intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thua chắc, nếu ỷ vào thuốc hóa chất

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

73
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thua chắc, nếu ỷ vào thuốc hóa chất Mặc dù nền y học hiện đại đang tự hào với tiến bộ nhảy vọt trong kỹ thuật chẩn đoán và phương tiện điều trị nhưng nhiều căn bệnh trầm kha như cao huyết áp, tiểu đường, thấp khớp, ung thư… vẫn trước sau là mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng. Đáng lo vô cùng là xuất hiện nhiều điều nghịch lý như: - Tỷ lệ mắc bệnh tiếp tục tăng cao ngay cả ở các nước có nền y học tiên tiến cho dù chương trình tầm soát và dự phòng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thua chắc, nếu ỷ vào thuốc hóa chất

  1. Thua chắc, nếu ỷ vào thuốc hóa chất Mặc dù nền y học hiện đại đang tự hào với tiến bộ nhảy vọt trong kỹ thuật chẩn đoán và phương tiện điều trị nhưng nhiều căn bệnh trầm kha như cao huyết áp, tiểu đường, thấp khớp, ung thư… vẫn trước sau là mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng. Đáng lo vô cùng là xuất hiện nhiều điều nghịch lý như: - Tỷ lệ mắc bệnh tiếp tục tăng cao ngay cả ở các nước có nền y học tiên tiến cho dù chương trình tầm soát và dự phòng ở các nước này đã được tiến hành hàng chục năm qua! - Tỷ lệ hậu quả, như số trường hợp phải đoạn chi vì bệnh tiểu đường, tai biến mạch máu não vì cao huyết áp… vẫn không giảm, cho dù thầy thuốc đang có trong tay nhiều loại thuốc tốt. - Nhiều căn bệnh thời đại thậm chí tác hại hơn nhiều bệnh dịch do khuynh hướng phát tán khác xa với định nghĩa kinh điển trước đây về cơ chế và triệu chứng bệnh lý. Một dẫn chứng điển hình là Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã không vô cớ đặt bệnh tiểu
  2. đường lên hàng đầu danh sách các căn bệnh đáng ngại nhất ở các nước Đông Nam Á trong thập niên này. Chỉ nói riêng ở nước ta, lời cảnh báo này hoàn toàn hợp lý vì: - Tỷ lệ mắc bệnh đang tăng nhanh do ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm, của cuộc sống quá căng thẳng, của nhiều loại bệnh mãn tính chưa được điều trị đến nơi đến chốn, thêm vào đó là khung hướng lạm dụng các loại dược phẩm có cùng chung phản ứng phụ làm tăng đường huyết do thuốc cảm, thuốc giảm đau… nhiều khi dễ mua hơn bánh mì! - Nước ta, ngoài vài buổi hội thảo hàng năm cho có thành tích, chưa có chương trình phòng chống bệnh tiểu đường bài bản, với mục tiêu lâu dài do ngành y tế chưa được chuẩn bị để đối phó với tình huống mới thiên về bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội thay vì chỉ với bệnh bội nhiễm như trước đây. - Thiếu đội ngũ nhân sự chuyên sâu, mạng lưới cơ sở y tế hạ tầng và khiếm khuyết chương trình truyền thông đại chúng để trang bị kiến thức về biện pháp phòng bệnh cho người dân. Trở lại với điều nghịch lý của chuyện bệnh tật. Mặc dù thầy thuốc thậm chí thừa thuốc đến độ nhiều người biên toa cứ như viết sớ táo quân, cũng không thiếu phương tiện chẩn đoán sớm, nhưng nhiều căn bệnh vẫn là bệnh khó chữa, vẫn là gánh nặng tài chính nặng nề cho ngành y tế, vẫn là cơn ác mộng của người đã bệnh cũng như người chưa bệnh. Lý do là vì: - Tỷ lệ phát hiện bệnh chỉ là phần nổi của tảng băng quá sâu nên không phản ánh trung thực con số nhiễm bệnh. Hậu quả là nhiều người bệnh vẫn còn đến thầy thuốc quá trễ. - Tỷ lệ di chứng vẫn tăng chứ không giảm vì nhiều người bệnh hoặc không thể tuân thủ y lệnh, hoặc chưa được điều trị bài bản. Nếu số người phải đoạn chi vì bệnh tiểu đường làm tắc mạch máu là 20.000 vào năm 2003 ở Đức, nơi không thiếu thầy thuốc, cũng không thiếu thuốc, và hơn 60.000 trong năm 2007!, thì đủ hiểu phải có lý do nào khác khiến bệnh vẫn chiếm thế thượng phong.
  3. - Phản ứng phụ nghiêm trọng của thuốc đặc hiệu do phải dùng một thời gian dài. Không lạ gì nếu ngành bảo hiểm y tế ở nhiều nước như Mỹ, Đức, Nhật… đang kêu trời không thấu vì phí tổn để điều trị hậu quả của thuốc cũng tương đương với kinh phí chữa bệnh nguyên thủy, nghĩa là với gánh nặng tăng đôi vì phải… chữa bệnh! Điểm mấu chốt trong toàn bộ vấn đề sẽ không thể giải quyết nếu thầy thuốc tiếp tục chỉ tập trung vào viên thuốc hóa chất tổng hợp. Bằng chứng là hàng chục căn bệnh không hề lui bước trong khi thuốc đặc hiệu hiện nay hiệu quả hơn nhiều so với thuốc thời xưa. - Không lạ gì khi nhiều nhà điều trị ở Âu Mỹ đang khẩn trương tìm về hoạt chất sinh học, từ khoáng tố vi lượng như kẽm, crom, vanadium bước qua sinh tố như tiền sinh tố A, acid folic cho đến hoạt chất sinh học trong cây thuốc… để tối ưu hóa tác dụng toàn diện các phác đồ điều trị. Họ phải chọn thái độ này vì liệu pháp hiệu quả hơn, vì thế phải quay về với thiên nhiên, với kinh nghiệm y học dân gian thay vì tiếp tục dậm chân tại chỗ, thay vì tự bó tay với phản ứng phụ nghiêm trọng của thuốc hóa chất tổng hợp. Riêng trong bối cảnh của nước ta, đáng tiếc hơn nữa là trong khi các công ty lớn trong ngành dược phương Tây đang khẩn trương đầu tư nghiên cứu kinh nghiệm của Đông y thì ngành y học cổ truyền nước ta vẫn chưa tìm được chỗ đứng quan trọng trong phác đồ điều trị nhiều bệnh chứng nghiêm trọng, để góp phần giải quyết không ít vấn đề tồn đọng mà thầy thuốc tây y hiện không dễ tìm ra giải pháp. - Vấn đề tuy phức tạp, nhưng giải pháp lại không hẳn bất khả thi nếu thầy thuốc tìm cách xử lý các vấn đề đi kèm trong căn bệnh trong căn bệnh bằng cách mượn sức chữa bệnh từ thiên nhiên, thay vì cho thuốc theo kiểu cần đâu đánh ngay đấy để rồi cơ thể người bệnh vì phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau, chẳng khác nào tích lũy hóa chất chưa biết tương tác thế nào! Nhưng cũng phải nói ngay cho rõ. Nếu sử dụng Đông y một cách đơn phương thì đó là sai lầm nghiêm trọng xuất phát từ quan điểm cường điệu và phiến diện. - Người bệnh, trong mọi trường hợp, cho dù được điều trị bằng thuốc Nam, thuốc Bắc,
  4. châm cứu hay bất cứ phương pháp nào, cần được theo dõi và đánh giá diễn tiến dựa vào tiêu chí khách quan của y học hiện đại, từ xét nghiệm sinh hóa cho đến chẩn đoán hình ảnh với kỹ thuật cao cấp. Việc áp dụng Đông y một cách quá chủ quan theo kiểu chắc chắn “vài thang là hết” đến độ xem thường chẩn đoán cận lâm sàng là một trong những lý do khiến nhiều biến chứng nghiêm trọng không được phát hiện kịp thời. Nói thế không có nghĩa phủ nhận giá trị của Đông y. Trái lại là đàng khác, thầy thuốc Tây y nếu có kiến thức về Đông y nếu có thêm kiến thức về Đông y thì càng có lợi cho người bệnh vì nhà điều trị có thêm trong tay nhân tố cần thiết để toàn diện hóa phác đồ điều trị, có thêm phương tiện hữu hiệu cho mục tiêu dự phòng và điều trị phục hồi, và có thêm giải pháp thực dụng để giảm thiểu phí tổn điều trị cho người bệnh. - Đáng tiếc là mục tiêu kết hợp Đông Tây y vẫn chưa được thực hiện đúng mức ở nước ta, mặc dầu Nhà nước không ngừng vận động từ nhiều chục năm, phần vì đa số thầy thuốc Tây y chưa có cái nhìn khách quan về khả năng thực sự của Đông y, phần vì không ít thầy thuốc Đông y chưa có cái nhìn trung thực về vị trí của mình, do đôi bên chưa chịu ngồi gần nhau trong cùng một ngôn ngữ vì quyền lợi của người bệnh. Hậu quả là liệu pháp Đông y tuy từ bao thế hệ đã tìm được chỗ đứng trong lòng người bệnh nhưng vẫn chưa tìm được vị trí chính xác trong phác đồ điều trị. -Đáng tiếc vô cùng cho nhiều người bệnh xứ mình vì cây nhà lá vườn không thiếu nhưng vẫn phải ngóng mắt trông chờ giải pháp do thiếu người đảm nhiệm công việc “đãi cát lọc vàng”. Ngày nào vẫn còn nhan nhản vô số quảng cáo thiếu trách nhiệm về thuốc trị bá bệnh trên phương tiện truyền thông đại chúng thì không lạ gì nếu nhiều bệnh nhân vẫn còn phải bán “vàng” nhưng chỉ mua được “cát”!.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2