intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thư ngỏ từ một vũ công đã từ chối tham gia buổi trình diễn của Marina Abramovic tại MOCA

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

58
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Guy L’HeureuxSara Wookey biểu diễn “Trio A” (1966) của Yvonne Rainer tại VIVA! Performance Festival ở Montreal. Hình do Sara Wookey chụp. Vào ngày 7. 11, tôi đi thử vai cho buổi gala thường niên do nghệ sĩ biểu diễn Marina Abramovic tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại (MOCA), Los Angeles. Tôi đi thử vai vì tôi muốn tham gia vào dự án của một nghệ sĩ mà tác phẩm tôi đã theo dõi với sự thích thú trong nhiều năm, và cũng vì dự án này là của MOCA – bảo tàng mà tôi cảm .thấy rất gắn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thư ngỏ từ một vũ công đã từ chối tham gia buổi trình diễn của Marina Abramovic tại MOCA

  1. Thư ngỏ từ một vũ công đã từ chối tham gia buổi trình diễn của Marina Abramovic tại MOCA Guy L’HeureuxSara Wookey biểu diễn “Trio A” (1966) của Yvonne Rainer tại VIVA! Performance Festival ở Montreal. Hình do Sara Wookey chụp. Vào ngày 7. 11, tôi đi thử vai cho buổi gala thường niên do nghệ sĩ biểu diễn Marina Abramovic tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại (MOCA), Los Angeles. Tôi đi thử vai vì tôi muốn tham gia vào dự án của một nghệ sĩ mà tác phẩm tôi đã theo dõi với sự thích thú trong nhiều năm, và cũng vì dự án này là của MOCA – bảo tàng mà tôi cảm
  2. thấy rất gắn bó với mình, trên cương vị của một nghệ sĩ sống tại Los Angeles. Trong số 800 người đăng ký, tôi nằm trong số 200 người được chọn thử vai. Cuối cùng, tôi được mời vào vai một trong sáu cô gái khỏa thân, diễn lại tác phẩm tiêu biểu của Maria: Nude with Skeleton (Khỏa thân với bộ xương 2002); tôi sẽ nằm chính giữa trên một chiếc bàn, với những chiếc ghế quây quanh có giá vé lên tới 100,000 đô. Vì những lý do sau đây – lý do tôi tin chắc rằng phải được nói công khai – tôi đã từ chối tham gia. . Tôi viết để nêu lên ba điểm chính: Một, để thêm tiếng nói của tôi vào cuộc tranh luận xung quanh sự kiện này, với tư cách của một nghệ sĩ sống hết mình cho trải nghiệm của
  3. mình tại MOCA và quyết định dứt áo ra đi; một tiếng nói mà tôi cho rằng đã vắng mặt trên các bài viết của LA Times cũng như New York Times; Hai, để làm sáng tỏ danh tính của tôi – người cung cấp thông tin về những điều kiện mà buổi diễn này đặt ra cho các nghệ sĩ, và nói rõ tại sao trước kia tôi lại ẩn danh khi gửi email tới bà Yvonne Rainer (SOI: biên đạo múa đã phản đối gala của Abramovic, gọi đó là lố bịch và bóc lột); Và Ba, để khiến những người “công nhân văn hóa” thay đổi trong suy nghĩ, cân nhắc những ảnh hưởng ngắn hạn cũng như dài hạn lên toàn bộ lĩnh vực nghệ thuật khi chúng ta chọn tham gia hoặc từ chối bất cứ một công việc nào đó. Mỗi điểm (trong ba điểm này) là một điểm củng cố mong muốn tha thiết của tôi trong việc tổ chức và hình thành một hiệp hội nhằm bảo đảm tiêu chuẩn lao động và mức lương công bằng cho nghệ sĩ sáng tác cũng như nghệ sĩ biểu diễn, tại Los Angeles và tại các nơi khác.
  4. . Tôi từ chối tham gia trình diễn là vì cái mà tôi đồ rằng sẽ là vài giờ làm việc đầy sáng tạo, một bữa ăn, và một cơ hội để làm việc chung với những đồng nghiệp cùng sở thích, hóa ra lại là một công việc không được trả công xứng đáng. Người ta đề nghị tôi sẽ phải im thin thít và nằm khỏa thân trên một chiếc bàn xoay chầm chậm, từ trước khi khách đến cho đến lúc khách về (tổng cộng khoảng bốn tiếng). Tôi sẽ phải phớt lờ (bằng cách đắm chìm trong tinh thần mà Maria Abramovic gọi là “trạng thái biểu diễn”) tấ cả những hành động hoặc lời nói có ý quấy rối lúc trình diễn. Tôi phải cam kết rằng mình sẽ bỏ ra 15 tiếng để luyện tập, và ký vào một bản bảo mật thông tin – ghi rõ là nếu tôi tiết lộ cho bất cứ ai về những gì diễn ra tại buổi thử vai thì sẽ có khả năng bị công ty Bounce Events, Marketing Inc, và các nhà sản xuất của sự kiện này
  5. khiếu nại, với tổng số tiền bồi thường lên đến 1 triệu đô cộng phí luật sư. Tôi sẽ được trả 150 đô (một trăm năm mươi đô). Tại buổi thử vai, không ai đề cập tới vấn đề an toàn, những dấu hiệu hay ký hiệu để nghệ sĩ biểu diễn ra dấu mình đang mệt lả hoặc gặp nguy; lúc tôi hỏi họ có biện pháp bảo vệ nào không, thì họ nói rằng họ không bảo đảm được chuyện đó. Những gì tôi đã trải nghiệm với tư cách một người thử vai cho buổi trình diễn này rất chi là có vấn đề, bóc lột, và có nhiều khả năng dẫn đến ngược đãi. .
  6. Tôi là một diễn viên múa và biên đạo múa chuyên nghiệp với 16 năm kinh nghiệm làm việc ở Mỹ, Canada, và Châu Âu; tôi đã lấy bằng Thạc sĩ Nghệ thuật trong lĩnh vực Múa của Đại học California, Los Angeles. Với tư cách một nghệ sĩ chuyên nghiệp lao động để có được một cuộc sống trung lưu tại thành phố Los Angeles, tôi rất phẫn nộ vì chúng ta không có lấy những tiêu chuẩn, chính thức hay thậm chí không chính thức, để bảo đảm điều kiện làm việc, mức thù lao thỏa đáng, những quyền lợi cho nghệ sĩ và những người trình diễn, hoặc cho những mối quan hệ giữa người sáng tác, người biểu diễn, nơi biểu diễn, cũng như công ty tổ chức với những nghệ sĩ hay cơ quan rất được tôn trọng và chuyên nghiệp hóa như Maria Abramovic hay MOCA. Ở Châu Âu, tôi từng tổ chức hơn một chục các tác phẩm trình diễn với số lượng nghệ sĩ tham gia dao động từ 15 đến 20 người. Khi thuê vũ công, tôi buộc phải theo mức thù lao chuẩn (dựa trên số năm kinh nghiệm của mỗi nghệ sĩ) mà nghiệp đoàn quốc gia họ đã phê chuẩn. Ở Canada, khi trình diễn cho một nghệ sĩ khác, tôi được trả 350 đô cho một buổi diễn kéo dài 15 phút, chưa tính đến tiền trả riêng cho 35 giờ diễn tập trước đó, theo tiêu chuẩn lương được thiết lập từ năm 1968 của CARFAC (Đại diện nghệ sĩ của Canada).
  7. . Nếu bạn thấy lời kêu gọi những tiêu chuẩn cho nghệ sĩ của tôi có vẻ quá đáng, hãy nghĩ tới những hiệp hội như Screen Actors Guild (SAG – Hội Diễn viên Điện ảnh, thành lập năm 1933), American Federation of Musicians (AFM – Liên đoàn của các Nhạc sĩ Mỹ, thành lập năm 1896), hay một tổ chức bảo vệ nghệ sĩ có tên Associated Actors and Artistes of America (Hội Nghệ sĩ Mỹ), còn được gọi là hội 4 chữ A, thành lập vào năm 1919; các hội này bảo đảm quy định và tiêu chuẩn làm việc cho những nghệ sĩ tư nhân của các ngành công nghiệp phim, kịch, và âm nhạc. Vậy nếu như có một nhóm người lao động văn hóa nữa xứng đáng được hưởng tiêu chuẩn, thì đó chính là những nghệ sĩ trình diễn làm việc tại các bảo tàng như chúng tôi, những người dùng cơ thể của mình để truyền tải thông điệp, và xứng đáng được đối xử
  8. một cách nhân bản cũng như được tôn trọng. Nghệ sĩ của mọi ngành nghề xứng đáng được đối xử hợp lý, công bằng, và chúng ta có thể sắp xếp được chuyện này nếu chúng ta đủ quan tâm để nỗ lực làm việc đó. Tôi thà trở thành gương mặt của một nghệ sĩ dám nói toạc, hơn là gương mặt câm lặng, chầm chậm xoay trên bàn (hay tệ hơn, thành vật “trang trí ở giữa bàn”). Tôi muốn có một tiếng nói, to và rõ. . Tôi không phán xét những đồng nghiệp đã nhận tham gia vào tác phẩm này, và chính cả tôi cũng lung lay trước sự sùng bái đầy quyến rũ vẫn thường bao quanh các nghệ sĩ đình đám. Nói cho đúng, tôi đang phán xét điều kiện văn hóa, xã hội, cũng như kinh tế đã và đang biến việc bóc lột những người lao động văn hóa thành việc cũ rích, tự nhiên,
  9. thậm chí thành việc bình thường một cách đáng sợ; dù việc này được khai mào bởi các thực thể như MOCA hay Abramovic, hoặc do sự tự chịu đựng của các nghệ sĩ mà thành. Tôi muốn đề nghị một lối suy nghĩ khác: Khi chúng ta, những nghệ sĩ, nhận hay từ chối một công việc, khi ta tham gia vào quá trình xây dựng một tác phẩm, thậm chí (hoặc đặc biệt) khi tác phẩm đó không phải của mình, là lúc ta giúp hình thành một tổ chức có tiêu chuẩn cũng như có tiền lệ cho đội ngũ đồng nghiệp của thế hệ mình và các thế hệ sau này. . Để kết thúc, tôi muốn nói rằng mình rất biết ơn Rainer (1934) vì bà đã dùng vị thế của mình (dù tôi không yêu cầu) vốn có tầm cỡ và rất được tôn trọng trong ngành văn hóa, để đem những vấn đề này ra công
  10. chúng, nhằm khai mào một đề tài tranh luận đã bị bỏ quên suốt một thời gian dài. Theo tờ LA Times dẫn lời, thì Jeffrey Deitch, giám đốc của MOCA, sau khi nhận email giấu tên do tôi và Rainer viết, đã đáp trả “Nghệ thuật là phải đối thoại“. Dù tôi đồng ý với câu này, nhưng quan niệm về đối thoại của Deitch chỉ là lời xoa dịu, bào chữa. Nó làm mờ đi cái hoàn cảnh bất công mà cả nghệ sĩ, lẫn các thể chế có liên quan, đã vô trách nhiệm khi không chịu nhìn nhận rằng nghệ thuật không được miễn nhiễm với các tiêu chuẩn đạo đức. Hãy bắt đầu một cuộc đàm luận mới, khởi đầu từ suy nghĩ này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2