Thời tôi sống: Phần 1
lượt xem 9
download
Cuốn sách "Thời tôi sống" gồm truyện ngắn, bút ký, nhật ký và ghi chép tại trận về chiến tranh được chia thành 16 tác phẩm - như 16 mảnh ghép của thời gian, ký ức về người thật việc thật của chính tác giả cũng như những người đồng đội mà ông từng được gặp gỡ, được chiến đấu và trải qua thời khắc cam go, sinh tử của cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo phần 1 cuốn sách.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thời tôi sống: Phần 1
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PHẠM CHÍ THÀNH Chịu trách nhiệm nội dung: ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP – XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ Biên tập nội dung: ThS. PHẠM NGỌC BÍCH TS. HOÀNG MẠNH THẮNG ThS. NGUYỄN THỊ THÚY TRẦN PHAN BÍCH LIỄU Trình bày bìa: PHÙNG MINH TRANG Chế bản vi tính: LÂM THỊ HƯƠNG Đọc sách mẫu: NGUYỄN THỊ THÚY BÙI BỘI THU Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 892-2020/CXBIPH/6-295/CTQG. Số quyết định xuất bản: 4871-QĐ/NXBCTQG, ngày 16/04/2020. Nộp lưu chiểu: tháng 5 năm 2020. Mã ISBN: 978-604-57-5548-8.
- Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm cña Th viÖn Quèc gia ViÖt Nam TrÇn Mai H¹nh Thêi t«i sèng / TrÇn Mai H¹nh. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2018. - 316tr. ; 24cm 1. V¨n häc hiÖn ®¹i 2. Bót kÝ 3. KÝ sù 4. TruyÖn ng¾n 5. ViÖt Nam 895.92283403 - dc23 CTM0253p-CIP Tác giả giữ bản quyền
- Lời giới thiệu H ơn 40 nămcuộctrôi qua chiến Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đề tài về đã kháng kể từ chống Mỹ, cứu nước vẫn như một dòng chảy không ngừng trong đời sống văn học nước nhà. Vì sao dân tộc Việt Nam đã dám đánh và đã đánh thắng một kẻ địch có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất phe đế quốc, quân đông, vũ khí, trang bị kỹ thuật hơn mình gấp nhiều lần? Rất nhiều công trình khoa học, tác phẩm văn học, nghệ thuật, điện ảnh, trong đó có những tác phẩm của những người đã trực tiếp chứng kiến và tham gia cuộc chiến đã nghiên cứu, tái hiện, luận giải các chiều cạnh của cuộc kháng chiến đầy hy sinh, gian khổ, kết thúc thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam ta. Và Thời tôi sống của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh đã góp thêm một lời giải cho câu hỏi đó. Sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), năm 1966 - 1967, Trần Mai Hạnh trở thành phóng viên chiến tranh của Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại Hải Phòng, thành phố cảng bị máy bay Mỹ dội bom, đánh phá ác liệt nhất. Hai năm 1968 - 1969, ông là phóng viên thường trú của Thông tấn xã Việt Nam tại Quảng Đà (Bắc Quảng Nam - Đà Nẵng), một trong những chiến trường vô cùng ác liệt. Thời gian này có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của Trần Mai Hạnh. Ông đã được kết nạp Đảng tại mặt trận. Phần lớn thời gian ông sống với bộ đội, với bà con tại các xã thuộc huyện Điện Bàn, Duy Xuyên và Hòa Vang - nơi các lực lượng vũ trang của ta đứng chân Trần Mai Hạnh 5
