THỰC TRẠNG DẠY HỌC ÔN TẬP VĂN HỌC SỬ<br />
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI ĐĂK LĂK<br />
LÊ THỊ THẢO<br />
Trường THPT Cao Bá Quát, Đăk Lăk<br />
Tóm tắt: Ôn tập có tác dụng rất lớn trong việc hoàn thiện kiến thức cho học<br />
sinh (HS). Ôn tập là dịp để củng cố, hệ thống hóa kiến thức, nâng cao trình<br />
độ hiểu biết của HS. Để có cơ sở đề xuất các biện pháp ôn tập hiệu quả, cần<br />
phải đánh giá được thực trạng dạy học các bài ôn tập. Bài báo đề cập đến<br />
thực trạng dạy học ôn tập Văn học sử ở trường trung học phổ thông (THPT)<br />
trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk hiện nay.<br />
<br />
1. THỰC TRẠNG DẠY HỌC CÁC BÀI ÔN TẬP VĂN HỌC SỬ Ở TRƯỜNG THPT<br />
HIỆN NAY<br />
Việc nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng dạy học các bài Ôn tập Văn học sử của giáo<br />
viên (GV) hiện nay là việc làm cần thiết có tác dụng làm cơ sở để định hướng, đề xuất<br />
các biện pháp giúp GV tổ chức tốt hơn giờ dạy học các bài Ôn tập Văn học sử. Xuất<br />
phát từ mục đích đó, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và điều tra để đánh giá đúng thực<br />
trạng.<br />
1.1. Thời gian, địa bàn, đối tượng khảo sát<br />
Để đánh giá được tình hình dạy học các bài Ôn tập Văn học sử của GV THPT, chúng<br />
tôi tiến hành khảo sát 36 GV đang trực tiếp dạy môn Ngữ văn ở các trường THPT trên<br />
địa bàn thuộc tỉnh Đắk Lắk. Đó là các trường THPT Cao Bá Quát (TP Buôn Ma Thuột),<br />
THPT Việt Đức (Huyện Cư Kuin) và THPT Bán công Krông Búk (Huyện Krông Búk).<br />
Chúng tôi chọn thời gian khảo sát vào tháng 4 và 5 năm 2009.<br />
1.2. Hình thức khảo sát<br />
Để khảo sát thực trạng việc dạy học các bài Ôn tập Văn học sử ở nhà trường THPT,<br />
chúng tôi đã tiến hành dự giờ và mượn giáo án của GV để nghiên cứu thêm về cách tổ<br />
chức giờ dạy Ôn tập Văn học sử hiện nay được thể hiện trong các giáo án đó. Bên cạnh<br />
đó, chúng tôi gửi phiếu điều tra thăm dò việc dạy học các bài Ôn tập Văn học sử của<br />
GV để có cái nhìn khách quan trong đánh giá. Trong phiếu điều tra, chúng tôi đã sử<br />
dụng nhiều câu hỏi với các phương án trả lời khác nhau để GV có thể lựa chọn phù hợp<br />
với thực tế của họ. Nội dung các câu hỏi đề cập đến các vấn đề:<br />
- Tầm quan trọng của bài Ôn tập Văn học sử đối với việc phát triển tư duy cho học<br />
sinh<br />
- Hứng thú của GV khi dạy các bài Ôn tập Văn học sử<br />
- Việc sử dụng các phương tiện dạy học (sơ đồ hóa, lập bảng thống kê, ứng dụng<br />
công nghệ thông tin) trong dạy các bài Ôn tập Văn học sử<br />
- Các biện pháp được sử dụng để tổ chức bài Ôn tập Văn học sử cho HS<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 01(13)/2010: tr. 123-129<br />
<br />
124<br />
<br />
LÊ THỊ THẢO<br />
<br />
- Khó khăn thường gặp khi dạy bài Ôn tập Văn học sử<br />
1.3. Kết quả khảo sát<br />
Trên cơ sở phiếu điều tra được gửi đến cho 36 GV, chúng tôi thu được kết quả sau:<br />
Bảng 1. Bảng tổng hợp kết quả điều tra GV<br />
Câu hỏi<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
Nội dung trả lời<br />
- Không quan trọng<br />
- Quan trọng<br />
- Rất quan trọng<br />
- Bình thường<br />
- Ngại<br />
- Không hứng thú<br />
- Hứng thú ít<br />
- Hứng thú nhiều<br />
- Không bao giờ<br />
- Thỉnh thoảng<br />
- Thường xuyên<br />
- Rất thường xuyên<br />
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi ôn tập<br />
- Hệ thống hóa kiến thức cho HS bằng cách xây dựng<br />
sơ đồ bảng biểu<br />
- Hướng dẫn HS xây dựng dàn ý tóm tắt bài học<br />
- Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm<br />
- Bổ túc kiến thức cho HS<br />
- Tổ chức cho HS thảo luận<br />
- Tổ chức trò chơi ô chữ<br />
