intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thủ thuật chăm bé mùa đông

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

58
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phòng của bé nên được duy trì nhiệt độ trong khoảng 20-25ºC vào ban ngày và thấp hơn hoặc tương tự vào ban đêm Tránh dùng đồ sưởi ấm trong phòng của bé ở mức nhiệt cao. Bởi vì nhiệt độ cao có thể gây hại cho bé: Không khí trở nên quá khô, khiến niêm mạc mũi và miệng khô và làm bé dễ bị nhiễm trùng. Da của bé cũng có thể bị khô do nhiệt độ phòng cao quá. Ngứa và chứng sudamina (gây ra bởi mồ hôi tạo thành vết mụn nhỏ) là hậu quả phổ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thủ thuật chăm bé mùa đông

  1. Thủ thuật chăm bé mùa đông Phòng của bé nên được duy trì nhiệt độ trong khoảng 20-25ºC vào ban ngày và thấp hơn hoặc tương tự vào ban đêm Tránh dùng đồ sưởi ấm trong phòng của bé ở mức nhiệt cao. Bởi vì nhiệt độ cao có thể gây hại cho bé: Không khí trở nên quá khô, khiến niêm mạc mũi và miệng khô và làm bé dễ bị nhiễm trùng. Da của bé cũng có thể bị khô do nhiệt độ phòng cao quá. Ngứa và chứng sudamina (gây ra bởi mồ hôi tạo thành vết mụn nhỏ) là hậu quả phổ biến nhất. Nếu hệ thống sưởi nhà bạn không hiển thị nhiệt kế, nên đặt một chiếc nhiệt kế đo độ ẩm trên tường phòng ngủ. Sử dụng máy tạo độ ẩm cho phòng bé
  2. cũng được nhưng đừng lạm dụng. Nên chọn máy tạo hơi ẩm mát (thay vì hơi nóng vì có thể làm bé bị bỏng). Nếu dùng máy tạo độ ẩm, cần đảm bảo phòng của bé luôn sạch sẽ vì độ ẩm sẽ khuyến khích vi khuẩn và nấm phát triển. Lưu ý: Nên vệ sinh ống hút khói nhà bếp, nếu không, nó sẽ là nơi tồn đọng nhiều khói độc, nguy hiểm khi bé hít phải.
  3. Để bé không bị cảm lạnh Phụ huynh có xu hướng bao bọc bé quá mức. Đúng là trong những tuần đầu tiên (đặc biệt với bé sơ sinh có trọng lượng dưới 2,5kg) vì khi ấy bé khó điều chỉnh thân nhiệt và cần được ủ ấm. Khi đã lớn hơn, làn da của bé có một lớp mỡ dày đủ để bảo vệ cơ thể khỏi lạnh.
  4. Bạn nên cẩn thận nhất vào ban đêm. Lúc đó, sự trao đổi chất của bé bị chậm lại và bé cần được bảo vệ tốt hơn. Bé có thể vẫn nằm ngủ trong nôi trong khi người lớn đi lại xung quanh và tạo ra nhiệt. Nhưng cũng không nên bao bọc bé quá mức. Khó chịu, sốt và mất nước có thể là hậu quả khi bị ủ ấm quá. Đừng để “bị lừa” bới các dấu hiệu lạnh ở bé, ví dụ tay lạnh thì không nhất thiết là bé cần mặc thêm áo. Cũng giống như đổ mồ hôi chưa chắc đã là do nóng quá (bạn sẽ thấy bé đổ mồ hôi nhiều khi ăn). Nên kiểm tra thân nhiệt bằng cách áp mu bàn tay mẹ vào cổ hoặc gáy bé – những khu vực đáng tin cậy hơn. Điều nên làm: - Đặt quần áo của bé gần một nguồn nhiệt an toàn trước khi cho bé mặc. Làm tương tự với khăn tắm. – Nên thay quần áo cho con từng phần, không được tháo bỏ hoàn toàn.
  5. – Nếu bôi kem dưỡng da cho con, hãy chà hai tay mẹ vào nhau để làm ấm trước, sau đó, giữa kem trong lòng bàn tay mẹ vài giây để nó ấm lên rồi mới thoa cho bé. – Làm ấm phòng tắm của bé trước rồi mới cho bé tắm. – Đặt cốc nhỏ chứa nước ở quanh máy sưởi để tránh làm không khí bị khô. – Nếu thấy khô, hãy nhỏ vài giọt muối sinh lý vào mũi của bé. - Nếu thấy con bị lạnh, hãy cởi bớt quần áo bé ra và ôm bé sát vào người mẹ cùng với một tấm chăn bao quanh hai mẹ con. Nhiệt độ cơ thể mẹ làm ấm bé tốt nhất, lại tạo cơ hội gần gũi cho hai mẹ con
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2