intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Truyện ngắn Lá thư gửi bố

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

65
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuộc đời quá ngắn mà yêu thương thì quá dài! Lá thư viết sau khi bố mất. Mạnh mẽ, kiên cường và tin là luôn có cha bên cạnh mình. *** Bố sinh ra trong một làng quê đúng nghĩa, với trâu bò lúa ao, trong một gia đình mang tiếng là có họ với địa chủ nhưng vẫn ăn khoai sắn thay cơm. Là con trai út, bà giữ bố ở nhà thêm 1 năm mới cho đi học. Bố nghịch lắm, trèo cây ngã xuống ao gãy tay, làm chị khóc hết nước mắt chở em lên trạm xá quân đội....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Truyện ngắn Lá thư gửi bố

  1. Lá thư gửi bố Cuộc đời quá ngắn mà yêu thương thì quá dài! Lá thư viết sau khi bố mất. Mạnh mẽ, kiên cường và tin là luôn có cha bên cạnh mình. *** Bố sinh ra trong một làng quê đúng nghĩa, với trâu bò lúa ao, trong một gia đình mang tiếng là có họ với địa chủ nhưng vẫn ăn khoai sắn thay cơm. Là con trai út, bà giữ bố ở nhà thêm 1 năm mới cho đi học. Bố nghịch lắm, trèo cây ngã xuống ao gãy tay, làm chị khóc hết nước mắt chở em lên trạm xá quân đội. Lại nghỉ học thêm 1 năm nữa. Thế là bố đúp lớp 2 năm. Sau này lớn rồi cái tay phải vẫn khuỳnh khuỳnh không thẳng lại được, bố lấy đó làm cớ cho cái sự "chữ Ả Rập" của mình. Ảnh Lên Đại học , bố gặp mẹ. Mẹ là em gái của cô bạn học cùng cấp 3 với bố, ngày mẹ lên Hà Nội bác dắt mẹ sang "gửi bố chăm sóc", vậy là trứng rơi vào tay ác. Suốt mấy năm ròng 2 ông bà chở nhau bằng xe đạp đi lòng vòng Hà Nội, đạp từ Gia Lâm đến thăm chị ở tận Đại học Quốc gia, ăn được bát phở rồi về. Lần đầu tiên mẹ được ăn phở. Chuyện tình yêu sinh viên thời bao cấp có lắm chuyện khôi hài, mà cũng đẹp đẽ thơ mộng lắm. Bố là tình đầu, cũng là tình cuối của mẹ. Mẹ, tất nhiên, xếp hàng sau cô Hoa, cô Thúy, cô Vân... ti tỉ cô ở quê. Bố vẫn nói "Mẹ mày may lắm mới lấy được tao". Ngày tốt nghiệp, bố mẹ về quê làm đám cưới. Bố đón mẹ bằng cái xe U oát mượn ở sở Nông nghiệp. Mẹ khóc sụt sùi. Rồi dắt díu nhau lên Hòa Bình với hai bàn tay trắng. Bố
  2. vẫn bảo "Con sinh ra trong cái chuồng gà". Thơm chán. Ngày con ra đời, bố hộc tốc chạy từ quê lên vì đang nghỉ lễ 2/9. Bác kể, bố cứ hôn hít, dụi cái mặt đầy râu vào mặt con. Thảo nào sau này da mặt con dày thế, hóa ra là chai từ bé. Ngày đó bố mẹ nghèo lắm. Những năm 92 93 ai cũng nghèo. Nhà mình nghèo tệ. Cả nhà có cái phòng kê được cái giường là hết chỗ. Ăn uống chẳng có gì. Con, tất nhiên, là bú sữa. Bố yêu trẻ con lắm, nên bố chiều con. Ngày bé con yêu bố hơn yêu mẹ, vì bố công kênh con lên cổ đi chơi khắp xóm, bố tung con lên cao rồi đỡ lấy. Cả bố lẫn con cười như nắc nẻ. Con không yêu mẹ đâu, vì mẹ cứ chọc cái thìa to đùng vào miệng con bắt nuốt, mẹ lột hết quần áo của con rồi nhúng con vào chậu. Cuối năm lớp 1, cô cho học sinh giỏi, hồi đó là gần như cả lớp, đi Lăng Bác. Con hồi hộp lắm. Lần đầu tiên đi xa thế một mình không có bố mẹ. Bố xách cái xe Honda "bằng nửa cái nhà" đi đằng sau xe ô tô chở con. Con hãnh diện lắm vì có bố đi cùng còn chúng nó thì không. Đến trạm nghỉ, bố mua kẹo cao su cho con chia cho các bạn. Đó là lần đầu tiên con đi ô tô mà không say xe. Sau này, mỗi khi đến Lăng Bác nhìn đám trẻ con áo trắng khăn quàng mũ lệch xếp hàng ngoan ngoãn chờ, con lại cười nghĩ không biết có ông bố nào cũng bám theo không. Bố thích con trai, có lẽ thế nên con được nuôi lớn không khác gì một thằng con trai, thích chơi ô tô hơn búp bê, quần áo lúc nào cũng lấm lem, móng tay móng chân cáu bẩn, tóc không khi nào dài quá mang tai cho đến tận năm lớp 7 lớp 8. Ai cũng bảo con nghich như thằng con trai. Con thích lắm, vì con biết bố thích con trai cơ. Ảnh Bố là kiểu người mà, như mẹ nói, thích vác tù và hàng tổng. Bố ở đâu là ở đấy có tụ tập. Ngày ở nhà cũ, tối nào hàng xóm cũng sang đầy nhà, uống nước chè, tán phét, chơi từ tối
  3. đếm đêm mới về. Bộ ấm chén nhà mình lúc nào cũng hai chục chiếc, ngày nào con cũng phải rửa nên akay lắm, vì bộ ấm chén nhà anh Cò chỉ có 6 chiếc thôi. Cuối tuần bốn, năm nhà lại tụ tập sang nhà mình nấu cơm chung, ăn uống chè chén. Ai đi qua cứ tưởng nhà này có giỗ. Nhà mình có đủ bát đĩa cho cả xóm. Ngày ấy không phải con lười học đâu, mà vì nhà lúc nào cũng ầm ầm như cái chợ, con còn bận hóng, làm sao học được. Bố nghiện chè, đến nỗi răng bố đen xì, thỉnh thoảng lại nhe ra dọa con. Bố lắm trò lắm. Đi bể bơi, đi biển, chị Yến và con, 2 con bé con loe nghoe bám chặt vào cái phao, chỉ sợ ông thuồng luồng kéo xuống. Bố lặn xuống kéo tụt chân 1 đứa xuống nước, la hét váng trời. Bố rủ con "nhảy sóng đi, ôm cổ bố", con ngây thơ bám chặt lấy, sóng đến bố hụp xuống nước, con uống no một bụng, ho sặc khóc váng, mẹ mắng, bố chỉ cười hì hì. Nhưng lần sau con lại bám vào bố. Con chỉ thích đi với bố thôi, vì mẹ chỉ cho xuống đến chỗ nước đến đầu gối, đi với bố mới được ra xa. Bố nóng tính lắm, con chẳng sợ ai chỉ sợ mỗi bố. Vài lần bố tét mông con tơi bời khói lửa. Có lần bị tát một cái lật mặt từ đằng trước ra đằng sau, chảy cả máu mũi. Từ bé đã học được bài thấy bố lừ lừ là lủi ra chỗ khác chơi. Bình thường bố chiều con lắm. Hay trêu con khóc, lại làm trò hề cho con cười. Có lần bố làm trò hề con ngoác miêng ra cười, bố giựt mất của con 1 cái răng. Lớn lên rồi, con ít chơi với bố hơn. Ngày con học lớp 9, bố bị bệnh. Con chẳng biết gì, ai cũng giấu. Bố mẹ đi HN chữa trị, con ở nhà một mình với em. Bố nói dối là bố đi công tác, con còn nghĩ bố đi công tác được ở nhà tha hồ làm gì thì làm thật là sung sướng. Con ngốc quá.
  4. Con thi vào cấp 3, bố bắt học khối A. Con chống đối. Bố bắt con thi trường Lương Thế Vinh ở Hà Nội, vì bố có ông bạn cho con học ở đó bảo tốt lắm. Con không chịu, nhưng vẫn lẳng lặng đi thi. Đi thi ngồi cùng phòng với các bạn Hà Nội, con cứ ngồi cắn bút vẽ lung tung. Lúc ấy có con bé thấy thương con không làm được bài, đọc lại cả bài thơ Đồng chí cho con phân tích. Con chép nguyên si bài thơ vào bài thi. Ngày biết điểm, con chui lên phòng ngoác miệng cười rúc rích cả buổi sáng vì sợ bố phát hiện. Cuối cùng bố vẫn phải cho con học chuyên Anh. Ảnh Bố mổ lần thứ 2 ở Việt Đức. Con theo xe các bác Ủy ban xuống thăm bố. Khi tỉnh dậy, nhìn thấy 2 đứa con, bố khóc. Đó là lần thứ 2 con thấy bố khóc, lần thứ nhất con quên rồi. Các cô cũng sụt sùi. Lúc ấy con mới biết thực sự bệnh tình bố như thế nào. Con không khóc, về đến nhà nước mắt mới chảy. Ngày con đi thi Đại Học, bố chở con đi rồi đón con về. Bố lái xe giỏi quá, không chui vào nổi cái đường chùa Láng, thế là con phải đi bộ hơn 1 cây số ra. Thi xong môn cuối cùng, bố chở con về Hòa Bình. Suốt mấy năm trời con chưa bao giờ say xe đến thế. 70 km bố đi hết gần 4 tiếng. Ngồi xe điều hòa mà mồ hôi bố nhỏ từng giọt. Thế mà cứ đòi đưa con đi. Bố chưa bao giờ khen con học giỏi, câu thường xuyên của bố là "Sao mày dốt như con bò" với cả "Tao thịt mày như thịt một con vịt bây giờ", "Ngày xưa tao ăn khoai cũng học giỏi hơn mày". Thi Quốc gia, ngày biết điểm, 16 điểm là giải Nhì, con được 15,9. Con không khóc, bố dẫn con đi ăn kem. Con đỗ ĐH, bố cười hí hí cả ngày rồi hứa mua cho con cái điện thoại mới. Nhớ ngày xưa con thích cái điện thoại 6300 màu đỏ, bố mua 1 cái về giơ ra bảo "tao mua về tao dùng", 3 tháng sau bố "thải" cho con, vẫn còn nguyên xi trong hộp.
  5. Bà, mẹ và các bác vẫn nói, tính con y đặc như bố, đã quyết cái gì thì làm cho bằng được, chẳng ai cản nổi. Con đi học, ở nhà chị xa trường, tuần 5 ngày học buổi sáng con nghỉ cả 5, hết năm nhất bạn trong lớp chỉ 3,4 đứa biết mặt. Rồi con đòi chuyển đến nhà bạn gần trường ở, bố bảo "Mày đi thì đừng về nhà nữa". Con vẫn đi, nhưng cũng không dám về nhà nữa. Một tháng sau, bố gửi mẹ xuống xem xét nhà cửa, nhưng vẫn không thèm nói chuyện với con. Con cũng không thèm. Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời, bố lẳng lặng đi tìm nhà cho con ở gần trường. Mấy tháng sau, bố mua nhà, con chuyển về nhà mới ở. Bố chẳng bao giờ nói thương con, con cũng vậy. Nhưng bố đi theo con từng li từng tí, giữ một khoảng cách đủ để con không biết, để con tự xoay xở 1 mình, khi nào không được mới ra tay giúp đỡ. Con muốn đi làm thêm, bố không cấm, bảo "Mày muốn đi làm thì tao tìm chỗ cho mày làm". Con không chịu, con vẫn đi làm ở chỗ con thích. Bố dỗi, không thèm hỏi con nữa, nhưng hóa ra bố vẫn bí mật điều tra với mẹ xem con làm ở đâu, làm cái gì, giờ giấc thế nào... Xe con bị hỏng không sửa được, bố mang về nhà sửa cho con. Đến một hôm nó lại hỏng, con dắt xe đi sửa, bố gọi điện cho con, con bảo "Xe cũ quá rồi bố mua cho con xe mới". Bố gọi điện cho ông bạn giám đốc Cty Xuân Cầu, bảo "ông bán cho tôi cái xe, tôi không chịu thuế má gì đâu nhé". Chiều hôm ấy bố đã chuyển khoản thẳng vào công ty, con chỉ việc đến lấy xe về. Bố không nói với mẹ, vì biết mẹ sẽ không cho, lúc mẹ biết thì sự đã rồi chẳng làm gì được. Từ ngày bố ốm, tiền nong trong nhà mẹ giữ cả, thế mà mẹ cũng không biết bố lấy tiền ở đâu để mua xe cho con. Con hỏi, bố bảo "Tao thiếu gì tiền". Điêu. Ảnh Bệnh nặng hơn, bố nghỉ làm đã hơn 1 năm ròng. Ở nhà bố buồn lắm, tính bố thích đi chơi
  6. mà. Con hay về hơn. Bố chỉ suốt ngày nằm một chỗ ngóng con về. Ko ai dỗ được bố ăn nhưng con thì được. Đau đớn nhiều, bố cáu gắt với hết mọi người, nhưng chẳng bao giờ quát con. Bố mẹ già rồi mà tình cảm lắm, bố suốt ngày đòi mẹ. Vào Thanh Hóa chữa thuốc nam được 1 tuần thì bắt mẹ vào cùng, mẹ không nghỉ làm được cuối cùng vẫn đòi về nhà. Mẹ đi làm về muộn 1 tí cũng hờn mát "Đi ăn cỗ à". Mẹ nịnh bố lắm, chăm từng li từng tí. Cứ nghe ở đâu có cái này bổ thuốc kia lành là chạy đi tìm về cho bố uống. Năm 2009 sau mổ bác sĩ bảo chắc chỉ còn 3,4 tháng nữa. Mẹ đã kéo dài thêm cho bố 4 năm cuộc đời. Mẹ ít khóc lắm, cũng chẳng bao giờ ngất. Chỉ khi nào không có ai mẹ mới chảy nước mắt một mình. Tháng cuối cùng, bố yếu mệt lắm. Bố lúc nào cũng sợ ở một mình. Mê sảng tỉnh dậy thấy con, bố vuốt má con "con đây rồi, bố đi tìm mãi mà không thấy". Thế mà vẫn hài hước. Đêm nằm trông bố con hỏi "vàng bố chôn ở đâu?" bố vẫn trả lời "Trên đập thủy điện ấy". Ngày cuối cùng bố không còn đau đớn nữa, bố đòi ăn cháo, con ngồi cạnh trêu bố còn cười. Con còn tưởng bố khỏe hơn rồi. Có lẽ bố biết sắp đi xa, bố cứ nhìn chăm chăm hết cả mọi người, nhìn rồi vuốt má sờ mặt con. Cho đến lúc ra đi cũng nhẹ nhàng không hề dữ dội. Có lẽ bố đã không nuôi dạy con như một đứa con gái đúng nghĩa xã hội mong muốn, nhưng con đã được lớn lên là chính mình, trở thành người mà con muốn, và luôn được yêu thương. Đó mới là điều quan trọng. Bố đã sống một cuộc đời không dài, nhưng trọn vẹn. Ngày biết tin mình bị bệnh không thể chữa được, bố đã tính trước hết mọi điều. Bố xây một cái nhà to hơn, khang trang hơn cho mẹ con con, cái nhà đồ đạc chật ních không còn chỗ chứa, cứ tưởng nhà to hơn sẽ thoáng hơn nhà bé cuối cùng cũng đầy ặc chẳng khác gì.
  7. Bố xây từ đường cho cả họ, ngày khánh thành bố cười hinh hích, việc đầu tiên mà bố làm là mở 2 chiếu tổ tôm để "ông với các cụ về có chỗ chơi", thật ra bố cũng thích bỏ xừ. Bố mua nhà, mua xe cho con. Bố chuẩn bị sẵn hết mọi thứ cho cuộc sống sau này mẹ và 2 con được đầy đủ, dễ dàng. Từ trước đến giờ con chẳng tin vào tâm linh đâu. Nhưng giờ thà tin vào nó để biết bố vẫn còn đâu đây còn dễ dàng hơn nghĩ chết là hết. Con không khóc nhiều, ai đến có bảo mặt con tỉnh bơ con cũng kệ. Khóc mà lấy lại được con sẽ khóc 7 ngày 7 đêm. Con chẳng quan tâm ai nghĩ gì, chỉ cần bố biết con thương bố. Bố ra đi mang theo một nửa máu thịt của con. Ảnh Bố không được nhìn thấy con trưởng thành, con không có cơ hội báo hiếu, nhưng con của bố sẽ sống tốt như bố đã sống. Con biết bố sẽ vẫn dõi theo con như từ xưa đến nay, chỉ là khoảng cách xa hơn 1 tí, bố không phải lo lắng đâu, con sẽ sống cho ra sống, bố cứ nghỉ ngơi đi, bố nhé! Yêu bố.
  8. T.P.Đ.st
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1