- Có kiến thức nhưng khó vận dụng để dạy<br />
- HS không quan tâm không hứng thú<br />
- Khó tích hợp<br />
- Quá ít thời gian<br />
- Nhà trường có ít phương tiện hỗ trợ dạy học<br />
<br />
Số lượng GV<br />
0<br />
13<br />
23<br />
0<br />
0<br />
0<br />
29<br />
7<br />
0<br />
26<br />
7<br />
3<br />
15<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
0<br />
36,1<br />
63,9<br />
0<br />
0<br />
0<br />
81,8<br />
18,2<br />
0<br />
72,7<br />
18,2<br />
9,1<br />
43,6<br />
<br />
6<br />
<br />
16,3<br />
<br />
3<br />
0<br />
7<br />
5<br />
0<br />
3<br />
7<br />
3<br />
16<br />
7<br />
<br />
9,1<br />
0<br />
18,2<br />
12,8<br />
0<br />
9,1<br />
18,6<br />
9,1<br />
45,0<br />
18,2<br />
<br />
1.4. Nhận xét chung về kết quả khảo sát<br />
Thông qua dự giờ, nghiên cứu giáo án của GV, chúng tôi nhận thấy rằng, cùng với việc<br />
đổi mới chương trình, sách giáo khoa, nhiều GV dạy Ngữ văn đã tích cực đổi mới phương<br />
pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS. Đa số các GV đã<br />
chú ý đến việc tổ chức ôn tập có hiệu quả cho HS. Trong điều kiện thời gian cho phép,<br />
một số GV đã cố gắng đưa ra các biện pháp giúp HS ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến<br />
thức đã học. Rất nhiều GV tổ chức cho HS ôn tập bằng cách trả lời các câu hỏi mà sách<br />
giáo khoa hướng dẫn. Một số ít GV khác đã hướng dẫn HS xây dựng sơ đồ, lập bảng<br />
thống kê, sử dụng phương pháp thảo luận nhóm… Tuy nhiên, việc hướng dẫn cho HS ôn<br />
tập chủ yếu là do GV chuẩn bị sẵn nội dung ôn tập và giảng giải cho HS những nội dung<br />
đó. Việc tổ chức cho HS tự ôn tập theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo<br />
<br />
THỰC TRẠNG DẠY HỌC ÔN TẬP VĂN HỌC SỬ Ở CÁC TRƯỜNG THPT TẠI ĐĂK LĂK<br />
<br />
125<br />
<br />
còn được rất ít GV quan tâm. Điều đó cũng thể hiện rõ ngay trong giáo án của GV khi<br />
chúng tôi mượn để nghiên cứu.<br />
Kết quả khảo sát cho thấy, đối với giờ dạy học các bài Ôn tập Văn học sử, hầu hết các GV<br />
đã xác định được đó là bài học có tầm quan trọng rất lớn đối với việc phát triển tư duy cho<br />
HS (rất quan trọng 63,9%, quan trọng 36,1%, ý kiến). Vì vậy, trong quá trình dạy học, các<br />
GV cũng đã sử dụng các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS<br />
như tổ chức cho HS thảo luận, hướng dẫn cho HS xây dựng dàn ý tóm tắt bài học, hệ<br />
thống hóa kiến thức cho HS bằng cách xây dựng sơ đồ, bảng biểu… Tuy nhiên, số GV sử<br />
dụng các biện pháp đó chưa nhiều (Hệ thống hóa kiến thức cho HS bằng cách xây dựng<br />
sơ đồ bảng biểu 16,3 %, hướng dẫn HS xây dựng dàn ý tóm tắt bài học 9,1%, sử dụng hệ<br />
thống câu hỏi trắc nghiệm 0 %, tổ chức cho HS thảo luận 12,8%), biện pháp chủ yếu mà<br />
các GV tổ chức cho HS ôn tập là hướng dẫn HS trả lời câu hỏi ôn tập trong sách giáo<br />
khoa (43,6%).<br />
Có một thực tế đáng buồn là có đến 81,8 % GV được hỏi trả lời ít hứng thú khi dạy các<br />
bài Ôn tập Văn học sử, và họ đã viện ra nhiều khó khăn khác nhau như: HS không quan<br />
tâm, nhà trường có ít phương tiện hỗ trợ dạy học. Một số ý kiến cho rằng khó khăn lớn<br />
nhất mà GV gặp phải khi dạy học các bài Ôn tập Văn học sử là có quá ít thời gian<br />
(45%). Khi được hỏi các thầy cô có sử dụng các phương tiện dạy học (sơ đồ hóa, lập<br />
bảng thống kê, ứng dụng công nghệ thông tin) trong dạy các bài Ôn tập Văn học sử<br />
không thì đa số GV chọn phương án trả lời là thỉnh thoảng (72,7%)…<br />
2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TIẾP NHẬN TRI THỨC VĂN HỌC CỦA HS QUA<br />
GIỜ ÔN TẬP<br />
2.1. Thời gian, địa bàn, đối tượng khảo sát<br />
Để đánh giá đúng thực trạng về khả năng nắm vững và hệ thống hóa kiến thức cơ bản<br />
về văn học trong chương trình đã học và năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ<br />
khác nhau của HS qua giờ ôn tập, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 320 em HS ở cả 3<br />
khối 10, 11, 12 trên địa bàn thuộc tỉnh Đắk Lắk. Đó là HS các trường THPT Cao Bá<br />
Quát (TP Buôn Ma Thuột), THPT Việt Đức (Huyện Cư Kuin) và THPT Bán công<br />
Krông Búk (Huyện Krông Búk). Thời gian khảo sát cũng được chọn vào tháng 4 và 5<br />
năm 2009.<br />
2.2. Hình thức khảo sát<br />
Chúng tôi đã phối hợp 2 hình thức khảo sát độc lập với nhau. Đó là ra đề dưới hình thức<br />
là một bài tập để kiểm tra khả năng nắm vững và hệ thống hóa những kiến thức cơ bản<br />
về văn học trong chương trình đã học và năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ<br />
khác nhau của HS qua giờ ôn tập. Đồng thời gửi đến HS phiếu điều tra, thăm dò tìm hiểu<br />
việc ôn tập Văn học sử hiện nay. Trong phiếu điều tra, chúng tôi đã sử dụng nhiều câu hỏi<br />
với các phương án trả lời khác nhau để HS có thể lựa chọn phù hợp với thực tế của mình.<br />
Nội dung các câu hỏi tập trung vào các vấn đề sau:<br />
- Tầm quan trọng của bài Ôn tập Văn học sử đối với việc phát triển tư duy<br />
<br />
126<br />
<br />
LÊ THỊ THẢO<br />
<br />
- Hứng thú học tập của học sinh khi học các bài Ôn tập Văn học sử<br />
- Hình thức ôn tập được HS sử dụng<br />
- Tính cần thiết của việc sử dụng các phương tiện dạy học (sơ đồ hóa, ứng dụng<br />
công nghệ thông tin) trong các giờ Ôn tập Văn học sử<br />
- Khó khăn thường gặp khi học các bài Ôn tập Văn học sử<br />
2.3. Kết quả khảo sát<br />
Khảo sát khả năng nắm vững và hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn học và<br />
năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ khác nhau qua câu hỏi trong chương trình<br />
đã học của HS bằng câu hỏi: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng<br />
Tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng như thế<br />
nào?<br />
Bảng 2. Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra HS<br />
<br />
Trường<br />
<br />
Lớp<br />
<br />
Giỏi<br />
<br />
Số<br />
HS<br />
<br />
Trung<br />
bình<br />
<br />
Khá<br />
<br />
Yếu<br />
<br />
Kém<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
THPT Cao Bá Quát<br />
<br />
12a2<br />
<br />
43<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
4,65<br />
<br />
10<br />
<br />
23,2<br />
<br />
31<br />
<br />
72,1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
THPT Việt Đức<br />
<br />
11a4<br />
<br />
41<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
3<br />
<br />
7,31<br />
<br />
14<br />
<br />
24,1<br />
<br />
24<br />
<br />
58,5<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
THPT BC Krông Búc<br />
<br />
11b1<br />
<br />
38<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
12<br />
<br />
31,8<br />
<br />
26<br />
<br />
68,5<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Chúng tôi cũng đã phát phiếu thăm dò, tìm hiểu việc ôn tập Văn học sử của HS hiện nay<br />
ở các trường như đã nêu ở trên và thu được kết quả được trình bày trong bảng 3.<br />
Bảng 3. Bảng tổng hợp kết quả điều tra HS<br />
Câu hỏi<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Nội dung trả lời<br />
- Không quan trọng<br />
- Bình thường<br />
- Quan trọng<br />
- Rất quan trọng<br />
- Ngại<br />
- Không hứng thú<br />
- Hứng thú ít<br />
- Hứng thú nhiều<br />
- Trả lời các câu hỏi ôn tập<br />
- Tái hiện lại bằng cách lập dàn ý<br />
- Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức đã học<br />
- Lập bảng tóm tắt<br />
- Hình thức khác<br />
<br />
Số lượng HS<br />
33<br />
33<br />
138<br />
116<br />
25<br />
42<br />
186<br />
67<br />
104<br />
103<br />
73<br />
40<br />
0<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
10.3<br />
10,3<br />
43,1<br />
36,2<br />
7,81<br />
13,1<br />
58,1<br />
21<br />
32,5<br />
32,1<br />
22,8<br />
12,5<br />
0<br />
<br />
THỰC TRẠNG DẠY HỌC ÔN TẬP VĂN HỌC SỬ Ở CÁC TRƯỜNG THPT TẠI ĐĂK LĂK<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
- Cần thiết<br />
- Không cần thiết<br />
- Rất cần thiết<br />
- Có hay không cũng được<br />
- Khó hệ thống kiến thức<br />
- Không có tài liệu phương tiện hỗ trợ<br />
- Nội dung ôn tập quá nhiều<br />
- Quá ít thời gian<br />
<br />
109<br />
69<br />
42<br />
90<br />
93<br />
90<br />
63<br />
74<br />
<br />
127<br />
<br />
34,1<br />
21,6<br />
13,1<br />
28,1<br />
29,1<br />
28,1<br />
19,7<br />
23,1<br />
<br />
2.4. Nhận xét chung về kết quả khảo sát<br />
Kết quả bài kiểm tra cho thấy tỷ lệ khá giỏi rất thấp, tỷ lệ HS yếu còn khá lớn (hơn một<br />
nửa). Thông qua phiếu thăm dò chúng tôi thấy đại đa số HS đã xác định được rằng bài<br />
Ôn tập Văn học sử có tầm quan trọng rất lớn đến việc phát triển tư duy của mình (Quan<br />
trọng: 43,1%, rất quan trọng: 36,2%). Tuy nhiên, kết quả trên cũng cho thấy rằng các<br />
em ít có hứng thú với việc học các bài Ôn tập Văn học sử (58,1%), khó khăn mà các em<br />
vấp phải nằm rải rác ở tất cả các phương án mà chúng tôi đưa ra: Khó hệ thống kiến<br />
thức: 29,1%; không có tài liệu phương tiện hỗ trợ: 28,1%; nội dung ôn tập quá nhiều:<br />
19,7%; Quá ít thời gian: 23,1%.<br />
Kết quả trên phiếu thăm dò cũng cho thấy hình thức ôn tập mà các em thường sử dụng<br />
là trả lời các câu hỏi ôn tập, tái hiện bằng cách lập dàn ý, rải rác còn lại là các hình thức<br />
khác. Khi được hỏi "Theo em có cần thiết sử dụng các phương tiện dạy học (sơ đồ hóa,<br />
ứng dụng công nghệ thông tin) trong các giờ Ôn tập Văn học sử không" thì phương án:<br />
cần thiết được lựa chọn nhiều nhất (34,1%).<br />
Dựa vào kết quả đó có thể khẳng định rằng, khả năng nắm vững và hệ thống hóa những<br />
tri thức cơ bản về văn học và năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ khác nhau<br />
của HS hiện nay còn rất thấp. Việc ôn tập trên lớp hiện nay chưa thật thu hút sự chú ý<br />
của các em nên các em thực sự chưa hứng thú lắm với giờ học Ôn tập Văn học sử.<br />
3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP<br />
Về phía GV: Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, việc đổi mới phương pháp dạy học Văn<br />
ở một bộ phận GV còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả. Đối với việc dạy học ôn tập<br />
Văn học sử có rất nhiều GV xác định, bài Ôn tập Văn học sử có tầm quan trọng rất lớn<br />
đối với việc phát triển tư duy cho HS. Thế nhưng, nhiều GV chưa thật sự hứng thú,<br />
chính vì thế mà việc tập trung công sức, thời gian, tâm huyết cho giờ dạy là chưa nhiều,<br />
việc sử dụng các phương tiện dạy học như: sơ đồ hóa, lập bảng thống kê, hay ứng dụng<br />
công nghệ thông tin chỉ thỉnh thoảng. Hình thức chủ yếu để tổ chức các bài Ôn tập Văn<br />
học sử cho HS là hướng dẫn HS trả lời câu hỏi. Các hình thức khác như: hệ thống hóa<br />
kiến thức bằng sơ đồ bảng biểu, hướng dẫn HS lập dàn ý, tổ chức cho HS thảo luận và<br />
một số hình thức khác nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS là chưa<br />
nhiều. Bản thân một bộ phận GV chưa khắc phục được các khó khăn, chưa thích ứng<br />
với đặc trưng của giờ học để tổ chức tốt giờ ôn tập. Các khó khăn như: quá ít thời gian,<br />
có kiến thức nhưng khó vận dụng để dạy, nhà trường có quá ít phương tiện hỗ trợ dạy<br />
<br />