intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thư gửi các chú nơi Trường Sa

Chia sẻ: Dam Xuan Kien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

54
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Thư gửi các chú nơi Trường Sa" kể về cuộc sống của các chiến sĩ nơi hải đảo Trường Sa, bức thư thể hiện sự xúc động trước những khó khăn vất vả mà các chiến sĩ đang phải đối mặt và những lời động viên chuyển tới những người lính ở hải đảo Trường Sa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thư gửi các chú nơi Trường Sa

  1. Thư gửi các chú nơi Trường Sa! Trong những ngày giáp Tết, Báo điện tử  TS nhận được một lá thư  rất đặc biệt của một bạn gái  ở  Nha Trang. Bạn đã đọc hết những   bài viết kể  về  cuộc sống của các chiến sĩ nơi hải đảo Trường Sa  trên TS và rất xúc động trước những khó khăn vất vả  mà các chiến  sĩ đang phải đối mặt nên đã viết một bức thư  động viên và nhờ  TS  chuyển tới những người lính  ở  hải đảo Trường Sa. Chúng tôi sẽ  giúp bạn chuyển bức thư này tới các chiến sỹ. Các chiến sĩ Trường Sa đang truyền tay nhau những bức thư từ đất liền. Ảnh: Hà Trường.
  2. Cháu chào các chú! Cháu đã đọc được nhiều bài viết về các chú, và cháu muốn viết thư ngay   cho các chú để có thể chia sẻ được phần nào nỗi vất vả mà các chú đang  trải qua. Mặc dù đang là mùa thi, bài vở  vẫn còn nhưng cháu có thể  thức  khuya thêm một chút và dậy sớm hơn một chút. Điều này đâu có thấm gì   so với các chú ở xa kia phải không ạ? Lối nhỏ vào thư, theo đường mòn tiễn chữ, cháu chúc các chú dồi dào sức   khoẻ và gửi tới các chú những lời chúc tốt đẹp nhất. Các chú  ạ, khi các chú đọc được những lời này trong thư của cháu, chắc  bất ngờ lắm nhỉ? Một bức thư được chuyển từ Nha Trang ra Hà Nội, rồi  mới đến được với các chú ở Trường Sa. Các chú biết không, ở thành phố  biển, mảnh đất liền dấu yêu của người Khánh Hoà này, Trường Sa quả  thật là gần gũi lắm các chú ạ. Cháu được sinh ra và lớn lên trên đất liền, cháu chưa được một lần đặt  chân lên đảo, nhưng cháu rất hiểu và biết rằng các chú đang vất vả  ngày  đêm trước sóng to gió lớn. Đặc biệt là những ngày này, khi cả  dân tộc  đang vui mừng đón Tết cổ truyền thì các chú vẫn ngày đêm giữ vững tay  súng, đứng gác canh giữ  vùng trời, vùng biển của Tổ  quốc. Hơn ai hết,  cháu đang rất vui khi trở về quê nhà để vui cùng bố mẹ và người thân. Ai  cũng có một cái Tết an lành vui vẻ bên gia đình, nhưng với các chú thì vui  cùng mùa xuân của đất nước chứ không có niềm vui riêng tư đâu nhỉ? Cháu cứ băn khoăn, ở nơi xa ấy các chú có vui không? Điều kiện ăn ở sinh   hoạt thế nào? Các chú có được xem tivi nhiều không? Nếu có, các chú hãy  cảm nhận những nụ cười rạng rỡ kia là dành cho các chú đó, nhờ  những   tấm lòng cao cả của các chú mà mọi người có được niềm vui. Các chú ạ, thế hệ trẻ hôm nay vẫn luôn biết ơn và mãi mãi tự hào về các   chú và tất cả  những chiến sĩ quân đội, những thế  hệ  cha anh. Cháu đến  Nha Trang khi rời xa một miền quê khác, một mảnh đất miền Trung, 
  3. nhưng cháu sẽ  chẳng bao giờ quên những thế  hệ  trước đã góp phần xây  dựng nên để ngày hôm nay cháu được vui, được học tập. Cháu rất khâm phục và biết  ơn trước những tấm lòng cao thượng. Các  chú đã đặt lợi ích chung, việc nước lên lợi ích cá nhân, các chú không hề  nghĩ đến niềm vui của bản thân là được đoàn tụ  gia đình mà vẫn đứng  hiên ngang, kiên cường trước sóng gió. Vì quê hương trông chờ  mà các  chú đành xa người thân trong những ngày Tết . Các chú ơi, tình cảm của người dân Khánh Hoà nói riêng và người dân cả  nước nói chung là rất nhiều. Cả dân tộc vẫn luôn đứng bên sát cánh và cổ  vũ cho các chú. Các chú đừng buồn nhé, cháu biết rằng Tết năm nay các chú không được   ở  bên gia đình, nhưng các chú đang có được một thứ  mà không dễ  ai có   được, đó là tấm lòng, tình cảm của người dân Việt Nam dành cho các chú.  Cháu biết các chú sẽ  vui, vui cùng niềm vui của mọi người và vui vì đã  làm được một việc có ích cho mọi người. Nỗi gian nan vất vả của các chú  cũng như tấm lòng của người dân Việt Nam nơi đất liền đang hướng về  các chú đều không sao kể hết được. Cháu xin thay mặt cho các bạn trẻ   ở  thành phố  biển Nha Trang gửi lời   cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các chú. Khi còn đang đi học, cháu không  có cách nào để  chia sẻ  những vất vả  gian lao cùng với các chú, chỉ  có  những lời động viên về  mặt tinh thần và tình cảm thôi. Cháu nghĩ nó sẽ  mang đến cho các chú niềm vui và là món quà nhỏ  của cháu gửi tới các   chú. Cháu chào các chú!             CẢM NGHĨ VỀ BIỂN ĐẢO              Em  ước mình được đặt chân đến tất cả các bãi biển trên dải đất  hình chữ S để thấy rằng: Tổ quốc mình thật đẹp vì có biển đảo.
  4. Biển đảo quê hương hai tiếng thiêng liêng, làm gì để  bảo vệ  chủ  quyền   biển đảo? là câu hỏi lớn cần em hay mỗi công dân trả lời. Đối với mình,   em ru mình bằng khúc ca tự hát: Biển đảo trong tim em. Xin gửi đến biển   đảo quê hương Việt Nam bằng tất cả  tình yêu và niềm tự  hào: Ôi biển   Việt Nam. Ôi biển tự hào.                           BÀI VIẾT THAM GIA CUỘC THI  HỌC SINH­SINH VIÊN VIỆT NAM VỚI BIỂN, ĐẢO QUÊ HƯƠNG  1. Bạn hiểu thế  nào về  nhận định “Thế  kỷ  XXI là thế  kỷ  của đại   dương”. Từ  cách nhìn lịch sử, tác giả  bài viết cho rằng nhân loại trên thế  giới đã  từng “đi từ  đất liền ra biển và đại dương”, xét về  mặt kinh tế  mới là  “kinh tế  đất liền”, còn về  góc độ  khoa học ­ kỹ  thuật mới phát hiện ra  Trái đất, chưa phải “Trái nước”. Khi đề xuất chiến lược biển của Thế kỷ  XXI, trước hết phải dự báo được xu thế phát triển của nhân loại đối với  nền “kinh tế đại dương” và phải thấy được một quá trình ngược lại – con  người sẽ  đi từ  đại dương vào đất liền. Nói một cách khác là kinh tế  đại   dương – kinh tế biển tác động quyết định đến kinh tế đất liền.
  5. Việt Nam từ  văn minh nông nghiệp lúa nước tiến ra biển và đại dương,   cho nên theo tác giả­ Kinh tế biển là kéo dài của kinh tế đất liền”. Và vì  thế phải có con người của biển và cộng đồng ven biển với các đặc trưng   riêng, và cư  dân biển phải khắc hẳn với cư  dân nông nghiệp lúa nước.  Ngoài ra, kinh tế biển phải được đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và  bảo đảm an ninh quốc phòng để hình thành một yếu tố an ninh biển tổng   hợp. 1. NHÂN LOẠI VỚI BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG  Cho đến những năm nửa cuối   Thế  kỷ  XX, nhân loại đã có được cách  nhìn nhận mới về hành tinh của chúng ta. Hành tinh này không chỉ là “Trái  Đất” mà còn là “Trái Nước” nữa. Vì biển và đại dương chiếm tới 71%   toàn bọ bề mặt hành tinh. Trái Nước ấy không chỉ đồ  sộ về  diện tích mà   còn có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với nhân loại. Xin miễn bàn vì đã có  quá nhiều công trình khoa học đề cập đến vấn đề này. Tôi chỉ  xin góp thêm đôi điều cách tiếp cận chủ  đề  “Chiến lược biển,   trong đó có kinh tế biển” mà mọi nhà khoa học đang quan tâm. Nhân loại đi từ đất liền ra biển và đại dương Hành trình của nhân loại từ cách mạng đá mới ­ với văn minh nông nghiệp  xuất hiện ­ trải qua hàng vạn năm tới nay đã thiết lập được một nền kinh   tế đất liền. Thật vậy, cho dù hàng nghìn năm trước đây con người đã biết sử dụng các   luồng hải lưu, gió mùa với những kỹ thuật “hàng hải” và những “con tàu”  thô sơ  cũng đã tạo nên được những con đường hàng hải ven bờ, nhờ  đó  mà con người đã có được những chuyến thương mại đường dài từ  quốc  gia này đến quốc gia khác (láng giềng). Nhưng tới khi nền kinh tế nông nghiệp đã phát triển đến độ mà thị trường   trong nước (của các quốc gia) đã trở nên hạn hẹp, cách mạng thương mại  xuất hiện (đầu thế kỷ XV­ kéo dài tới Thế kỷ XVIII). Đồng thời cùng với   cuộc cách mạng này là sự phát triển của hàng hải quốc tế: Con người mới   biết đại dương!
  6. Cuộc phát kiến địa lý bắt đầu Thế  kỷ  XV­ đầu thế  kỷ  XVI được khởi  xướng bởi các nhà hàng hải Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và cùng với cuộc   phát kiến này người ta rút ra được một kết luận: Trái đất là tròn chữ  không phải là phẳng hay vuông. Kết luận này thực sự đã làm biến đổi sâu sắc nhận thức của nhân loại về  hành tinh của mình. Và cũng từ đó con người bắt đầu hiểu sơ bộ về giá trị  của biển và đại dương. Hệ quả của phát kiến địa lý và cách mạng thương   mại lại dẫn đến một tiến trình mới chưa từng có trong lịch sử  nhân loại  (cho tới Thế  kỷ  XV). Đó là quá trình hình thành thị  trường thế  giới, tiếp   nối là cách mạng khoa học ­ kỹ thuật (lần 1­ Thế kỷ XVIII và lần 2 ­ Thế  kỷ XIX). Với tất cả  những thành tựu trên đây, nhân loại đã phá bỏ  được những  hàng rào chật hẹp của nền kinh tế tự túc tự cấp, phát huy cao độ nền kinh   tế hàng hóa­ một quá trình toàn cầu hóa đã diễn ra. Vậy là nhân loại nhờ  hiểu biết về  biển và đại dương, hàng hải quốc tế  hình thành, thị trường thế giới xuất hiện, 2 cuộc cách mạng khoa học ­ kỹ  thuật liên tiếp diễn ra trong 2 Thế kỷ XVIII và XIX­ mà toàn cầu hóa kinh   tế  lần thứ  nhất ra đời. Nhưng cuộc toàn cầu hóa lần này mới chỉ  là kết  quả  của sự phát triển kinh tế ­ khoa học ­ kỹ thuật mà chủ  yếu là những  khám phá về “Trái đất” mà thôi, chưa có cuộc khám phá về “Trái Nước”­  xét về mặt kinh tế thì mới chỉ là nền kinh tế đất liền. Phải chăng nhân loại sẽ từ đại dương­ biển để vào đất liền. Con người  biết biển, đại dương từ  lâu song chỉ  tiến hành nghiên cứu   biển, đại dương với đúng nghĩa của nó là từ sau cách mạng khoa học ­ kỹ  thuật lần 2(Thế kỷ XIX). Nhưng con người nghiên cứu biển, đại dương để  phục vụ  cho kinh tế  ­   xã hội đất liền và đem con mắt của các nhà khoa học, kinh tế đất liền mà  hoạch định chiến lược, chính sách khai thác biển, đại dương. Song dần  dần các nhà kinh tế học cũng đã đưa ra được một phức hợp kinh tế biển   bao gồm 6 lĩnh vực: (1) Kinh tế  cảng; (2) Kinh tế  đóng tàu;(3) Kinh tế  dầu khí và khai thác mỏ; (4) Kinh tế hải sản;(5) Kinh tế du lịch; (6) Kinh   tế lấn biển.
  7. Với 6 lĩnh vực trên cho thấy kinh tế biển là kéo dài của kinh tế  đất   liền. Nhưng vào nửa cuối Thế kỷ XX những nhà bác học, kinh tế học nổi tiếng   thế  giới đã nói đến “nền kinh tế  tương lai của loài người, trước hết là   nền kinh tế đại dương”. Nền kinh tế  tương lai  ấy đã có một báo hiệu vô cùng quan trọng, đó là  nguồn năng lượng biển ­nguồn năng lượng sạch và dồi dào như: Năng  lượng sóng biển; Năng lượng của thủy triều; Các dạng năng lượng biển  khác ) Điện phát ra từ  chênh lệch độ  mặn, biến sự  chênh lệch nhiệt độ  của biển thành điện năng và nước biển có thể  đốt được). Nếu khai thác  được nguôn năng lượng mới này ­ phải chăng đây là cuộc cách mạng về  năng lượng. Hệ quả của cuộc cách mạng này thật là khôn lường. Nếu con người tìm ra lửa đã biến xã hội con người từ  dã man tới văn  minh thì với cuộc cách mạng mới về năng lượng con người sẽ  bước vào  một giai đoạn mới mà ta chưa biết đặt tên cho nó là giai đoạn gì. Nhưng có thể dự báo rằng, với cuộc cách mạng năng lượng mới và sự  ra  đời của “kinh tế  đại dương”­ nhân loại sẽ  tạo nên được một trạng thái  kinh tế phức hợp mới gồm: Kinh tế đất liền; Kinh tế biển và Kinh tế đại  dương. Trong đó “kinh tế đại dương” là hạt nhân của phức hợp này. Nhờ  đó mà nhân loại tạo ra được một phong cách  ứng xử  với hành tinh của  minh, một hành tinh “Trái Đất­ Nước”. Một khi trạng thái kinh tế phức hợp mới ra đời, đến lúc đó của cải sẽ tràn  ra như nước. Con người từ vương quốc tất yếu bước tới vương quốc của   Tự do – như ăngghen dự báo. Và cũng vào lức này một quá trình toàn cầu  hóa mới sẽ ra đời, nó khắc hẳn về chất do với toàn cầu hóa lần thứ nhất   và cả toàn cầu hóa hiện nay nữa. Khi đề  xuất chiến lược biển của Thế  kỷ  XXI, trước hết phải dự  báo  được xu thế phát triển của nhân loại đối với nền “kinh tế đại dương” và   phải thấy được một quá trình ngược lại – con người sẽ đi từ  đại dương  vào đất liền. Nói một cách khác là kinh tế  đại dương – kinh tế  biển tác  động quyết định đến kinh tế đất liền.
  8. VIỆT NAM TỪ  VĂN MINH NÔNG NGHIỆP LÚA NƯỚC TIẾN RA   BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG.  Việt nam với những nét đặc thù của văn minh lúa nước. ­ Ruộng lúa nước là đối tượng lao động và tư liệu lao động chủ yếu. ­ Cây lúa chiếm  ưu thế  tuyệt đối trong nông nghiệp suốt từ  thời kỳ  văn  minh đến nay. ­ Nông nghiệp Việt nam là nông nghiệp châu thổ  và tuyệt đại bộ  phận  dân số Việt Nam tập trung ở châu thổ. ­ Ý thức, tư tưởng, tình cảm xã hội, văn hóa nghệ  thuật nảy sinh và phát  triển trong văn minh lúa nước Việt Nam. Với 4 nét đặc thù trên đây, ông cha ta dù có nói tới rừng vàng, biển bạc  song chủ  yếu vẫn là khai thác rừng, biển phục vụ  cho nến kinh tế  nông  nghiệp lúa nước mà thôi. Bởi vậy, cho đến nay vẫn còn tình trạng lên   rừng phá rừng, xuống biển phá biển. Vậy nếu giờ đây xây dựng một chiến lược biển hay một nền kinh tế biển   mà không làm thay đổi cơ  bản về  cách  ứng xử  của con người Việt nam  với rừng và nhất là với biển thì làm sao kinh tế biển, chiến lược biển có  thể  thực thi được. Hơn nữa còn phải khắc phục cả  một truyền thống  nghiên cứu và hoạch định chiến lược, chương trình khai thác biển và đại   dương chỉ nhằm phục vụ cho kinh tế đất liền mà chưa có được một cách  nhìn tổng thể  về  một nền kinh tế  mới – kinh tế đại dương của Thế  kỷ  XXI mà nhiều nhà khoa học, kinh tế học trên thế giới đã dự báo. Tóm lại, chúng ta phải vượt qua nền văn minh lúa nước để  công nghiệp   hóa ­ hiện đại hóa với hướng đi của chiến lược biển ­ đất liền. Nghĩa là   phải nghiên cứu thật sâu về biển và bước đầu nghiên cứu đại dương. Vấn đề con người và  cộng đồng người trong chiến lược biển a. Con người của biển
  9. Muốn thực thi chiến lược – kinh tế biển, phải có “con người của biển”.  Vậy con người của biển phải là con người như thế nào: ­ Con người phải cảm thụ  được cái đẹp và giá trị  của biển cả, gắn bó  sống còn với biển, chứ  không phải chỉ  biết khai thác biển cả  theo cung  cách “săn bắt hái lượm” của người nguyên thủy. Nghĩa là phải biết nuôi  dưỡng biển rồi sau đó mới khai thác biển. Bởi vậy:  ­ Phải có kỹ thuật khoa học tiên tiến. Có kỹ thuật, khoa học tiến tiến  chưa đủ còn phải có vốn liếng và biết kinh doanh nữa.  ­ Có vấn, có kỹ thuật, khoa học tiên tiến, biết kinh doanh cũng chưa đủ  mà còn phải có tinh thần mạo hiểm, biết chấp nhận mọi rủi ro, không thể  trông chờ và ỷ lại vào bất cứ ai, bất cứ điều gì. Thiếu những đức tinh tối thiểu đó, con người “ra biển” chỉ  phá biển mà   thội! Nói cách khác, cư  dân biển phải khác hẳn với cư  dân nông nghiệp   lúa nước. b. Cộng đồng của cư dân biển. ­ Đó là một cộng đồng tứ xứ của dân tộc Việt Nam hội tụ lại – không chỉ  thế mà còn là “cư dân bốn biển” về đây ­ một cộng đồng mới về chất so  với cộng đồng làng xã của văn minh lúa nước. ­ Đó là một cộng đồng có văn hóa  ứng xử  “đẹp đẽ” với biển cả  và với  con người tứ xứ, bốn biển “là nhà”. ­ Một cộng đồng được điều hành dựa trên Hiến pháp và luật pháp Việt  Nam và luật pháp quốc tế, không có cái lối điều hành theo kiểu “phép vua  thua lệ làng”. ­ Gắn kết với nhau về lợi ích của chiến lược biển (nói hẹp hơn là kinh tế  biển của nước CHXHCN Việt Nam). Biển và sự hội nhập kinh tế quốc tế ­ bảo vệ Tổ quốc Một nguồn nhân lực mới, một cộng đồng ven biển mới về chất không chỉ  tạo nên sự  phát triển kinh tế ­ xã hội, văn hóa, giáo dục,...Một sức mạnh 
  10. tổng hợp nhờ đó tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ  Tổ  quốc với một nền an ninh tổng hợp. An ninh tổng h ợp là cách nhìn  nhận mới, an ninh quốc phòng chỉ là một khía cạnh của an ninh tổng hợp   trong công cuộc bảo vệ nền độc lập dân tộc. Trong lịch sử  Việt Nam thì xây dựng Tổ  quốc luôn gắn liền với bảo vệ  Tổ  quốc. Lá chắn “biển cả” luôn là mối lo âu của nhân dân Việt Nam –   quân thù luôn tấn công ta từ biển cả, nhất là từ giữa Thế kỷ XIX đến nay. Giờ  đây các nước đều có chiến lược biển và thế  giới đang diễn ra quá   trình toàn cầu hóa thì vấn đề  “cửa ngõ biển cả” càng phải sao cho thông  thoáng để  tiếp nhận những “luồng gió trong lành” của bốn phương thổi  tới mở mang đất nước. Vì ben biển là mảnh đất hội nhập kinh tế quốc tế  tốt nhất: Nơi đây có hệ  thống cảng biển Việt Nam gắn với hệ  thống   cảng biển quốc tế, có đường hàng hải Việt Nam gắn với hàng hải quốc  tế, có du lịch biển, khơi thông cho mối quan hệ quốc tế,... Đồng thời ven  biển cũng là nơi tiếp nhận nhanh nhất khoa học ­ kỹ thuật, kinh tế biển   hôm nay và kinh tế đại dương trong tương lai. Song muốn thực thi chiến lược biển nói chung và kinh tế  biển nói riêng   lại đòi hỏi vốn lớn, khoa học ­ kỹ  thuật hiện đại, năng lực kinh doanh,  sản xuất, trình độ  quản lý đạt trình độ  đương đại. Đó là những đòi hỏi   bắt  buộc  để  phát triển kinh tế  biển nói riêng và chiến lược  biển nói  chung. Do đó bắt buộc chúng ta phải tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế.  Vì thế  giới hôm nay đang có đủ  những điều mà chúng ta cần. Đồng thời  các nước trong thế giới đương đại cũng đang phụ  thuộc lẫn nhau, không  phải chỉ nước nghèo phụ thuộc nước giàu mà nước giàu muốn phát triển   cũng không thể  phát triển đơn độc mà cũng buộc phải gắn bó với các  nước đang phát triển để cùng nhau tồn tại và phát triển. Xu thế toàn cầu  hóa là xu thế khách quan và xuất hiện nhiều mâu thuẫn mới. Chính vì thế,   nó đã tạo nên một sự đan xen và phụ  thuộc lẫn nhau về nhiều lĩnh vực ­   phụ thuộc tổng thể, không chỉ về kinh tế, khoa học ­ kỹ thuật mà còn về  chính trị ­ xã hội, văn hóa, an ninh. Như vậy, biết tận dụng những mặt thuận của toàn cầu hóa và khắc phục   những mặt nghich của nó thì chính là Việt Nam đã tạo ra được một nền  an ninh tổng hợp.
  11. Hơn thế, nếu vùng ven biển – nơi cư  trú của những con người mới và   một cộng đồng mới về chất như trên đã trình bày thì chính nơi đây sẽ tạo   nên một sức mạnh tổng hợp Việt Nam, kết hợp sức m ạnh dân tộc và sức  mạnh thời đại của Thế kỷ XXI. 2. Theo công ứơc 1982 của liên hợp quốc, quốc gia ven biển có những   vùng biển nào? (bề  rộng và quyền của các quốc gia quanh biển với   vùng biển đó và các quy định của việt nam về vấn đề này) Công  ước Liên Hiệp Quốc về  Luật biển  (tiếng Anh: United Nations   Convention on Law of the Sea ­ UNCLOS), cũng gọi là Công  ước Luật  biển hay cũng được những người chống đối nó gọi là Hiệp  ước Luật  biển,   là   một hiệp   ước   quốc   tế được   tạo   ra   trong Hội   nghị   về   luật  biển Liên Hiệp Quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 cho đến 1982 với các  chỉnh sửa đã được thực hiện trong Hiệp  ước Thi hành năm 1994. Công  ước Luật biển là một bộ các quy định về sử dụng các đại dương của thế  giới, chiếm 70% diện tích bề  mặt Trái Đất. Công  ước đã được ký kết  năm 1982 để thay thế cho 4 hiệp  ước năm 1958 đã hết hạn. UNCLOS có  hiệu lực năm 1994, và đến nay, 154 quốc gia và Cộng đồng châu Âu đã  tham gia Công  ước này. Hoa Kỳ  không tham gia vì nước này tuyên bố  rằng hiệp ước này không có lợi cho kinh tế và an ninh của Mỹ. Công ước   quy định quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng biển,   thiết lập các hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động kinh doanh, bảo vệ  môi trường và cải thiện quản lý các tài nguyên thiên nhiên đại dương. Các  sự  kiện mà thuật ngữ đề cập trong Công ước là: Công ước về Luật biển  Liên Hiệp Quốc lần 1, Công  ước về  Luật biển Liên Hiệp Quốc lần 2,  Công ước về Luật biển Liên Hiệp Quốc lần 3. Công ước này là kết quả  của Công ước về  Luật biển Liên Hiệp Quốc lần 3 và cũng mang tên gọi  Công ước về Luật biển Liên Hiệp Quốc. Trong   khi Đại   hội   đồng   Liên   Hiệp   Quốc nhận   được   các   công   cụ   phê  chuẩn và gia nhập và Liên Hiệp Quốc quy định ủng hộ các cuộc họp của   các quốc gia là thành viên của Công ước thì Liên Hiệp Quốc không có vai  trò hoạt động trong việc thi hành Công  ước này. Tuy nhiên các tổ  chức  liên chính phủ tự trị như: Tổ chức Hàng hải Quốc tế, Ủy ban Cá voi Quốc  tế và Cơ  quan quản lý Đáy biển Quốc tế được Công  ước này thành lập  lại có một vai trò trong việc thực thi Công ước.
  12. Như chúng ta biết: ­ Theo Bộ  Ngoại giao Việt Nam, những hiệp định phân định chủ  quyền  trên biển của Việt Nam, bao gồm hiệp định phân định chủ  quyền trong   Vịnh Thái Lan với Thái Lan năm 1997, hiệp định phân định chủ  quyền   trong Vịnh Bắc Bộ  với Trung Quốc năm 2000 và hiệp định chủ  quyền   thềm lục địa với Indonesia, đều được đàm phán dựa trên UNCLOS. ­ Trước chủ trương, chiến lược và hành động của Trung Quốc trên biển,  Việt Nam đã nhiều lần dựa trên UNCLOS để  khẳng định chủ quyền của   mình. ­ Quan điểm của Việt Nam là tranh chấp biển và thềm lục địa phải được   giải quyết dựa trên UNCLOS. ­ Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của UNCLOS. ­ Việt Nam và Trung Quốc đã tuyên bố chung là phải có giải pháp cơ bản  mà hai bên chấp nhận được. “Chấp nhận được” không thể là “nước mạnh  làm gì họ  muốn, nước yếu chấp nhận những gì mình đành phải chấp  nhận”, mà phải dựa trên lẽ công bằng như UNCLOS đòi hỏi và thí dụ như  được thể hiện trong UNCLOS. ­ Các nước khác, thí dụ như Mỹ, cũng cho là tranh chấp Biển Đông phải   được giải quyết theo luật quốc tế chứ không phải bằng cách chiếm đoạt Rõ ràng, UNCLOS là một công cụ  rất quan trọng trong việc bảo vệ chủ  quyền của Việt Nam trước chủ  trương của Trung Quốc  đối với Biển  Đông. Thế  nhưng, cho tới nay nội dung của UNCLOS vẫn chưa  được  quảng bá rộng rãi trong chúng ta. Ngay cả giới trí thức, giới luật học, ngay  cả  những người quan tâm về  chủ  quyền lãnh thổ, cũng chưa biết nhiều   về UNCLOS. Hi vọng bản công ước UNCLOS này sẽ đóng góp thêm một phương tiện  quý báu giúp tất cả chúng ta phát huy tinh thần yêu nước và trí tuệ mình,   cụ thể là tất cả giúp chúng ta hiểu và đấu tranh cho sự công bằng cho chủ  quyền Việt Nam trên Biển Đông.
  13. 3. Hãy trình bày và phân tích các luận cứ lịch sử và căn cứ pháp lý để  khẳng định rằng Việt Nam đã hoàn toàn chiếm hữu và làm chủ  2  quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay khi chúng chưa thuộc hệ  thống hành chính của bất kỳ quốc gia nào? Quần đảo Trường Sa (tiếng   Anh: Spratly   Islands; tiếng   Trung   Quốc:   ? ? ? ?   ­ Nam   Sa   quần   đảo; tiếng   Filipino và tiếng   Tagalog:Kalayaan; tiếng   Malay và tiếng  Indonesia: Kepulauan Spratly) là nhóm gồm hơn 100 đảo nhỏ và đảo đá  ngầm đang trong tình trạng tranh chấp ở Biển Đông. Nằm trong Biển Đông, quần đảo Trường Sa được bao quanh bởi những  vùng đánh cá trù phú và giàu có về  tài nguyêndầu mỏ và khí đốt, hiện  vùng mở  rộng (diện tích) của nó vẫn còn chưa được biết và đang trong  vòng tranh cãi. Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc, mỗi nước đều tuyên  bố   chủ   quyền   trên   toàn   bộ   quần   đảo;   trong  khi Brunei, Malaysiavà Philippines, mỗi nước tuyên bố  chủ  quyền nhiều  phần. Những nước tham gia tranh chấp này có quân đội đóng trên từng  phần của quần đảo Trường Sa và kiểm soát nhiều căn cứ  trên các đảo  nhỏ và đảo đá ngầm khác nhau. Đài Loan chiếm một trong những đảo lớn   nhất, đảo Ba Bình. Tháng 2 năm 1995, Trung Quốc chiếm đảo đá ngầm  Vành   khăn (Mischief   reef)   từ   tay   Philippines,   gây   nên   một   cuộc   khủng  hoảng chính trị  lớn  ở Đông Nam Á, đặc biệt với Philippines. Đầu năm  1999,   những   cuộc   tranh   cãi   lại   tăng   lên   khi   Philippines   tuyên   bố   rằng  Trung Quốc đang xây dựng đồn bốt quân sự  trên đảo đá ngầm này. Mặc  dầu những tranh cãi sau đó đã giảm bớt một chút, nhưng chúng vẫn là một   trong những nguyên nhân có thể  gây ra một cuộc chiến lớn  ở Đông Nam  Á với sự tham gia của Trung Quốc hay một cuộc chiến nhỏ hơn giữa các  nước tuyên bố chủ quyền khác. Việt Nam tuyên bố chủ quyền Việt Nam tuyên bố  chủ  quyền đối với đảo dựa trên vị  trí lịch sử  và trên  nguyên tắc thềm lục địa. Các bản đồ địa lý cổ Việt Nam ghi chép Bãi Cát  Vàng   để  chỉ  cả Hoàng Sa và Trường  Sa là lãnh thổ  của Việt Nam từ  đầu thế  kỷ  17. Trong cuốn Phủ  Biên Tạp Lục của học giả  Lê Quý Đôn,  Hoàng   Sa   và   Trường   Sa   được   định   nghĩa   thuộc   tỉnh Quảng   Ngãi. 
  14. Trong Đại Nam Thống Nhất Toàn Đồ, một cuốn bản đồ của Việt Nam  được hoàn thành năm 1838, Trường Sa được vẽ thuộc lãnh thổ Việt Nam.   Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát địa lý và tài nguyên trên quần  đảo. Kết quả của các chuyến khảo sát đó đã được ghi chép trong văn học   và lịch sử Việt Nam và được xuất bản kể từ thế kỷ 17. Hơn nữa, sau một   hiệp  ước ký kết với triều đại nhà Nguyễn, Pháp đại diện cho các quyền  lợi của Việt Nam đối với các công việc quốc tế và đã thi hành chủ quyền  trên quần đảo thay cho Việt Nam. Ngày 7   tháng   7 năm 1951, Trần   Văn   Hữu,   chủ   tịch   phái   đoàn   chính  phủ Bảo Đại tới dự  Hội nghị  San Francisco về  Hiệp  ước Hoà bình với   Nhật Bản tuyên bố  rằng quần  đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ  lâu đã  thuộc lãnh thổ  Việt Nam. Tuyên bố  này không bị  bác bỏ  hay bảo lưu ý  kiến nào của 51 nước có mặt tại hội nghị. Sau khi Pháp rút đi, chính phủ  Việt Nam Cộng Hòa đã thi hành chủ quyền trên quần đảo. Hiện nay Việt Nam giữ  21 đảo. Chúng được gộp vào thành một huyện   thuộc tỉnh Khánh Hoà. Quần đảo Hoàng Sa ?? có nghĩa là "cát vàng" (tiếng Anh: Paracel Islands;là một nhóm khoảng  30 đảo,   bãi san   hô và   mỏm đá   ngầm nhỏ   ở Biển   Đông (xem Đảo   Biển  Đông). Quần đảo nằm cách miền trung Việt Nam khoảng một phần ba  khoảng cách  đến những  đảo phía bắc của Philippines; cách Cù lao Ré  (đảo Lý Sơn) của Việt Nam khoảng 200 km và cách đảo Hải Namcủa  Trung Quốc khoảng 230 km. Ngày xưa quần đảo này đã mang tên là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng. Vì  có vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn lúc nổi lúc chìm theo với mực   nước thủy triền lên xuống nên số  lượng đảo tùy theo cách đếm mà kể  là  nhiều hay ít. Giáo sư  Sơn Hồng Đức cho số  lượng là 120 đảo; sách cổ  Việt Nam trong những thế kỷ trước đây cho biết có 130 đảo. Việt Nam Việt   Nam   tổ   chức   quần   đảo   thành   huyện   đảo   Hoàng   Sa   thuộc   thành  phố Đà Nẵng.
  15. Ngày 15 tháng 6 năm 1932, Toàn quyền Đông Dương thiết lập đại  lý hành chính ở Hoàng Sa. Trước   năm   1938,   quần   đảo   Hoàng   Sa   thuộc   phủ   Quảng   Nghĩa,  tỉnh Quảng Nam. Ngày 30 tháng 3 năm 1938, vua Bảo Đại ký đạo dụ  chuyển Hoàng  Sa về tỉnh Thừa Thiên. Ngày 5 tháng 5 năm 1939, Toàn quyền Đông Dương Jules Brévié  chia quần đảo thành hai đại lý hành chính:délégation du Croissant et   dépendences (đại   lý   Trăng   Khuyết   và   phụ   cận)   và délégation   de   l'Amphitrite et dépendences (đại lý Tuyên Đức và phụ cận). Ngày 13 tháng 7 năm 1961, Tổng Thống Ngô Đình Diệm ban hành  sắc lệnh số  175­NV đặt tên là xã Định Hải, quận Hòa Vang, tỉnh  Quảng Nam. Nghị  định số  709­BNV­HC ngày 21 tháng 10 năm 1969 của Thủ  Tướng Chính Phủ Việt Nam Cộng hòa đã sáp nhập xã Định Hải vào  xã Hòa Long cũng thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Từ  năm 1982 là huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Nam­Đà Nẵng và từ  năm 1996 thuộc thành phố Đà Nẵng. Huyện đảo Hoàng Sa, được thành lập từ  tháng 1 năm 1997, là một quần  đảo san hô nằm cách thành phố Đà Nẵng170 hải lý (khoảng 315 km), bao  gồm   các   đảo: đảo   Hoàng   Sa, đảo   Đá   Bắc, đảo   Hữu   Nhật, đảo   Đá  Lồi, đảo   Bạch   Quy,đảo   Tri   Tôn, đảo   Cây, đảo   Bắc, đảo   Giữa, đảo  Nam, đảo Phú Lâm, đảo Linh Côn, đảo Quang Hòa, Cồn Bông Bay, Cồn  Quan Sát, Cồn Cát Tây, Đá Chim Yến. Huyện đảo Hoàng Sa có diện tích:  305 km², chiếm 24,29% diện tích thành phố Đà Nẵng. Ngày 21 tháng 4 năm 2009, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng ký quyết   định bổ nhiệm Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa nhiệm kỳ 2009­2014  đối với ông Đặng Công Ngữ. Cùng ngày, thành phố  Đà Nẵng cũng tổ  chức lễ  bổ  nhiệm chủ  tịch huyện đảo Hoàng Sa. Bộ  máy cán bộ  chuyên  trách của chính quyền huyện đảo Hoàng Sa sẽ  được thiết lập theo quy  định của pháp luật Việt Nam. Trước mắt, chính quyền huyện đảo Hoàng  Sa sẽ hoạt động tại trụ sở của Sở Nội vụ Đà Nẵng.[29] Tại Thành phố Hồ Chí Minh, con đường hai bên bờ rạch Thị Nghè được  đặt tên là Hoàng Sa và Trường Sa.
  16. 4. Lợi thế  và tiềm năng của biển đảoViệt Nam trong sự  nghiệp xây   dựng và bảo vệ  tổ  quốc và những thách thức, thuận lợi trong việc   tiến ra làm chủ biển đảo. Biển và đại dương chiếm vị  trí hết sức quan trọng trong đời sống  kinh tế, chính trị thế giới và được coi là “ Không gian sinh tồn” của   nhân loại trong tương lai. Do vậy, tiến ra biển để  khai thác và làm  chủ  biển là một xu thế  tất yếu, đã trở  thành chiến lược vươn lên  của nhiều quốc gia.  Là một quốc gia ven biển nằm  ở phía Đông bán đảo Đông Dương, Việt   Nam có bờ biển dài 3260 km, vùng biển rộng trên 1 triệu km 2, gấp hơn ba  lần diện tích đất liền; có trên 3000 hòn đảo lớn, nhỏ  gần bờ  và xa bờ,  chạy suốt từ Vịnh Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan. Đặc biệt, có hai quần đảo   xa bờ  là Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là những nét đặc trưng cơ  bản của   cấu trúc và sự phân hoá lãnh thổ Việt Nam tạo ra cho đất nước ta tính đa   dạng về cảnh quan thiên nhiên và nguồn lợi thuỷ sinh vật. Biển Đông và các vùng biển, đảo của nước ta có vị trí chiến lược rất quan   trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ  Tổ  quốc. Đây cũng là nơi có   nhiều nguy cơ  gây mất  ổn định, uy hiếp chủ  quyền và lợi ích quốc gia   trên biển của ta. Đồng thời, biển còn là kho lưu giữ  các bí mật của quá   khứ, ghi nhận những trang sử hào hùng về các cuộc chiến tranh giữ nước   và lịch sử  dựng nước của dân tộc Việt Nam. Biển thực sự  là bộ  phận,  lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, là di sản thiên nhiên của dân   tộc, là chỗ dựa tinh thần và vật chất cho người dân. Hơn nữa, biển luôn gắn bó chặt chẽ  với mọi hoạt động sản xuất, đời  sống của dân tộc Việt Nam và ngày càng có vai trò hết sức quan trọng  trong sự  nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vai trò đó của  biển được thể  hiện trên các mặt sau: vai trò của biển trong phát triển   thương mại quốc tế Biển Đông, trong đó có vùng biển Việt Nam có vị trí  địa kinh tế, chính trị đặc biệt quan trọng và từ lâu đã là nhân tố không thể  thiếu trong chiến lược phát triển không chỉ của các nước xung quanh Biển  Đông mà còn của một số cường quốc hàng hải khác trên thế giới. Bước vào thế  kỷ  XXI, giống như  nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang  hướng mạnh về  biển để  tăng cường tiềm lực kinh tế  của mình. Đây là  
  17. hướng đi đúng đắn, bởi lẽ  biển Việt Nam chứa đựng nhiều tiềm năng  phát triển kinh tế  to lớn. Trước tiên phải kể  đến dầu khí, một nguồn tài   nguyên mũi nhọn, có  ưu thế  nổi trội của vùng biển Việt Nam. Riêng trữ  lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam đã chiếm 25 % trữ lượng   dầu dưới đáy Biển Đông, có thể  khai thác từ  30 – 40 nghìn thùng /ngày,   khoảng 20 triệu tấn/năm. Mặc dù, so với nhiều nước, nguồn tài nguyên   dầu khí chưa thật lớn, song đối với nước ta nó có vị  trí rất quan trọng,   đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế  đi vào công nghiệp hoá, hiện đại   hoá. Bên cạnh dầu, Việt Nam còn có khí đốt với trữ  lượng khoảng 3  nghìn tỷ m3/ năm. Ngoài dầu và khí, dưới đáy biển nước ta còn có nhiều   khoáng sản quý như  thiếc, ti­tan, thạch anh, nhôm, sắt, đồng, kền và các   loại đất hiếm. Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu   vực. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn nhiều loại đặc sản khác có giá  trị  kinh tế  cao như  tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển…Riêng cá biển đã  phát hiện hơn 2000 loài khác nhau, trong đó trên 100 loài có giá trị kinh tế  cao với tổng trữ lượng hải sản khoảng 3 – 4 triệu tấn. Ở Việt Nam, cứ trung bình 20km bờ biển có một cửa sông lớn. Các vũng,  vịnh ven bờ chiếm khoảng 60 % đường bờ biển, trong đó có 12 vũng vịnh  lớn. Đó là những tiền đề quan trọng đối với phát triển cảng và hàng hải ở  nước ta. Đến nay, Việt Nam có 8 cảng tổng hợp quan trọng thuộc các địa   bàn: Quảng Ninh, Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,  Vũng Tàu và Sài Gòn với tổng năng lực bốc xếp trên 10 triệu tấn/năm. Tài nguyên du lịch biển cũng là một  ưu thế  đặc biệt, mở  ra triển vọng   khai thác tổng hợp để phát triển mạnh. Các bãi biển của nước ta phân bố  trải đều từ Bắc vào Nam. Từ Móng Cái đến Hà Tiên có hàng loạt các bãi  tắm đẹp như  Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Nha Trang, Vũng Tàu…Một số  địa danh du lịch biển của Việt Nam đã được biết đến trên phạm vi toàn   cầu như vịnh Hạ Long – hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên  nhiên thế  giới, đang nằm trong danh sách đề  cử  kỳ  quan thiên nhiên của   thế giới. Vịnh Nha Trang được coi là một trong những vịnh đẹp nhất hành  tinh, bãi biển Đà Nẵng được tạp chí Forbes bầu chọn là một trong sáu bãi  tắm quyến rũ nhất hành tinh. Tiềm năng du lịch biển của nước ta không  thua kém bất kỳ một quốc gia nào trong khu vực.
  18. Chính vì vậy, việc phát huy lợi thế  của một quốc gia có biển, kết hợp   phát triển kinh tế biển với an ninh, quốc phòng phải trở thành một chiến  lược lâu dài của nước ta nhằm xây dựng quốc gia Việt Nam mạnh về  biển và phát triển kinh tế biển thành một bộ phận mũi nhọn của nền kinh  tế  quốc dân, đáp  ứng yêu cầu của sự  nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại  hoá và những nhiệm vụ bức bách đang đặt ra cho dân tộc ta trước những   thời cơ mới cũng như thách thức mới. Mỗi người dân cần đóng góp trí tuệ  và sức lực cụ thể của mình, góp phần xây dựng các vùng biển, đảo thành  vùng kinh tế  giàu, mạnh, vùng quân sự  vững chắc trong phòng tuyến an  ninh giữ gìn và bảo vệ sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo  vệ các quyền lợi của quốc gia. 5. Học sinh cần làm gì để bảo vệ vũng chắc chủ quyền biển đảo của   Tổ quốc và xây dựng Việt Nam thành quốc gia giàu mạnh từ biển. Chủ  quyền quốc gia là thiêng liêng, bảo vệ  chủ  quyền là nghĩa vụ  của  mọi người dân, đặc biệt là thế hệ  trẻ. Chúng ta tiến hành việc này bằng   sức mạnh tổng hợp. Hiện nay chúng ta bảo vệ  chủ  quyền trong thời kỳ  hòa bình, cần phải giữ   ổn định môi trường cho sự  phát triển, cho công   cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cái này là bản lĩnh của  chúng ta và cũng chính là bản lĩnh của thế hệ trẻ. Nhiệm vụ của chúng ta  là xây dựng và bảo vệ  Tổ  quốc, với tiềm lực, khả  năng của chúng ta.  Thanh   niên   bảo   vệ   Tổ   quốc   là   tham   gia   phát   triển   kinh   tế,   khai   thác   khoáng sản, du lịch, dầu khí... Không chỉ có hải quân mới bảo vệ biển, mà   còn là   dân quân tự  vệ  biển, trí thức trẻ  của các trường ĐH thuộc các   ngành nghề  phát triển nguồn lực biển, khí tượng thủy văn... Đó cũng là  một cách để thể hiện tinh thần yêu nước của mình. Hiện nay có một bộ phận không nhỏ giới trẻ, rất ít (chứ không muốn nói  là không quan tâm) quan tâm đến vấn đề tranh trấp Biển đông. Tuy nhiên  trong số những con người đó có thể có quan tâm nhưng họ lại không biết   thu thập thông tin từ các nguồn nào ngoài thời sự, báo và internet….. điều  họ thiếu là do từ gốc từ hệ thống giáo dục của chúng ta rất ít đề cập đến  vấn đề lịch sử chủ quyền trên Biển đông. Chúng ta phải làm sao phổ biến  kiến thức sâu rộng hơn nữa trong giới trẻ về vấn đề Biển đông cũng như  phải gán trách nhiệm cho họ  về  vận mệnh của Tổ  quốc trong tay họ. Mặt khác chúng ta phải dựa vào sức mạnh toàn dân tộc, tranh thủ sự ủng   hộ của kiều bào ở khắp nơi trên thế giới của bạn bè yêu chuộng hoà bình 
  19. trên thế  giới. Hiện nay theo tôi được biêt tại Việt Nam có rất nhiều bạn  trẻ quan tâm và đang tỉm hiểu, nghiên cứu về chủ quyền tổ quốc đối với   biển   đảo,   ví   dụ   như   diễn   đàn   học   thuật   hoàng  sawww.hoangsa.org hay www.biendao.org. Họ đại diện phần nào cho giới  trẻ yêu nước đi tiên phong và tiếp bước các thế hệ đi trước trong vấn đề  tìm hiểu, nghiên cứu về  việc xác lập chủ  quyền của ông cha ta trên các   lãnh thổ biển và sự nghiệp bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Chúng  ta cần ủng hộ và động viên họ, giúp đỡ, cung cấp các tài liệu liên quan để  công việc của họ thuận lợi. Họ là những sinh viên trẻ đang học hay đang   đi làm và có nhiều người khi học trong trường hay khi họ đi làm họ  cũng  không làm công việc liên quan đến lịch sử, luật pháp nhưng nhờ tình yêu   dân tộc đã gắn kết họ  lại để  họ  cùng nhau nghiên cứu về  Biển đông.  Chúng ta phải làm sao để họ biết rằng họ là những trí thức trẻ Việt Nam   đại diện cho dân tộc nói lên suy nghĩ của cả  dân tộc về  chủ  quyền đất  nước. Một điều nữa là có rất nhiều kiều bào của ta đang sống xa tổ quốc nhưng   con tim của họ  luôn hướng về  Tổ  quốc, họ  có rất nhiều hành động và  việc làm để xây dựng và phát triển đất nước. Chúng ta cần có những hành  động để động viên họ và nhờ họ quảng bá hình ảnh Việt Nam trên trường  quốc tế  có như  vậy thì việc khẳng định chủ  quyền và bảo vệ  toàn vẹn   lãnh thổ của Tổ quốc sẽ thành công ! TUỔI TRẺ TRƯỜNG THCS HƯƠNG SƠN HƯỚNG VỀ BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG  Vừa qua, Thành đoàn TP Thái Nguyên đã tổ  chức Lễ  phát động chương   trình “ Tuổi trẻ thành phố Thái Nguyên vì biển đảo quê hương” góp phần   hưởng  ứng cuộc thi viết "Tuổi trẻ với tình yêu biển đảo quê hương" do   Thanhnienviet.vn phối hợp tổ  chức. Hưởng  ứng cuộc phát động tuổi trẻ   trường THCS Hương Sơn đã tham gia với tinh thần trách nhiệm cao thể   hiện tình yêu  và niềm  tự hào của mình  với biển đảo quê hương.
  20. Kết quả đã có 483 bài viết và 483 bức tranh được gửi tham gia cuộc thi. Sau đây ban biên tập xin được trân trọng giới thiệu bài   dự  thi của em Đỗ  Tuấn Hiệp – Lớp 6C­ đã được Thành đoàn TPTN gửi các chiến sĩ   đảo  trường sa.  “ Em sinh ra trên miền đất thép, miền đất của những đồi chè xanh   mượt, miền đất của những mẻ gang, mẻ thép nóng đỏ xây lên biết bao   công trình trên đất nước Việt Nam, trên dải đất hình chữ  S thân yêu.   Không phải là người con của biển nhưng tình yêu của em với biển có   gì đó to lớn lắm. Em  ước mình được đặt chân đến tất cả các bãi biển   trên dải đất hình chữ S ấy để thấy rằng: Tổ quốc mình thật đẹp vì có   biển đảo. Đặc biệt nhân dịp này, em muốn gửi tình cảm nhỏ  bé của   mình đến quần đảo Trường Sa yêu dấu. Trường Sa ơi hỡi Trường Sa Gửi anh tấm áo thiết tha mặn nồng. Gửi anh một tấm chân thành Gửi anh một mảnh trăng tròn sáng soi. Em được sinh ra và lớn lên trong thời bình không bom rơi đạn   lạc, không chết chóc đau thương. Chiến tranh để lại trong con người   những mất mát quá lớn người mất nhà, kẻ  mất cha, nỗi đau chồng   chất nỗi đau để  rồi con tim như  thắt chặt và chảy máu. Đã qua rồi   những năm tháng đau thương ấy nhưng vẫn còn nơi đây, đất nước em   yêu, cái mà chúng em đang cố gắng giữ gìn. Đất nước hai tiếng thiêng   ấy đã lấy đi quá nhiều nước mắt của dân em. Mỗi tấc đất lại là nơi   chôn chặt một con người yêu nước thương dân. Nhìn lại quá khứ  và   hiện tại có lẽ  cuộc sống của em đã quá đầy đủ  và hơn ai hết chẳng   bao giờ em hiểu được nỗi đau và sự mất mát của những anh chiến sĩ   ngày đêm hướng mắt nhìn canh giữ  quê hương. Em bất chợt nghĩ có   thể  là cuộc sống của em quá vô nghĩa hay chính bản thân em chẳng   làm được gì cho Tổ  quốc. Cái mà bây giờ  em có thể  làm là viết, viết   cho các anh những người luôn để trong lòng em sự tự hào khôn tả, các   anh vất vả, nhọc nhằn mang tầm thân mình canh giữ quê hương của   em, của anh và của cả Việt Nam thân yêu nữa! Chắc chắn ai cũng có  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2