intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng chức năng thăng bằng ở bệnh nhân sau đột quỵ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đột quỵ gây ra nhiều khiếm khuyết, là thách thức không nhỏ cho các nhà thực hành lâm sàng chuyên ngành Phục hồi chức năng. Người bệnh sống sót sau đột quỵ thường gặp các rối loạn như: Vận động, cảm giác, tri giác nhận thức, nuốt, ngôn ngữ trong đó rối loạn thăng bằng là một trong những rối loạn về vận động thường gặp. Bài viết trình bày đánh giá thực trạng chức năng thăng bằng sau đột quỵ não.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng chức năng thăng bằng ở bệnh nhân sau đột quỵ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp

  1. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 539 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2024 THỰC TRẠNG CHỨC NĂNG THĂNG BẰNG Ở BỆNH NHÂN SAU ĐỘT QUỴ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT TIỆP Nguyễn Thi Huệ1, Bùi Thị Bích Ngọc1 TÓM TẮT 49 Từ khóa: Đột quỵ, thăng bằng. Đột quỵ gây ra nhiều khiếm khuyết, là thách thức không nhỏ cho các nhà thực hành lâm sàng SUMMARY chuyên ngành Phục hồi chức năng. Người bệnh STATUS OF BALANCE FUNCTION sống sót sau đột quỵ thường gặp các rối loạn POSTSTROKE AT HUU NGHI VIET như: vận động, cảm giác, tri giác nhận thức, TIEP HOSPITAL nuốt, ngôn ngữ… trong đó rối loạn thăng bằng là Stroke causes many disabilities, presenting a một trong những rối loạn về vận động thường significant challenge for clinical practitioners gặp. Mục tiêu: đánh giá thực trạng chức năng specializing in Rehabilitation. Patients who thăng bằng sau đột quỵ não. Đối tượng và survive a stroke often experience disorders such phương pháp nghiên cứu: gồm 32 bệnh nhân as: movement, sensation, cognitive perception, (BN) được chẩn đoán đột quỵ não và điều trị tại swallowing, aphasia... in which balance disorder Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Hữu nghị is one of the common movement disorders. Việt Tiệp từ tháng 11/2022 đến hết tháng 5/2023. Aims: evaluate the status of balance function Nghiên cứu tập trung vào đánh giá chức năng poststroke. Subjects and methods: including 32 thăng bằng bằng thang điểm Berg balance Scale patients diagnosed with stroke and treated at the (BBS), khả năng đi theo thang điểm Functional Rehabilitation Department – Huu Nghi Viet Tiep Ambulation Categories (FAC) và một số yếu tố Hospital from November 2022 to the end of May liên quan. Kết quả: Tất cả các BN trong nghiên 2023. The study focuses on assessing balance cứu đều suy giảm chức năng thăng bằng với function using the Berg Balance Scale (BBS), nguy cơ ngã ở các mức độ khác nhau, điểm BBS walking ability according to the Functional trung bình là 21,9 ± 3,1 và 78,1% BN đi phụ Ambulation Categories (FAC) scale and some thuộc. Có mối liên quan giữa tuổi, bên liệt, thời related factors. Results: All patients in the study gian đột quỵ, loại đột quỵ với nguy cơ ngã và group had impaired balance function with không tìm thấy mối liên quan giữa giới và nguy varying risk of falls, the average BBS score was cơ ngã. Kết luận: Sau đột quỵ não BN suy giảm 21.9 ± 3.1 and 78.1% of patients walked chức năng thăng bằng làm tăng nguy cơ ngã. independently. There was a relationship between age, side of paralysis, stroke time, stroke type and the risk of falling and no relationship was 1 Bộ môn Phục hồi chức năng - Trường Đại học Y found between gender and the risk of falling. Dược Hải Phòng Conclusion: Stroke causes patients to have Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Huệ impaired balance function and increases the risk Email: ngthue@hpmu.edu.vn of falling. Ngày nhận bài: 28/2/2024 Keywords: Stroke, balance. Ngày phản biện khoa học: 4/3/2024 Ngày duyệt bài: 13/5/2024 357
  2. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG NĂM 2024 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Mô tả chức năng thăng bằng ở bệnh Đột quỵ não gây ra nhiều khiếm khuyết, nhân sau đột quỵ não bằng thang điểm thăng là thách thức không nhỏ cho các nhà thực bằng Berg (Berg Balance Scale). hành lâm sàng chuyên ngành Phục hồi chức 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến suy năng. Người bệnh sống sót sau đột quỵ giảm chức năng thăng bằng ở bệnh nhân sau thường gặp các rối loạn như: vận động, cảm đột quỵ não. giác, tri giác nhận thức, nuốt, ngôn ngữ… trong đó rối loạn thăng bằng là một trong II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU những rối loạn về vận động thường gặp. 2.1. Đối tượng nghiên cứu Trong giai đoạn cấp tính của đột quỵ, trên BN được chẩn đoán xác định đột quỵ não 80% đối tượng có biểu hiện rối loạn thăng và được điều trị tại Khoa Phục hồi chức năng bằng. Đây là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến té – Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp trong thời ngã, tỷ lệ té ngã ở người bệnh đột quỵ có thể gian từ tháng 11/2022 đến hết tháng 5/2023 tăng lên 73% trong 6 tháng sau đột quỵ [1]. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn Té ngã gây ra những hậu quả nặng nề như + BN đủ tiêu chuẩn chẩn đoán đột quỵ chấn thương, tàn tật, suy giảm chức năng não thậm chí là tử vong, làm cho người bệnh ảnh + Điều trị tại khoa Phục hồi chức năng – hưởng nặng nề tới tâm lí, giảm chất lượng Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cuộc sống của người bệnh và tăng chi phí + Điểm đánh giá nhận thức MoCA ≥ 18 điều trị. điểm Có nhiều phương pháp để đánh giá rối + Gia đình và BN đồng ý tham gia loạn thăng bằng và nguy cơ té ngã như bài nghiên cứu kiểm tra đứng lên và đi (Timed Up and Go 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ Test), bài kiểm tra thăng bằng Berg (Berg + BN suy giảm chức năng thăng bằng Balance Scale - BBS), bài kiểm tra thăng trước đó do các nguyên nhân như: chấn bằng và dáng đi Tinetti (Tinetti Gait and thương sọ não, u não, Parkinson, rối loạn Balance Test). Các bài kiểm tra này đánh giá tiền đình, hội chứng tiểu não, dị tật chi dưới, các thông số khác nhau trong đó bài kiểm tra bệnh lý cơ xương khớp… BBS đánh giá được thăng bằng tĩnh, động và + Đang bị chấn thương hoặc sau phẫu đơn giản. Lượng giá thăng bằng sớm để phát thuật chỉnh hình chi dưới hiện những rối loạn thăng bằng và xác định + Suy giảm thị lực nghiêm trọng yếu tố liên quan đến thăng bằng giúp cho bác 2.2. Phương pháp nghiên cứu sĩ xây dựng kế hoạch điều trị và phục hồi 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu chức năng. Tuy nhiên, hiện nay thực sự chưa mô tả cắt ngang có nhiều nghiên cứu về vấn đề này vì vậy 2.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu: chọn mẫu chúng tôi tiến hành: “Thực trạng chức năng thuận tiện. Chúng tôi đã chọn được 32 BN thăng bằng ở bệnh nhân sau đột quỵ não đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp” với hai 2.2.3. Các biến số nghiên cứu mục tiêu: - Đặc điểm chung: tuổi, giới, vị trí bên liệt, thời gian bị đột quỵ, loại đột quỵ 358
  3. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 539 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2024 - Đánh giá thăng bằng bằng thang điểm - Đánh giá một số yếu tố liên quan thăng bằng Berg gồm 14 mục. đến suy giảm chức năng thăng bằng: tuổi, Phân loại : 41-56: nguy cơ ngã thấp giới, vị trí bên liệt, thời gian bị đột quỵ. 21-40: nguy cơ ngã trung bình 2.3. Quy trình nghiên cứu 0-20: nguy cơ ngã cao Bước 1: Tiến hành chọn BN theo tiêu - Đánh giá khả năng đi FAC (Functional chuẩn. Ambulation Categories) Bước 2: Thu thập các thông tin chung Không chức năng đi: 0 điểm của BN từ hồ sơ bệnh án, tiếp xúc và khám Phụ thuộc mức độ 2: 1 điểm BN, khai thác thông tin về đặc điểm nhân Phụ thuộc mức 1: 2 điểm sinh xã hội của BN, các triệu chứng lâm Phụ thuộc giám sát: 3 điểm sàng. Độc lập mức nền phẳng: 4 điểm Bước 3: Lượng giá khả năng thăng bằng Độc lập hoàn toàn: 5 điểm bằng thang đo lường thăng bằng Berg 2.4. Xử lí số liệu Nghiên cứu sử dụng SPSS 16.0. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Phân bố BN theo nhóm tuổi, giới và bên liệt Đặc điểm Số BN (n) Tỉ lệ (%) < 60 7 21,8 Nhóm tuổi ≥ 60 25 78,2 Nam 18 56,3 Giới Nữ 14 43,7 Phải 24 75 Bên liệt Trái 8 25 Nhận xét: - Tuổi trung bình (TB) 63,6 ± 9,8. Nhóm tuổi ≥ 60 chiếm tỉ lệ cao chiếm 78,2%. - Nam giới có 18 BN chiếm tỉ lệ 56,3% cao hơn nữ giới. Tỉ lệ nam/nữ là 1,38. - Tỉ lệ BN liệt nửa người bên phải chiếm tỉ lệ 75%, bên trái chiếm 25 %. Bảng 3.2. Phân bố thời gian đột quỵ (tuần) Thời gian đột quỵ Số BN (n) Tỉ lệ (%) ≤ 12 tuần 28 87,5 >12 tuần 4 12,5 Nhận xét: Thời gian đột quỵ trong nhóm nghiên cứu chủ yếu ≤12 tuần với tỉ lệ 87,5% Bảng 3.3. Phân loại đột quỵ Loại đột quỵ Số BN (n) Tỉ lệ (%) Xuất huyết não 3 9,4 Nhồi máu não 29 90,6 Nhận xét: Trong 32 BN nghiên cứu, đột quỵ nhồi máu não chiếm tỉ lệ cao với 90,6% 359
  4. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG NĂM 2024 3.2. Kết quả thăng bằng ở BN đột quỵ Bảng 3.4. Đặc điểm chức năng thăng bằng ở BN đột quỵ theo thang điểm BBS Phân loại chức năng thăng bằng Số BN Tỉ lệ (%) Điểm BBS (X ± SD) Không suy giảm chức năng thăng bằng 0 0 Suy giảm với nguy cơ ngã thấp 5 15,6 43,1±2,7 Suy giảm với nguy cơ ngã trung bình 10 31,2 24,4±3,8 Suy giảm với nguy cơ ngã cao 17 53,2 14,3±2,1 X ± SD: 21,9 ± 3,1 Nhận xét: Trong 32 BN nghiên cứu, tất cả các BN đều có suy giảm chức năng thăng bằng với các nguy cơ ngã với các mức độ khác nhau với điểm BBS trung bình là 21,9 ± 3,1. Bảng 3.5. Khả năng đi theo FAC Điểm FAC Số BN Tỉ lệ (%) 0 4 12,5 1 10 31,2 2 8 25 3 7 21,9 4 3 9,4 Nhận xét: Trong 32 BN nghiên cứu, 78,1% BN đi phụ thuộcvà không có BN đi độc lập hoàn toàn Bảng 3.6. Điểm thăng bằng BBS theo đặc điểm BN Đặc điểm Điểm thăng bằng BBS (X ± SD) p 0,05 Trái 23,1 ± 1,8 Thời gian đột quỵ ≤12 18,3 ± 3,2 p12 23,9 ± 2,5 Xuất huyết não 16,5 ± 2,2 Loại đột quỵ p
  5. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 539 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2024 Bảng 3.7. Một số mối liên quan với nguy cơ ngã theo BBS Nguy cơ ngã theo BBS Đặc điểm p Cao (%) TB (%) Thấp (%)
  6. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG NĂM 2024 Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, điểm BBS lúc nhập viện có liên quan đáng tất cả BN sau đột quỵ đều suy giảm chức kể đến khả năng té ngã. Hơn nữa, sử dụng năng thăng bằng ở các mức độ khác nhau điểm BBS đáng kể để phân loại người ngã và dẫn đến nguy cơ ngã. Những người bị đột người không ngã có độ chính xác là 81,1%. quỵ có nguy cơ té ngã cao và tỷ lệ cao nhất Trong nghiên cứu của Đỗ Thị Hương Minh (37–73%) [5] dường như xảy ra trong vòng [3] có điểm BBS trung bình là 29.42± 6.8 sáu tháng đầu sau khi xuất viện. Một số còn nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng điểm nghiên cứu đã điều tra các yếu tố nguy cơ thăng bằng trung bình lúc vào viện là thấp gây té ngã ở những người sống sót sau đột hơn với điểm BBS trung bình là 21,9± 3,1 có quỵ tại cộng đồng; chỉ một số ít ghi lại hậu thể do sự khác biệt trong nhóm nghiên cứu quả của việc ngã ngoài chấn thương. Ngã có được thực hiện ở đối tượng tuổi cao, nên khi thể để lại di chứng tâm lý, chẳng hạn như sợ bị bệnh thì tình trạng yếu liệt cơ, rối loạn té ngã, được báo cáo ở 88% số người sống cảm giác nặng nề hơn. Một nguyên nhân sót sau đột quỵ bị ngã trong cộng đồng và khác để giải thích cho sự khác biệt này còn khả năng tự giữ thăng bằng bị suy giảm, đã có thể do đối tượng của chúng tôi được thực được chứng minh là có thể dự đoán chức hiện tại tuyến tỉnh, sự nhận thức của BN về năng thể chất và tình trạng sức khỏe nhận việc phục hồi chức năng sớm còn nhiều hạn biết sau đột quỵ. Ngã và sợ ngã ở những chế do vậy BN có xu hướng nằm trên giường người bị đột quỵ có thể dẫn đến hạn chế hoạt nhiều hơn là việc di chuyển và dịch chuyển động, và giảm hoạt động xã hội cũng như sớm nên khi đứng để thực hiện nghiệm pháp trầm cảm. Những hậu quả này có thể khiến BN dễ bị chóng mặt hơn làm tăng nguy cơ một cá nhân có nguy cơ té ngã cao hơn do rối loạn thăng bằng. Nhìn chung bệnh nhân đẩy nhanh quá trình mất khả năng điều hòa đột quỵ có suy giảm thăng bằng chiếm tỉ lệ và dẫn đến mất khả năng độc lập, điều này cao. Vì vậy các nhà lâm sàng cũng cần chú ý có thể hạn chế sự phục hồi nhận thức do đến vấn đề thăng bằng sau đột quỵ. giảm khả năng tham gia và tham gia vào các Trong nghiên cứu của chúng tôi không hoạt động hàng ngày [5]. Người ta vẫn chưa có BN nào đi độc lập hoàn toàn theo FAC biết tác động của việc té ngã và hậu quả của mà chủ yếu đi phụ thuộc. Điều này cũng chúng đối với mức độ chức năng của những tương đồng với nghiên cứu của Phạm Thị người trở về nhà từ bệnh viện phục hồi chức Minh Nguyệt [6] khả năng đi theo FAC với năng sau đột quỵ. Do đó, do khả năng sợ hãi, tỉ lệ BN đi phụ thuộc có giám sát là 100%. giảm hoạt động thể chất và xã hội, có thể BN liệt nửa người do đột quỵ não có các ngay cả những cú ngã không gây thương tích khiếm khuyết như chuyển động bước, sức thực thể cũng có thể ảnh hưởng xấu đến quá mạnh cơ của chân, duy trì trạng thái thăng trình phục hồi vận động và nhận thức liên tục bằng và phối hợp giữa các khớp làm giảm sau đột quỵ. khả năng đi. Để phục hồi được khả năng đi Nghiên cứu của Noriaki Maeda [4] dự BN tốt nhất cần được can thiệp phục hồi đoán nguy cơ ngã ở BN đột quỵ cho thấy sớm. 362
  7. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 539 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2024 Khi xét một số yếu tố liên quan, nghiên Trong nghiên cứu của Trần Văn Chương cứu của chúng tôi thấy rằng có mối liên quan thấy rằng, BN được bắt đầu tập trước 6 tuần giữa tuổi, bên liệt, thời gian đột quỵ, loại đột có kết quả phục hồi khả năng đi cao hơn so quỵ với nguy nguy cơ ngã với p0,05. Điểm thăng bằng trung bình ở nhóm mối liên quan giữa giới tính và nguy cơ ngã tuổi < 60 cao hơn so với nhóm ≥ 60. Điều theo BBS. này có thể được giải thích rằng tuổi càng cao thì rối loạn thăng bằng càng tăng do suy V. KẾT LUẬN giảm nhiều chức năng của hệ thống cảm - Tất cả các BN trong nghiên cứu đều có giác, cũng như về sức mạnh cơ, tầm vận suy giảm chức năng thăng bằng với các nguy động của khớp và hệ thống thần kinh cơ [7] cơ ngã với các mức độ khác nhau với điểm Đối với BN liệt nửa người do TBMMN, BBS trung bình là 21,9 ± 3,1. tổn thương bán cầu não bên phải hay bên trái - 78,1% BN đi phụ thuộc mức độ 1,2,3 sẽ có những biểu hiện lâm sàng về khiếm và không có BN nào đi độc lập hoàn toàn. khuyết và giảm khả năng khác nhau, ngoài - Có mối liên quan giữa tuổi, bên liệt, liệt nửa người BN còn có các rối loạn đặc thời gian đột quỵ, loại đột quỵ với nguy nguy trưng khác kèm theo. Công bố trước đó cơ ngã với p0,05. thương não có thể ảnh hưởng đến khả năng phục hồi tổng thể của BN sau đột quỵ, vì BN VI. KIẾN NGHỊ liệt nửa người bên phải có nhiều khả năng 1. BN sau đột quỵ não suy giảm chức đạt được độc lập khả năng độc lập trong năng thăng bằng làm tăng nguy cơ ngã vì vòng 2 tháng sau khi đột quỵ hơn so với BN vậy cần đánh giá thăng bằng thường quy sau liệt nửa người bên trái. đột quỵ. Điểm thăng bằng trung bình theo thời 2. Nghiên cứu của chúng tôi chưa đề cập đến sự thay đổi thăng bằng liên quan đến tổn gian đột quỵ ở nhóm ≤12 là thấp hơn so với thương não bộ và các thang điểm đánh giá nhóm >12 và sự khác biệt này có ý nghĩa phù hợp cho mỗi dạng tổn thương não bộ vì thống kê với p
  8. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG NĂM 2024 TÀI LIỆU THAM KHẢO 5. Gauchard GC, Jeandel C, Perrin PP., 1. Trần Văn Chương, Nghiên cứu phương Physical and sporting activities improve pháp phục hồi chức năng vận động cho BN vestibular afferent usage and balance in liệt nửa người do tai biến mạch máu não elderly human subjects. Gerontology. (2003), Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại 2001;47(5):263-270. Học Y Hà Nội. 6. Laufer Y, Sivan D, Schwarzmann R, 2. Đỗ Thị Hương Minh, Đánh giá kết quả Sprecher E., Standing Balance and phục hồi chức năng thăng bằng trên người Functional Recovery of Patients with Right bệnh nhồi máu não tại Bệnh viện Lão khoa and Left Hemiparesis in the Early Stages of Trung ương (2020), Luận văn thạc sĩ y hoc, Rehabilitation. Neurorehabil Neural Repair. Trường Đại Học Y Hà Nội 2003;17(4): 207-213. 3. Phạm Thị Minh Nguyệt, Trần Văn 7. Noriaki Maeda, Yukio Urabe, Masahito Chương, Đánh giá kết quả phục hồi chức Murakami., et al (2015). Discriminant năng đi lại và mối liên quan với cơ lực chi analysis for predictor of falls in stroke dưới ở BN tai biến nhồi máu não vùng bán patients by using the Berg Balance Scale, cầu 2008, Luận văn thạc sĩ y khoa, Trường Singapore Med J. 2015 May; 56(5): 280– Đại học Y Hà Nội. 283. 4. Cho K, Yu J, Rhee H., Risk factors related 8. Weerdesteyn V, de Niet M, van to falling in stroke patients: a cross sectional Duijnhoven HJ, et al., Falls in individuals study. J Phys Ther Sci. 2015;27(6):1751- with stroke. J Rehabil Res Dev. 2008; 1753 45:1195–213. 364
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2