intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THỬ BÀN VỀ "LÝ" VÀ "KHÍ" TRONG NGHỆ THUẬT NGUYỄN SÁNG

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

47
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những vấn đề của mỹ thuật Việt Nam hiện nay, có vẻ có nhiều hơn bao giờ hết. Nhưng trên thực tế, những vấn đề “thực”, “bên trong”, những vấn đề chìa khóa, thay vì được xác định, nghiên cứu, giải quyết, ngõ hầu tạo sức thúc đẩy - thường lại bị các vấn đề mang tính “thời trang”, “bên ngoài” che lấp. Và trước mắt chúng ta, vẫn là cả một “trận đồ bát quái” những vấn đề. NGUYỄN SÁNG Chúng ta hay nhắc đến “toàn cầu hóa”?! ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THỬ BÀN VỀ "LÝ" VÀ "KHÍ" TRONG NGHỆ THUẬT NGUYỄN SÁNG

  1. THỬ BÀN VỀ "LÝ" VÀ "KHÍ" TRONG NGHỆ THUẬT NGUYỄN SÁNG Những vấn đề của mỹ thuật Việt Nam hiện nay, có vẻ có nhiều hơn bao giờ hết. Nhưng trên thực tế, những vấn đề “thực”, “bên trong”, những vấn đề chìa khóa, thay vì được xác định, nghiên cứu, giải quyết, ngõ hầu tạo sức thúc đẩy - thường lại bị các vấn đề mang tính “thời trang”, “bên ngoài” che lấp. Và trước mắt chúng ta, vẫn là cả một “trận đồ bát quái” những vấn đề. NGUYỄN SÁNG - Chúng ta hay nhắc đến “toàn cầu hóa”?! Trong chân dung tự họa- sơn lịch sử nghệ thuật, theo Paul Johnson (sách dầu, 1962, 56x45cm “Art: a new history”, Harper Collins xuất bản (Bảo tàng Đức Minh) 2003) - “toàn cầu hóa thực sự đã bắt đầu từ thế kỷ 15”, cùng với các nhà du lịch lữ hành thế giới đầu tiên người Bồ Đào Nha. Chúng ta hay nhắc đến “hiện đại”?! Khái niệm “hiện đại”, mà về căn
  2. bản, giống như cách hiểu ngày nay, đã có thậm chí đến ba thế kỷ. Baudelaire (1821-1867), một nhà thơ lớn của nước Pháp, người có nhiều suy tư về “tính hiện đại”, thông qua các tác phẩm của ông - “đã nhìn thấy trong cuộc sống hiện đại, trong kiểu thức và nghệ thuật của nó - sự hiện hữu của cái vĩnh hằng trong thoáng chốc”. Gần đây, chúng ta lại hay nhắc đến chữ “đương đại”, với vô số nội hàm?! Nói theo cách của Wislawa Szymborska - nhà thơ Ba Lan, giải Nobel văn học 1996, thì: Khi tôi phát âm từ “đương đại” (nguyên văn là từ “tương lai”) âm tiết đầu tiên đã bắt đầu đi vào quá khứ. Marcel Duchamp đã biểu đạt, vào năm 1946: “Trừu tượng hay mô phỏng tự nhiên chỉ là một cách nói quá đỗi thời thượng của thời nay. Vấn đề chẳng phải ở chỗ: một bức tranh ‘trừu tượng’, trong vòng 50 năm, có thể không còn hoàn toàn là ‘trừu tượng’ nữa”. Mọi khái niệm sinh ra từ chủ nghĩa duy lý, nhất là về mặt lịch sử, đều có vẻ mong manh như thường thấy, và không có khái niệm nào là bất biến. Sự thực là, ở nước ta hiện nay, có rất nhiều nghệ sĩ trẻ đang cố gắng để thích nghi với xu hướng lấy phương Tây làm trung tâm - mà hầu như không có bất cứ sự suy xét, phê phán nào. Theo Nguyễn Tư Nghiêm: “Nghệ thuật phương Tây, về thực chất, chỉ
  3. nở rộ trong một số thời kỳ”. Alain Touraine, trong cuốn “Phê phán tính hiện đại” (Critique de la modernité), đã viết: “Quan niệm mạnh nhất của phương Tây về tính hiện đại (modernité), một quan niệm đã từng có những hậu quả sâu sắc nhất, chủ yếu khẳng định rằng hợp lý hóa đòi hỏi phải phá hủy những liên hệ xã hội, những tình cảm, những tập quán và những tín ngưỡng gọi là truyền thống, và tác nhân của hiện đại hóa không phải là một hạng người hay một giai cấp xã hội đặc biệt, mà chính là bản thân lý trí và tính tất yếu lịch sử chuẩn bị cho nó chiến thắng. Như vậy là hợp lý hóa, phần hợp thành cần thiết của tính hiện đại, cũng trở thành một cơ chế tự phát và cần thiết của hiện đại hóa. Quan niệm phương Tây về tính hiện đại bị lẫn lộn với một quan niệm thuần túy nội sinh về hiện đại hóa”. Và cái này được gọi là “Tabula rasa” (phá sạch). Trong một cuộc trao đổi về chữ “hiện đại”, đặc biệt về nghệ thuật trừu tượng, một họa sĩ Việt Nam đã trả lời: “Nghệ thuật ấy, theo tôi, có nguồn gốc sâu xa từ những quan niệm triết học của Descartes, của Kant, của Bergson, của Niezsche, của Freud, của Jean Paul Sartre, v.v. Có lẽ vì người họa sĩ lúc vẽ đã nhằm diễn tả phần nội tâm, phần bên trong, theo thuyết chủ bản thể của Descartes, hoặc của le moi (cái tôi), le surmoi (cái siêu tôi) của Freud v.v., nên tác phẩm mang tính triết lý xa cách với người xem. Những nét tư duy ấy phát sinh từ thế kỷ 16,17... tức là từ những khung cảnh xã hội có nhiều điều cần phải xem xét lại ở ngày hôm nay”.
  4. Sinh thời, Nguyễn Sáng hay nói vui: người Việt Nam không có triết học. Nhưng thực ra, ông rất am hiểu về “đạo lý” và về cái bây giờ gọi là “văn hóa chính trị”, biết phân biệt rõ ràng thế nào là “con đường sống” và thế nào là “con đường chết”. Quá trình phát triển nghệ thuật của cá nhân ông hoàn toàn tương ứng với nội dung của “tam đoạn thức” trong triết học (có chính đề, phản đề và hợp đề). Là một mẫu nghệ sĩ điển hình cho những mục tiêu nghệ thuật có tính cam kết cao nhất, “mỗi một bức tranh là một lít máu - ông nói”, thường trực trong con người Nguyễn Sáng là cả một cuộc đấu tranh giữa ý đồ cách tân và sự cảm nhận sâu sắc về đề tài, hay nói cách khác, giữa quan niệm về nghệ thuật và thái độ trước cuộc sống. “Tôi là người kháng chiến nhất - ông nói - bởi vì tôi bỏ tất, bỏ lối vẽ bô -da”. Và ông cũng từng viết: “Đất nước ta thật tươi đẹp, nhân dân ta thật đáng yêu, tôi thấy cần phải vẽ nhiều, họa nhiều để ca ngợi đất nước, ca ngợi nhân dân ta đấu tranh giữ gìn hòa bình và thực hiện thống nhất”. Đi tìm cái mới, cái hiện đại, cái “thoát”, nhưng thực ra, bao giờ Nguyễn Sáng cũng tìm thấy ở trong chính bản thân mình, tâm hồn mình, cảm xúc và tình yêu của mình, sự trải nghiệm của mình - nhiều hơn là ở “bên ngoài”. Ông dứt khoát không thích tranh Míro, bởi tính thiên về trang trí, cũng vì lẽ đó. Đối với ông, Picasso gần như là một thần tượng: người họa sĩ phải tìm tòi từ sự quan sát thiên nhiên và cuộc sống.
  5. Điều đáng lạ: Nguyễn Sáng, thuở đi học Trường Mỹ thuật, từng bị “deux beaux zeros” (hai điểm không to tướng), tức khí tới mức buộc ông phải xé sổ điểm trước mặt vị giáo sư người Pháp Inguimberty. “Anh ta có thể đi được bằng hai chân - về Nguyễn Sáng, ông Inguimberty nói - nhưng anh ta lại thích đi bằng hai tay”. Chính Nguyễn Sáng cũng đã từng phải thừa nhận: trong con người ông đôi khi vẫn có chất “sến” Gia Định. Về sau, Nguyễn Sáng cũng không bao giờ nhận được giải thưởng cao tại các kỳ Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc, kể cả với bức tranh nổi tiếng Giặc đốt làng tôi, tại kỳ Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc 1954. Tác phẩm Kết nạp Đảng trên chiến trường Điện Biên Phủ (1963), bản tuyên ngôn nghệ thuật của ông, thể hiện niềm kỳ vọng của ông trước Tổ quốc, trước Đảng, trước nhân dân và dân tộc - cũng đã từng bị từ chối. Trường hợp của ông, có lẽ giống như Courbet đã từng nói: “Nếu tư tưởng của tôi có thể ở vị trí thắng thế, thì mọi người sẽ không chậm để thấy rõ”. Nguyễn Sáng, về căn bản, thuộc lớp người có tố chất tiên phong, dòng giống “mãnh sư” - như ông nói, chỉ làm theo mình, không làm theo thời. Ông đã sớm nhận thấy ở trong hiện thực cuộc chiến tranh nhân dân, những đau thương, mất mát và những sức mạnh đối lập, cái bi, cái hùng, mà tinh thần lạc quan, niềm tin phải được đánh thức ở tầm sâu, trong tiếng vang động như của những pho sử thi. Mặt khác, có thể xem: Nguyễn Sáng là họa sĩ Việt Nam đầu tiên đã vẽ những bức chân dung, nhất là chân dung tự họa, mang đầy tính triết
  6. học. Các bức chân dung ấy, quả nhiên là những hành động đầu tiên chống lại khuynh hướng hàn lâm, bằng một cách không “lòe loẹt, ồn ào”, để đi vào sự kín đáo và “lộng lẫy” về tính cá nhân (superbement individualiste), cho dù đôi khi lối tạo hình của ông có hơi “tàn nhẫn”. Sự thực, ông đã vượt đến tầm triết gia của một Odilon Redon, một bậc thầy mà trước đây Marcel Duchamp đã từng phải thốt lên: “Nếu phải nói về điểm khởi đầu của tôi, tôi sẽ trả lời đó là nghệ thuật của Odilon Redon”. “Tôi không đi vào nghệ thuật hàn lâm, phong kiến - Nguyễn Sáng nói - Tôi chỉ đi vào nghệ thuật dân tộc, dân gian, hiện đại. Tôi sống rất hiện đại, chính xác. Tôi thích đi vào tổng quát, tổng thể chứ không đi vào chi tiết vụn vặt”. Đó là cái “lý” của nghệ thuật Nguyễn Sáng. “Tôi Bắc Bộ hơn là người Nam Bộ ra Bắc”, “Không có Hà Nội thì sẽ không có Nguyễn Sáng” - ông cũng đã từng khẳng định như vậy. Nguyễn Sáng quê ở miền Nam nhưng Hà Nội và miền Bắc mới thực sự là cái nôi của nghệ thuật ông. Đó cũng chính là cái “khí” của nghệ thuật ông. Triết gia cổ Trung Hoa đời nhà Tống - ông Chu Tử - “lấy lý là cốt”, tức là “có lý này thì có khí này”. Lý là bản nguyên quan niệm, là cái có trước, đối lập với khí (hay nguyên khí) là bản nguyên vật chất, là cái có sau. Nhà bác học, nhà tư tưởng Việt Nam - Lê Quý Đôn, trong tác phẩm “Vân đài loại ngữ” - thì chống lại quan điểm ấy của Chu Tử, mà cho
  7. rằng: “lý sống trong khí, có lý là do có khí”. Và phải chăng, luận chứng triết học về mối quan hệ giữa lý và khí của Lê Quý Đôn - đã lại một lần nữa được chứng nghiệm - bằng thành công nghệ thuật của Nguyễn Sáng - một thành công đã được tạo ra từ nội dung yêu nước, từ một vùng thổ nhưỡng nhân văn riêng biệt, và từ một thứ ngôn ngữ tạo hình dân tộc kết hợp với nhiều yếu tố ngoại lai đã được dân tộc hóa. Quang Việt - Hà Nội ngày 18 .12 .2008 (tham luận tại Hội thảo "Mỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ Hội nhập Quốc tế")
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1