intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng bệnh tai mũi họng của học sinh phổ thông trung học dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

20
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết mô tả thực trạng bệnh tai mũi họng của học sinh phổ thông trung học dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2015. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 785 học sinh dân tộc Mường tại 3 trường phổ thông trung học tỉnh Hòa Bình được chọn ngẫu nhiên. Bệnh lý tai mũi họng được xác định bằng phương pháp nội soi và phân loại theo tiêu chuẩn phân loại bệnh Quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng bệnh tai mũi họng của học sinh phổ thông trung học dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2015

  1. THỰC TRẠNG BỆNH TAI MŨI HỌNG CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG TRUNG HỌC DÂN TỘC MƯỜNG TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2015 Chu Thị Thu Hoài*, Trần Duy Ninh** * Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình; **Trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả thực trạng bệnh tai mũi họng của học sinh phổ thông trung học dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2015. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 785 học sinh dân tộc Mường tại 3 trường phổ thông trung học tỉnh Hòa Bình được chọn ngẫu nhiên. Bệnh lý tai mũi họng được xác định bằng phương pháp nội soi và phân loại theo tiêu chuẩn phân loại bệnh Quốc tế. Kết quả: Học sinh phổ thông trung học dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình có tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng khá cao (68,4%); học sinh nam có tỷ lệ mắc cao hơn so với học sinh nữ (p
  2. * Số học sinh trong mỗi trường, phương pháp chọn học sinh: - Số học sinh trong mỗi trường nghiên cứu được tính theo công thức: z12 α/2  p(1  p) n d2 Cỡ mẫu được ước tính dựa trên tỷ lệ mắc bệnh TMH của học sinh theo nghiên cứu trước là 67% [1], với hệ số tin cậy 95% và sai số mong muốn d=0,06, tính được cỡ mẫu tối thiểu là 256 học sinh, làm tròn thành 260 học sinh/1 trường. - Chọn học sinh theo khối lớp: Chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng để đảm bảo tính đại diện cho các khối lớp 10, 11 và 12. Số học sinh trong mỗi khối lớp được tính theo công thức: n nx = Nx N Trong đó: nx: Số học sinh cần nghiên cứu ở mỗi khối lớp. Nx: Số học sinh người dân tộc Mường của từng khối lớp. n: Cỡ mẫu nghiên cứu ở mỗi trường (n=260). N: Tổng số học sinh người dân tộc Mường có trong mỗi trường. Chọn học sinh vào mẫu nghiên cứu: Lập danh sách học sinh là người dân tộc Mường của từng lớp theo thứ tự A, B, C... Trong mỗi khối lấy theo thứ tự từ lớp A đến lớp B... cho đến khi đủ cỡ mẫu. Cụ thể như sau: Trường PTTH huyện Cao Phong có 346 học sinh là người dân tộc Mường: Khối 10 có 135 học sinh, chọn 101 học sinh; Khối 11 có 126 học sinh, chọn 95 học sinh; Khối 12 có 85 học sinh, chọn 64 học sinh. Trường PTTH huyện Kỳ Sơn có 325 học sinh là người dân tộc Mường: Khối 10 có 165 học sinh, chọn 132 học sinh; Khối 11 có 108 học sinh, chọn 86 học sinh; Khối 12 có 53 học sinh, chọn 42 học sinh. Trường PTTH huyện Lương Sơn, tổng số học sinh dân tộc Mường đủ tiêu chuẩn có 265 em, số lượng trên xấp xỉ với cỡ mẫu nghiên cứu, vì vậy lấy toàn bộ số học sinh này vào mẫu nghiên cứu. 2.2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu - Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng tại các trường - Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng xếp theo khối lớp - Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng xếp theo giới tính - Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng xếp theo nghề nghiệp của bố, mẹ - Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng xếp theo nhóm bệnh - Các bệnh đã gặp về tai, về mũi xoang, về họng. 2.3. Phương pháp thu thập số liệu Thăm khám lâm sàng bằng phương pháp nội soi TMH cho 100% các đối tượng. Chẩn đoán và phân loại bệnh theo tiêu chuẩn phân loại bệnh Quốc tế. 2.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Số liệu được nhập, kiểm soát trên chương trình Epidata và xử lý trên chương trình SPSS 18.0. Sử dụng test 2 để so sánh 2 tỷ lệ %. 63
