Thư gửi em trai
lượt xem 2
download
Em trai ạ! Anh thật sự là người ích kỷ. Buổi tối ngày hôm ấy… Trời tối đen như mực. Sắp tới 30 rồi. Ba bố con ở dưới bác xem phim Thủy Hử… Bác có chiếc tivi đen trắng (hình như là chiếc đầu tiên của làng). Bỗng nhiên nghe tiếng kêu thất thanh của mẹ. Mẹ đau bụng. Sau một hồi phán đoán, chắc là mẹ sắp sinh… Bố chạy qua gọi bà Đởn (bà Đởn là y sĩ về hưu, là người đỡ đẻ cho cả bốn chị em nhà mình). Mẹ đau bụng khá lâu, tới...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thư gửi em trai
- Thư gửi em trai
- Em trai ạ! Anh thật sự là người ích kỷ. Buổi tối ngày hôm ấy… Trời tối đen như mực. Sắp tới 30 rồi. Ba bố con ở dưới bác xem phim Thủy Hử… Bác có chiếc tivi đen trắng (hình như là chiếc đầu tiên của làng). Bỗng nhiên nghe tiếng kêu thất thanh của mẹ. Mẹ đau bụng. Sau một hồi phán đoán, chắc là mẹ sắp sinh… Bố chạy qua gọi bà Đởn (bà Đởn là y sĩ về hưu, là người đỡ đẻ cho cả bốn chị em nhà mình). Mẹ đau bụng khá lâu, tới tận gần 4 giờ sáng mới sinh em ra. Bố làm thịt gà dưới bếp, sai anh trông rồi chạy lên xem mẹ thế nào. Anh cũng muốn xem…và rồi bỏ gà đó, chạy lên nhà lớn, nơi đầu giường mẹ. Em biết không, đó là lần đầu tiên anh thấy cái bụng người to như vậy. Anh cười và nói “cái bụng mẹ to như cái nồi đềnh” (cái nồi ở quê dùng để nấu rượu). Em chào đời vào rạng sáng ngày 27 tháng Chạp năm 1994. Có một điều có lẽ anh chưa bao giờ nói cho em biết… chính vào thời điểm em cất tiếng khóc đầu tiên ấy, cũng là lúc con gà mái tơ bố mới mổ bị lũ chó tha đi mỗi nơi một miếng. Nhà mình nghèo lắm. Bố bị suy tim nặng, bị đau thận, cả dạ dày nữa. Một mình mẹ nuôi gia đình với 7 miệng ăn, thuốc men cho người chồng đau ốm (sau này mẹ kể lại, ngày nào đi chợ về, thấy bố dậy khỏi giường ra ngồi trước cửa nhà là mẹ mừng lắm). Bà nội bán quán dưới trường học. Em được ông nội và anh giữ. Hồi đó, cùng một mái nhà mà có khi cả tuần anh không thấy mặt mẹ. Mẹ thức dậy đi chợ từ 3-4 giờ sáng, khi anh còn đang ngủ, và trở về nhà khi anh đã ngủ say. Quê mình, trời tháng 5 nắng như rang thóc. Ông nội cột chiếc võng gai nơi gốc na sau hồi nhà. Cũng từ đó, những lời ru, những câu Kiều tha thiết, những câu chuyện về thời xa xưa… theo anh và em lớn lên. …Đỡ đau một chút, bố dậy khỏi giường và cùng với anh Luận nhà bác ra Quảng Ninh đội than. Những ngày bố vắng nhà, mẹ đi chợ… Mấy chị em mình ăn cơm độn khoai chan với nước mắm. Thức ăn cải thiện là một thứ hỗn hợp mà anh gọi là “lẩu” (đó là những củ khoai lang, lá tàu mùng, lá lốt, lạc…nấu chung với nhau). Nói ra em đừng cười anh chứ cho tới tận bây giờ, anh
- vẫn tự hào lắm lắm về món “lẩu” do anh phát minh và chính tay anh thực hiện ngày ấy. Làng mình có nhiều đàn ông theo bố ra Quảng Ninh làm than. Ở ngoài đó người ta bóc lột dữ lắm. Mọi người không ai chịu nổi phải trốn đi mỗi người một nơi. Bố và anh Luận đi bộ từ Quảng Ninh về Hà Nội với lộ phí là 4 chiếc bánh mì. Ở làng, khi những người đàn ông ra đi mà không thấy tin tức gì, những người đàn bà ở nhà cho là chồng, cha, anh…của họ đã bị bố bán đi Trung Quôc rồi. Họ kéo tới nhà mình và chửi. Họ chửi bố, chửi mẹ, chửi ông nội, chửi ông cố (đã chết), chửi cả dòng tộc mình… Bố mẹ vắng nhà. Ông nội bế em trên chiếc võng gai đã rách nhiều chỗ. Anh Quân núp sau cây cột… Người đàn bà ấy, người đàn bà đã hằn sâu vào đôi mắt đỏ hoe không ngấn lệ của anh ngày ấy… sau khi “đào mồ đào mả” nhà mình lên đã đay nghiến thề thốt rằng “hai thằng con học ngoài đềnh răng tau cũng chặt chân đi một đứa” (hồi đó anh học lớp hai, anh Quân học mẫu giáo, cả hai anh đều học ở đình làng cạnh nhà người đàn bà ấy). Xin lỗi em, anh đã không bao giờ muốn em biết chuyện này, ẩn sâu trong chiếc áo rách tả tơi, trái tim của đứa trẻ đã nhuốm một màu đỏ của sự hận thù… anh đã thề với lòng mình rằng, lớn lên, anh sẽ trả thù cho bố, cho nhà mình… Em à, đừng ghét anh nha… Thật ra, cho tới bây giờ, gần 20 năm đã trôi qua, nỗi đau trong anh vẫn còn nhưng lòng thù hận đã nguôi ngoai. Anh không còn muốn “giết chết cả nhà họ” như ngọn lửa hừng hực cháy trong đôi mắt anh ngày ấy… Vương à, anh yêu em nhiều lắm! Yêu em hồn nhiên như cái ngày em bập bẹ những câu nói đầu tiên, khi cả nhà chạy ra sân theo tiếng gọi í ới của em… Không ai nhịn được cười, còn em thì một mực khẳng định : “con vừa nhìn thấy con chuột to to bằng tí tí!”… Đừng giận anh nha, anh tin mà, tới bây giờ anh vẫn tin em đã nhìn thấy con chuột dị dạng, đầy mâu thuẫn ấy. Thời gian trôi qua, em biết bò, biết đi, rồi biết chạy… Anh vẫn bế em đi ngoài đường nhặt củi rào về nấu cơm, mặc cho người ta nói “thằng cu lớn thế mà còn bòng”, và rằng “con cóc tha con nhái”… Anh bế em với ý nghĩ “mai kia em lớn lên, nặng lên, anh không còn bế em được nữa…”. Đi Quảng Ninh về, bố lại đau nặng hơn,
- nằm liệt giường. Mẹ vẫn cặm cụi chạy chợ. Chị Hiền hằng ngày đi làm đồng, rồi đi chợ bán dây khoai, kiếm thêm con cá… Ba anh em ở nhà. Nhà mình hồi ấy là nhà tranh vách đất. Trong nhà không có thứ gì giá trị cả. Anh còn nhớ… mỗi bữa trưa, anh bòng em, dẫn theo anh Quân xuống nhà bác để xem đồng hồ về nấu cơm. Nhà bác là nhà xây, có nền xi măng. Anh muốn để em dưới đó (anh Quân trông) cho mát để anh về nấu cơm… Và, hơn một lần, rất nhiều lần… anh nhìn em, nhìn anh Quân mà không cầm được nước mắt. Nhà bác ăn cơm, ăn mít ở trong buồng, đóng cửa lại vì sợ anh em mình vào ăn ké. Anh bòng em lên đi về thì anh Quân vẫn đứng lại, nhìn qua cửa sổ… … Em lớn nhanh thật đó… đã biết nấu cơm… Vương à, anh vẫn đang khóc đó (đừng cười anh, anh biết, với em anh là người vĩ đại, là người không biết khóc). Đó là một ngày mùa gặt. Cả nhà ra đồng từ khi trời còn chưa sáng, và khi chuyến xe lúa đầu tiên về tới sân… anh nghe mùi khét từ trong bếp… Thì ra em ở nhà một mình, đói bụng quá, vào bếp, đổ gạo vào một cái nồi nhỏ nấu cơm. Mọi người nhìn cái mặt lem lút của em và cười. Anh thấy trong nụ cười của mẹ, trong đôi mắt mẹ chứa chan tình yêu thương… Anh lên cấp 3, anh trở nên hư hỏng. Anh thường xuyên trốn học đi chơi, thường xuyên tới khuya mới về… Mẹ kể anh nghe về những lần anh về trễ, em bắt bố đi tìm anh, em dặn bố mang áo mưa cho anh, và thức chờ anh (cho tới khi ngủ quên) mà anh vẫn chưa về. Vương ơi, anh xin lỗi! Xin lỗi em! Anh rời nhà đi học đại học từ khi em còn học lớp 6, và, tới lượt anh Quân cũng trở thành sinh viên xa nhà. Chị Hiền đã đi lấy chồng. Bố mẹ phải làm lụng, chạy vạy ngược xuôi để nuôi hai anh ăn học. Mới hơn 10 tuổi đầu, em trở thành lao động chính trong nhà. Em nấu cơm, giặt giũ, làm đồng… Thậm chí nghỉ hè em còn đi phụ hồ để giúp bố mẹ nuôi anh và anh Quân. Anh cảm ơn em! Cảm ơn tình yêu em dành cho anh (cái tình yêu của sự tôn thờ)… Anh hiểu hết em à, hiểu cả khi em vô tư khoe với bạn cùng lớp rằng “anh trai tau thi hoa hậu ở trong Đà Lạt đó” (thật ra anh chỉ xin đi làm bảo vệ cho một cuộc thi hoa hậu các dân tộc tổ chức ở Đà Lạt vào năn 2007), mà nghe lén qua điện thoại
- cuộc nói chuyện giữa anh và mẹ, hoặc bằng tình yêu ấy mà vô tình em làm cho bạn em nghĩ anh là người “chuyển giới”… Anh học năm cuối, rồi tốt nghiệp đại học. Em cũng đã lớn, học và đã tốt nghiệp cấp 3. Em không thi đại học vì học không tốt. Nhiều lần anh nghe bố gọi điện than phiền về sự học tập của em. Một năm anh về nhà 2 lần, và lần nào cũng quát mắng em, bắt em chăm học, bắt em phải thế này, thế nọ. Em chỉ im lặng, không nói gì cả. Xin lỗi em! Bây giờ anh mới nhận ra mình thật sự ích kỷ. Anh luôn bắt em phải làm theo anh muốn, mà anh đã làm được gì cho em… Thời gian em đi làm nhiều hơn thời gian em đi học. Và, đúng vào thời điểm em trưởng thành, em trải qua những thay đổi tâm lý, anh đã không ở bên cạnh em, không chịu hiểu em…để rồi trách mắng em. Thời sinh viên anh đã có người yêu. Ngoài học tập, anh dành nhiều thời gian cho cô ấy. Anh phải để ý khi nào có ấy vui, khi nào cô ấy buồn, khi giận hờn, khi vu vơ…, rồi mua quà tặng cho cô ấy, rồi gọi điện, nhắn tin, hỏi han, chăm sóc… đã lúc nào anh quan tâm tới em như vậy chưa… Anh không có quyền để trách cứ em. Hè năm rồi về quê, anh không gặp được em. Bố mẹ nói em vừa mới ra Hà Nội đi làm được hai ngày. Vậy là đến tết này là vừa đúng một năm anh em mình không gặp nhau… Anh nhớ em lắm Vương ạ! 27 tháng Chạp vừa qua, em tròn 19 tuổi. Thời gian trôi đi nhanh thật. Mà hình như anh em mình đều đã lớn. Mấy ngày nữa là em rời nhà vào quân ngũ. Anh Quân đã tốt nghiệp đại học, cũng phải đi làm xa. Anh em mình mỗi đứa một nơi, không biết bao lâu mới gặp nhau được một lần… Em đã 20, anh không còn bòng em được nữa… Giá như, giá như bây giờ anh đang bế em trên tay, dắt theo anh Quân đi kiềm củi… …. Cố lên em!… Anh xin lỗi! Anh thật sự là một người anh ích kỷ!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bức thư tình có một không hai
8 p | 261 | 133
-
Người tình ơi, Em yêu Anh
13 p | 62 | 4
-
Những giọt máu hồng
8 p | 81 | 4
-
THÊM MỘT KỶ NIỆM BUỒN
4 p | 61 | 4
-
Cội nguồn
2 p | 97 | 3
-
Hãy để tất cả theo gió bay đi - Kì 3
39 p | 65 | 3
-
Nhật ký của một cô giáo trường làng
9 p | 108 | 3
-
Ba bức thư, không tựa đề, không ngày gửi....
13 p | 67 | 2
-
Truyện ngắn Lá thư gửi bố
8 p | 64 | 2
-
Muộn màng mất rồi, phải không em
4 p | 75 | 2
-
Thương gửi Trường Sa
18 p | 51 | 2
-
Gửi em nơi thiên đường
5 p | 70 | 2
-
Đừng khóc ở Rome
18 p | 50 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn