YOMEDIA
ADSENSE
Thực trạng và giải pháp tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trong thời gian tới
47
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết sau đây trình bày khái quát thực trạng hoạt động gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp; kết quả hoạt động tăng cường gắn kết giữa giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động, những thuận lợi, khó khăn; phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng và giải pháp tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trong thời gian tới
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GẮN KẾT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VỚI DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI Nguyễn Hồng Minh* TÓM TẮT: Trong những năm gần đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện nhiều hoạt động tăng cường gắn kết với doanh nghiệp, gắn đào tạo với việc làm. Bài viết sau đây trình bày khái quát thực trạng hoạt động gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp; kết quả hoạt động tăng cường gắn kết giữa giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động, những thuận lợi, khó khăn; phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới. Từ khóa: thực trạng, gắn kết, giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp. Trong thời gian qua, giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã tập trung vào ba nhiệm vụ đột phá là cải cách thể chế, chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng và gắn kết với doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, vì vậy liên kết, hợp tác giữa các cơ sở GDNN với các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nghề nghiệp là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển hệ thống GDNN, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đào tạo và sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Có thể nói doanh nghiệp vừa là mục tiêu và là động lực phát triển của cơ sở GDNN. Muốn đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN không thể tách rời việc gắn kết GDNN với doanh nghiệp. Thời gian qua, công tác gắn kết GDNN với doanh nghiệp đã được một số kết quả nhất định, song vẫn còn đó những khó khăn, vướng mắc cần phải được tháo gỡ, để đào tạo nghề nghiệp luôn song hành cùng doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. I. THỰC TRẠNG CHUNG VỀ GẮN KẾT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VỚI DOANH NGHIỆP 1. Về cơ chế, chính sách gắn kết GDNN với doanh nghiệp Xác định được tầm quan trọng của doanh nghiệp đối với hoạt động GDNN, thời gian qua, nhiều cơ chế, chính sách gắn kết GDNN với doanh nghiệp, nhất là các chính sách ưu đãi về thuế dành cho doanh nghiệp được ban hành, thể hiện trong nhiều các văn bản luật như: Bộ luật Lao động [13], Luật Giáo dục nghề nghiệp [14], Luật Thuế giá trị gia tăng [11], Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu * Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp 334
- [14], Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế [15].v.v... và nhiều các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện luật. Theo quy định, doanh nghiệp khi tham gia hoạt động GDNN được hưởng một số chính sách như sau: a) Chính sách chung Doanh nghiệp được tham gia vào các hoạt động GDNN như được thành lập cơ sở GDNN; được đăng ký hoạt động GDNN để đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác; được phối hợp với cơ sở GDNN để liên kết đào tạo các trình độ, trung cấp, cao đẳng; được tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực tập và đánh giá kết quả học tập của người học tại cơ sở GDNN. b) Các chính sách ưu đãi về thuế * Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp Theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp [12], Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế [15] và các văn bản hướng dẫn [6], doanh nghiệp khi tham gia hoạt động GDNN thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với những khoản chi sau: - Chi phí trả cho người dạy; chi phí cho biên soạn tài liệu học tập; chi phí cho mua sắm thiết bị dùng để hoạt động GDNN, vật liệu thực hành; - Chi phí xây dựng cơ sở vật chất, chi phí mua sắm máy, thiết bị là tài sản cố định dùng để tổ chức hoạt động GDNN được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; - Các chi phí khác hỗ trợ cho người học và các khoản chi khi tham gia hoạt động GDNN theo quy định. - Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp; - Chi tài trợ cho các cơ sở GDNN công lập, tư thục mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các cơ sở GDNN; - Chi tài trợ cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và hoạt động thường xuyên của cơ sở GDNN; - Chi tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên của các cơ sở GDNN; tài trợ cho các cuộc thi tay nghề mà đối tượng tham gia dự thi là người học; - Chi tài trợ để thành lập các Quỹ khuyến học giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo; 335
- - Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS; Ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp khi tham gia hoạt động GDNN còn được hưởng thuế suất ưu đãi, cụ thể: - Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với phần thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động trong lĩnh vực GDNN; - Doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực GDNN được miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. * Chính sách thuế giá trị gia tăng Theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng [11] và các văn bản hướng dẫn [5], các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm: - Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học …. và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp; - Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách giáo khoa, giáo trình, sách khoa học - kỹ thuật. * Chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu [16] và các văn bản hướng dẫn, doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho GDNN. c) Các chính sách khác Ngoài các chính sách nêu trên, doanh nghiệp còn được hưởng các chính sách xã hội hóa và một số chính sách ưu đãi khác khi tham gia hoạt động GDNN. 2. Về mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp Tính đến hết năm 2018, cả nước có 1.948 cơ sở GDNN, trong đó có 397 trường cao đẳng, 519 trường trung cấp và 1.032 trung tâm GDNN227. Trong số đó có 46 trường cao đẳng thuộc doanh nghiệp trên tổng số 397 trường cao đẳng, chiếm tỉ lệ 11,6%; có 84 trường trung cấp thuộc doanh nghiệp trên tổng số 519 227 Báo cáo đánh giá công tác tuyển sinh, đào tạo, giải quyết việc làm năm 2018 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2019 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp 336
- trường trung cấp, chiếm tỉ lệ 16,1%; 181 trung tâm thuộc doanh nghiệp trên tổng số 1.032 trung tâm, chiếm tỉ lệ 17,5%. Những cơ sở GDNN thuộc doanh nghiệp, chủ yếu đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp.228 Hoạt động đào tạo của các cơ sở GDNN thuộc doanh nghiệp đã đáp ứng một phần nhu cầu lao động kỹ thuật của doanh nghiệp, góp phần tăng quy mô đào tạo trong cả hệ thống GDNN và tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng lao động qua đào tạo nghề nghiệp. Tuy nhiên số lượng các cơ sở GDNN thuộc doanh nghiệp còn ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của bản thân doanh nghiệp. 3. Về hình thức hợp tác giữa GDNN và doanh nghiệp Theo thống kê hiện nay, có rất nhiều hình thức hợp tác giữa GDNN với doanh nghiệp đang được thực hiện: - Ở cấp trung ương: doanh nghiệp (các chuyên gia của doanh nghiệp) tham gia vào việc xây dựng các tiêu chuẩn kỹ năng nghề, xây dựng chuẩn đầu ra (chỉ tính riêng năm 2018 đã có gần 500 lượt chuyên gia đến từ doanh nghiệp tham gia là thành viên của các ban chủ nhiệm, hội đồng thẩm định xây dựng các chuẩn đẩu ra); xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong GDNN; hỗ trợ cho việc luyện thi tay nghề ASEAN và thế giới... Doanh nghiệp còn tham gia vào nhiều các hội nghị, hội thảo về xây dựng chính sách, các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển GDNN.v.v...; - Ở cấp cơ sở: Có nhiều hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở GDNN được thực hiện như: doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình đào tạo; cử cán bộ, chuyên gia đến giảng dạy tại cơ sở GDNN; tham gia vào việc đánh giá, tổ chức thi tốt nghiệp của cơ sở GDNN; tiếp nhận và hướng dẫn người học thực tập tại doanh nghiệp; gửi người lao động của doanh nghiệp đến học tập tại cơ sở GDNN; liên kết với cơ sở GDNN để đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo thường xuyên; hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị cho cơ sở GDNN; cấp học bổng cho học sinh, sinh viên theo học tại cơ sở GDNN; tiếp nhận nhà giáo của cơ sở GDNN đến thăm quan, thực hành, thực tập; cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo; phản hồi về chất lượng người học đang làm việc tại doanh nghiệp; tiếp nhận và hướng dẫn học viên thực tập tại doanh nghiệp; tuyển dụng người học sau tốt nghiệp tại cơ sở GDNN. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong năm 2017 tại 79 doanh nghiệp, thì chỉ có 12,3% doanh nghiệp có hợp tác thường xuyên với cơ sở GDNN; có tới 46,2% doanh nghiệp 228 Ví dụ như: Trường Cao đẳng Việt Nam – Singapore (Khu Công nghiệp Việt Nam-Singapore, Bình Dương); Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Dung Quất (Khu Kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi); Trường Cao đẳng nghề Chu Lai - Trường Hải (Khu Phức hợp sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai - Trường Hải, Quảng Nam) 337
- không có mối quan hệ hợp tác với bất kỳ cơ sở GDNN nào. Hình thức hợp tác phổ biến nhất của các doanh nghiệp trong GDNN là tiếp nhận người học đến thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp; tuyển dụng người học sau khi tốt nghiệp và cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo. Việc doanh nghiệp tham gia vào từ khâu tuyển sinh, xây dựng chương trình, giáo trình, tổ chức đào tạo còn rất hạn chế. II. THỰC TRẠNG MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG GẮN KẾT GIỮA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VỚI DOANH NGHIỆP TỪ NĂM 2017 ĐẾN NAY 1. Về công tác chỉ đạo điều hành Xác định tầm quan trọng của hoạt động gắn kết giữa GDNN và thị trường lao động, thời gian quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có nhiều hoạt động chỉ đạo tăng cường gắn kết GDNN với doanh nghiệp, cụ thể: - Ban hành Nghị quyết số 617-NQ/BCSĐ ngày 28/12/2018 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2021 và định hướng đến 2030, trong đó đã đề ra giải pháp về tăng cường gắn kết GDNN với thị trường lao động và việc làm bền vững [1]; - Rà soát, nghiên cứu, tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động GDNN theo quy định của Luật GDNN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; - Có văn bản gửi các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố để chỉ đạo, tăng cường hoạt động gắn kết GDNN với doanh nghiệp [4]; chủ động hướng dẫn các cơ sở GDNN thực hiện gắn kết với các doanh nghiệp229. Nhiều địa phương đã có chỉ đạo và có báo cáo về việc chỉ đạo các cơ sở GDNN trên địa bàn đẩy mạnh gắn kết với doanh nghiệp theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như Tp. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Đắc Nông, Vĩnh Phúc, Đồng Nai.v.v...; - Ban hành Kế hoạch tổng thể tổ chức các hoạt động gắn kết doanh nghiệp trong hàng năm (năm 2018 và 2019), trong đó tập trung vào các hoạt động: xây dựng các chương trình phối hợp công tác giữa Tổng cục với các đơn vị có liên quan, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn; đẩy mạnh truyền thông về việc gắn kết GDNN với thị trường lao động; tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế trong hoạt động gắn kết GDNN với thị trường lao động; - Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có Thư gửi các doanh nghiệp (bao gồm cả các doanh nghiệp FDI) đề nghị tham gia hoạt động GDNN, trong đó chỉ rõ những lợi ích của doanh nghiệp, nhất là các chính sách ưu đãi về thuế khi doanh nghiệp tham gia hoạt động GDNN230 229 Công văn số 589/TCGDNN-ĐTCQ ngày 29/3/2018 về việc đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp 230 Thư gửi doanh nghiệp ngày 20/3/2018 – (bằng tiếng Việt và Anh) 338
- - Thành lập Tổ công tác gắn kết GDNN với thị trường lao động và việc làm bền vững [3] với thành viên là đại viện lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo các Vụ, đơn vị của Bộ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Tổ Công tác có nhiệm vụ tham mưu và thúc đẩy các hoạt động gắn kết GDNN với doanh nghiệp, gắn đào tạo với việc làm. Hiện nay, đang hình thành một số tổ công tác ở một số địa phương như Vĩnh Phúc (đã thành lập), Đà Nẵng, Cần Thơ..... 2. Về tổ chức thực hiện các hoạt động gắn kết với thị trường lao động a) Hoạt động ở Trung ương * Các hoạt động do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chủ trì thực hiện - Tổ chức ký kết hợp tác với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn ngay tại 2 hội nghị tuyển sinh về GDNN; chuyển nội dung hội nghị thuần túy về tuyển sinh hàng năm thành hội nghị tuyển sinh, tổ chức đào tạo và tuyển dụng, việc làm từ đầu năm 2018 và đầu năm 2019; - Tổ chức xây dựng chuẩn đầu ra quốc gia cho 160 ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng có sự tham gia của trên 500 lượt cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật viên, chuyên gia đến từ doanh nghiệp trong quá trình đánh giá, phân tích nghề, xây dựng và thẩm định chuẩn đầu ra; phối hợp với các Bộ, ngành huy động các doanh nghiệp theo lĩnh vực chuyên môn tham gia cập nhật, chỉnh sửa tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho 11 nghề và cập nhật ngân hàng đề thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho 05 nghề; - Chỉ đạo các Hội đồng thi quốc gia huy động các doanh nghiệp tham gia trong công tác tổ chức Kỳ thi tay nghề quốc gia năm 2018, huấn luyện và tổ chức Đoàn Việt Nam tham dự Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ XII tại Thái Lan;231 - Thực hiện điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo về GDNN gắn với việc làm đáp ứng thị trường lao động trên phạm vi 34 địa phương để nắm bắt thực trạng sử dụng lao động đã qua đào tạo GDNN đối với nghề trọng điểm của 85 trường dự kiến đầu tư thành trường chất lượng cao, đồng thời xác định nhu cầu tuyển dụng và sử dụng lao động của doanh nghiệp đối với các nghề trọng điểm; - Tổ chức nhiều các hoạt động truyền thông với sự tham gia của các tổ chức quốc tế, hiệp hội, các tập đoàn, doanh nghiệp, cơ sở GDNN, cơ quan báo chí232 nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp về gắn kết hiệu quả giữa nhà trường và doanh nghiệp; 231 Các doanh nghiệp điển hình là Tổng công ty May 10, Công ty Cổ phần tiến bộ quốc tế AIC, Tập đoàn BIM, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty TNHH Thương mại và sản xuất hóa chất sơn MT (doanh nghiệp đầu tư, huy động kinh phí để huấn luyện và tham dự thi nghề Sơn ô tô); 232 Hội đồng Anh, Ngân hàng thế giới, các dự án quốc tế của Cananda, GIZ, Đan Mạch, Úc, các cơ quan truyền thông...; 339
- - Tổ chức các hội thảo của Tiểu ban GDNN thuộc Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực với chủ đề “Tăng cường gắn kết với doanh nghiệp”; hội thảo của Tổ giúp việc Ủy ban đổi mới quốc gia giáo dục và đào tạo về chủ đề “Gắn kết doanh nghiệp trong hoạt động GDNN” và nhiều hội thảo với các tổ chức quốc tế về chủ đề gắn kết với doanh nghiệp; - Ký kết Chương trình phối hợp công tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); ký kết hợp tác với các hiệp hội nghề nghiệp233; các tập đoàn, doanh nghiệp, tổng công ty lớn như Công ty TNHH Electronics Samsung Việt Nam và Công ty TNHH Denso Việt Nam234, Tập đoàn Mường Thanh, Tập đoàn BIM trong việc tăng cường gắn kết giữa doanh nghiệp với cơ sở GDNN, làm cơ sở cho các cơ sở GDNN thúc đẩy tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp; - Hợp tác chặt chẽ với các tổ chức và đối tác quốc tế: GIZ, Tổng hội thương gia Đài Loan; Hiệp hội KOSEN Nhật Bản; - Điều phối, thúc đẩy các dự án nước ngoài tư vấn, hỗ trợ các hoạt động có liên quan đến gắn kết doanh nghiệp, đặc biệt là tập trung thí điểm xây dựng cơ chế gắn kết đào tạo với doanh nghiệp, trong đó có việc thí điểm xây dựng hội đồng ngành ở một số dự án, cụ thể như: + Dự án của GIZ trong chương trình đào tạo gắn kết với doanh nghiệp ở trường CĐ Kỹ nghệ II, Trường CĐ Công nghệ Lilama II, Trường CĐ Cơ giới thủy lợi (đào tạo theo kiểu mô hình đào tạo phối hợp); + Dự án Đan Mạch của Chính phủ Đan Mạch: Thí điểm các chương trình gắn kết với doanh nghiệp tại 4 trường235 với các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể như: Lập các Hội đồng kỹ năng ở các địa phương, xây dựng chương trình gắn kết với doanh nghiệp, tổ chức đào tạo gắn kết với doanh nghiệp; xây dựng sách trắng về gắn kết với doanh nghiệp trong khuôn khổ của Dự án); + Dự án Aus4skills của Chính phủ Úc, hợp phần giáo dục nghề nghiệp: với mục đích giúp Việt Nam trong việc tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp trong lĩnh vực GDNN, với sự tham gia của 6 trường, 8 doanh nghiệp logicstics và Hiệp hội logicstics và VCCI TP.HCM. Đã thành lập Ban Tư vấn đào tạo ngành logistics trên mô hình Ủy ban tham vấn doanh nghiệp vận tải và logistics của Úc; xây dựng tiêu chuẩn nghề, chuẩn đầu ra, xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo nhân lực cho ngành logicstics ở Việt Nam và Úc; 233 Hiệp hội GDNN và Nghề Công tác xã hội Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hiệp hội du lịch Việt Nam, Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh, Hội doanh nhân trẻ Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt nam v.v... Công ty Samsung hỗ trợ huấn luyện và tham dự thi tay nghề thế giới năm 2019 nghề Thiết kế cơ khí – CAD và Cơ điện tử; 234 Công ty Denso hỗ trợ nghề Phay CNC và Tiện CNC; 235 Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc; Trường Cao đẳng công nghiệp Hà Nội; Trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh; Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ 340
- + Dự án của Đại sứ quán Úc xây dựng mô hình để thực hiện thí điểm hội đồng kỹ năng ngành Du lịch – Khách sạn, có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng. Mô hình thí điểm đã được triển khai, đồng thời phối hợp để xác định nguồn kinh phí cho việc triển khai thực hiện thí điểm này. * Các hoạt động do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phối hợp thực hiện - Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ như: Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước tổ chức các hội nghị kết nối GDNN với việc làm và xuất khẩu lao động tại 6 vùng trong cả nước. Đồng thời hỗ trợ các địa phương (Vĩnh Long, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Nghệ An,...) tổ chức các diễn đàn kết nối GDNN với doanh nghiệp; Tổ chức điều tra khảo sát thực trạng và nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp; nghiên cứu một số mô hình hợp tác doanh nghiệp của nước ngoài từ đó đề xuất mô hình áp dụng cho các cơ sở GDNN ở Việt Nam tham khảo áp dụng; - Phối hợp với Cục Việc làm tiếp tục triển khai cập nhật cơ sở dữ liệu cung – cầu lao động trên cả nước và tổ chức chuyển giao cho các tỉnh, thành phố; hỗ trợ người lao động, người học sau tốt nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo việc làm thông qua việc vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm; tăng cường hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm để nâng cao chất lượng kết nối cung – cầu lao động236; thực hiện kết nối 63 website của các trung tâm dịch vụ việc làm thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trên toàn quốc tại Cổng thông tin điện tử việc làm Việt Nam (http://vieclamvietnam.gov.vn), tạo thành hệ thống và chia sẻ thông tin việc làm trống và thông tin người tìm việc giữa các địa phương;237 - Phối hợp triển khai các hoạt động gắn kết cơ sở GDNN với doanh nghiệp xuất khẩu lao động; - Phối hợp với Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam tổ chức các lớp đào tạo cho giáo viên, người dạy nghề giảng dạy kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn; tổ chức nhân rộng mô hình đào tạo nghề phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ (Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên); mô hình đào tạo nghề theo vị trí việc làm của doanh nghiệp, khu công nghiệp (Quảng Bình, Đà Nẵng), mô hình đào tạo nghề gắn với xuất khẩu lao động (Hà Nội); 236 Ngoài ra còn tổ chức xây dựng các báo cáo xu hướng lao động, xã hội, việc làm, các bản tin cập nhật về thị trường lao động, giúp các cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở để hoạch định chính sách, các cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo và tuyển sinh phù hợp, người sử dụng lao động và người lao động nắm bắt được nguồn cung, cầu lao động hiện có trên thị trường và xu hướng tuyển dụng lao động. 237 Đến thời điểm này, đã có hơn 220 triệu lượt truy cập cổng thông tin việc làm, bình quân 150 ngàn lượt truy cập mỗi ngày. Website thường xuyên đăng tải thông tin việc làm trống của hơn 65.000 doanh nghiệp và thông tin tìm việc của hơn 35.000 người. Thông tin về việc làm trống và người tìm việc luôn được cập nhật hàng ngày; 341
- - Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức các hoạt động gắn kết với GDNN;238 - Phối hợp Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam (GIZ) tổ chức nhiều hoạt động như: Hội thảo “Nâng cao chất lượng và khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong GDNN ở Việt Nam thông qua việc gắn kết nhà trường và doanh nghiệp”; Hội thảo “Nâng cao năng lực người làm công tác đào tạo tại doanh nghiệp”; Hội thảo tổng kết năm 2018 và đề xuất nhiệm vụ năm 2019 về gắn kết với doanh nghiệp; Một số nghiên cứu, khảo sát về gắn kết với doanh nghiệp; đề xuất cơ chế, chính sách tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. b) Hoạt động tại địa phương, cơ sở GDNN - Một số UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có nhiều hoạt động chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai hoạt động gắn kết với doanh nghiệp. Các tỉnh như Thành phố Hồ Chí Minh, Đắc Nông, Thanh Hóa, Ninh Bình, Quảng Ninh,... đã tổ chức hội thảo và ký kết hợp tác với doanh nghiệp dưới sự chủ trì của lãnh đạo UBNN; nhiều tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách của địa phương, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở GDNN trên địa bàn thúc đẩy gắn kết nhà trường với doanh nghiệp trong đào tạo như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Dương…; - Tăng cường hoạt động giao dịch việc làm của các sàn giao dịch việc làm nhằm giới thiệu việc làm, cung ứng, tuyển lao động nói chung, người học sau tốt nghiệp của các cơ sở GDNN nói riêng. Năm 2018, các trung tâm dịch vụ việc làm ở 48 địa phương ước tổ chức được 1.200 phiên giao dịch việc làm; số lượt lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm qua trung tâm là 2,9 triệu lượt lao động, số lao động nhận được việc làm do trung tâm giới thiệu và cung ứng là 950 nghìn lượt người (chiếm 32,1% số người được tư vấn, giới thiệu việc làm) bao gồm cả lao động tự do và số người học sau tốt nghiệp của các cơ sở GDNN; - Nhiều cơ sở đào tạo đã bước đầu thực hiện hiệu quả gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và việc làm như: Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất, Cao đẳng Kỹ nghệ II, Cao đẳng Công nghệ Lilama II, Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, Cao đẳng Cơ giới thủy lợi, Cao đẳng Lý Tự Trọng, Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc 238 Hội nghị Người sử dụng lao động 2018 với chủ đề “Hợp tác giữa Doanh nghiệp với Nhà trường trong đào tạo và tuyển dụng” tại Hà Nội; 06 Hội thảo với chủ đề thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề tại Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Khánh Hòa, Vũng Tàu, và Tp. Hồ Chí Minh; Xây dựng và điều phối hoạt động Ban Tư vấn chất lượng (Hội đồng kỹ năng nghề) ngành nuôi trồng thủy sản; Tổ chức 04 khóa đào tạo giảng viên nguồn về nuôi trồng thủy sản tại Đồng Tháp, Khánh Hòa, Kiên Giang; Phát triển chương trình đào tạo ngắn hạn cho kỹ thuật viên nuôi trồng thủy sản và đào tạo thí điểm 02 khóa ngắn hạn cho doanh nghiệp tại Đồng Tháp và Tiền Giang và 01 khóa đào tạo về hướng nghiệp cho giáo viên phổ thông tại Đồng Tháp; Hội nghị tập huấn cán bộ truyền thông về GDNN của doanh nghiệp tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh; Xây dựng và phát triển kênh truyền thông về hướng nghiệp dạy nghề với hơn 18 ngàn người theo dõi và đang xây dựng kênh truyền thông về kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động 342
- Ninh, Cao đẳng Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội, .v.v... và nhiều cơ sở GDNN khác;239 - Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã hợp tác tốt với các cơ sở GDNN như: Tập đoàn Mường Thanh,240 Tập đoàn BIM241, Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. HCM242, Hiệp hội bán lẻ Việt Nam243, Tập đoàn Thaco Trường Hải,... 3. Đánh giá chung Có thể nói, với chủ trương đúng đắn, với sự quyết liệt trong chỉ đạo, điểu hành của lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong thời gian qua, việc gắn kết giữa GDNN với thị trường lao động và việc làm bền vững đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ chế phối hợp 3 bên: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp đang bắt đầu hình thành và vận hành tốt trong thực tiễn thông qua chương trình phối hợp công tác giữa Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), với các hiệp hội, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Các địa phương đã quan tâm đến hoạt động gắn kết với doanh nghiệp; các cơ sở GDNN đã chủ động hơn, thuận lợi hơn khi tìm đến doanh nghiệp; các doanh nghiệp đã tích cực hơn trong việc tiếp cận, tìm đến các nhà trường. Các kết quả hoạt động nói trên, bước đầu đã tạo nên sự chuyển biến về chất lượng GDNN, gắn đào tạo với việc làm, với thị trường lao động. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả nêu trên, việc gắn kết GDNN vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: - Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động chưa được thực hiện tốt244; sự hợp tác của doanh nghiệp với cơ sở GDNN chưa cao245; 239 Trường Cao đẳng nghề Dung Quất, đã tổ chức ký kết các hợp đồng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp trên địa bàn của tỉnh với nhu cầu là trên 16.000 nhân lực cho giai đoạn 2018- 2020; trường cao đẳng Cơ điện Hà nội đã ký hợp tác với trên 50 doanh nghiệp về đào tạo, cung ứng nhân lực; Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng ký hợp tác với hàng trăm doanh nghiệp để đào tạo và cung ứng nhân lực lao động qua đào tạo 240 Tổng cục đã giới thiệu 9 trường cao đẳng du lịch (Hà Nội, Hải Phòng, Thương mại và Du lịch Nghệ An, Việt Úc - Đà Nẵng, Nha Trang, TP. HCM, Vũng Tàu, Cần Thơ) để đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cấp chứng chỉ sơ cấp cho người lao động đang làm việc tại Tập đoàn Mường Thanh; 241 Tổng cục đã giới thiệu các