- mở các cuộc tấn công vào các căn cứ liên hiệp quân sự của Mỹ, ngụy và chư hầu tại Đà Nẵng. Đặc biệt ông đã hai lần phải cùng với các chiến sĩ và đồng đội chiến đấu trong vòng vây dày đặc của quân thù. Gần 60 ngày đêm cận kề với cái chết, tận mắt chứng kiến tinh thần chiến đấu anh dũng, sự hy sinh quả cảm của người lính "Bộ đội Cụ Hồ" đã giúp ông thấu hiểu các cung bậc tàn khốc của chiến tranh và khát vọng chiến thắng, thống nhất đất nước. Trong bức thư gửi cho người yêu, Trần Mai Hạnh đã bộc bạch: “Mặt trận và những trận chiến đấu khốc liệt đã đón anh ngay từ những ngày đầu. Anh đi chiến dịch, lăn lộn với các chiến sĩ, lấy tài liệu, suy nghĩ, viết lách được rất nhiều và trong lòng lúc nào cũng cháy bỏng những khát vọng về cuộc sống, sự nghiệp và cả những con đường đi. Anh thấy mình trưởng thành lên rất nhiều. Một cuộc sống thật nghiêm khắc, rèn giũa con người chẳng khác gì một cuộc lột xác” (Dẫu giọt sương rơi…). Cuối năm 1969, ông được điều ra Hà Nội chữa bệnh và nhận công tác mới. Đầu năm 1975, Trần Mai Hạnh được cử làm phóng viên đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Bám sát các đoàn quân tiến vào giải phóng hầu hết các thành phố, thị xã suốt từ Huế tới Sài Gòn và may mắn có mặt, chứng kiến những giờ phút lịch sử trưa ngày 30-4-1975 tại Dinh Độc Lập, Trần Mai Hạnh cảm nhận được đầy đủ khí thế tiến công và chiến thắng của dân tộc. Cũng chính trong thời gian này, ông có cơ may được tiếp cận với kho tư liệu quý của chính quyền Sài Gòn sau ngày sụp đổ, gặp gỡ tìm hiểu về những nhân chứng lịch sử. Đây là chất liệu vô giá làm nên những trang viết sống động về những năm tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mang đến cho người đọc cảm nhận về sức nóng và hơi thở phập phồng của những sự kiện lịch sử mà ông đã dày công tái hiện, phục dựng. 6 Thời tôi sống
- Cùng sự “lên ngôi” của dòng văn học tư liệu, mấy năm vừa qua, Trần Mai Hạnh đã cho ra mắt độc giả hai cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 và Lời tựa một tình yêu, được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 được trao Giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2014, Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2015. Trong các tác phẩm viết về chiến tranh khi ở chiến trường của Trần Mai Hạnh, có những tác phẩm đã được công bố hoặc được công bố một phần và cũng có những tác phẩm vẫn nằm trong các tập bản thảo. Thời tôi sống ra mắt bạn đọc lần này gồm 16 tác phẩm là truyện ngắn, truyện vừa, bút ký, nhật ký ghi chép về chiến tranh, trong đó 12 tác phẩm viết ở chiến trường Quảng Đà những năm 1968 - 1969, 4 tác phẩm viết trong giai đoạn 1970 - 1975. Dười ngòi bút của Trần Mai Hạnh, chiến tranh hiện lên ác liệt, tàn khốc đến tột cùng, thách thức mọi giới hạn của sức chịu đựng mà con người có được. Chiến trường Quảng Đà đêm ngày bị bom đạn Mỹ cày xới, chất độc hóa học hủy diệt sự sống rải xuống khắp nơi. Ở đây, đói rét, bệnh tật, thương vong, cái chết… là chuyện thường ngày. Ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh như một hơi thở. Không khí chết chóc bao trùm. “Ban đêm cũng như ban ngày, không gian chật ních tiếng các loại tàu rà, trực thăng bay sát rạt ngọn cây, chật ních tiếng đạn pháo, tiếng bom bi” (Những mảnh trời xao xuyến). Cái nhịp điệu của chiến tranh như pháo dập, bom vùi, đạn réo, súng nổ, máu chảy, chết chóc,… cứ lặp đi, lặp lại qua các tác phẩm trong Thời tôi sống làm thời gian căng ra như một sợi dây đàn. Bằng thủ pháp tương phản, tác giả đã khắc họa tính điển hình của cuộc đọ sức giữa cái chết và sự sống; giữa vũ khí hiện đại và tinh thần kiên cường, mưu trí; giữa tội ác hủy diệt và sức chịu đựng vô bờ bến;… Trên cái phông nền chiến tranh khốc liệt, tác giả đã làm nổi bật sức mạnh vô song của những con người chiến đấu vì khát vọng Trần Mai Hạnh 7
- hòa bình, thống nhất đất nước. Những con người chân chất, mộc mạc, bình dị như anh Đấu trong truyện ngắn Anh Đấu, chị Nắng trong Nắng Thu Bồn, mẹ Tư trong Như thể là tình yêu, chị Sao trong Sao Bắc Đẩu, chị Hoa trong Trời sáng trong mưa, chị Nguyễn Thị Châu và anh Lê Hồng Tư trong Côn Đảo một ngày tháng Bảy, anh Miêng trong Câu chuyện về một bản hợp xướng… sinh ra không phải để làm anh hùng nhưng khi đối mặt với quân thù họ lại có “sức mạnh Phù Đổng” phi thường khiến kẻ thù khiếp sợ. Cuộc chiến không chỉ diễn ra giữa ta với địch, mà còn âm thầm bên trong mỗi con người. Ông viết: “Cái chết rình rập, giăng bẫy khắp nơi nhưng con người vẫn tự tin đi tới. Hơn ở đâu hết, con người được giao phó đến cao độ vận mệnh của chính mình. Những giây phút trung tâm của cuộc sống mình anh phải tự quyết định lấy tất cả - tiến lên hay lùi lại, can đảm hay hèn nhát, sống hay chết, trung thành hay phản bội…” (Những mảnh trời xao xuyến). Tinh thần lạc quan, niềm tin tất thắng là ánh sáng xuyên suốt các câu chuyện trong Thời tôi sống. Chiến tranh có tàn khốc bao nhiêu cũng không thể vùi dập được sức sống mãnh liệt. Tác giả viết: “Nhiều vùng rộng lớn bị B52, chất độc hóa học và xe ủi biến thành vùng trắng. Không còn một cái nhà, một tấm tranh nào không bị đốt cháy. Tất cả mọi sinh hoạt ăn ở, nấu nướng, hội họp, yêu nhau đều ở dưới hầm. Một cuộc sống đi sâu vào lòng đất, từ lòng đất và lúc nào cũng sôi nổi đến mức mãnh liệt, phi thường. Những thôn xóm anh đi qua, những làng mạc anh đã sống, những vùng đất anh đã chiến đấu... đâu đâu cũng ngời ngợi một sức sống mới, đâu đâu cũng xanh lên, vang lên tiếng gọi thật thiết tha đối với cuộc sống của Tổ quốc chúng ta...” (Dẫu giọt sương rơi…). Cũng chính trong bom rơi đạn nổ đó, tình đồng chí, đồng đội, đồng bào; tình yêu nam nữ ấm áp đã tiếp thêm nghị lực để vượt qua muôn vàn gian khó. Tình yêu giữa Đấu và Nhàn (Anh Đấu), Hà và 8 Thời tôi sống
- Hải (Suối đầu mùa), Trung và Sao (Sao Bắc Đẩu), Lâm và Hoa (Trời sáng trong mưa), Châu và Tư (Côn Đảo một ngày tháng Bảy),… làm người đọc xúc động mạnh mẽ. Mỗi tình yêu là một câu chuyện, nhưng họ đều có điểm chung đó là tình yêu của những người cùng chiến tuyến, cùng chung lý tưởng, đều đặt tình yêu riêng vào trong tình yêu rộng lớn với quê hương, đất nước. Cũng giống như Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 và Lời tựa một tình yêu, những tác phẩm trong Thời tôi sống không có sự phân biệt rạch ròi về thể loại. Ở đây, văn chương và báo chí đan quyện với nhau một cách hài hòa và nhuần nhuyễn. Hiện thực chiến tranh được tác giả dựng lại chân thực như một cuốn phim tài liệu. Không hư cấu, hoặc rất ít hư cấu, nhưng những tình tiết trong từng tác phẩm vẫn hiện lên đầy sức lôi cuốn người đọc. Hiện thực hấp dẫn như vốn nó đã có. Điều làm nên sự hấp dẫn của những câu chuyện trong Thời tôi sống có lẽ bắt nguồn từ chính hiện thực của cuộc sống, từ khả năng phát hiện vấn đề, lựa chọn góc nhìn, sự cảm nhận và cách kể chuyện tinh tế của Trần Mai Hạnh. Trong Lời tác giả, Trần Mai Hạnh bày tỏ sự “hàm ơn sâu sắc khi bạn đọc dành chút thời gian cho Thời tôi sống”. Nhưng chắc chắn rằng, sau khi đọc xong tác phẩm này, bạn đọc cũng sẽ cảm ơn ông, bằng tâm huyết, tài năng, vốn sống và sức lao động không mệt mỏi đã viết nên những trang văn rung động sâu xa và đầy ám ảnh về một thời đạn bom hào hùng, thấm đẫm nước mắt và sự hy sinh hằn sâu trong ký ức của dân tộc. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Tháng 6 năm 2018 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT Trần Mai Hạnh 9
- 10 Thời tôi sống
- Lời tác giả B ạn đọc kính mến! Tôi thật sự hạnh phúc và hàm ơn sâu sắc khi bạn đọc dành chút thời gian cho Thời tôi sống. Tôi say mê văn chương từ nhỏ, là học sinh giỏi văn và là sinh viên Văn khoa Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Nhưng cuộc sống và thời cuộc đã không cho phép tôi theo đuổi con đường viết văn chuyên nghiệp. Năm 1965 tốt nghiệp đại học, tôi được phân về Thông tấn xã Việt Nam và suốt mười năm thời chiến tranh (1965 - 1975) tôi là phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam trên các mặt trận, chiến trường, trong Nam, ngoài Bắc. Hơn nửa thế kỷ làm báo, kể từ khi rời mái trường đại học, tư duy báo chí đã ăn sâu vào tiềm thức tôi. Ngay cả khi viết văn, tôi cũng không có được khả năng tưởng tượng phong phú và hư cấu ra mọi chuyện như các nhà văn khác. Sự kiện, cảnh ngộ, tình huống các nhân vật trong tác phẩm đều là những chuyện xảy ra trong đời thực tôi đã may mắn được chứng kiến, tiếp xúc. Thói quen ghi chép và viết nhật ký hằng ngày đã giúp tôi lưu lại được những khoảnh khắc đáng nhớ của cuộc sống đã đi qua cuộc đời mình. Trần Mai Hạnh 11
- Những ghi chép với bút pháp văn học đó, khi chỉnh lý, biên soạn và hoàn chỉnh, tôi thấy có tác phẩm dừng ở thể loại bút ký, ký sự, có tác phẩm đã là truyện ngắn, truyện vừa. Trong Thời tôi sống, nhiều câu chuyện là người thật, việc thật được giữ nguyên tên thật như: Nhà báo, nhà thơ - liệt sĩ Nguyễn Trọng Định trong "Bài thơ tình đẫm máu", nhạc sĩ Phan Miêng trong “Câu chuyện về một bản hợp xướng”, phóng viên nhiếp ảnh Lâm Hồng Long trong "Trời sáng trong mưa", ông Lê Hồng Tư và bà Nguyễn Thị Châu trong "Côn Đảo, một ngày tháng Bảy", các cán bộ, chiến sĩ và nhà báo trong "Danh dự người lính" và "Thần chết, thần khổ ải" - hai tập nhật ký được viết tại trận trong hai cuộc chiến đấu trong vòng vây; nhiều nhân vật và câu chuyện khác cũng là người thật việc thật, nhưng vì những lý do riêng tôi không để tên thật. Vì điều thưa với bạn đọc trên đây, tôi không ghi thể loại của cuốn Thời tôi sống và các tác phẩm in trong đó là ghi chép, bút ký, truyện ngắn hay truyện vừa. Xác định thể loại một tác phẩm là cần thiết, nhưng quan trọng hơn, tôi nghĩ, tác phẩm đó có mang lại được cảm xúc gì không với độc giả. Một tác phẩm chạm được tới trái tim bạn đọc, thể hiện được khát vọng hòa bình, tin yêu cuộc sống, theo tôi đó mới là tác phẩm có giá trị. Cũng từ những trang ghi chép, và trên cơ sở sự thật của những sự kiện, con người, tình huống, cảnh ngộ được chứng kiến, tiếp xúc trong cuộc đời làm báo, mới đây hai cuốn tiểu thuyết Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 và Lời tựa một tình yêu tôi 12 Thời tôi sống
- xây dựng đã được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành. Và hôm nay, tiếp nối là Thời tôi sống. Tôi xin trân trọng biết ơn những ý kiến đóng góp, phê bình của bạn đọc. Hà Nội, tháng 5 năm 2018 TRẦN MAI HẠNH Trần Mai Hạnh 13
- Huyện Điện Bàn là mảnh đất ác liệt nhất tại chiến trường Quảng Đà (Bắc Quảng Nam - Đà Nẵng) trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước. Đây là mảnh đất tôi và Nguyễn Trọng Định, phóng viên Báo Nhân Dân đặt chân tới đầu tiên trong những ngày làm phóng viên chiến tranh tại chiến trường này. Mới hơn một tháng xuống mặt trận, tôi đã phải chứng kiến sự hy sinh của Nguyễn Trọng Định và cái chết của bao đồng chí, đồng đội khác. Những trang ghi chép tại trận về người thật, việc thật nóng bỏng lửa đạn của mảnh đất này đã làm nên bút ký "Đất mùa xuân" và "Anh Đấu", sáng tác đầu tay tôi gửi ra miền Bắc được đăng trên Báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, trong đó "Anh Đấu" được Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Báo Văn Nghệ năm 1970-1971... 14 Thời tôi sống
- Đất mùa xuân G ò kia! - Theo tay anh Ba Lường, tôi nhìn thấy phía trước mình một vùng đất trắng hiện ra mờ mờ dưới ánh sáng nhạt của bầu trời đang rạng. Một vài chiếc đèn dù vàng úa, lợt lạt đang còn treo lơ lửng. Gò Nổi đấy. Dải đất hình lá tre giống hệt những con bơn ở miền Bắc nổi lên giữa hai nhánh của dòng sông Thu Bồn như hai chiếc khăn voan xanh dịu tha thướt quàng hai bên. Mảnh đất mơn mởn một màu xanh với những làng Bảo An, Thi Lai, Phú Bông, Hà Mật, nức tiếng nghề canh cửi, bây giờ sau những trận càn trắng, cày ủi, sau những trận bom dữ dội của B52, B57, và sau hàng chục lớp chất độc hóa học, chỉ còn lại một vùng đất phơi nhào quạnh một màu đỏ. Hàng nghìn quân Mỹ - ngụy và chư hầu đã càn quét Gò Nổi ròng rã 61 ngày. Sáu mươi mốt ngày đêm không lúc nào im tiếng súng, tiếng xe tăng, xe ủi đất, ca nông và tàu rà. Ngay từ những ngày đầu, cả Gò đã không còn một cái nhà, một cái cây nào nguyên vẹn. Cả làng bói không ra một cây tre để chẻ lạt, một bẻo lá chuối để đậy cơm. Những biển dâu xanh kít, những hàng dâm bụt xén vuông vức lúc nào cũng có những bông hoa đỏ sắc cờ, những hàng tre và cây ăn quả sum suê bọc lấy những con đường lát đá... tất cả đã bị tàn phá đến trơ trụi. Những giếng nước trong mát như gương cũng bị lũ quỷ khát máu phá sạch. Dường như bọn giặc Trần Mai Hạnh 15
- sợ từng lá cây, ngọn cỏ, sợ màu xanh diệp lục, càn đi quét lại xong, chúng lại đem xe ủi đất đến cày và rải chất độc hóa học hết lớp này đến lớp khác. Có cô gái sau cuộc càn trở về, đứng ngay trên khu đất cũ mà không sao nhận ra ngõ nhà mình nữa. Bọn giặc định dùng sắt thép bẻ gập cái làng này xuống, biến cuộc sống ở đây trở về thời kỳ “hỗn mang chi sơ’’. Nhưng cái làng lớn - cái làng gồm sáu xã mà lịch sử đã phong tên “Gò Nổi” vẫn còn đó. Hai nghìn tên Mỹ đã phải đền tội trên mảnh đất này. Tên trúng mìn tan xác, tên trúng đạn, trúng chông đổ ụp xuống đất như một thân cây đổ. ‘’Gò Nổi’’ đã đi vào lịch sử bằng những chiến công diệt Mỹ lẫy lừng. - Thôi ta đi hỉ, tàu rà sắp lên rồi đó! - Nói rồi anh Ba xốc lại gùi. Anh mặc áo bà ba đen, quần đùi trắng xệ quá đầu gối. Anh Ba đi trước, lưng gù gù, vóc người to như một con gấu xám. Nhìn anh thật mà khó hình dung được đấy là một chỉ huy du kích khét tiếng. 61 ngày đêm địch tiến hành ‘’bình định’’, anh và đội du kích đã trụ lại Gò làm thằng địch mất ăn mất ngủ. Khi anh dùng mìn hất nhào xe tăng, xe ủi đất, khi anh làm cả lũ sâu đo (loại máy bay chở quân hai chong chóng) sa vào bãi bom bi tan xác, khi anh làm những thằng Mỹ to bự mắc câu treo lơ lửng trên cành tre... Cứ mỗi lần thấy anh xách khẩu garăng đi, bà con lại kháo nhau: ‘’Thằng Ba đã xách súng đi rồi đó, liệu làm mỳ khao hắn đi’’’. Nhìn anh Ba, tôi lại nhớ câu chuyện hồi chưa phá kềm. Kỳ đó, rình bắt được anh đang nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, bọn liên gia, ấp trưởng trói gô anh lại rồi đem ra hội đồng cắt đi một tai. Chúng nói: ‘’Cái tai này hay nghe đài, nghe cán bộ tuyên truyền, tao cắt trớt cha’’. Cắt xong anh thản nhiên nói: ‘’Cắt vành, tai rộng thế này nghe càng rõ lắm”. 16 Thời tôi sống
- Lúc ấy là tháng chín, lúa vừa trĩu hạt, ngả uốn câu sắp theo một chiều gió thổi... Anh Ba cười và làm nhiều hơn nói. Người nông dân Việt Nam vốn chất phác, thật thà. Ở anh Ba, đức tính này càng rõ. Tên chính của anh là Lường, nhưng đứng hàng thứ ba, nên gọi là Ba Lường. Anh làm bạn với chị Ba đến nay vừa trọn hai mươi năm. Suốt hai mươi năm qua vợ chồng anh kiên cường trụ bám ở cái nhà này. Giặc đốt đi, anh làm lại, và đến nay đã mấy chục lần cắt tranh lợp lên trên cái nền nhà cháy đen này, chính anh cũng không nhớ nữa. Anh thường nói với bà con trong xóm: ‘’Đội bom, đội đạn chín mười năm nay còn được. Chừ đến ngày độc lập, tội gì mà dinh cái thân vào khu tập trung cho ba cái thằng hội đồng nó đè đầu cưỡi cổ mình”. Cuộc sống kham khổ, thiếu thốn, ác liệt đến hết mức, nhưng không bao giờ bà con xóm làng thấy vợ chồng anh to tiếng. Anh thì cứ rù rù lo phần việc của xã, còn chị thì đảm đang công việc đồng áng và lo cho anh từ lon gạo đến ít lương khô để chống càn. ‘’Ấy có hồi đổ cáu, mụ ấy nói bầy bậy chứ mụ ấy cừ lắm đấy’’. Cứ mỗi lần nói về vợ và gia đình anh, là anh Ba lại nhắc câu này. Chúng tôi đang đi và cảm thấy mình đi trên một mảnh đất khác lạ, với những cảm xúc rất trong lành. Gò Nổi thiết tha trong màu xanh của những vết thương vừa gắn miệng. Một cơ thể dồi dào sức sống và màu xanh bất tận đang thức dậy trên mảnh đất màu mỡ miền nhiệt đới. Những con đường mà trước kia tôi từng đặt bước chân, nay không còn nữa. Những hố bom mới to như cái ao chồng lên hố cũ làm lộn nhào tất cả. Những hàng cây ăn quả sum suê hai bên đường bị bom napan đốt trụi hết, cỏ tranh lút đầu người, phủ kín những mẩu đường còn sót lại. Lội băng qua những bãi cỏ tranh ướt đẫm sương đêm, Trần Mai Hạnh 17
- chúng tôi lại gặp và đi trên những con đường mới, nhưng đã nhẵn lì vì hàng triệu bước chân của dân công hỏa tuyến đêm ngày chuyển đạn ra chiến trường. Những con đường xuyên qua những bãi tranh rậm rạp, những bụi tre đực cháy trụi, vắt qua các hố bom và các làng mạc, xóm thôn bị tàn phá. Những con đường không hề có tên, không có biển chỉ đường, không được đánh dấu trên bản đồ, nhưng được ghi sâu trong trí nhớ của những người giao liên, những chiến sĩ trinh sát... Chúng ta đã nhắm hướng soi đường và mỗi người tự đặt tên cho con đường của chính mình. Tôi bỗng nhớ đến câu nói nổi tiếng một đại văn hào: ‘’... Kỳ thật trên mặt đất làm gì có đường. Chẳng qua người ta đi nhiều thì thành đường đó thôi...’’. Qua dốc Kiên Cường, theo trục đường chính chúng tôi vào thôn một - Điện Hồng. Chiếc xe bọc thép như con tê giác khổng lồ bị anh Ba đoạt trắng hồi cuối năm ngoái vẫn còn nằm phủ phục ngay cạnh bầu nước đầu thôn, bên những hố bom sâu hoắm. Nghe kể kỳ đó càn mấy xã vùng dưới xong, bọn Mỹ kéo về đồn Bồ Bồ. Bọn bộ binh đi ngõ đường cái Mới, hơn chục chiếc tăng băng tắt cánh đồng Điện Hồng về đồn. Chẳng dè vừa tới bầu nước đầu làng, chiếc xe đi sau đốc chứng chết sững lại. Cũng gần đến đồn nên bọn Mỹ chủ quan chỉ để một chiếc M.141 ở lại đợi chiếc hỏng còn bao nhiêu chạy tuốt về. Cũng lúc ấy anh Ba đi bám địch chợt về qua. Nhìn khẩu đại liên bắc ngay trên nóc xe anh Ba thèm có nước muốn nhảy ra mà vồ. Được khẩu đó đánh càn ngon biết mấy. Lâu nay đội du kích của anh vẫn ước một khẩu như vậy. - Xung phong! Thế rồi anh Ba vọt ra thật. Anh vọt đúng lúc quả thủ pháo nổ tung trên nóc xe làm tan xác mấy thằng Mỹ đang ôm súng 18 Thời tôi sống
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy (Phần 1) - NXB Văn học
227 p | 165 | 56
-
Truyện ngắn Chuyện đời vớ vẩn: Phần 2
212 p | 151 | 37
-
Thơ và truyện ngắn Lưu Quang Vũ: Phần 1
178 p | 179 | 32
-
Con người và thế giới sống - Khám phá các bí ẩn: Phần 1
117 p | 120 | 31
-
Tuyển tập truyện ngắn hay 2005: Phần 1
185 p | 154 | 30
-
Truyện ngắn Sống chậm thời @: Phần 1
83 p | 165 | 26
-
Tiểu thuyết - Kiếm sống: Phần 1
287 p | 176 | 25
-
Tác phẩm Tây Tạng huyền bí: Phần 1
148 p | 136 | 23
-
Truyện ngắn Thép đã tôi thế đấy: Phần 1
224 p | 103 | 22
-
Truyện ngắn Di cảo Nguyễn Minh Châu: Phần 1
310 p | 133 | 20
-
Truyện ngắn Sống chậm thời @: Phần 2
88 p | 94 | 18
-
Truyện ngắn Thời gian để sống và thời gian để chết: Phần 1
297 p | 100 | 17
-
Cuộc đời Gatxbi vĩ đại và truyện ngắn: Phần 1
264 p | 87 | 15
-
Tiểu thuyết lịch sử - Quan trường hiện hình ký (Tập 2): Phần 1
168 p | 94 | 12
-
con mắt thứ ba - tây tạng huyền bí: phần 1
117 p | 127 | 7
-
Thời tôi sống: Phần 2
167 p | 22 | 5
-
NGƯỢC VỀ THỜI MINH QUYỂN 1 Phần 1
9 p | 87 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn