông đầy<br /> cá tính và bản lĩnh.<br /> Cho đến nay, những thành quả ban đầu trong<br /> nghiên cứu về dân tộc Hmông chủ yếu vẫn là<br /> hướng tiếp cận trên các phương diện văn hoá<br /> học, ngôn ngữ học và dân tộc học với các<br /> công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu có<br /> tên tuổi như: Đặng Nghiêm Vạn, Lê Trung<br /> Vũ, Cư Hoà Vần, Trần Hữu Sơn, Đỗ Đức<br /> Lợi, Trần Trí Dõi...Tuy nhiên, việc nghiên<br /> cứu về văn học nói chung và thơ ca nói riêng<br /> của dân tộc Hmông vẫn còn hết sức khiêm<br /> tốn, thiếu sự đồng bộ và chưa toàn diện. Hầu<br /> như các nhà nghiên cứu mới chỉ hướng sự chú<br /> ý vào mảng thơ ca dân gian Hmông (chủ yếu<br /> là dân ca), còn mảng thơ ca Hmông thời kì<br /> hiện đại cho đến nay vẫn chưa thật sự được<br /> quan tâm. Theo khảo sát của chúng tôi, cho<br /> đến thời điểm hiện tại, hầu như chưa có một<br /> công trình, bài viết nào tập trung nghiên cứu<br /> về thơ ca Hmông dưới góc độ cảm hứng nghệ<br /> thuật, có chăng, vấn đề cảm hứng chỉ có thể<br /> được nhắc đến với tư cách là một trong những<br /> yếu tố góp phần thể hiện nội dung/chủ đề của<br /> thơ ca Hmông. Đáng chú ý là các bài viết tiêu<br /> biểu: "Tiếng hát làm dâu, tiếng hát yêu<br /> thương, tiếng hát căm hờn, ngàn đời của<br /> người phụ nữ Mèo" của Tô Hoài (Tạp chí Văn<br /> học, số 2, 1965), "Tâm hồn và tiếng hát<br /> 199<br /> <br /> Nguyễn Kiến Thọ<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Hmông" cuả Chế Lan Viên (Lời giới thiệu<br /> cuốn Dân ca Hmông, Nxb Văn học, 1984).<br /> Đây là những gợi ý quan trọng để chúng tôi<br /> nảy sinh ý tưởng và những luận điểm khoa<br /> học cho bài viết này.<br /> Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: "Cảm hứng là<br /> trạng thái tâm lí đặc biệt khi sức chú ý được<br /> tập trung cao độ kết hợp với cảm xúc mãnh<br /> liệt, tạo điều kiện cho óc tưởng tượng và năng<br /> lực sáng tạo hiệu quả nhất"[1]. Từ trước đến<br /> nay, có nhiều ý kiến khác nhau về việc định<br /> danh và phân loại cảm hứng. Ý kiến của<br /> N.Pôxpôlôv trong Dẫn luận nghiên cứu văn<br /> học chia cảm hứng làm 6 loại: Cảm hứng anh<br /> hùng ngợi ca, cảm hứng kịch tính, cảm hứng<br /> lãng mạn, cảm hứng cảm thương, cảm hứng<br /> bi kịch và cảm hứng trào phúng [2]. Nhà<br /> nghiên cứu Phương Lựu chia cảm hứng làm 3<br /> loại: cảm hứng lịch sử dân tộc, cảm hứng thế<br /> sự và cảm hứng đời tư [3]. Về cơ bản, chúng<br /> tôi tán đồng với cách phân loại như trên. Tuy<br /> nhiên, trong một tác phẩm văn học nhất định,<br /> có hiện tượng phổ biến là các loại cảm hứng<br /> nói trên không tồn tại độc lập, mà kết hợp,<br /> đan xen lẫn nhau. Do vậy, khi xem xét đối<br /> tượng cụ thể là thơ ca dân tộc Hmông từ<br /> truyền thống đến hiện đại, chúng tôi chủ<br /> trương phân loại và định danh các phức hợp<br /> cảm hứng gắn liền với các giai đoạn lịch sử<br /> nhất định và với sự vận động, phát triển của<br /> thơ ca Hmông: Từ cảm hứng cảm thương-bi<br /> kịch, đến cảm hứng trữ tình- ngợi ca và bao<br /> trùm lên tất cả là cảm hứng suy tư- chiêm<br /> nghiệm như là một nét đặc trưng trong việc<br /> biểu hiện lối tư duy, cách diễn đạt mang đậm<br /> bản sắc Hmông.<br /> Từ cảm hứng cảm thương- bi kịch...<br /> Cảm hứng cảm thương- bi kịch là những rung<br /> động mãnh liệt của cảm xúc, bộc lộ sự thương<br /> cảm sâu sắc của các tác giả trước những vấn<br /> đề hiện thực nghiệt ngã, mang tính bi kịch của<br /> xã hội. Đây là cảm hứng chủ đạo trong thơ ca<br /> dân gian Hmông cũng như thơ ca của các dân<br /> tộc thiểu số khác trước Cách mạng.<br /> Trong xã hội cũ, và xa hơn nữa, từ các cuộc<br /> thiên di trong lịch sử, hành trình cuộc sống<br /> của người Hmông là hành trình của những nỗi<br /> buồn triền miên từ thực tại và những ám ảnh<br /> 200<br /> <br /> 96(08): 199 - 204<br /> <br /> nặng nề trong quá khứ. Đời sống du canh du<br /> cư đầy bất ổn, những niềm tin bị đánh cắp,<br /> những ước mơ bị vùi dập... đã khiến cho<br /> người Hmông sống khép lòng mình, ít cởi mở<br /> và giao lưu. Vì vậy, thơ Hmông truyền thống<br /> chủ yếu được viết theo lối giãi bày tâm trạng<br /> và âm điệu chủ đạo của nó là tiếng than. Nói<br /> cách khác, đó là sự biểu hiện của cảm hứng<br /> cảm thương- bi kịch. Toàn bộ truyện thơ của<br /> người Hmông là điệp khúc của những éo le và<br /> khổ đau bất tận. Trong dân ca Hmông, với 5<br /> mảng đề tài chính thì chỉ có Tiếng hát tình<br /> yêu (gầu plềnh) còn có chút le lói của niềm<br /> vui, của niềm hy vọng vào một thứ hạnh phúc<br /> vốn còn quá mong manh, một cách xa xăm<br /> mơ hồ, bên cạnh những giai điệu trầm buồn,<br /> ám ảnh, day dứt, ngân vang của Tiếng hát làm<br /> dâu (gầu ua nhéng), Tiếng hát mồ côi (gầu tú<br /> giua) và cả Tiếng hát cúng ma (gầu tuờ).<br /> Cảm hứng cảm thương- bi kịch trong thơ ca<br /> Hmông là sự soi chiếu những bi kịch cay<br /> đắng nghiệt ngã của dân tộc Hmông từ trong<br /> lịch sử. Đó là bi kịch của số phận dân tộc, số<br /> phận cộng đồng và số phận cá nhân với tất cả<br /> những hệ luỵ của nó.<br /> Lịch sử của người Hmông là lịch sử của các<br /> cuộc thiên di và những cuộc đấu tranh quyết<br /> liệt chống lại sự đô hộ của người Hán. Trên<br /> hành trình khổ đau bất tận ấy, bi kịch của<br /> người Hmông trở thành những ám ảnh tâm lí<br /> nặng nề hằn sâu trong tâm hồn dân tộc: đó là<br /> ám ảnh về sự mất tự do, mặc cảm bị thua thiệt<br /> đã in đậm và hình thành tâm lí tự ti dân tộc:<br /> Người Hmông ta ở Quí Chân đến/ Vì người<br /> Hmông ta không có chữ/ Thua kiện người<br /> Hán ta mới đi ; Người Hán có chữ/ Người<br /> Hán ăn không hết tài hết phép/ Người Hmông<br /> không có chữ/ Quanh năm suốt tháng cơ hàn<br /> (Dân ca Hmông). Định mệnh đã đưa đẩy một<br /> dân tộc từ trong truyền thuyết vốn đã có một<br /> quốc gia riêng, một tên gọi riêng đầy kiêu<br /> hãnh, đến một cuộc sống du canh du cư<br /> thường trực nỗi lo âu, bất ổn.<br /> Bi kịch cộng đồng của người Hmông khởi<br /> phát từ những điều kiện nghiệt ngã của công<br /> cuộc mưu sinh: điều kiện địa lí và xã hội<br /> không ưu ái cho những người đến muộn.<br /> Trong thẳm sâu tâm hồn, người Hmông đã coi<br /> <br /> Nguyễn Kiến Thọ<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Việt Nam là quê hương thứ hai của mình:<br /> Người Mèo ta cũng có quê/ Quê ta là Mèo<br /> Vạc (Dân ca Hmông). Môi trường sống của<br /> họ là chót vót trên những đỉnh non cao với<br /> khí hậu khắc nghiệt: Từ một đến hai tháng<br /> tuyết phủ trắng phau/Giống nương, giống rẫy<br /> khoanh tay, xếp chân, co ro ngồi (Dân ca<br /> Hmông); họ luôn phải còng lưng bới đá gieo<br /> hạt ngô và be bờ ruộng bậc thang mỗi năm<br /> một vụ (Đất quê hương, Mã Én Hằng)...<br /> Bi kịch lớn nhất của người Hmông trong xã<br /> hội cũ là bi kịch thân phận và quyền sống của<br /> con người. Đó là bi kịch của những người phụ<br /> nữ với những đắng cay cơ cực, nạn nhân của<br /> xã hội phụ quyền, không thể quyết định số<br /> phận và tương lai của bản thân. Hay bi kịch<br /> của những con người mồ côi; bi kịch của<br /> những lứa đôi yêu nhau mà không đến được<br /> với nhau. Tiếng hát mồ côi, Tiếng hát làm<br /> dâu và cả kho tàng Truyện thơ Hmông (Luk<br /> tẩuv Hmôngz) là những mảng đề tài thể hiện<br /> sâu sắc và sinh động nhất cảm hứng nói trên.<br /> "Trong vốn văn học của các dân tộc ít người<br /> vùng cao, Tiếng hát làm dâu của dân tộc Mèo<br /> là những tiếng hát đầy uất hận lên án tập tục<br /> ép duyên, cảnh làm dâu nhà người "như con<br /> ngựa trong tàu". Người trong truyện không<br /> chịu ép một bề mà đã tìm cách thoát ra ngoài<br /> cảnh éo le, đôi bạn tình không lấy được nhau<br /> đã cùng nhau ăn lá ngón chết, với dự định lên<br /> "trời" kiện ông tơ hồng đã làm cho họ lỡ làng<br /> ở trần gian và đòi được sống bên nhau ở thế<br /> giới bên kia" [4; tr15]. Trước thực tế xã hội<br /> nghiệt ngã đó, không thể có chuyện tự do yêu<br /> đương và chọn lựa hạnh phúc cho những<br /> người phụ nữ Hmông. Biết bao những lứa đôi<br /> yêu nhau tha thiết để rồi phải chia lìa. Khổ<br /> đau, uất ức vì bị đối xử tệ bạc, có bao cô gái<br /> Hmông chỉ biết than thân trách phận:Trời ơi!<br /> Thân chị như thân ngựa/Không biết tự mình<br /> hạ bao hạ túi [5]; có người lại trách kẻ phụ<br /> tình, trách người con trai không chủ động bày<br /> tỏ tình yêu: Gió về, tại sao giậu vườn không<br /> cản gió/Để gió đi xô giậu vườn đổ ngổn<br /> ngang/Anh có lòng muốn cùng tôi kết đôi/Sao<br /> anh không sớm cùng tôi ngỏ lời?[6]. Có khi,<br /> cô gái Hmông lại chỉ biết trách móc mẹ cha<br /> nỡ lòng ép duyên con phải đi vào con đường<br /> gai góc, đau khổ, để rồi, phải chịu đựng một<br /> <br /> 96(08): 199 - 204<br /> <br /> cách nhẫn nhịn, uất ức: Em chỉ còn biết lên<br /> đỉnh núi cao em khóc/Cho nước mắt thấm ba<br /> tầng đất đen [7]...<br /> Trong khổ đau, uất ức vì bị đối xử tệ bạc, đã<br /> có lúc người phụ nữ Hmông vùng vẫy, đứng<br /> lên đấu tranh tự giải thoát mình. Các tác giả<br /> dân gian Hmông đã để cho người phụ nữ với<br /> thân phận của người con dâu, phản kháng<br /> quyết liệt với mẹ chồng, như một sự thách<br /> thức: Bà không ưa tôi, bà hãy kêu họ nhà tôi<br /> tới nói cho bỏ thật chân, buông thật tay/Tôi sẽ<br /> theo chân họ nhà tôi, tôi đi/... Và lúc ấy tôi sẽ<br /> vỗ tay nhảy/Vui mừng như người đi làm ăn<br /> [8]. Người con dâu đã thẳng thừng, chống đối<br /> mãnh liệt với mẹ chồng (đại diện cho lễ giáo<br /> phong kiến khắc nghiệt) để đòi tự do, để thoát<br /> khỏi cảnh làm dâu nghiệt ngã. Câu thơ- lời<br /> phản kháng đó mang đậm chất Hmông, bản<br /> lĩnh Hmông, tính cách Hmông mạnh mẽ,<br /> quyết liệt (rất hiếm gặp thái độ và bản lĩnh<br /> như thế của những người phụ nữ cùng cảnh<br /> ngộ trong thơ ca của các thơ ca dân tộc thiểu<br /> số khác).<br /> Tuy nhiên, những hành động phản kháng như<br /> vậy trong thơ ca Hmông không nhiều. Trái<br /> lại, họ thường phản kháng tiêu cực một cách<br /> quyết liệt, mà hành động phổ biến là ăn lá<br /> ngón. Cái chết bi thảm của họ như một sự<br /> cảnh tỉnh người thân và lên án xã hội bất<br /> công. Hình tượng cây lá ngón hoa vàng trở<br /> nên quen thuộc trong thơ ca Hmông như một<br /> phương thuốc hữu hiệu cho sự giải thoát khỏi<br /> cuộc đời và số phận:Em ơi! Chị ngắt lá thuốc<br /> độc đắng thật đắng/Đưa lên mồm, nuốt ực<br /> cho nát quách lá gan/Chị ngắt lá thuốc độc<br /> cay thật cay/Đưa lên miệng nuốt ực..., hay:<br /> Nàng ơi! Ta trở về nắm cây thuốc độc rễ<br /> không chắc/Ta trở về, ta được nàng thì<br /> thôi/Không được nàng, ta ăn lá thuốc độc<br /> chết đi cho thịt rữa tan...[9]<br /> Trong một chừng mực nào đó, thơ ca đối với<br /> dân tộc Hmông trước cách mạng tháng Tám<br /> chính là phương tiện để bộc lộ, giãi bày tâm<br /> trạng chứ không phải là phương tiện để nhìn<br /> nhận cuộc sống với tất cả sự phong phú, đa<br /> dạng của nó. Để rồi, bước sang thời kì hiện<br /> đại, thơ ca Hmông có một sự thay đổi quan<br /> trọng. Từ điểm nhìn bản thân mang tính<br /> 201<br /> <br /> Nguyễn Kiến Thọ<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> hướng nội đã được thay thế bằng điểm nhìn<br /> xã hội mang tính hướng ngoại, mà dấu ấn rõ rệt<br /> nhất là từ phương diện cảm hứng nghệ thuật.<br /> Đến cảm hứng trữ tình- ngợi ca ...<br /> Cuộc cách mạng tháng Tám vĩ đại đã giải<br /> phóng cuộc đời của cả dân tộc Việt Nam.<br /> Đồng bào miền núi nói chung và đồng bào<br /> dân tộc Hmông nói riêng cũng đã thoát khỏi<br /> cảnh đời tăm tối để bắt tay vào xây dựng một<br /> cuộc sống mới, một tương lai mới cho dân tộc<br /> mình. Lớp thế hệ nhà thơ Hmông đầu tiên<br /> được ra đời và lớn lên trong cuộc sống hoà<br /> bình, hiểu sâu sắc giá trị của cuộc sống, của<br /> hai chữ tự do. Chính vì vậy mà cảm hứng nổi<br /> trội nhất trong thơ ca dân tộc Hmông thời kỳ<br /> hiện đại là cảm hứng ngợi ca cuộc sống mới<br /> do Cách mạng, Đảng và Bác Hồ đem lại.<br /> Thơ ca Hmông thời kì hiện đại là một bài ca<br /> ca ngợi cuộc sống và tình yêu mà biểu hiện<br /> sâu sắc và chân thực nhất là lòng biết ơn.<br /> Dường như, với các tác giả người Hmông, khi<br /> đặt bút làm thơ, mục tiêu đầu tiên là thể hiện<br /> được tấm lòng của mình, của dân tộc mình,<br /> lòng biết ơn đối với Cách mạng đã khai sinh<br /> cho người Hmông có được một cuộc đời mới.<br /> Hùng Đình Quí có các bài thơ Người Mông<br /> có chữ (1968), Ơn Đảng (1969), Nhớ Bác Hồ<br /> (1969), Ánh đuốc trên đỉnh Vần Chải, Việt<br /> Bắc ngày nay (1972); Giàng A Của có bài thơ<br /> Có Cụ Hồ về; Vừ Thị Dưa có bài Nhớ đến<br /> Chính phủ; rồi Giàng Páo Ly, Giàng A Páo,<br /> Mùa A Sấu, Sùng Nhìa Tú... đều có những<br /> bài thơ nói lên lòng biết ơn sâu nặng của dân<br /> tộc Hmông đối với Đảng, với Chính phủ và<br /> Bác Hồ.<br /> Dân tộc Hmông là một dân tộc có tính cộng<br /> đồng rất cao. Có lẽ do sống khu biệt trên các<br /> đỉnh núi hẻo lánh nên tình cảm cộng đồng<br /> được cộng hưởng, được nở rộ như những<br /> bông hoa dưới ánh mặt trời. Không khí vui<br /> tươi, sôi nổi rộn rã ở miền Bắc trong những<br /> năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội đã lan toả<br /> đến tận các bản làng heo hút của người<br /> Hmông. Cuộc sống dần văn minh, xoá bỏ<br /> những hủ tục cũ kỹ, lạc hậu là đối tượng miêu<br /> tả, biểu hiện của các nhà thơ Hmông. Những<br /> thửa ruộng bậc thang lúa vàng trĩu hạt; những<br /> mái trường có con em của người Hmông theo<br /> 202<br /> <br /> 96(08): 199 - 204<br /> <br /> học, như những “bầy ong tung tăng đi hút nhị<br /> hoa”; Những chính sách của Đảng tựa như<br /> những làn điệu dân ca bay bổng, lay động,<br /> thấm sâu vào tâm hồn người Hmông. Khắp<br /> nơi rộn rã không khí đổi mới vui tươi, tràn<br /> ngập niềm tin vào cuộc sống. Cảm giác lâng<br /> lâng của con người được giải phóng, được tự<br /> do thật là kì diệu, để người Hmông nhìn thiên<br /> nhiên cũng thấy có tâm hồn, có sự đồng điệu,<br /> say mê: Mặt trời nâng hoa mây/Bồng bềnh<br /> sáng núi đá (Mặt trời hoa mây - Giàng A<br /> Páo). Cuộc sống của người Hmông có sự bình<br /> yên, êm đềm, đẹp một cách lãng mạn. Chất<br /> lãng mạn ngấm sâu vào tim vào óc mỗi người<br /> để thăng hoa thành những tâm hồn nghệ sĩ.<br /> Trong thơ ca Hmông, Tiếng hát tình yêu (gầu<br /> plềnh) chiếm một vị trí vô cùng quan trọng.<br /> Đó là ánh trăng sáng lung linh trên bầu trời<br /> thơ ca, đẹp một cách huyền diệu. Chính cảm<br /> hứng trữ tình-ngợi ca đã làm cho những câu<br /> thơ có sức lay động và quyến rũ diệu kì, "có<br /> thể nằm không hổ thẹn trong những tuyển tập<br /> thơ hay của thế giới" (Chế Lan Viên). Tuy<br /> nhiên, cả trong cuộc sống và tình yêu, người<br /> Hmông đều hồn nhiên và mãnh liệt đến độ<br /> cực đoan. Đã sống- sống hết mình; đã yêuyêu đến nồng nàn đam mê; đã ghét- ghét đến<br /> tận cùng xương tuỷ. Thơ ca Hmông là sứ giả<br /> trung thành cho việc bộc lộ những cung bậc<br /> và trạng thái tình cảm ấy: Gió về gió thổi lá<br /> cây lật lả lướt bên khe/ Nếu ta là hạt mưa hạt<br /> sương/ Ta xin tan trên bàn tay nàng; Đêm đã<br /> qua, sao lượn vòng đổi chỗ/ Ngày đã rạng, lối<br /> đi đã toe/ Ta lê bước về nhà/ mà hồn như còn<br /> ngủ ở thắt lưng em (Dân ca Hmông)<br /> Cuộc sống của người Hmông trên núi cao đơn<br /> sơ nhưng không đơn điệu, một phần cũng bởi<br /> người Hmông có đời sống tinh thần phong<br /> phú. Âm nhạc chính là một chất men say<br /> trong tâm hồn người Hmông. Người Hmông<br /> yêu âm nhạc bằng một tình yêu gần như là<br /> bản năng, đầy chất nghệ sĩ. Cuộc sống của<br /> đồng bào dân tộc Hmông không thể thiếu<br /> những tiếng khèn, tiếng đàn môi, kèn lá những nhạc cụ quen thuộc và gần gũi của dân<br /> tộc Hmông. Chàng trai Hmông múa khèn tài<br /> hoa như những nghệ sĩ đích thực trong các<br /> buổi chợ phiên, những đêm trăng hay trong<br /> <br /> Nguyễn Kiến Thọ<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> các lễ hội “Gầu tào”: “Điệu khèn vui xóm núi/<br /> Tiếng đàn môi giục lòng” (Giàng Xuân Hồ).<br /> Những thiếu nữ Hmông thả tâm tình trong<br /> tiếng đàn môi dìu dặt, trong tiếng kèn lá ẩn<br /> chứa những tâm sự vui buồn: “Nhớ buổi tiễn<br /> chân ta qua đồi/ Em ngắt lá thổi bài kèn réo<br /> rắt” (Dân ca Hmông). Âm nhạc Hmông<br /> không ưa sự quân bình mà ưa đi đến tận cùng<br /> của những cung bậc thanh âm, chót vót cao<br /> và thăm thẳm sâu. Có lẽ đó cũng chính là cá<br /> tính của một dân tộc chứa bao điều bí ẩn<br /> trong tâm hồn.<br /> Cuộc sống của người Hmông không thiếu sự<br /> thơ mộng đến lãng mạn, những chủ nhân của<br /> núi đá vùng cao có đời sống tinh thần phong<br /> phú, trước hết và trên hết, họ có một tình yêu<br /> nồng nàn. Từ những đỉnh núi - cao nguyên<br /> vừa hùng vĩ nên thơ vừa rất đỗi khắc nghiệt<br /> đã sinh ra những nhà thơ Hmông để cất lên<br /> những tiếng ca ca ngợi quê hương và tình yêu<br /> của mình:“Từ đá/Sinh ra những chàng thi<br /> sĩ/Hát ca về đất trời, tình yêu của mình”(Đá ở<br /> Sapa - Mã A Lềnh).<br /> Cảm hứng suy tư- chiêm nghiệm- biểu hiện<br /> của lối tư duy, cách diễn đạt mang đậm<br /> bản sắc Hmông.<br /> Nhìn chung, sau năm 1975 và nhất là sau Đổi<br /> Mới (1986), cùng với sự thay đổi lớn lao và<br /> nhanh chóng bộ mặt đời sống xã hội của đất<br /> nước, thơ ca dân tộc Hmông có sự chuyển đổi<br /> cơ bản về cảm hứng nghệ thuật. Nếu như ở<br /> các giai đoạn trước, cảm hứng cảm thương- bi<br /> kịch và cảm hững trữ tình- ngợi ca chiếm ưu<br /> thế chủ đạo, thì giai đoạn này, khi mối quan<br /> hệ giao lưu văn hóa giữa các dân tộc ngày<br /> càng mạnh mẽ và sâu sắc, nhận thức của<br /> người Hmông ngày càng được nâng cao,<br /> những nhà thơ- sứ giả tâm hồn của người<br /> Hmông bắt đầu có những suy tư, chiêm<br /> nghiệm, có sự quan tâm hơn đến những vấn<br /> đề mang tính thế sự, và cả nhu cầu tự bộc lộ<br /> và khám phá bản thân.Thơ ca dân tộc Hmông<br /> đi vào chiều sâu trí tuệ bằng những suy nghĩ,<br /> cảm nhận mang dấu ấn cá nhân rõ rệt.<br /> Người Hmông là một dân tộc ưa triết lí,<br /> "trong thơ Hmông có yếu tố rất rõ của lí trí.<br /> <br /> 96(08): 199 - 204<br /> <br /> Chữ lí là chữ thường thấy trong thơ Hmông.<br /> Người Hmông là ngưởi rất muốn biết rõ lí lẽ,<br /> phân biệt phải trái" [10]. Ngay từ trong mạch<br /> nguồn dân gian, chất suy tư, triết lí ấy đã<br /> được bộc lộ. Ta thường thấy trong dân ca<br /> Hmông những triết lí về cuộc đời: Đời người<br /> như củ cải phơi nắng, hay: Đời người như<br /> bóng râm từ từ ngả bên đồi, hoặc: Mình ơi!/<br /> Sống là khổ đấy/ Chết là nát tan.. Sự suy<br /> nghiệm, triết lí đã trở thành một nét tính cách<br /> của người Hmông từ truyền thống, là cơ sở để<br /> tạo nên phức điệu cảm hứng suy tư- chiêm<br /> nghiệm trong thơ Hmông thời kì hiện đại.<br /> Mỗi nhà thơ có một cách suy tư, chiêm<br /> nghiệm riêng về thế sự, cuộc đời, và cách triết<br /> lí cũng rất riêng, độc đáo và đặc sắc. Nhà thơ<br /> Hùng Đình Quí trăn trở với những giá trị đạo<br /> đức truyền thống, những tinh hoa văn hoá của<br /> người Hmông đã được gìn giữ từ bao đời.<br /> Ông khuyên người Hmông phải biết sống<br /> thuỷ chung, tình nghĩa, không nên "tranh đục<br /> cũ người dùng/cướp dao mẻ người liếc". Ông<br /> khẳng định một chân lí vĩnh hằng trong quan<br /> niệm về sự sống và cái chết của "người<br /> Hmông mình" (pêz Hmông): Có chết, chết<br /> trên lưỡi sắc/ Chớ chết sau sống Dao. Ông<br /> cảnh tỉnh những người Hmông lầm đường,<br /> lạc lối, thiếu ý chí, nghị lực và niềm tin trong<br /> cuộc sống: Chỉ có con cóc mới đi không hết<br /> đường/ Trở về chết dưới bàn chân vợ. Mã A<br /> Lềnh suy tư về số phận và tương lai của dân<br /> tộc mình, để rồi chiêm nghiệm và khẳng định:<br /> Ở đâu có bầu trời/ đó là Tổ quốc. Ông bằng<br /> lòng và ca ngơi sự lựa chọn cuộc sống như là<br /> một nét đặc trưng riêng của dân tộc mình:<br /> Chiếc nôi êm là tảng đá giữa non ngàn. Ở đó,<br /> người Hmông thênh thênh sống, thênh thênh<br /> bộc lộ những vui buồn của mình. Bản lĩnh và<br /> ý chí chính là cội nguồn sức mạnh của dân tộc<br /> Hmông. Hình ảnh người đàn ông Hmông với<br /> đôi chân trần đạp trên đá sắc và mái đầu trơ<br /> một chỏm đá hoang là sự bộc lộ sâu sắc bản<br /> lính và ý chí ấy.<br /> Tóm lại, thơ ca Hmông với những phức điệu<br /> cảm hứng nghệ thuật đã góp phần bộc lộ một<br /> cách sâu sắc và chân thực con người và cuộc<br /> sống của dân tộc Hmông trong những hoàn<br /> cảnh lịch sử nhất định, như những lát cắt của<br /> 203<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2