  3. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng tại các trường Mắc bệnh Không mắc Trường Tổng số TMH bệnh TMH p THPT khám SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) Cao Phong(1) 260 185 71,2 75 28,8 Lương Sơn (2) 265 182 68,7 83 31,3 p>0,05 Kỳ Sơn (3) 260 170 65,4 90 34,6 Tổng số 785 537 68,4 248 31,6 Nhận xét: Học sinh PTTH dân tộc Mường có tỷ lệ mắc bệnh TMH là 68,4% và không có sự khác biệt giữa các trường (p>0,05). Bảng 2. Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng xếp theo khối lớp Mắc bệnh Không mắc bệnh Lớp Tổng số TMH TMH P khám SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) Lớp 10(1) 333 242 72,7 91 27,3 (2) Lớp 11 327 211 64,5 116 35,5 (3) p>0,05 Lớp 12 125 84 67,2 41 32,8 Tổng số 785 537 68,4 248 31,6 Nhận xét: Học sinh khối lớp 10 có tỷ lệ mắc bệnh TMH cao hơn khối lớp 11 (p0,05). Không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh TMH giữa khối 11 và 12. Bảng 3. Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng xếp theo giới tính Mắc bệnh Không mắc bệnh Giới tính Tổng số TMH TMH p khám SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) Nam 322 254 78,9 68 21,1 Nữ 463 283 61,1 180 38,9 p
  4. Nhận xét: Chưa thấy có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh TMH ở học sinh theo nghề nghiệp của bố (p>0,05). Bảng 5. Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng xếp theo nghề nghiệp của mẹ Nghề nghiệp Mắc bệnh Không mắc bệnh Tổng số của mẹ TMH TMH P khám SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) CB, NV 93 60 64,5 33 35,5 Công nhân 50 39 78,0 11 22,0 p>0,05 Nông dân 359 251 69,9 108 30,1 Nội trợ 53 33 62,3 20 37,7 Nghề khác 230 154 67,0 76 33,0 Tổng số 785 537 68,4 248 31,6 Nhận xét: Chưa thấy có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh TMH ở học sinh theo nghề nghiệp của mẹ (p>0,05). Bảng 6. Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng xếp theo nhóm bệnh Nhóm bệnh SL Tỷ lệ (%) Bệnh tai 9 1,1 Bệnh mũi xoang 317 40,4 Bệnh họng 382 48,7 Mắc 1 trong các bệnh TMH 337 42,9 Mắc phối hợp 2 bệnh TMH 181 23,1 Mắc phối hợp cả 3 bệnh TMH 3 0,4 Nhận xét: Học sinh mắc nhiều nhất các bệnh về họng (48,7%), sau đó đến các bệnh về mũi xoang (40,4%), các bệnh về tai có tỷ lệ mắc thấp hơn (1,1%). Trong đó có 23,1% học sinh mắc phối hợp 2 bệnh và 0,4% mắc 3 bệnh về TMH. Bảng 7. Các bệnh đã gặp về tai Bệnh về tai SL Tỷ lệ (%) Viêm tai giữa cấp tính 2 0,2 Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy 6 0,8 Viêm tai giữa mạn tính ổn định 3 0,4 Rò luân nhĩ 7 0,9 Nút ráy tai 9 1,1 Tổng cộng các bệnh về tai 9 1,1 Nhận xét: Tại thời điểm nghiên cứu có 2 học sinh viêm tai giữa cấp tính (0,2%) và 6 học sinh viêm tai giữa mạn tính (0,8%). Tỷ lệ học sinh rò luân nhĩ là 0,9%. Bảng 8. Các bệnh đã gặp về mũi xoang Bệnh về mũi xoang SL Tỷ lệ (%) Viêm mũi cấp tính 50 6,4 Viêm mũi mạn tính 109 13,9 Viêm mũi dị ứng 129 16,4 Vẹo vách ngăn 79 10,1 Viêm xoang cấp tính 37 4,7 Viêm xoang mạn tính 54 6,9 Tổng cộng các bệnh về mũi xoang 317 40,4 65
  5. Nhận xét: Trong các bệnh về mũi xoang, bệnh gặp nhiều nhất là viêm mũi dị ứng (16,4%), sau đó đến viêm mũi mạn tính (13,9%), viêm xoang mạn tính (6,9%) và viêm xoang cấp tính (4,7%). Bảng 9. Các bệnh đã gặp về họng Bệnh về họng SL Tỷ lệ % Viêm họng cấp tính 111 14,1 Viêm họng mạn tính 205 26,1 Viêm amidan cấp tính 113 14,4 Viêm amidan mạn tính 127 16,2 Tổng cộng các bệnh về họng 382 48,7 Nhận xét: Trong các bệnh về họng, viêm họng mạn tính là bệnh phổ biến nhất (26,1%), sau đó đến viêm amidan mạn tính (16,2%), viêm amidan cấp tính (14,4%) và viêm họng cấp (14,1%). 4. BÀN LUẬN Bằng phương pháp thăm khám nội soi TMH cho 785 học sinh, kết quả nghiên cứu tại các bảng 1-5 cho thấy: tỷ lệ học sinh PTTH dân tộc Mường mắc các bệnh lý về TMH khá cao (68,4%); học sinh nam mắc bệnh TMH nhiều hơn nữ; không có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa các khối lớp và theo nghề nghiệp của bố mẹ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Duy Ninh ở trẻ em một số dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam vào những năm 80 của thế kỷ XX (tỷ lệ mắc bệnh TMH của trẻ em từ 7 - 15 tuổi từ 47,2-77,8%) [4]. Tỷ lệ mắc bệnh TMH của học sinh PTTH dân tộc Mường cao hơn so với tỷ lệ mắc bệnh TMH của học sinh PTTH dân tộc Ê Đê (50,6%) trong nghiên cứu của Phùng Minh Lương (2010) [3]. Ngược lại, tỷ lệ này lại thấp hơn so với tỷ lệ mắc bệnh TMH ở người dân tộc Tày ở lứa tuổi 16 - 30 là 77,07% trong nghiên cứu của Vũ Văn Minh (1999) [5]. Nghiên cứu ở học sinh người dân tộc Mường cho kết quả tương đương với tỷ lệ mắc bệnh TMH theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thái Hà (2014) trên 355 học sinh trung học cơ sở tại Thái Nguyên, trong đó chủ yếu là người Kinh (67,0%) [1]. Như vậy, tỷ lệ mắc bệnh TMH ở học sinh PTTH dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đang ở mức cao. Do đó, cần có những biện pháp kiểm soát bệnh TMH ở học sinh nhằm nâng cao sức khỏe cũng như chất lượng học tập cho các em. Kết quả nghiên cứu tại bảng 6 cho thấy học sinh mắc bệnh về họng chiếm tỷ lệ cao nhất (48,7%), tiếp đến là bệnh lý mũi xoang (40,4%) và thấp nhất là mắc các bệnh về tai (1,1%). Kết quả này phù hợp với cơ cấu nhóm bệnh TMH trong nghiên cứu của Trần Duy Ninh với học sinh các dân tộc vùng Đông Bắc và Tây Bắc [4], nghiên cứu của Vũ Văn Minh ở người dân tộc Tày tỉnh Thái Nguyên [5] và nghiên cứu của Nguyễn Thị Thái Hà ở học sinh trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên [1]. Kết quả nghiên cứu các bệnh lý về tai tại bảng 7 cho thấy: tỷ lệ mắc các bệnh về tai của học sinh PTTH dân tộc Mường là 1,1%. Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu trên học sinh phổ thông cơ sở của Nguyễn Thị Thái Hà (2014) [1], tỷ lệ mắc các bệnh lý về tai là 5,9%. Kết quả của chúng tôi tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Thế Hiền (2004) trên 2305 người dân tại tỉnh Cà Mau ở độ tuổi từ 16 - 70 (tỷ lệ mắc bệnh lý về tai chiếm 1,6%) [2]. Kết quả nghiên cứu tại bảng 8 cho thấy: bệnh viêm mũi xoang dị ứng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh mũi xoang (16,4%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phùng Minh Lương năm 2010 [3], tỷ lệ bệnh viêm mũi dị ứng ở cộng đồng dân tộc Ê Đê các lứa tuổi là 12,9%. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của 66
  6. Nguyễn Thị Thái Hà ở cùng thời điểm giao mùa (Xuân - Hè) (2014) [1] với tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi di ứng của học sinh trung học cơ sở tại Thái Nguyên là 9,6%. Kết quả nghiên cứu tại bảng 9 cho thấy: tỷ lệ mắc các bệnh về họng của học sinh là 48,7%, cao nhất trong các bệnh TMH. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thái Hà (2014) [1], tỷ lệ mắc các bệnh về họng của học sinh trung học cơ sở các dân tộc khác là 54,1%. Các bệnh thường gặp về họng là: viêm họng mạn tính (26,1%), viêm amidan mạn tính (16,2%), viêm amidan cấp tính (14,4%) và viêm họng cấp (14,1%). Ở lứa tuổi này học sinh bị viêm amidan, viêm họng dễ có nguy cơ gây các biến chứng ở tim, khớp và thận nếu không được điều trị. Điều đáng quan tâm là thời điểm thăm khám vào cuối năm học, các em học sinh phải chuẩn bị cho các kỳ thi nên bệnh chưa được quan tâm. Vì vậy đòi hỏi vai trò của người cán bộ y tế trong các trường học tư vấn cho các bậc phụ huynh quan tâm điều trị các bệnh cấp tính, đồng thời tư vấn điều trị các bệnh mạn tính cho các em trong kỳ nghỉ hè. KẾT LUẬN Học sinh phổ thông trung học dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình có tỷ lệ mắc bệnh Tai mũi họng khá cao (68,4%); học sinh nam có tỷ lệ mắc cao hơn so với học sinh nữ (p
  7. STATUS OF OTOLARNYGOLOGICAL DISEASES AMONG MUONG HIGH SCHOOL PUPILS IN HOA BINH PROVINCE IN 2015 Chu Thi Hoai*, Tran Duy Ninh** * ** Hoa Binh General Hospital; Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy SUMMARY Objectives: To describe the current situation of ENT diseases among high school students with Muong ethnic minority in Hoa Binh province. Methods: A cross- sectional study was conducted randomly on 758 students with Muong ethnic minority background in three high schools in Hoa Binh province. ENT diseases were diagnosed by endoscopic examination and international standard classification. Results: We found a high incidence of ENT diseases in high school students from Muong ethnic minority in Hoa Binh province (68.4%); There were more male students than female ones have ENT diseases (p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2