intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng chính sách tiền tệ năm 2023

Chia sẻ: Tư Khấu Quân Tường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

24
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thực trạng chính sách tiền tệ năm 2023" nhằm đánh giá thực trạng công tác điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) năm 2023. Kết quả cho thấy, NHNN đã khá chủ động, linh hoạt trong công tác điều hành CSTT. Lãi suất chính sách đã được NHNN điều chỉnh bốn lần theo hướng giảm nhằm hạ mặt bằng lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn… Thông tư số 02/2023/TT/NHNN và Thông tư số 03/2023/TT/NHNN ngày 23/4/2023 của NHNN đã giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng chính sách tiền tệ năm 2023

  1. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 31. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2023 PGS.TS. Hà Quỳnh Hoa* Tóm tắt Bài viết nhằm đánh giá thực trạng công tác điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) năm 2023. Kết quả cho thấy, NHNN đã khá chủ động, linh hoạt trong công tác điều hành CSTT. Lãi suất chính sách đã được NHNN điều chỉnh bốn lần theo hướng giảm nhằm hạ mặt bằng lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn… Thông tư số 02/2023/TT/NHNN và Thông tư số 03/2023/TT/NHNN ngày 23/4/2023 của NHNN đã giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Tăng trưởng tín dụng năm 2023 đạt 13,71% nhưng tốc độ tăng qua các tháng không bền vững cho thấy sự phục hồi chưa chắc chắn của các doanh nghiệp. Cung tiền tăng 10,03%, cao hơn so với năm 2022 và tăng sốc của tín dụng tháng 12/2023 có thể là cú huých cho tăng trưởng năm 2024. Tuy nhiên, năm 2024 với một số yếu tố ảnh hưởng tới lạm phát như tăng lương và giá một số hàng hóa điều chỉnh tăng theo lộ trình, lạm phát năm 2024 sẽ có nhiều áp lực đòi hỏi sự điều hành linh hoạt của NHNN với sự giám sát chặt chẽ các tín hiệu giá cả trên thị trường. Từ khóa: chính sách tiền tệ, lãi suất điều hành, tín dụng, cung tiền, tăng trưởng, lạm phát 1. GIỚI THIỆU Năm 2023 khép lại khi kinh tế Việt Nam có xu hướng phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo, nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực đạt được mục tiêu đề ra và tiếp tục là điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, khó khăn nhiều hơn thuận lợi, nhưng kinh tế của Việt Nam năm 2023 vẫn duy trì được đà tăng trưởng tích cực, quý sau cao hơn * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 429
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA quý trước (quý I tăng 3,41%; quý II tăng 4,25%; quý III tăng 5,47%; quý IV tăng 6,72%). Tính chung cả năm 2023, GDP của Việt Nam tăng 5,05% so với năm trước. Kết quả này có được là nhờ sự phối hợp trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, trong đó có vai trò không thể thiếu của NHNN trong công tác điều hành CSTT. Bài viết này nhằm đánh giá thực trạng CSTT của Việt Nam năm 2023 với bố cục như sau: ngoài phần Giới thiệu, bài viết được chia thành ba phần: (i) Điều hành CSTT năm 2023; (ii) Đánh giá tác động của CSTT năm 2023; (iii) Kết luận và khuyến nghị chính sách. 2. ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2023 2.1. Điều chỉnh lãi suất điều hành Lãi suất chiết khấu và lãi suất tái chiết khấu trong năm 2023 tiếp tục được NHNN điều chỉnh nhằm thích ứng với tình hình kinh tế vĩ mô. Hình 1 dưới đây cho thấy, NHNN đã thực hiện điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn bốn lần, điều chỉnh lãi suất chiết khấu hai lần. Trong hơn hai tháng đầu năm 2023, NHNN giữ nguyên các mức lãi suất điều hành so với năm 2022 trong bối cảnh mặt bằng lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao nhằm đối phó với tình trạng lạm phát ở các nước vẫn phức tạp. Tuy vậy, lạm phát trong nước vẫn ở mức thấp và được kiểm soát nên để thực hiện chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân trong các tháng đầu năm 2023, NHNN liên tục giảm lãi suất điều hành từ tháng 3 đến tháng 6.  Qua bốn lần công bố điều chỉnh lãi suất điều hành, lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu đều giảm 1,5 điểm phần trăm so với cuối năm 2022.   Hình 1. Lãi suất tái chiếu khấu và lãi suất tái cấp vốn (%/năm) 7 6.5 6.25 6 6 6 6 5.5 5 5 5 5 4.5 4.25 4.5 4.5 4.5 4 4 4 3.5 3.5 3.5 3.5 3.5 3 3 3 2.5 2 1 0 Lãi suất tái chiết khấu (%/năm) Lãi suất tái cấp vốn (%/năm) Nguồn: NHNN 12 10.7 10 9.65 9.61 8 7.63 6.68 6 6.23 5.9 5.02 430 4 3.33 2 0.51 0
  3. 1 0 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Lãi suất tái chiết khấu (%/năm) Lãi suất tái cấp vốn (%/năm) Hình 2. Lãi suất bình quân liên ngân hàng (%/năm) 12 10.7 10 9.65 9.61 8 7.63 6.68 6 6.23 5.9 5.02 4 3.33 2 0.51 0 Mar-22 Apr-22 Jun-22 Jul-22 Aug-22 Oct-22 Mar-23 Apr-23 Jun-23 Jul-23 Aug-23 Oct-23 May-22 Jan-22 Feb-22 Sep-22 Nov-22 Dec-22 May-23 Jan-23 Feb-23 Sep-23 Nov-23 Dec-23 Lãi suất bình quân liên ngân hàng qua đêm Lãi suất bình quân liên ngân hàng 1 tuần Lãi suất bình quân liên ngân hàng 2 tuần Lãi suất bình quân liên ngân hàng 1 tháng Lãi suất bình quân liên ngân hàng 3 tháng Lãi suất bình quân liên ngân hàng 6 tháng Lãi suất bình quân liên ngân hàng 9 tháng Nguồn: NHNN Mặt bằng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm (Hình 2) cùng với lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng (Hình 3). Lãi suất huy động kỳ hạn 1 - 6 tháng giảm nhiều nhất khoảng 2 điểm phần trăm, từ mức cao nhất 5,9% giảm xuống chỉ còn 3,8%/năm.  Hình 3. Lãi suất huy động cao nhất (%/năm) 10.00% 8.80% 9.00% 8.50% 8.30% 8.00% 7.10% 7.00% 6.00% 5.90% 5.00% 4.00% 3.80% 3.00% 2.00% 1.00% 0.60% 0.20% 0.00% Jan-22 May-22 Nov-22 Nov-23 Feb-22 Mar-22 Apr-22 Jun-22 Dec-22 Jan-23 Jul-22 Feb-23 Mar-23 May-23 Apr-23 Jun-23 Aug-22 Sep-22 Oct-22 Jul-23 Aug-23 Sep-23 Oct-23 LSHĐ_VND - Kỳ hạn < 1 tháng LSHĐ_VND - Kỳ hạn 6 - 12 tháng LSHĐ_VND - Kỳ hạn 1 - 6 tháng LSHĐ_VND - Kỳ hạn > 12 tháng Nguồn: NHNN Theo đà giảm của lãi suất huy động, lãi suất cho vay cũng có xu hướng giảm trong năm 2023 (Hình 4). Lãi suất cho vay thấp nhất đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường giảm 1,5 điểm phần trăm so với đầu năm 2023, tạo điều kiện giảm chi phí vay vốn của các doanh nghiệp. 5.80% 5.50% 431 4.80%
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 4. Lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh thông thường cao nhất 5.80% 5.50% 4.80% 4.50% 4.40% 4.30% 4.00% 3.80% Mar-22 Apr-22 Jun-22 Apr-23 Jul-22 Oct-22 Mar-23 Jun-23 Aug-22 Jul-23 Oct-23 Aug-23 May-22 Jan-22 Feb-22 Sep-22 Nov-22 Dec-22 May-23 Jan-23 Feb-23 Sep-23 Nov-23 LSCVNH - Cho vay SXKD thông thường (Nhóm NHTM NN) - Thấp nhất (M) LSCVNH - Cho vay SXKD thông thường (Nhóm NHTM CP) - Thấp nhất (M) Nguồn: NHNN 2.2. Ban hành Thông tư số 02/2023/TT-NHNN và Thông tư số 03/2023/TT-NHNN Đầu năm 2023, trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tác động tiêu cực đến người dân, doanh nghiệp cũng như các hoạt động xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng và nền kinh tế, NHNN đã ban hành hai thông tư ngày 23/4/2023 sau: 1) Thông tư số 02/2023/TT-NHNN về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD) chủ động cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với một số điều kiện cụ thể trong thời hạn một năm kể từ ngày được cơ cấu lại nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn về tài chính, vốn hiện nay, trên cơ sở đánh giá thực trạng khách hàng, khả năng trả nợ, năng lực tài chính của TCTD, qua đó giúp bên vay vượt qua khó khăn, thách thức để tiếp tục sản xuất, kinh doanh, đầu tư và tiêu dùng… Thông tư này có hiệu lực đến hết tháng 6/2024. Thực tiễn cho thấy, Thông tư số 02/2023/TT-NHNN giúp các doanh nghiệp, bên vay (gồm cả vay tiêu dùng) giảm áp lực tài chính, áp lực trả nợ và nợ xấu khi được cơ cấu lại và không phải chuyển nhóm nợ, đồng thời tiếp tục được tiếp cận vốn vay mới (do được giữ nguyên nhóm nợ), giúp doanh nghiệp, bên vay có nguồn vốn duy trì sản xuất, kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng, qua đó góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và tiếp theo. Thông tư số 02/2023/TT-NHNN cho phép các TCTD cơ cấu lại nợ, không chuyển nhóm nợ đối với một số doanh nghiệp, bên vay với điều kiện và thời hạn nêu trên, qua đó góp phần giảm một phần áp lực nợ xấu và duy trì cho vay đối với doanh nghiệp, bên vay được cơ cấu lại. Đồng thời, nhằm đảm bảo đánh giá sát tình hình nợ và có nguồn lực xử lý nợ xấu (nếu xảy ra), các TCTD vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng bổ sung theo lộ trình (50% năm 2023 và đủ 100% đến hết năm 2024), có phần bớt áp lực trích lập dự phòng rủi ro. 432
  5. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 2) Thông tư số 03/2023/TT-NHNN về việc ngưng hiệu lực thi hành của khoản 11 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 quy định việc tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) Thông tư số 03/2023/TT-NHNN có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2023, cho phép các TCTD được mua lại TPDN đã bán trước đó (mà không cần chờ sau một năm như quy định cũ). Điều khoản này hỗ trợ các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp phát hành TPDN có dòng tiền để xử lý một phần lượng TPDN đáo hạn trong năm 2023 (tập trung vào quý II và quý IV). Qua đó, doanh nghiệp có thể dùng nguồn vốn đang có để duy trì sản xuất, kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng, vượt qua khó khăn, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải có tình hình tài chính và sản xuất, kinh doanh khá lành mạnh và tùy thuộc vào đánh giá, khẩu vị rủi ro và năng lực tài chính của các TCTD thì doanh nghiệp phát hành trái phiếu mới được TCTD hỗ trợ theo cách này. Hiệu lực của Thông tư số 03/2023/TT-NHNN chỉ kéo dài đến hết năm 2023. Do đó, các TCTD chỉ tập trung giải quyết những lô trái phiếu đã/đang đáo hạn trước mắt nhằm giải tỏa áp lực nợ. Do vậy, đây chỉ là giải pháp tạm thời, ít tạo ra thanh khoản thực cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Thông tư số 03/2023/TT-NHNN, vì vậy, đã vô tình tạo tiền lệ xấu cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp khi ngân hàng đứng ra thanh toán thay cho doanh nghiệp, vì nếu trái phiếu lại quay lại sở hữu bởi ngân hàng, nó sẽ mang bản chất của hoạt động tín dụng thay vì hoạt động trái phiếu của thị trường vốn. Điều này làm gia tăng rủi ro tập trung trong ngắn hạn đối với hệ thống, song sẽ giúp thị trường bình ổn trong dài hạn. 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 3.1. Hoạt động tín dụng và cung tiền Với sự phản ứng kịp thời của NHNN trong năm 2023, tăng trưởng tín dụng so với năm 2022 cũng không có sự khác biệt. Tăng trưởng tín dụng năm 2023 và 2022 lần lượt đạt 13,72% và 14,17% so với cuối năm liền trước. Tuy nhiên, khi phân tích sự tăng trưởng tín dụng theo tháng (Hình 5) thì sự gia tăng của năm 2022 là ổn định trong cả năm. Điều này khác với tình hình tăng trưởng tín dụng năm 2023. Kết thúc tháng 11 năm 2023, tăng trưởng tín dụng (9,19%) còn thấp hơn so với 6 tháng đầu năm 2022 (9,43%). Tuy vậy, với sự chỉ đạo của NHNN và Chính phủ trong việc nới lỏng điều kiện cho vay và lãi suất tín dụng, tháng 12/2023, tăng trưởng tín dụng đã bứt phá. Riêng tháng 12/2023, tín dụng đã tăng 4,53 điểm phần trăm, gần bằng tỷ lệ tăng của cả sáu tháng đầu năm. Như vậy, từ sự tăng trưởng “sốc” của tháng 12/2023 chuyển sang trạng thái giảm tốc của tháng 01/2024, có thể được giải thích bằng sự nới lỏng và cố gắng đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng của các TCTD cho năm tài khóa 2023. Tuy nhiên, do hoạt động kinh tế chưa có sự phục hồi vững chắc nên tốc độ tăng trưởng tín dụng là chưa bền vững. 433
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 5. Tốc độ tăng trưởng tín dụng so với cuối năm liền trước (%) 16.00% 14.00% 12.00% 10.00% 8.00% 6.00% 4.00% 2.00% 0.00% T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 2023 0.10% 0.85% 2.58% 3.03% 3.27% 4.73% 4.54% 5.57% 6.96% 7.41% 9.19% 13.71% 2022 2.49% 2.65% 5.97% 7.24% 8.09% 9.44% 9.55% 9.98% 11.05% 11.62% 12.01% 14.18% 2023 2022 Nguồn: NHNN Tại Hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng năm 2024 vào sáng ngày 20/02/2024 do NHNN tổ chức, các ngân hàng thương mại đã kiến nghị được gia hạn thêm Thông tư số 02/2023/TT-NHNN từ sáu tháng đến một năm, thay vì đến hạn là 30/6/2024. Các NHTM đều cho rằng, trước bối cảnh kinh tế khó khăn, sức cầu thị trường còn yếu đã tác động lên khả năng trả nợ của khách hàng và nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tháng 01/2024, tăng trưởng tín dụng đã giảm 0,6% so với cuối năm 2023, đây là tháng có sự suy giảm về tín dụng cho toàn nền kinh tế - điều này không xảy ra kể cả khi nền kinh tế bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 (tốc độ tăng trưởng tín dụng tháng 01 năm 2020, 2021 và 2022 lần lượt là 0,1%; 0,76% và 2,49% so với cuối năm liền trước). Diễn biến này có phần ngược chiều với con số tăng trưởng tín dụng tăng mạnh trong tháng 12/2023 và ngược với quyết tâm đẩy nhanh tín dụng của cơ quan điều hành ngay từ đầu năm 2024. Tổng phương tiện thanh toán năm 2023 tăng 10,03% so với cuối năm 2022, cao hơn hẳn số liệu của cùng kỳ năm trước (6,15%), tạo nguồn vốn thúc đẩy chi tiêu và sản xuất của nền kinh tế. Hình 6. Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán so với cuối năm liền trước 12.00% 10.00% 8.00% 6.00% 4.00% 2.00% 0.00% T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 2022 2.59% 1.81% 3.45% 3.50% 3.33% 3.78% 3.18% 2.68% 3.21% 3.08% 3.55% 6.15% 2023 0.79% 0.32% 1.32% 1.71% 2.05% 3.71% 2.91% 4.04% 5.62% 5.96% 7.92% 10.03% Nguồn: NHNN 434
  7. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Về cấu phần của tổng phương tiện thanh toán (Hình 7), cũng giống như các năm, tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 40% tổng phương tiện thanh toán). Năm 2023, tỷ lệ này có tăng hơn so với năm 2022 nhưng vẫn ở mức trung bình của các năm. Qua đó, dù giá trị tuyệt đối về số tiền VNĐ mà người dân và tổ chức kinh tế gửi ở các ngân hàng thương mại là lớn (khoảng 13 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2023) nhưng con số này vẫn phản ánh sự hoạt động bình thường của thị trường tiền tệ. Hình 7. Cấu phần của tổng phương tiện thanh toán giai đoạn 2019 - 2023 (%) 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 2019 2020 2021 2022 2023 Tiền mặt ngoài ngân hàng so với 16.8 17.7 18.1 17.9 16.6 M2 (bình quân 12 tháng) Tiền gửi của các tổ chức kinh tế so 35.6 37.1 40.3 41.7 40.3 với M2 (bình quân 12 tháng) Tiền gửi của dân cư so với M2 47.6 45.2 41.6 40.4 43.1 (bình quân 12 tháng) Nguồn: NHNN 3.2. Tăng trưởng kinh tế Theo công bố của Tổng cục Thống kê ngày 29/12/2023, tăng trưởng kinh tế ước đạt 5,05%. Kinh tế Việt Nam năm 2023 mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, linh hoạt, quyết liệt, sát sao chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương cùng với sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế. Nhờ đó, kinh tế nước ta vẫn đạt được kết quả khả quan cho thấy nền kinh tế tiếp tục có xu hướng phục hồi với mức tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước (Hình 8). Tăng trưởng kinh tế 4 quý năm 2023 lần lượt là: 3,41%, 4,25%, 5,47% và 6,72%. Kết quả này cho thấy sự nỗ lực cao trong điều hành của Chính phủ trước bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều có mức tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng, lạm phát đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, nợ công thế giới đã tăng, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine phức tạp, bất ổn địa chính trị, an ninh lương thực, thiên tai, biến đổi khí hậu... 435
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 8. Tăng trưởng kinh tế theo quý giai đoạn 2019 - 2023 15% 13.71% 10% 6.97% 6.72% 5.92% 5.22% 4.48% 5% 3.41% 0% 2019 2020 2021 2022 2023 -5% -10% Q1 Q2 Q3 Q4 Nguồn: Tổng cục Thống kê Theo Tổng cục Thống kê, nếu tính đóng góp vào tăng trưởng kinh tế năm 2023 theo các ngành thì khu vực Dịch vụ đóng góp lớn nhất với 3,25 điểm phần trăm, Công nghiệp và Xây dựng là 1,51 điểm phần trăm và thấp nhất là khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản đóng góp 0,46 điểm phần trăm tăng trưởng. Đóng góp lớn của ngành Dịch vụ đối với tăng trưởng được thể hiện ngay từ quý I/2023 (Hình 9), giá trị gia tăng (VA) của ngành này đều tăng xấp xỉ 6,8%, trong khi ngành Nông, Lâm và Thủy sản chỉ là 3,8%, Công nghiệp và Xây dựng là 3,5%. Điều này phản ánh thực tiễn về sự phục hồi của những ngành nghề sau ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Hình 9. Tốc độ tăng VA theo quý của các ngành năm 2023 (%) 8 7 6 5 4 3 2 1 0 -1 Q1 Q2 Q3 Q4 Dịch vụ 6.86 6.65 6.43 7.29 Nông, lâm nghiệp và 2.92 3.85 4.3 4.13 thủy sản Công nghiệp và xây -0.34 1.95 5.16 7.35 dựng Nguồn: Tổng cục Thống kê 3.3. Lạm phát Năm 2023, lạm phát bình quân của Việt Nam tăng 3,25% (thấp hơn mục tiêu do Quốc hội đề ra là 4,5%). Năm 2023 là năm thứ 12 liên tiếp lạm phát duy trì ở mức một con số, góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài vào đồng nội tệ và môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Thành quả này 436
  9. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI là nhờ sự phối hợp đồng bộ giữa CSTT và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, giữa các Bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương trong công tác quản lý, điều hành giá, đảm bảo cân đối cung, cầu và lưu thông các mặt hàng trên thị trường, sự phản ứng chủ động, linh hoạt, kịp thời của các cơ quan chức năng trước những diễn biến mới từ thị trường quốc tế và nội địa.  Lạm phát trong nước giữ ở mức thấp có một nguyên nhân từ thị trường thế giới là giá xăng dầu, bình quân giá xăng dầu trong nước năm 2023 giảm 11,02% so với năm trước, giá gas giảm 6,94%. Chỉ số giá nhóm xăng dầu so với cùng kỳ năm trước liên tục giảm, từ mức giảm 7,08% trong tháng 01/2023 đã giảm mạnh 31,73% trong tháng 6/2023, sau đó mức giảm thấp dần, và đến tháng 12, giá xăng dầu đã tăng 2,03% so với cùng kỳ năm trước, qua đó, kiềm chế tốc độ tăng của CPI. So với cùng kỳ năm trước, CPI các tháng đầu năm có xu hướng giảm dần, từ tháng 7 có xu hướng tăng trở lại (CPI tháng 1 tăng cao nhất với 4,89%, sau đó giảm dần đến tháng 6 - mức tăng chỉ còn 2%, đến tháng 12 tăng 3,58%). 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Chính sách tiền tệ năm 2023 có thể được coi là thành công trong việc điều hành kinh tế vĩ mô, mặc dù tăng trưởng kinh tế không đạt kỳ vọng nhưng vẫn là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Năm 2024, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6 - 6,5% và lạm phát khoảng 4 - 4,5% (Nghị quyết số 103/2023/QH15), NHNN cần tiếp tục điều hành lãi suất theo hướng ổn định ở mức thấp nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định lạm phát, tỷ giá; kéo dài thời gian hiệu lực của Thông tư số 02/2023/TT-NHNN nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn; kiểm soát hoạt động tín dụng hướng trọng tâm vào hoạt động sản xuất vật chất và tránh các lĩnh vực rủi ro. NHNN cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành khác trong ổn định kinh tế vĩ mô nhằm tránh ảnh hưởng sốc đến giá cả khi giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý được điều chỉnh theo lộ trình (chi phí về y tế, học phí…), tăng lương (từ ngày 01/7/2024), nền kinh tế thế giới phục hồi gây áp lực lạm phát cầu kéo… TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội (2023), Nghị quyết số 103/2023/QH15 ngày 09/11/2023 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. 2. Ngân hàng Nhà nước (2023), Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. 3. Ngân hàng Nhà nước (2023), Thông tư số 03/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 quy định ngưng hiệu lực thi hành của khoản 11 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 của Thống đốc NHNN quy định việc tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp. 437
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1