trường tại Quảng Ninh đào tạo các nghề trong lĩnh vực xây dựng, du lịch để Tập đoàn làm việc, hợp tác đào tạo nhân lực. Tập đoàn đã hỗ trợ 100 triệu đồng để huấn luyện học sinh luyện thi tay nghề thế giới. 242 Hiệp hội đã hỗ trợ 02 chuyên gia phiên dịch Nghề Mộc dân dụng và Nghề Mộc mỹ nghệ cho Hội thi tay nghề ASEAN và cam kết trao tiền thưởng cho thí sinh hai nghề này đạt giải tại hội thi tay nghề ASEAN năm 2018. Tổng cục đã hỗ trợ đào tạo kỹ năng dạy học 100 kỹ thuật viên, thợ bậc cao để làm công tác truyền nghề, hướng dẫn thực tập kỹ năng nghề cho lao động làm việc tại các doanh nghiệp thành viên 243 Tổng cục đã hỗ trợ đào tạo kỹ năng dạy học 200 kỹ thuật viên, thợ bậc cao để làm công tác truyền nghề, hướng dẫn thực tập kỹ năng nghề cho lao động làm việc tại các doanh nghiệp thành viên Theo Báo cáo của Cục Việc làm, doanh nghiệp có hoạt động đào tạo nghề nghiệp cho lao động có tỷ lệ thấp (36,29% và thấp 244 nhất là các doanh nghiêp ngoài nhà nước 30,18% 245 Tỷ lệ hợp tác của doanh nghiệp với cơ sở GDNN chỉ chiếm 9,11%; 343
- - Trong hợp tác với doanh nghiệp thì hình thức tiếp nhận học viên của cơ sở GDNN đến thực tập cuối khóa học tại doanh nghiệp được nhiều doanh nghiệp thực hiện hơn là các hình thức hợp tác khác246; - Khung pháp lý về trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp trong hoạt động GDNN chưa được áp dụng trong thực tiễn; thiếu các chế tài trong tuyển dụng, sử dụng lao động qua đào tạo của doanh nghiệp; nhiều doanh nghiệp chỉ muốn tuyển lao động phổ thông, không qua đào tạo nghề nghiệp; - Doanh nghiệp chưa cung cấp nhu cầu nhân lực lao động hàng năm cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động và GDNN theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục nghề nghiệp, nên trên thực tế các cơ sở GDNN vẫn chưa thực sự đào tạo theo sát với nhu cầu của doanh nghiệp; doanh nghiệp còn thiếu thông tin về cơ chế, chính sách, cơ chế lợi ích khi tham gia đào tạo nghề nghiệp; - Nhiều cơ sở GDNN chưa thiết lập được bộ phận chuyên quan hệ với doanh nghiệp để tạo sự chủ động trong mối quan hệ cung cầu lao động qua đào tạo nghề nghiệp; - Một số địa phương chưa tích cực trong việc chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở GDNN thuộc quyền tăng cường gắn kết với doanh nghiệp; công tác báo cáo, thống kê theo quy định chưa được thực hiện nghiêm túc; - Một số chương trình hợp tác đã ký kết giữa nhà trường với doanh nghiệp; nhà nước với doanh nghiệp nhưng chưa có nhiều hoạt động, chưa tìm ra được cơ chế hoạt động hiệu quả. III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP GẮN KẾT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VỚI DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Chủ trương của Đảng, Nhà nước về gắn kết với doanh nghiệp Xác định tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo gắn kết với doanh nghiệp, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về tăng cường hoạt động đào tạo gắn kết với doanh nghiệp. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định: “Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo” [9]. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (năm 2016), Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: “... Đẩy mạnh dạy nghề và gắn kết đào tạo với doanh nghiệp; …. Tăng cường quản lý nhà nước về nguồn nhân lực, gắn kết cung - cầu” [10]. 251 tính chung chỉ có gần 5% số doanh nghiệp thực hiện và cao nhất là doanh nghiệp nhà nước cũng chỉ có gần 14% số doanh nghiệp nhà nước thực hiện; 344
- Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 [14] có một chương, 2 điều (Điều 51, 52) quy định về quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động GDNN; Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp cũng có một chương, 2 điều (Điều 30, 31) quy định về quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động GDNN. Bộ luật Lao động năm 2013 [13] có một chương (chương IV – Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề) với 4 điều (từ điều 59 đến điều 62) trong đó quy định Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động có đủ điều kiện thành lập cơ sở GDNN hoặc mở lớp dạy nghề tại nơi làm việc...; quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; quy định về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề. Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/ TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập cũng xác định nhiệm vụ, giải pháp là “Tăng cường gắn kết giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các cơ sở GDNN để đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động trong nước và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; … xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào hoạt động GDNN, tham gia xây dựng danh mục ngành, nghề đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, đào tạo và đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên” [7]. Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 4 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025 cũng xác định mục tiêu: “Tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội, tạo bước chuyển biến rõ rệt, thực chất trong thu hút, sử dụng và quản lý các nguồn lực của các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế”, đồng thời giao nhiệm vụ cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, trình Chính phủ nghị định quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào hoạt động GDNN [8]. 2. Nhiệm vụ, giải pháp gắn kết doanh nghiệp a) Hoàn thiện cơ chế chính sách; chỉ đạo điều hành tăng cường gắn kết GDNN với doanh nghiệp - Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp, đơn vị 345
- sử dụng lao động, các hiệp hội nghề nghiệp tham gia GDNN trên cơ sở lợi ích và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động. Tập trung vào rà soát, hoàn thiện một số cơ chế, chính sách như: + Quy định về trách nhiệm giữa doanh nghiệp và cơ sở GDNN trong việc đào tạo nguồn nhân lực, chất lượng đào tạo, điều kiện thực tập tại doanh nghiệp và đóng góp tài chính nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo; + Chính sách về thành lập và hoạt động về hội đồng tư vấn cấp quốc gia, ngành, địa phương và cơ sở đào tạo (hiện mới chỉ có cơ chế, chính sách thành lập Hội đồng tư vấn ở cơ sở đào tạo); + Chính sách đối với các cơ sở GDNN trong doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động đảm bảo sự bình đẳng giữa cơ sở GDNN trong doanh nghiệp và cơ sở GDNN công lập; + Hướng dẫn thực hiện miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động GDNN (không chỉ trong việc đào tạo cho người lao động tại chính doanh nghiệp mà còn cho doanh nghiệp khi liên kết hoặc tham gia vào hoạt động đào tạo tại các cơ sở GDNN); + Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách, quy định về doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động: liên kết đào tạo với các cơ sở GDNN; tham gia vào tất cả các công đoạn của quá trình đào tạo như xây dựng danh mục ngành, nghề đào tạo, tiêu chuẩn nghề, xây dựng chương trình đào tạo; tham gia đào tạo tại cơ sở GDNN; đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên; + Quy định danh mục ngành nghề sử dụng lao động phải qua đào tạo; bảo hiểm thất nghiệp; danh mục các ngành nghề sử dụng lao động phải qua đào tạo, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề nghiệp, hướng dẫn đào tạo tại doanh nghiệp, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ; + Rà soát, sửa đổi bổ sung Bộ luật lao động các nội dung liên quan đến học nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề theo hướng quy định các chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tham gia các hoạt động GDNN; + Xây dựng, trình Chính phủ nghị định quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào hoạt động GDNN. - Thực hiện giải pháp gắn kết giữa GDNN với thị trường lao động, việc làm bền vững được đề ra trong Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; - Tiếp tục hoàn thiện chính sách, thể chế thị trường lao động: khung pháp lý để vận hành thông suốt và đồng bộ các thị trường, phát triển các yếu tố của thị trường lao động phù hợp với điều kiện trong nước và hội nhập quốc tế; hoàn thiện 346
- và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đào tạo, tạo việc làm cho các nhóm lao động đặc thù; - Xây dựng kế hoạch lồng ghép một số dự án đào tạo nghề cho các đối tượng (lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, ... ) với việc tạo và nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài; - Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, phân tích dự báo thị trường lao động; xây dựng và triển khai Đề án “Dự báo cung – cầu lao động” nhằm nâng cao hiệu quả công tác dự báo thị trường lao động; - Đẩy mạnh việc xây dựng và ban hành các dự báo ngắn hạn và các ấn phẩm dự báo thị trường lao động đến năm 2020, 2025, 2030 theo ngành, nghề để làm cơ sở hoạnh định cho công tác GDNN và định hướng phát triển nguồn nhân lực; hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động. Hoàn thiện các mô hình dự báo ngắn hạn và dài hạn phù hợp với điều kiện của thị trường lao động Việt Nam. - Chỉ đạo thu thập dữ liệu việc làm trống, thông tin về nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp; tăng cường phổ biến, cung cấp thông tin thị trường lao động, thông tin việc làm và nhu cầu sử dụng lao động cho các cơ sở GDNN; đẩy mạnh hoạt động các phiên giao dịch việc làm lưu động thực hiện ngay tại các cơ sở GDNN; nâng cao chất lượng hoạt động dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo theo lĩnh vực, ngành nghề, cấp trình độ đào tạo; - Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở GDNN thực hiện gắn kết với các doanh nghiệp trong đào tạo (nhất là đối với 45 trường thực hiện đào tạo thí điểm 22 nghề chuyển giao từ Đức); xây dựng một số mô hình thí điểm về đặt hàng đào tạo, gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo; - Xây dựng trình Chính phủ Đề án thí điểm đào tạo, đào tạo lại người lao động thích ứng với cuộc CMCN 4.0, trong đó có sự tham gia tích cực của doanh nghiệp; - Xây dựng website kết nối doanh nghiệp phục vụ cho công tác thông tin, chỉ đạo, điều hành; tăng cường kết nối với doanh nghiệp thông qua các cơ sở dữ liệu kết nối (dữ liệu về cơ sở GDNN; dữ liệu về doanh nghiệp); thực hiện kết nối trực tuyến; phối hợp với Cục Việc làm tổ chức các hoạt động thông tin liên quan đến đào tạo gắn với việc làm và tuyển dụng trên website. b) Tổ chức thực hiện các hoạt động gắn kết với doanh nghiệp - Đẩy mạnh truyền thông về chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp, trong đó phối hợp với VCCI tập để tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động 347
- GDNN; - Phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức các diễn đàn về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP và Thông tư của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; - Tăng cường đội ngũ và năng lực cán bộ thống kê, phân tích thông tin và dự báo thị trường lao động; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết bị đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin; hoàn thiện trung tâm tích hợp dữ liệu thị trường lao động, xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người, người tìm việc; - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về năng lực sư phạm, năng lực quản lý đào tạo cho cán bộ làm công tác quản lý, giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập của doanh nghiệp; - Tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về gắn kết GDNN với việc làm, xem xét quy định các mẫu hợp đồng đào tạo; phối hợp với một số địa phương tổ chức các hội nghị gắn kết doanh nghiệp; thúc đẩy doanh nghiệp tham gia quá trình đào tạo, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho nhà giáo và bồi dưỡng kỹ năng nghề cho người học tham gia các cuộc thi tay nghề quốc gia, ASEAN và thế giới; - Điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo về GDNN gắn với việc làm đáp ứng thị trường lao động để nắm bắt thực trạng sử dụng lao động đã qua đào tạo GDNN và xác định nhu cầu tuyển dụng và sử dụng lao động của doanh nghiệp đối với các nghề phổ biến; - Tổ chức chuỗi các diễn đàn tham vấn về xây dựng, triển khai tổ chức đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi, đào tạo thích ứng đối với đội ngũ lao động theo yêu cầu của vị trí làm việc trong doanh nghiệp ở trong nước và nước ngoài; - Tạo sự phối hợp giữa các cơ sở GDNN với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và các đối tác tiếp nhận lao động ở nước ngoài trong việc đưa các nội dung, chương trình đào tạo phù hơp với yêu cầu, tiêu chuẩn của thị trường lao động ngoài nước; - Tiếp tục tổ chức ký kết các hợp tác với các hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp lớn (các Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức; các Tập đoàn lớn như Vingroup, Tập đoàn FLC, .v.v....); cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả các chương trình hợp tác gắn kết GDNN với doanh nghiệp và thị trường lao động; - Thiết kế các chương trình đào tạo theo nhu cầu của doanh nhiệp. Lựa chọn các cơ sở GDNN để tham gia các chương trình hợp tác với doanh nghiệp; lựa chọn doanh nghiệp để thí điểm đào tạo (tham gia xây dựng chuẩn, chương trình, tổ 348
- chức thực hành, thực tập cho người học tại DN....); - Triển khai các mô hình gắn kết cơ sở GDNN với doanh nghiệp để cung cấp lao động cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và lao động đi làm nước ngoài. Trong đó tập trung triển khai mô hình tổ chức truyền thông, tuyển sinh, đào tạo nhân viên chăm sóc người già, người bệnh, tiếng Nhật, các kỹ năng mềm cho lao động theo định hướng mục tiêu đi làm việc tại Nhật Bản; - Đẩy mạnh phong trào thi tay nghề trong các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia các cuộc thi tay nghề khu vực và thế giới thông qua việc bồi dưỡng tay nghề cho các cuộc thi; - Hình thành ban/bộ phận phối hợp với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, ở các cấp hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm với sự tham gia của VCCI, đại diện cơ quan quản lý nhà nước, đại diện đơn vị sử dụng lao động, hiệp hội nghề nghiệp và đại diện cơ sở GDNN với chức năng tư vấn, tham gia việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách phát triển GDNN; hỗ trợ kết nối nhà trường - doanh nghiệp; - Tiếp tục thí điểm và hoàn thiện quy trình thành lập hội đồng kỹ năng ngành trong một số lĩnh vực ưu tiên với sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước về GDNN, các bộ, ngành, các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và hiệp hội nghề nghiệp (hiện đang triển khai ở một số dự án)./. 349
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Cán sự Đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. (2018). Nghị quyết số 617-NQ/ BCSĐB ngày 28/12/2018 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030. 2. Ban Chấp hành Trung ương. (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2012 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. (2018). Quyết định số 885/QĐ-LĐTBXH ngày 10/7/2018 Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thành lập Tổ công tác gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động và việc làm bền vững. 4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. (2018). Công văn số 768/LĐTBXH-TCGDNN ngày 2/3/2018 về việc gắn kết GDNN với doanh nghiệp 5. Bộ Tài chính. (2013). Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điểu Luật Thuế giá trị gia tăng. 6. Bộ Tài chính. (2017). Thông tư số 11/VBHN-BTC ngày 15/5/2017 về hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. 7. Chính phủ. (2018). Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. 8. Chính phủ. (2019). Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 – 2025. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam. (1986). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Quốc hội. (2008). Luật Thuế giá trị gia tăng. 12. Quốc hội. (2008). Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. 13. Quốc hội. (2013). Bộ Luật Lao động. 14. Quốc hội. (2014). Luật Giáo dục nghề nghiệp. 15. Quốc hội. (2014). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế. 16. Quốc hội. (2016). Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 350
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn