THÔNG TIN CƠ BẢN THÀNH PHỐ THƯỢNG HẢI
lượt xem 8
download
Dân số: Tổng dân số thành phố Thượng Hải năm 2006 là 18,67 triệu người. Mật độ dân số là 2.945 người/km2. Diện tích: Tổng diện tích thành phố Thượng Hải là 6.340,5 km2, chiếm 0,06% tổng diện tích cả nước Trung Quốc, khoảng cách từ Bắc đến Nam là 120 km, từ Đông sang Tây là 100 km. Vị trí địa lý: Thượng Hải nằm ở bờ tây Thái Bình Dương, phía đông Trung Quốc, thuộc vùng đồng bằng châu thổ Trường Giang, phía đông là biển Đông Hải, phía nam giáp vịnh Hàng Châu, phía tây liền...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: THÔNG TIN CƠ BẢN THÀNH PHỐ THƯỢNG HẢI
- THÔNG TIN CƠ BẢN THÀNH PHỐ THƯỢNG HẢI Dân số: Tổng dân số thành phố Thượng Hải năm 2006 là 18,67 triệu người. Mật độ dân số là 2.945 người/km2. Diện tích: Tổng diện tích thành phố Thượng Hải là 6.340,5 km2, chiếm 0,06% tổng diện tích cả nước Trung Quốc, khoảng cách từ Bắc đến Nam là 120 km, từ Đông sang Tây là 100 km. Vị trí địa lý: Thượng Hải nằm ở bờ tây Thái Bình Dương, phía đông Trung Quốc, thuộc vùng đồng bằng châu thổ Trường Giang, phía đông là biển Đông Hải, phía nam giáp vịnh Hàng Châu, phía tây liền kề hai tỉnh Giang
- Tô, Triết Giang, phía bắc là nơi sông Trường Giang đổ ra biển. Địa hình: Địa hình thành phố chủ yếu là đồng bằng có độ cao trung bình 4m so với mực nước biển, phía Tây Nam có một số gò đồi thấp với đỉnh cao Đại Kim Sơn cao 104m, cao nhất thành phố. Hệ thống sông hồ chằng chịt với sông chính là Hoàng Phố và Ngô Tùng, hồ Điện Sơn giáp giới tỉnh Giang Tô có diện tích 63 km2; ven biển có các đảo lớn như Sùng Minh, Trường Hưng, trong đó đảo Sùng Minh có diện tích 1.083 km2, là đảo lớn thứ ba của Trung Quốc.
- Trên sông Hoàng Phố Khí hậu: Thượng Hải thuộc vùng khí hậu gió mùa cận nhiệt đới, bốn mùa phân biệt rõ ràng, lượng mưa, ánh sáng nhiều. Nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 17,50C, thời gian mặt trời chiếu sáng trong năm khoảng 1.778,3 giờ, lượng mưa khoảng 1.254,9 mm, hơn 70% lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 9. Từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 7 hàng năm, thành phố có khoảng thời gian xảy ra hiện tượng thời tiết Mai Vũ (trời mưa nhỏ và kéo dài đến gần 20 ngày).
- Đơn vị hành chính: Thành phố phân thành 18 khu và 1 huyện: Các khu Hoàng Phố, Phố Đông, Sạp Bắc, Trường Ninh, Dương Phố, Phổ Đà, Lô Loan, Tịnh An, Bảo Sơn, Từ Hối, Hồng Khẩu, Gia Định, Mân Hàng, Tùng Giang, Kim Sơn, Thanh Phố, Nam Hối, Phụng Hiền và một huyện Sùng Minh. Khu Phố Đông về đêm Lịch sử: Thượng Hải có tên gọi tắt là “Hộ” hoặc “Thân”. Cách đây khoảng 6.000 năm về trước, vùng phía tây
- Thượng Hải bây giờ đã hình thành, còn vùng phía Đông có lịch sử hình thành ngắn hơn, vào khoảng 2000 năm. Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, Thượng Hải là đất phong của Xuân Thân Quân Hoàng Yết nước Sở, do vậy Thượng Hải còn có tên là “Thân”. Vào thời nhà Tấn (thế kỷ IX, V trước Công nguyên), các cư dân ở vùng duyên hải và vùng Tùng Giang đa phần sinh sống bằng nghề đánh cá, họ chế tạo một công cụ đánh cá làm bằng nan tre gọi là “hộ”, từ đó cả vùng này còn có tên là “Hộ”. Năm 751 vào thời nhà Đường, khu vực Thượng Hải thuộc huyện Hoa Đình, phạm vi từ phía bắc đến vùng Hồng Khẩu ngày nay, phía nam giáp biển, phía đông đến Hạ Sa. Năm 991 vào thời nhà Tống, do thượng du Tùng Giang bị tắc nghẽn, đường bờ biển mở dài ra phía đông, thuyền bè ra vào phải đỗ tại “Thượng Hải Phố” – một sông nhánh của Tùng Giang (cũng tức là sông
- Hoàng Phố đoạn từ phía đông bến Thượng Hải đến Thập Lục Phố). Năm 1267 vào thời nhà Nam Tống, bờ tây Thượng Hải Phố bắt đầu xây dựng thị trấn, đặt tên là trấn Thượng Hải. Năm 1292, nhà Nguyên tách trấn Thượng Hải khỏi huyện Hoa Đình, thành lập huyện Thượng Hải, đánh dấu lịch sử bắt đầu xây dựng thành phố Thượng Hải. Từ thế kỷ XV thời nhà Minh, Thượng Hải trở thành trung tâm thủ công nghiệp của cả nước. Năm 1658, vua Khang Hy nhà Thanh thiết lập hải quan Thượng Hải. Đến giữa thế kỷ XIX, Thượng Hải trở thành hải cảng tập trung đông đảo các thương nhân. Từ sau hai cuộc chiến tranh nha phiến (1839 – 1842 và 1856 – 1860), Thượng Hải biến thành cửa khẩu thông thương của thực dân. Trong khoảng 100 năm sau đó, nhiều nước tiến hành xâm chiếm Thượng Hải, đặt tô giới riêng.
- Ngày 27/5/1949, thành phố Thượng Hải được giải phóng, viết nên trang sử mới cho sự phát triển của thành phố. Thượng Hải hiện nay là thành phố có nhiều di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng, là trung tâm kinh tế lớn nhất của Trung Quốc. Trên đường phố Thượng Hải ngày nay Chính trị: Cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương:
- Chính quyền Nhân dân Thành phố và các Ủy ban, Cục cơ quan chức năng như Ủy ban Phát triển và Cải cách, Ủy ban Giáo dục, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Khoa học kỹ thuật, Ủy ban Nông nghiệp, Ủy ban Các sự vụ Tôn giáo và Dân tộc, Cục Công an, Cục Dân chính, Cục Tài chính, Cục Dân sự, Cục Lao động và Xã hội, Cục Y tế, Cục Thủy lợi, Cục Thống kê, Cục Thể dục Thể thao… Tòa Thị chính Thượng Hải Lãnh đạo Thành phố Thượng Hải: Bí thư Thành ủy: Du Chính Thanh.
- Thị trưởng: Hàn Chính. Kinh tế: GDP: Năm 2006, GDP toàn thành phố Thượng Hải ước tính đạt 1.029,7 tỷ Nhân dân tệ (NDT), thu nhập bình quân đầu người 55.153 NDT. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, thu nhập tài chính của thành phố liên tục tăng trưởng với mức tăng bình quân mỗi năm 18,5%. Năm 2005, Thượng Hải hoàn thành mức thu tài chính 409,6 tỷ NDT. Năm 2005, doanh thu về du lịch đạt 58,5 tỷ NDT, tăng 15,8% so với năm trước, chiếm 6,4% GDP toàn thành phố, đón tiếp 5,714 triệu lượt khách quốc tế với doanh thu 3,608 tỷ USD; đón 90,12 triệu lượt khách nội địa với doanh thu 13,084 tỷ NDT, tăng 7,6%. Xuất nhập khẩu năm 2005 tiếp tục tăng với tổng kim ngạch đạt 186,37 tỷ USD, tăng 16,5%; trong đó, kim
- ngạch nhập khẩu là 95,623 tỷ USD, tăng 10,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt 90,742 tỷ USD, tăng 23,4%. Vai trò của Thượng Hải đối với sự tăng trưởng của Trung Quốc: Thượng Hải là thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc, một trong những thành phố lớn nhất thế giới, là hải cảng quan trọng, trung tâm thương mại tài chính ngân hàng sầm uất và công nghiệp hiện đại bậc nhất của Trung Quốc. Nông nghiệp Thượng Hải được cơ giới hóa cao. Cây trồng lương thực như lúa nước, lúa mạch chiếm gần một nửa tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Cây trồng kinh tế chính là bông, cải dầu. Đặc sản nông nghiệp nổi tiếng có cá chép Trường Giang, cá lô bốn mang Tùng Giang, cua Điện Sơn, trái cây như đào, lê vỏ mỏng nước nhiều. Từ đầu thế kỷ XVI, Thượng Hải đã là đô thị thủ công nghiệp lớn nhất của Trung Quốc. Đến nay, Thượng Hải đã trở thành thành phố công nghiệp lớn nhất cả
- nước, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm gần 90% tổng giá trị sản xuất của thành phố, đứng hàng đầu so với các tỉnh, khu khác. Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp đóng tàu, thiết bị động lực, máy móc, dụng cụ đo lường, hóa chất, vi điện, viễn thông, sinh học, vật liệu mới… đều đứng hàng đầu cả nước. Ngành luyện kim, tơ sợi, sản xuất ôtô, điện khí gia dụng… có quy mô sản xuất lớn. Ngành công nghiệp dệt may của Thượng Hải rất phát triển, chiếm khoảng 60% hàng xuất khẩu của thành phố này. Các ngành nghề là thế mạnh: Dịch vụ, thương mại, tài chính, công nghiệp… Giao thông vận tải: Thượng Hải là đầu mối giao thông đường hàng không, đường sắt, đường ôtô lớn nhất ở miền Hoa Đông, là hải cảng lớn nhất của Trung Quốc và là một trong 10 cảng lớn của thế giới. Cảng Thượng Hải là cửa ngõ đường biển chủ yếu của Trung Quốc, trải dài trên 170 km với 60 bến đậu.
- Cảng Thượng Hải Đường sông với hệ thống sông chính Hoàng Phố và Ngô Tùng có chiều dài trên 2.100 km. Độ dài đường sắt trên 750 km với các tuyến Tân Hộ, Hộ Hàng nối các thành phố lớn khác trong cả nước. Chiều dài đường ôtô hơn 4.000 km, trong đó có tuyến đường ôtô cao tốc Hộ Ninh, Hộ Hàng. Thượng Hải còn là trung tâm hàng không quan trọng, là một trong những sân bay quốc tế lớn nhất thế giới, có đầy đủ đường bay nối các thành phố lớn của Trung Quốc và thế giới.
- Tàu điện từ sân bay quốc tế Thượng Hải về trung tâm thành phố Văn hóa - xã hội: Một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng: Thượng Hải có 16 di tích bảo vệ trọng điểm cấp quốc gia, 114 di tích bảo vệ cấp thành phố, 29 di tích kỉ niệm. Thượng Hải giữ được nhiều di tích, nhà vườn đặc sắc thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Các danh thắng nổi tiếng có chùa cổ Tịnh An được xây dựng từ thời Tam Quốc, chùa cổ Long Hoa, chùa Ngọc Phật, Dự Viên, Khổng Miếu Gia Định, hồ Túy Bạch. Thượng Hải còn là thành phố có truyền thống cách mạng với nhiều di tích cách mạng như di tích
- Hội nghị Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 1, nơi ở của Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Lỗ Tấn… Chùa Ngọc Phật
- Dự Viên Thắng cảnh thời hiện đại có Bến Thượng Hải, Tháp truyền hình Đông Phương…
- Tháp truyền hình Đông Phương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Diễn biến chất lượng môi trường nước kênh rạch và tình hình xử lý nước thải tại Thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 191 | 34
-
Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất tại phường Quảng Thành và xã Đắk R’Moan, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông
5 p | 20 | 9
-
Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá biến động đất mặt nước sông, hồ phục vụ công tác quản lý đất đai huyện Ba Vì thành phố Hà Nội
3 p | 39 | 6
-
Nghiên cứu, xây dựng và triển khai thử nghiệm hệ thống cảnh báo sớm ngập lụt đô thị dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo tại thành phố Hồ Chí Minh
17 p | 22 | 5
-
Nghiên cứu diễn biến chất lượng nước mặt tại 6 hồ trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An làm cơ sở dữ liệu phục vụ công khai thông tin môi trường
10 p | 18 | 5
-
Đánh giá hệ thống địa chính thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
8 p | 73 | 4
-
Nghiên cứu mối quan hệ giữa mưa thực tế và mưa hiệu quả của vùng Hà Nam và thành phố Hà Nội
9 p | 78 | 4
-
Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập bản đồ hiện trạng diện tích mảng xanh trong mối quan hệ dân số khu vực thành phố Hà Nội năm 2015
11 p | 59 | 3
-
Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý nghiên cứu thay đổi nhiệt độ bề mặt 12 quận nội thành, thành phố Hà Nội giai đoạn 2005-2015
12 p | 83 | 3
-
Nghiên cứu quy trình công nghệ thành lập bản đồ thành phố 3D trên nền Web
7 p | 30 | 3
-
Ứng dụng OpenStreetmap để xây dựng cơ sở dữ liệu giao thông ở quận Liên Chiểu - Thành phố Đà Nẵng
6 p | 66 | 3
-
Xây dựng bản đồ hệ thống thông tin phục vụ quản lý hạ tầng cấp nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
5 p | 71 | 3
-
Ứng dụng cơ sở dữ liệu Gis trong quản lý thông tin thảm họa của trung ương hội chữ thập đỏ Việt Nam
6 p | 27 | 2
-
Ứng dụng GIS và phương pháp chỉ số thống kê trong xây dựng bản đồ nhạy cảm trượt lở đất khu vực thành phố Bắc Kạn
12 p | 40 | 2
-
Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
8 p | 34 | 2
-
Ứng dụng hệ thống thông tin địa lí GIS để tính toán nội suy và quản lí diễn biến chất lượng nước (WQI) sông Đồng Nai đoạn từ bến phà Nam Cát Tiên đến Mũi Đèn Đỏ
12 p | 66 | 2
-
Hướng dẫn bổ sung cho các loại rác/rác tái chế thành phố Hachioji: Lịch thu gom
14 p | 48 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn