intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thư cho một người bạn

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

79
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong cuộc sống của con người ta việc đem chuyện đời tư của người khác ra để mà nói quả là đáng xấu hổ, tôi biết rất rõ điều đó. Tuy tôi không phải là nhà văn hay nhà báo và cũng không muốn vậy, nhưng hôm nay tôi cũng mạn phép được đem chuyện của người bạn tôi ra đây để được một lần hy vọng... và cũng là để nói với chính người bạn mà tôi luôn quý trọng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thư cho một người bạn

  1. Thư cho một người bạn Lãng Hiển Xuân Trong cuộc sống của con người ta việc đem chuyện đời tư của người khác ra để mà nói quả là đáng xấu hổ, tôi biết rất rõ điều đó. Tuy tôi không phải là nhà văn hay nhà báo và cũng không muốn vậy, nhưng hôm nay tôi cũng mạn phép được đem chuyện của người bạn tôi ra đây để được một lần hy vọng... và cũng là để nói với chính người bạn mà tôi luôn quý trọng. Một hy vọng mong manh, nhưng dẫu sao vẫn là hy vọng... oOo ... (Tao không phải là hám danh để mà lôi mày ra đây đâu Chí ạ. Với lại chuyện của mày chẳng đáng một xu! Chỉ vì tao thấy tội nghiệp cho vợ con mày và ghét thói tự trọng theo kiểu khí khái cổ lỗ sĩ của mày nên tao phải làm cái việc bất đắc dĩ này. Mà thật ra cái tự trọng với cái tự kỷ chỉ cách nhau bằng một tờ giấy thấm, khi đã thấm mực rồi đưa ra xem thì mặt nào cũng có chữ cả, khác nhau chỉ là ở chỗ chữ ngược hay chữ xuôi mà thôi. Mày là một thằng...! Hãy nghĩ lại đi! Chẳng ích gì khi đem vò nhàu đi cả một tờ giấy trắng mới chỉ có vài ba vết mực. Mày bảo tao là thằng “mọt”rỗng, dù có“mọt” thì tao cũng phải lôi mày ra đây một lần, chẳng phải là để trả thù cho cái tính của mày hay đưa chuyện làm quà cho vui hoặc chỉ là để lấy vài trăm tiền nhuận bút mà là vì vợ con mày cũng đã ăn hết nửa cái xe máy của mày để lại rồi và cũng là để tao hy vọng...) Hy vọng mong manh, nhưng dẫu sao cũng là hy vọng...
  2. oOo Ở đời ai cũng có một cái tên để mà gọi, mà phân biệt ông nọ bà kia. Ai cũng muốn mình có một cái tên hay, tên đẹp, nhưng khổ nỗi cái tên lại thường do cha mẹ áp đặt cho mình. Cha mẹ nghèo khó thì cứ đặt phứa là thằng Cu, cái Tý cho xong chuyện để mà còn lo cơm áo gạo tiền. Cha mẹ hiếm muộn thì kỹ lưỡng hơn một chút và cố tình kiếm một cái tên xâu xấu đặt cho con kẻo sợ ma quỷ nó chấm mất. Chỉ khổ cho con cái khi lớn lên đi làm, đi học phải thẹn thùng, phải đổi tên nên cũng lắm nỗi! Nhờ cái tên, đôi người cũng“làm ra ăn nên”, mà cũng vì cái tên mà nhiều người khác phải long đong lận đận… Cha mẹ bạn tôi là gia đình cán bộ và là gia đình có học thức nên đặt tên cho nó là Chí, với ước mong hắn có chí để mà nên người. Không biết với người khác thì sao chứ với hắn thì cái tên đúng như là một định mệnh ám vào cuộc sống của hắn, năm hắn học lớp 6 bị ở lại lớp cũng vì cái tên ấy. Hồi đó, trong lớp, bạn bè cứ gọi hắn là“Chí Phèo”. Một hôm, nhân sinh hoạt lớp, cô chủ nhiệm kiêm giáo viên bộ môn Văn nói đùa trước cả lớp: “Cậu Chí mà được như Chí Phèo đã là may. Cậu mới chỉ xứng đáng là Chí Ngây thôi! ”Chẳng biết từ“Ngây”đến“ Phèo”cách nhau mấy bậc mà cô lại vô tình nói như vậy. Và từ đó, cái tên Chí Ngây đã trở thành tên thường gọi của hắn. Cũng từ đó, hắn thù ghét môn Văn và tỏ ra đối kháng với cô chủ nhiệm. Thường thì hắn kiếm lý do để nghỉ học giờ văn, còn không thì cũng nghĩ ra vài trò nghịch nghợm gì đó để bị đuổi ra khỏi lớp. Và giọt nước đã tràn ly khi hắn bị phát hiện ra là người đã bỏ “hắc ín” lên ghế ngồi của cô chủ nhiệm. Miệng thì chối đây đẩy mà hai hàng nước mắt của hắn cứ dòng dòng chảy, nhưng những giọt nước mắt đã không rửa sạch được đôi bàn tay dính đầy“hắc ín”của hắn. Kết thúc năm học với hạnh kiểm kém cộng thêm điểm tổng kết môn văn kém, hắn đã bị ở lại lớp. Vậy mà hắn cứ nhơn nhơn như chẳng có chuyện gì.
  3. Thực ra thì hắn là một thằng học khá đều ở các môn, chỉ vì tính nghịch nghợm, táy máy nên luôn bị thầy cô giáo ghét. Chả thế mà 7 năm học phổ thông hắn đã hai lần ở lại lớp vì hạnh kiểm. Nhưng cũng hai lần hắn được đi thi học sinh giỏi toán cấp thành phố. (năm lớp 4 và năm lớp 7). Gọi hắn là Chí Ngây cũng có phần đúng. Những giờ học trên lớp, gặp giờ học hắn thích là hắn cứ ngây ra như uống phải thuốc tê, quên hết những trò nghịch nghợm. Có hôm, giáo viên giảng bài ra khỏi lớp đã từ lâu nhưng hắn cứ đực người ra lẩm bẩm như đang cầu kinh trong nhà thờ. Hắn ngây nhưng không phải lúc nào cũng ngây ngây như ai đó nghĩ. Giờ ra chơi, lúc bạn bè vui chơi thì hắn cứ đứng ngây ra để xem nếu gọi hắn cùng tham gia thì thể nào hắn cũng nghĩ ra một trò gì đó theo cách của hắn. Ví dụ như chơi kéo co thì hắn bảo đừng kéo bằng dây, vì kéo như thế thì sẽ có đứa lợi dụng chỉ bám vào dây mà không kéo. Cứ đứa này ôm lấy đứa kia, ai ăn gian là lòi ra ngay. Nhưng rồi chơi như vậy chẳng đứa nào chịu đứng đầu và hắn lại xung phong ra“đứng mũi chịu sào”! Ở đời, chẳng ai muốn rước cái khổ vào thân nhưng hắn lại coi như đó là cái lẽ bình thường. Hắn hay nói, ai cũng giành phần sướng thì để phần khổ cho ai... Và nếu không có những người nông dân lam lũ cục cằn thì lấy ai trồng lúa cho mấy người trí thức ăn để mà ngồi viết, mà thong dong, mà chê người khác quê mùa. Cũng cái lý ấy, có lần hắn quên cái mũ trong ngăn bàn ở lớp học, nhờ có trực nhật nên hắn nhận được lại cái mũ, thế là hắn tuyên bố tự nguyện trực nhật cho lớp cả tháng. Sau đó, ngày nào tới lớp hắn cũng mang theo một cái chổi cán dài đi nghễu nghện giữa phố một cách rất tự hào, còn cái mặt thì cứ ngây ra như một cậu tân binh vừa được trang bị súng... Hắn sinh vào một ngày cũng rất đáng để nói, ngày đó là ngày 29 - 2, một ngày nhuận. Có lẽ thế mà cuộc đời hắn hay bị“nhuận”chăng... Bảy năm học phổ thông, hắn bị nhuận hai lần, cách nhau bốn năm. Hai lần đi thi học sinh giỏi toán cũng cách nhau bốn năm. Không biết ngày sinh tháng đẻ có ảnh hưởng đến cuộc đời và tính cách của mỗi người hay không, nhưng đối với hắn, sinh nhật là một cái gì đó như là một nỗi buồn. Bởi bốn
  4. năm mới có một ngày sinh nhật cho nên thấy bạn bè mỗi năm tổ chức sinh nhật một lần, dù có mời thì hắn cũng tìm cách lảng tránh, còn vẻ mặt thì cứ ngây ra như ngửi phải một cái mùi gì đó là lạ. Biết thế nên tôi chẳng bao giờ mời hắn đến dự sinh nhật của mình... oOo (... Như tao đã nói, tao chẳng muốn tọc mạch, lôi cuộc đời riêng của mày ra làm gì, nhưng mà tao hy vọng... Có ai đã nói: “Hành vi tạo thói quen, thói quen tạo tính cách, và tính cách tạo nên cuộc đời! ”. Mà sách của các cụ ngày xưa thì lại bảo: “Nhân chi sơ... ”thì rõ ràng thói quen của con người là do môi trường tạo nên, cho nên mày việc gì phải tự trách mày, trách số phận làm gì. Đã thế lại còn giở tự trọng với tự ái ra để tự hành hạ bản thân, lại còn hành hạ cả những người thân của mình. Cái tự trọng hay tự ái của mày dù có lớn bằng ông trời đi chăng nữa thì mày cũng chỉ là một hạt cát và hạt cát đó cũng chẳng đủ làm đau một bàn chân của ai đó vô tình dẫm lên. Tao sẽ bằng mọi cách lôi mày ra khỏi nơi mày náu thân để mà tao hy vọng...) oOo Tốt nghiệp xong lớp 7 với 36 điểm, nhưng vì hạnh kiểm nên hắn không được chuyển thẳng vào lớp 8. Lúc đó, một sự kiện xảy ra với gia đình hắn. Bố hắn từ trong miền Nam ra sau khi bị một mảnh pháo găm trên đầu. Tuy mảnh pháo đó đã được lấy ra nhưng vẫn để lại trong đó những cơn động kinh bất chợt của bố hắn. Thỉnh thoảng có tiếng động đột ngột là bố hắn lại lăn đùng ra ngất lịm, phải mất cả tuần sau ông mới tỉnh lại được. Thế là hắn nghỉ học. Dù rất thiết tha với sự học nhưng hắn không thể tiếp tục học được nữa, phần vì hoàn cảnh gia đình, phần vì quá tuổi do hai lần bị“nhuận”cộng với đi học muộn mất một năm. Và cánh cửa của trường cấp III đã đóng sầm lại trước mũi hắn.
  5. Khi bố hắn đi an dưỡng một thời gian, mẹ hắn đã đồng ý cho hắn khai tăng thêm hai tuổi để đi làm lao động phổ thông ở trong một nhà máy. Sợ hắn lông bông, bà bảo: “Ở cái thành phố sầm uất này, con người không có việc làm dễ sinh ra trộm cắp! ”. Trong lúc bạn bè hắn còn mài đũng quần trên ghế nhà trường thì hắn đã được cầm thẻ cử tri đi bầu cử. Và cái thẻ cử tri như là một lá bùa của hắn, đi đâu hắn cũng mang theo, bởi hồi đó, cái thẻ cử tri có giá trị như một chứng minh nhân dân. Có lần, lơ ngơ thế nào, hắn lại đạp xe đi nhầm vào đường ngược chiều, một cô Công an xinh xắn thổi còi bắt hắn lại, nhìn thẳng vào cái bộ mặt non choẹt của hắn, cô công an lạnh lùng hỏi: - Tên anh là gì... Hoảng quá, hắn cứ nhìn chằm chằm vào đôi găng tay màu trắng của cô Công an rồi nói một cách ngọng nghịu lí nhí: - Dạ... dạ... em... cháu tên là…là chi ạ! Mấy tiếng cuối cùng hắn nói như nghẹn lại. Tiếng Chí mà nghe cứ như là chi vậy. Cô Công an nghe không rõ, nhìn vào ánh mắt hắn, tưởng hắn đùa nên vội quát: - Tôi hỏi anh, sao anh lại hỏi lại tôi. Anh định giở trò đùa với tôi đấy à... Anh có giấy tờ gì không... Sực nhớ tới cái thẻ cử tri, hắn vội vàng lấy ra đưa cho cô công an xem. Cô Công an xem xong không nén được cười nhưng cũng tặng cho hắn một cái biên lai phạt hành chính với cái giá lúc đó là 5 đồng. Khi đó, vẻ mặt hắn đã ngây lại càng thộn ra như ngày nào còn vác cái chổi nghễu nghện đi ngoài phố...
  6. Miền Nam hoàn toàn giải phóng, gia đình hắn chuyển vào Nam sinh sống, vì ba hắn vốn là một cán bộ tập kết. Nhưng rồi rắc rối lại xảy ra với gia đình hắn, lúc đi làm thủ tục giấy tờ, chính quyền phát hiện ra sự khai man tuổi của hắn. Hộ khẩu khai sinh ghi một năm, còn giấy chuyển công tác lại ghi một năm khác. Đến lúc này, ba hắn mới biết hắn khai man tuổi để đi làm và ông đã mắng mẹ hắn vì cái tội dung túng cho con làm điều gian dối. Cuối cùng, hắn đành phải quyết định bỏ hẳn giấy chuyển công tác, coi như mấy năm công tác đổ xuống sông để trở lại thành con đi theo cha mẹ. Và thế là mọi thủ tục hành chính để trở về quê hương cũng thông suốt... (... Hồi nào tao còn nhớ, mày bảo với tao rằng, ba mày rất thương mày, mong mày có chí để sống, để vươn lên đúng bằng khả năng của mày. Ông còn bảo rằng mày là con đầu nên mày như là một viên gạch lát đường để cho các em mày bước lên. Giờ đây, những đứa em mày cũng đã yên bề gia thất như sở nguyện của ba mày lúc còn sống, vậy thì mày còn đòi hỏi điều gì nữa... Phần khác, con mày cũng xinh xẻo thông minh như mày, vợ mày cũng thương mày hơn cả mẹ mày, thử hỏi có ai hạnh phúc như mày nữa không... Tao cũng còn nhớ, ba mày chỉ khuyên mày đừng đi làm những gì dính dáng đến kinh tế hay chính trị, chứ có khuyên mày tự đi hành xác mày đâu. Chả lẽ, ở cái thành phố này chật hẹp đến nỗi không còn có chỗ cho đôi bàn chân mày đứng... Nói ra điều này tao chỉ mong mày nghĩ lại. Với khả năng của mày thì hà cớ gì phải làm trong một cơ quan nào đó mới thể hiện được năng lực của mình!...) Hy vọng mong manh, nhưng dẫu sao vẫn là hy vọng... oOo Trở về Nam, nhưng thực chất là một dải đất hẹp ở miền Trung bên kia giới tuyến cũ, gia
  7. đình hắn cũng sớm ổn định. Mặc dù nhà cửa tuềnh toàng trong một căn cứ cũ của Mỹ bỏ lại nhưng cũng khá đầm ấm. Nhờ bạn bè của ba, mẹ hắn và hắn được vào làm trong một Xưởng đóng tàu thuỷ. Có ba chỉ bảo hướng dẫn và sẵn có một chút thông minh nên chỉ sau sáu tháng, hắn đã lấy được giấy chứng nhận công nhân bậc 3 đóng tàu thuỷ vỏ gỗ. Từ ngày được sống gần ba hắn, hắn học hỏi được rất nhiều điều. Mỗi thứ mỗi tý, ba hắn đã tạo cho hắn sự đĩnh đạc, ý chí vươn lên trong cuộc sống. Có một điều ba hắn và hắn rất tâm đắc, đó là sống phải luôn học hỏi, học ở trong sách vở và ở cả trong những người xung quanh. Không cứ gì phải học trên trường trên lớp. Học trên trường lớp mà đầu óc rỗng tuyếch thì cũng bằng không. Câu nói của Lê nin: “Học, học nữa, học mãi! ” là câu nói mà ba hắn vẫn thường nhắc hắn. oOo (... Đấy, tao nói như vậy mày đã hết mặc cảm chưa hả Chí Ngây! Hà cớ gì cứ phải học chính quy mới gọi là có học. Thời buổi này ối người có bằng này bằng nọ nhưng trong đầu có cái gì đâu. Quên phéng cái chuyện bằng cấp đi, việc này tao với mày đã thống nhất với nhau rồi cơ mà. Bằng cấp chẳng qua là việc quản lý hành chính của Nhà nước và cũng chẳng dính gì đến cái vốn kiến thức đang có ở trong đầu mày cả. Tại sao mày lại đem cái vốn kiến thức ấy đi chôn dấu ở đâu đó hả Chí Ngây... Tao hy vọng...) Hy vọng mong manh, nhưng dẫu sao cũng là hy vọng... oOo Và chuyện học của hắn cũng đáng để lôi ra lắm, vì chẳng có ai có cái kiểu học như hắn. Làm công nhân luôn phải làm ca kíp nên rảnh rỗi lúc nào là hắn vớ ngay sách hay bất cứ tờ báo gì, cứ có chữ là đọc. Đọc trước khi đi ngủ, đọc trong giờ giải lao và đặc biệt là cả
  8. những lúc đi nhà vệ sinh nữa (thành thật xin lỗi Chí nghe vì tao phải nói thật như vậy). Hắn bảo lúc đó chính là lúc rảnh rỗi nhất và tập trung nhất, hơn nữa qua đó sẽ tập được tính đọc nhanh. Chẳng biết cái lý của hắn đúng đến đâu, nhưng có lần hắn ngồi lì trong nhà vệ sinh tập thể cả tiếng đồng hồ, báo hại cho người khác đang lúc đau bụng phải chờ hắn, tức hắn làm inh lên réo hắn... Làm công nhân được một thời gian thì cơ quan hắn có một chỉ tiêu đi học Bổ túc văn hoá tập trung của tỉnh mở. Cùng lúc đó có ba suất đi lao động xuất khẩu tại Đông Đức cũ. Vì hắn là lao động tiên tiến nên được phép lựa chọn và hắn đã chọn việc đi học. Hắn bảo: Lao động thì ở đâu mà chẳng lao động, còn đi học mà vẫn được hưởng lương thì tội gì không đi học! Thế là hắn vui vẻ nhận quyết định đi học. Có người bảo hắn dại thì hắn chỉ ngây cái mặt ra rồi thả xuống một câu: “Ở đời biết ai dại, ai khôn! ” Nói xong nó quay đít đi như đang bước “một, hai”một cách tự hào. Những năm học ở trường Bổ túc văn hoá cán bộ tập trung, hắn là học viên trẻ nhất trường và cũng học giỏi nhất trường. Thấy vậy, mấy người cùng lớp và giáo viên trong trường cứ động viên hắn học xong thì đi thi vào đại học. Về nhà được ba mẹ đồng ý nên hắn cũng như được tiếp thêm nghị lực. Nghe hắn trình bày nguyện vọng, ông giám đốc cơ quan hắn cũng đồng ý ký giấy cho hắn đi dự thi. Thế là hắn yên tâm ôn luyện sau khi cầm chắc tấm bằng tốt nghiệp cấp III Bổ túc văn hóa vào loại giỏi, cũng 36 điểm với bốn môn thi. Hắn khấp khởi chắc mẩm phen này không thể "nhuận"được nữa… Cuộc sống đầy rẫy những bất ngờ và luôn ẩn nấp ở đâu đó chỉ chờ những ai hí hởn và lao ra vồ lấy. Lần đầu tiên sau bao nhiêu cố gắng, hắn mới biết thế nào là điểm 2, điểm 3. Bởi cái chương tình hắn học chỉ là phương cách để hợp thức hoá một loại bằng cấp mà thôi. Khi ra đấu trường thi cử tự do thì Tích phân, Vi phân đã ngáng chân hắn ngã đánh
  9. rầm một cái trước bậc thềm Đại học. Vậy mà hắn chỉ cười và thộn mặt buông một câu lỏng lẻo: “Thất bại là mẹ của thành công! ”... oOo (... Chí Ngây, mày còn nhớ câu đó chứ! Sao mà bây giờ mày lại chóng quên đến thế. Hôm vừa rồi tao ghé nhà mày chơi, vợ mày có khoe cái truyện ngắn mày viết cho cái báo gì đó ở trong Sài Gòn từ hồi nào đến giờ họ đã đăng rồi đó. Nghe vợ mày nói hình như còn được giải của báo cho những tác giả trẻ và đã gửi báo biếu đến tận nhà mày rồi. Còn tiền nhuận bút và tiền giải thưởng tao không biết được bao nhiêu, nhưng vợ mày đâu có đi nhận được. Chả lẽ mày đã từ bỏ không thèm đọc cả báo nữa! Hay là mày không chịu biết! Tao đang tức điên lên đây. Nếu hôm nay, việc làm của tao là vô ích thì tao vẫn làm, không phải là cho mày nữa, mà là cho vợ con mày. Và cũng là để tao hy vọng...) Hy vọng mong manh, nhưng dẫu sao vẫn cũng là hy vọng... oOo Thi rớt Đại học và nếm mùi thi cử, hắn trở về làm việc và học hành có vẻ quy mô hơn. Nhờ có thẻ mượn, hắn đến thư viện mượn các loại sách giáo khoa về nghiên cứu. Nào là tú tài A, tú tài B, Toán 11, Toán 12, hoá hữu cơ, hoá vô cơ... Vừa đi làm, vừa học. Phần nào hắn không hiểu thì hắn đi hỏi. Hắn bảo, người đời chỉ ghét những ai dấu dốt chứ chẳng ai ghét người ham học hỏi. Nhưng... Lần này thì do nhu cầu của cơ quan nên hắn không được đi dự thi nữa, vì cơ quan không có chỉ tiêu kinh phí đào tạo. Phần khác do hắn có tay nghề vững nên tổ chức quyết định điều hắn lên bộ phận KCS để làm công tác kiểm tra chất lượng. Tuy được điều lên gián tiếp như là mơ ước của bao nhiêu người thời đó nhưng hắn vẫn cứ hậm hực trong lòng.
  10. Rồi thời gian trôi đi trong những biến cố khác. Em trai hắn đi bộ đội hy sinh ở biên giới. Ba hắn đau buồn lâm bạo bệnh rồi cũng mất. Mẹ hắn nghỉ hưu. Và hắn trở thành trụ cột của gia đình. Hồi này trông hắn già đi như một người nào khác… Sau một lần bão lụt xảy ra, tôi tới nhà hắn, đúng ra lúc đó cái nhà hắn chỉ còn trơ lại mấy cái cột kèo như nhũng cánh tay chới với lên trời, còn mấy tấm tôn trên mái đã bay vèo đi đâu mất. Nhìn khuôn mặt thất thần của hắn, tôi cũng chẳng thốt lên được một lời nào để mà an ủi hắn. Tôi bảo hắn đi mua mấy cuộn giấy dầu về để lợp lại nhà nhưng hắn buồn bã nói với tôi: - Tao vừa đấm thằng cha trưởng phòng tổ chức! - Mày điên sao hở Chí... –Tôi ngạc nhiên và hỏi như quát vào mặt hắn. - Mày thấy đấy, nhà tao tao không cứu, lại chạy đi tới cơ quan để cứu tàu, bốn chiếc vừa hạ thuỷ chưa nghiệm thu mà chỉ có mỗi một người bảo vệ, tao không tới thì trôi mẹ nó hết rồi. Hàng đống của chứ phải ít đâu. Mà cũng một phần tại tao cơ, neo được ba chiếc rồi, còn chiếc thứ tư mệt quá, luống cuống thế nào chân vịt nó quấn xừ vào chiếc trước. Tao cũng đã nhận lỗi trước lãnh đạo và hứa chờ nước rút tao sẽ khắc phục hậu quả. Thế mà thằng cha trưởng phòng tổ chức nó cứ chụp mũ tao là phá hoại tài sản Nhà nước, vì không có bằng lái tàu mà dám nổ máy để chạy tàu và đây là hành động cố ý. Điên tiết, tao tương vào mồm nó mấy đấm! Nghe hắn kể một thôi, tôi ngẩn người ra và nói: - Đúng là vì bão lụt nên mày bị“ẩm”mất rồi. Không có bằng thì nhịn đi một tý không được à. Thôi chuyện qua rồi, đi mua giấy dầu về sửa nhà đi!
  11. Tôi nói xong, hắn vẫn ngồi ngây ra như để nhấm nháp nỗi buồn, rồi chợt đôi mắt hắn mờ đi và nói: - Tao không còn tiền, kỳ lương thì chưa tới, còn xin tạm ứng có lẽ là không được! Thế là tôi phải chạy đi tìm bạn bè để mượn tiền mua giấy dầu cho hắn lợp lại mái nhà. Mọi biến cố rồi cũng chóng qua như nó đến nhưng hậu quả thì con người phải gánh chịu. Và thế là hắn bị buộc thôi việc sau biến cố đó. Ân huệ cuối cùng mà ông giám đốc giành cho hắn là được đi tìm cơ quan khác, nếu họ tiếp nhận thì cho chuyển công tác. Mấy tháng trời lặn lội gõ cửa các nơi, cuối cùng nhờ mấy người quen hồi đi học Bổ túc, hắn được nhận vào làm trong một cơ quan Xuất nhập khẩu mới thành lập. Quả là may mắn! Từ đó cuộc sống của gia đình hắn bắt đầu phần nào được cải thiện. Một thời gian sau hắn cũng sửa lại được ngôi nhà khá khang trang, nguyện vọng được đi học của hắn cũng được đáp ứng sau mấy năm học Đại học tại chức Kinh tế kế hoạch. Mấy đứa em hắn cũng được hắn lo chu toàn từ học hành đến lập gia thất. Và hắn cũng lấy vợ, một phụ nữ hiền lành làm văn thư ở cơ quan hắn... oOo (... Chí à.! Năm học vừa rồi thằng cu Banh của mày được danh hiệu là học sinh xuất sắc. Hôm nhận phần thưởng là một bộ quần áo, nó mặc quần áo mới và ước gì có ba để chở nó đi chơi công viên để chụp ảnh. Nghe nó nói mà vợ mày ngồi ứa nước mắt. Còn tao thì điên tiết lên vì mày. Tao biết, đã lâu rồi mày không lao động chân tay, chắc chắn một công việc nào đó hiện
  12. nay không thể thích hợp với đôi bàn tay đã quen dần với việc cầm bút của mày. Nhưng dù sao tao cũng hy vọng...) Hy vọng mong manh, nhưng dẫu sao cũng là hy vọng... oOo Bẵng đi một thời gian dài khi đất nước bước vào giai đoạn mới, vì chia tỉnh nên tôi phải về tỉnh mới để công tác và cũng ít gặp hắn, chỉ biết tin hắn qua một số người quen nói lại. Nghe đâu, hắn tiếp tục đi học thêm một lớp Đại học Pháp lý tại chức nữa và sau đó chuyển sang một cơ quan thuế. Còn vợ hắn đã nghỉ việc theo chế độ 176 và ở nhà nội trợ. Tôi và bạn bè cứ tấm tắc khen hắn là một thằng có chí, biết vượt qua mọi hoàn cảnh để tự vươn lên... đang mừng cho hắn thì... Nhân một chuyến đi công tác, tôi ghé lại thăm gia đình hắn. Vợ hắn nhìn tôi một cách buồn bã, nước mắt rưng rưng kể lại: - Lấy nhau từng ấy năm trời mà em không tài nào hiểu được anh ấy. Hồi anh ấy học xong lớp Pháp lý, rồi chuyển sang cơ quan thuế, thấy anh ấy lầm lỳ hẳn, chẳng bao giờ nói chuyện với em về công việc của anh ấy. Năm ngoái, trong một lần cãi nhau với ông Chi cục phó về thủ tục giải quyết một lô hàng hoá trong một vụ buôn lậu, bởi ông ta ỷ quyền lãnh đạo bắt anh ấy làm trái luật, thế là anh ấy đã đánh ông ta tím cả một bên mắt rồi bỏ về. Vài hôm sau anh ấy bán luôn chiếc xe máy của gia đình, đưa cho em một nửa tiền rồi nói đi thăm bạn ít ngày. Vậy mãi đến hôm nay anh ấy vẫn chưa về! Nhìn khuôn mặt nhăn nhúm của vợ hắn nhoà đi trong những giọt nước mắt, tôi cầm lòng không đậu. Tự nhiên lúc này một nỗi giận vô cớ từ đâu tràn về ngập trong lòng tôi, làm tôi chơi vơi như là đang rơi trong một miền nào đó. Im lặng một hồi lâu, tôi nghẹn ngào
  13. hỏi: - Thế em có biết anh ấy đi thăm ai ở đâu không... - Em chỉ nghe mấy người bạn nói là anh ấy đi Tây Nguyên! oOo (... Chí ạ! Tao thề với mày rằng, tao nói không sai là mày đang tìm cách đi phát rẫy trồng cà phê là đúng một trăm phần trăm. Không có lý gì để mày phải bỏ đi hơn cả năm trời như vậy. Tao biết, với một thằng như mày thì dám làm tất cả mọi điều như vậy lắm, chỉ trừ những việc mày cho là bon chen xấu xa là mày không làm thôi. Mày muốn làm cái gì thì làm, nhưng tao chỉ mong có một điều là mày phải biết các cụ ngày xưa đã nói: “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà! ”và cả ba điều ấy đều có ý nghĩa như nhau cả, thiếu đi một cái là không bao giờ có thể thành công được. Mày có biết hiện nay giá cà phê đang bị hạ một cách thảm hại không... Hay là mày biết mà không thèm để ý để rồi tự hành xác mày, hoặc là mày lại một lần nữa đem cuộc sống của mày ra để đánh đổi thêm một lần. Tao nói thật với mày nhé, ở cái tuổi của tụi mình bây giờ không cho phép thử nghiệm thêm một lần nào nữa đâu Chí ạ! Và cuối cùng là tao hỵ vọng, hy vọng là mày phải ngộ ra một điều: Sự tự do không phải là cứ chui vào trong rừng sâu hay là ra ngoài hải đảo mới tìm thấy được. Mà sự tự do nằm ở ngay trong năng lực và sở trường của mỗi con người, tức là nằm ngay trong cái thằng Ngây của mày đấy Chí ạ! Hãy bằng lòng với cái mày đang có đi cái đã, việc gì phải dấn thân thêm một lần như thế. Tới đây tao hy vọng mày sẽ đọc được những dòng chữ này, bởi lẽ dù gì thì mày cũng khó bỏ được thói quen đọc sách báo. Hy vọng của tao dẫu rất mong manh, nhưng tao vẫn luôn hy vọng, bởi vì tao cho rằng, tao đang làm một công việc có ích cho bạn tao và cho cả vợ con nó...)
  14. oOo ... Tôi viết câu chuyện này ra đây không phải hy vọng về một điều gì đó to tát như là để lay chuyển suy nghĩ của một con người, nhưng tôi phải viết, viết để mà hy vọng... Vì chỉ có cách này mới mong chuyển được đến bạn tôi những lời nói chân thành của một người bạn thân chí cốt. Hy vọng mong manh, nhưng dù sao cũng là hy vọng... Từ cái hồi bạn tôi đi cứu tàu khi bão lụt rồi xảy ra cái sự cố đánh Trưởng Phòng tổ chức buộc phải thuyên chuyển công tác, cho đến sau này là đánh ông Chi cục phó cơ quan Thuế bởi sự lộng quyền của ông ta, thì mọi người đều cho bạn tôi là kẻ đánh lãnh đạo có hệ thống, đó là một thái độ cực đoan và hành động của kẻ mất trí. Nhưng như ở trên tôi đã nói: Cuộc sống đầy rẫy những bất ngờ và luôn ẩn nấp ở đâu đó chỉ chờ những ai hí hởn là lao ra vồ lấy. Và hôm nay chính tôi lại là nạn nhân của những bất ngờ ấy. Ngày hôm trước, khi đang ngồi viết lách nhì nhằng thì tôi nhận được một gói bưu phẩm. Mở gói bưu phẩm ra trong đó chỉ có một gói cà phê loại 1kg mang nhãn hiệu“Chí Trung”. Đây là một thương hiệu cà phê đang được thị trường ưa chuộng và quảng cáo ì xèo trên tivi hàng ngày. Tôi xăm xoi hàng tiếng đồng hồ mà không biết gì hơn ngoài thông tin dán bên ngoài gói bưu phẩm mang dòng chữ: “Công ty TNHH chế biến nông thổ sản Chí Trung”. Địa chỉ... Thị xã Buôn Mê Thuột. Tôi cứ nghĩ đây lại là một trò quảng cáo mới của công ty này nên không tiếp tục tìm hiểu kỹ, còn cái thông điệp“Khơi giòng ”ghi trên đó có làm tôi thán phục một chút cho người nghĩ ra câu ấy.
  15. Nhưng rồi sáng hôm sau, khi tôi bắt đầu cầm bút viết thì lại nhớ tới hắn. Vội vã tìm số điện thoại điện cho một người bạn ở Tây Nguyên, tôi được biết: Cái công ty TNHH chế biến nông thổ sản Chí Trung ấy chính là của hắn và người bạn cùng nhau thành lập từ lâu nay. Thấy cà phê hạt “rớt”giá, hai người đã hè nhau tổ chức Công ty chế biến này để cùng nhau kinh doanh cà phê trong thời kỳ mới. Thì ra sau khi đánh ông Chi cục phó xong, hắn nghỉ việc Nhà nước, nhận chế độ"một cục”rồi ra đi mà không cho ai biết. Và có nghĩa là một lần nữa hắn đã lại vượt qua được "bão lụt" của cuộc sống! Vào thu 8/2004
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2