intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thôi bú về tâm lý

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

77
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có nhiều em nhỏ khi học ở tiểu học rất nghe lời bố mẹ, nhưng khi lớn hơn một chút đột nhiên tính tình thay đổi hắn, không ngây thơ và nghe lời người lớn như khi còn bé dại. Trước mặt bố mẹ, các em thường ít nói, trầm lặng, càng ngày càng cưỡng lại sự sắp đặt của bố mẹ về mặt ăn uống, quần áo, bè bạn, học tập... thậm chí đôi khi còn có em cãi lại bố mẹ chỉ vì một chuyện không đâu. Tại sao lại có thể xảy ra hiện tượng đó? Ảnh minh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thôi bú về tâm lý

  1. Thôi bú về tâm lý Có nhiều em nhỏ khi học ở tiểu học rất nghe lời bố mẹ, nhưng khi lớn hơn một chút đột nhiên tính tình thay đổi hắn, không ngây thơ và nghe lời người lớn như khi còn bé dại. Trước mặt bố mẹ, các em thường ít nói, trầm lặng, càng ngày càng cưỡng lại sự sắp đặt của bố mẹ về mặt ăn uống, quần áo, bè bạn, học tập... thậm chí đôi khi còn có em cãi lại bố mẹ chỉ vì một chuyện không đâu. Tại sao lại có thể xảy ra hiện tượng đó? Ảnh minh họa: internet Các nhà tâm lý học cho biết: Các bạn thiếu niên 12-16 tuổi đang bước vào thời kỳ thanh xuân, tức là một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tâm lý. Chính do bước đột biến trong sự phát
  2. triển tâm lý và thể chất (nhân tố chủ quan) cũng như việc các em bước vào một ngưỡng cửa mới của xã hội (nhân tố khách quan) mà sự “tự ý thức” của học sinh cấp hai bắt đầu được tăng cường. Một mặt, các em đòi hỏi được thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ và có được địa vị bình đẳng và độc lập trong gia đình và cũng bắt đầu từ lúc đó, các em ít kể với bố mẹ những bí mật của riêng mình, đồng thời cố tạo ra một “thế giới nhỏ bé” trừ mình ra chẳng ai được quyền đột nhập, chẳng hạn có một ngăn tủ riêng của mình, để tất cả những “bí mật” vào trong đó rồi khoá lại, ví dụ như nhật ký, thư từ của bạn bè, thơ ca tự sáng tác... không cho bố mẹ tuỳ tiện muốn đọc gì thì đọc. Mặt khác các em bắt đầu bước ra khỏi khuôn khổ gia đình, đi vào xã hội, nếm trải sự giao tiếp với mọi người với tư cách một cá thể tồn tại độc lập. Các nhà tâm lý học phát hiện thấy rằng, số các em học sinh trung học cơ sở đi xe đạp đến trường học khá đông, có nhiều em nhà ở cách trường không xa lắm nhưng vẫn đòi bố mẹ mua xe, đó cũng là một biểu hiện của sự tăng trưởng ý thức tự lập của các em. Dù ở nhà hay ở ngoài xã hội, học sinh cấp hai đều mong
  3. muốn và cố gắng rèn luyện và phát triển bản thân theo ý riêng của mình. Các em muốn tự mình xác định mục tiêu và kế hoạch cuộc đời, dùng trí phán đoán của mình xem xét mọi sự việc, không muốn có sự can thiệp của bất cứ ai, kể cả bố mẹ. Nếu không các em sẽ tỏ thái độ phản kháng bằng các hình thức lầm lì, lạnh nhạt, lầu bầu, bất hợp tác... Giai đoạn các em học sinh cấp hai, do sự phát triển của tự ý thức, đòi hỏi thoát khỏi sự ràng buộc của mối quan hệ phụ thuộc trước kia, thoát khỏi sự giám sát từng ly từng tí của bố mẹ, trở thành một cá thể độc lập, được các nhà tâm lý học gọi một cách hình tượng là “thời kỳ thôi bú về tâm lý”. Cũng giống như việc thôi bú thực sự ở trẻ thơ, sự “thôi bú về tâm lý” cũng là một giai đoạn từ từ và tiệm tiến, không thể nào tránh khỏi, nóng vội quá hoặc kéo dài quá đều bất lợi. Ở giai đoạn “thôi bú về tâm lý” nếu nóng vội quá sẽ làm cho những thiếu niên hãy còn ngây dại phải đối mặt quá nhiều và quá sớm với những vấn đề xã hội và đời sống mà các em không tài nµo giải quyết nổi, như thế sẽ làm cho các em hoang mang, mất tự
  4. tin, không lợi cho các em bước dần vào cuộc sống và xã hội, còn nếu kéo dài quá ắt sẽ vi phạm quy luật phát triển của sự sống, làm cho thanh thiếu niên gặp trở ngại trong cuộc sống tự lập sau này. Muốn bước qua giai đoạn này một cách thuận lợi, giữa các em học sinh cấp hai và cha mẹ phải có sự thông cảm, hiểu biết lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, cả hai phía đều phải cố gắng làm cho mối quan hệ phụ thuộc hiện vẫn đang còn tồn tại biến đổi dần. Các em học sinh cấp hai chưa thật hoàn toàn chín chắn về sinh lý và tâm lý, trên một mức độ nhất định vẫn phải dựa vào bố mẹ, mong được bố mẹ hiểu cho “sự tự ý thức” và “lòng tự trọng” của các em. Ngược lại, các em học sinh cấp hai cũng cần hiểu rõ tấm lòng cha mẹ, phấn đấu trở thành người thanh niên tốt, có lý tưởng, trở thành người con xứng đáng mà bố mẹ hằng mong mỏi. Vì đôi khi có những bậc cha mẹ thâm tâm rất tốt song dùng phương pháp giáo dục và quản lý không thích hợp khiến cho con trẻ bị ức chế, đau buồn. Vì vậy, cha mẹ không nên dùng những ngôn từ quá đáng làm tổn thương tình cảm của con cái.
  5. Thiếu niên trong thời đại mới phải vun đắp mối quan hệ tốt đẹp với cha mẹ, trên “cái hố ngăn cách hai thế hệ” ta cần phủ lên một mặt bằng hữu nghị, thân tình, giúp hai thế hệ hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau. Chỉ có làm tròn sự “thôi bú về tâm lý” với cha mẹ, thanh thiếu niên mới trở thành một con người thực sự, mới vững bước đi vào xã hội và trụ vững trong xã hội!/. Thế Trường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2