YOMEDIA
ADSENSE
Thực trạng đội ngũ bác sỹ ở ngành y tế tỉnh Tuyên Quang năm 2010
49
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục tiêu đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ có trình độ bác sỹ ở ngành y tế tỉnh Tuyên Quang năm 2010. Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra 345 BS ở ngành y tế Tuyên Quang theo phương pháp cắt ngang, phỏng vấn qua thư đã thu được một số kết qua sau: Tỷ lệ BS/Dân số thấp mới đạt: 6 BS/10.000 dân, tương đương 1 BS/ 2.100 dân, đa số BS ở độ tuổi 30-49 (78,9%), làm ở các bệnh viện (68,5%), thâm niên công tác 11-20 năm (38,4%).
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng đội ngũ bác sỹ ở ngành y tế tỉnh Tuyên Quang năm 2010
Đào Duy Quyết và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 225 – 229<br />
<br />
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ BÁC SỸ Ở NGÀNH Y TẾ<br />
TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2010<br />
Đào Duy Quyết1, Đàm Khải Hoàn2<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Sở Y tế Truyên Quang; Trường Đại học Y Dược- Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ có trình độ bác sỹ ở ngành y tế tỉnh Tuyên Quang<br />
năm 2010. Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra 345 BS ở ngành y tế Tuyên Quang theo phương<br />
pháp cắt ngang, phỏng vấn qua thư đã thu được một số kết qua sau: Tỷ lệ BS/Dân số thấp mới đạt:<br />
6 BS/10.000 dân, tương đương 1 BS/ 2.100 dân, đa số BS ở độ tuổi 30-49 (78,9%), làm ở các bệnh<br />
viện (68,5%), thâm niên công tác 11-20 năm (38,4%). Tỷ lệ BS làm chuyên môn đơn thuần chiếm<br />
35,8%, tỷ lệ BS làm quản lý các loại là 64,2%. Tỷ lệ BS có trình độ sau đại học còn thấp (42,7%),<br />
chủ yếu là chuyên khoa I (36,6%). Trình độ chuyên khoa 2 là 1,8%, thạc sỹ là 3,9%, chưa có TS y<br />
khoa.. Về trình độ ngoại ngữ, tin học cũng còn thấp.<br />
Các tác giả khuyến nghị tăng cường các chính sách đào tạo và thu hút BS và đào tạo sau đại học,<br />
ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ BS ở Tuyên Quang<br />
Từ khóa : Bác sỹ.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Nói đến ngành y tế không thể không nói đến<br />
nhân lực y tế tức là những người đang<br />
và sẽ làm các công việc cụ thể ở cương vị của<br />
mình để bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân<br />
dân. Từ khi có “Đổi mới”, chấp nhận nền<br />
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ<br />
nghĩa bao gồm nhiều thành phần, hệ thống Y<br />
tế Việt Nam đã có nhiều biến chuyển sâu sắc,<br />
đặt ra nhiều vấn đề mới, khó khăn về quản lý<br />
nguồn nhân lực y tế. Bởi vậy, nghiên cứu<br />
quản lý nguồn nhân lực y tế đặc biệt nhân lực<br />
có trình độ cao từ đại học trở lên đặc biệt là<br />
bác sỹ trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện<br />
đại hoá đất nước là một vấn đề hết sức cấp<br />
thiết [2], [4].<br />
Tuyên Quang là tỉnh còn chậm phát triển,<br />
trình độ dân trí không đồng đều, đầu tư hàng<br />
năm cho công tác y tế còn thấp, đặc biệt<br />
nguồn nhân lực có trình độ đại học còn thiếu<br />
rất nhiều, đó là những nguyên nhân cơ bản tác<br />
động đến chất lượng các dịch vụ y tế trong<br />
những năm qua. Thực tế hiện nay nguồn nhân<br />
lực bác sỹ (BS) của Tuyên Quang đang còn<br />
rất thiếu. Nhiều năm qua ngành y tế không<br />
tuyển đủ chỉ tiêu BS trong khi đó một số BS<br />
*<br />
<br />
có trình độ đã đến tuổi nghỉ hưu hoặc chuyển<br />
công tác về các thành phố lớn có mức lương<br />
cao hơn, số BS còn lại vẫn chưa yên tâm công<br />
tác, số lượng BS về công tác tại các tuyến từ<br />
xã đến huyện là rất ít hoặc không có. Đây là<br />
một thực trạng mà tỉnh đang phải đối mặt, các<br />
nhà quản lý ngành Y tế chưa có giải pháp<br />
thỏa đáng. Chúng tôi tiến hành đề tài nhằm<br />
mục tiêu Đánh giá thực trạng đội ngũ cán<br />
bộ có trình độ bác sỹ ở ngành y tế tỉnh Tuyên<br />
Quang năm 2010 để tìm ra những bất cập và<br />
đề xuất một số giải pháp kế hoạch phát triển<br />
đội ngũ bác sỹ cho ngành y tế tỉnh Tuyên<br />
Quang.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng: Bác sỹ ngành y tế Tuyên Quang<br />
Địa điểm: Sở Y tế Tuyên Quang.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
- Thiết kế: Điều tra mô tả cắt ngang.<br />
- Phương pháp chọn mẫu. Điều tra toàn bộ số<br />
bác sỹ đang công tác trong ngành y tế Tuyên<br />
Quang, tổng số là 385.<br />
- Các chỉ số nghiên cứu. Các chỉ số về tuổi,<br />
giới, dân tộc, thâm niên công tác, tuyến công<br />
tác, trình độ chuyên môn, bằng cấp của các<br />
BS ngành y tế Tuyên Quang.<br />
225<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đào Duy Quyết và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Phương pháp thu thập dữ liệu. Phỏng vấn<br />
đối mặt với các bác sỹ để điều tra theo bảng<br />
hỏi đã soạn sẵn<br />
- Xử lý số liệu. Nhập liệu và phân tích trên<br />
phần mềm Stata 10.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Ngành y tế Tuyên Quang có 385 BS tương<br />
đương 5 BS /10.000 dân, trong khi chỉ số<br />
chung toàn quốc là 7 BS /10.000 dân. Tỷ lệ 1<br />
BS phục vụ số dân, ở Tuyên Quang là 2.100<br />
dân trong khi toàn quốc năm 2009 chỉ số này<br />
là 1.518 [1] chứng tỏ ngành y tế Tuyên Quang<br />
đang thiếu rất nhiều BS.<br />
Bảng 1. Phân bố BS theo tuổi, giới, dân tộc<br />
Phân bố<br />
<br />
Số lượng<br />
(n = 385)<br />
Tuổi<br />
< 30<br />
22<br />
30 - 39<br />
131<br />
40 - 49<br />
173<br />
50 - 59<br />
59<br />
Giới<br />
Nam<br />
241<br />
Nữ<br />
144<br />
Dân tộc<br />
Kinh<br />
255<br />
Người DTTS<br />
160<br />
Trong đó : Người Tày<br />
123<br />
Người Nùng<br />
5<br />
Người Dao<br />
8<br />
4<br />
Người Mông<br />
Người DTTS khác<br />
20<br />
<br />
%<br />
5,7<br />
34,0<br />
44,9<br />
15,4<br />
62,6<br />
37,4<br />
58,4<br />
41,6<br />
76,9<br />
3,1<br />
5<br />
2,5<br />
12,5<br />
<br />
89(01/2): 225 – 229<br />
<br />
Bảng trên cho thấy đa số BS ở Tuyên Quang<br />
ở độ tuổi 30-49 (78,9%). Tỷ lệ BS ở lứa tuổi<br />
50-59 cũng khá cao (15,4%), trong khi tỷ lệ<br />
BS ở độ tuổi < 30 rất thấp (5,7%). Điều này<br />
chứng tỏ số BS được tuyển dụng trong những<br />
năm gần đây ít. Việc thay thế cho các thế hệ<br />
BS sau này sẽ gặp khó khăn. Tình trạng này<br />
cũng tương tự ở nhiều nơi ở Việt Nam, qua<br />
báo cáo của Bộ Y tế [3].<br />
Bảng 2. Phân bố bác sỹ theo các tuyến<br />
Số lượng %<br />
(n = 385)<br />
Số BS công tác tại Văn phòng<br />
9<br />
2,3<br />
SYT<br />
Số BS CT tại các trung tâm<br />
38<br />
9,9<br />
tuyến tỉnh<br />
Số BS CT tại các BV tỉnh và<br />
122<br />
31,7<br />
khu vực<br />
Số BS CT tại các Chi cục tỉnh<br />
5<br />
1,3<br />
103<br />
26,8<br />
Số BS CT tại các Bệnh viện<br />
huyện<br />
Số BS CT tại các trung tâm y<br />
26<br />
6,8<br />
tế huyện<br />
Số BS CT tại trường Trung cấp<br />
16<br />
4,2<br />
y<br />
Số BS CT tại các Trạm y tế xã<br />
66<br />
17,1<br />
Thông tin<br />
<br />
Bảng trên cho thấy đa số BS ở Tuyên Quang<br />
công tác ở các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện<br />
(68,5%). Tỷ lệ BS ở các TTYT tỉnh, huyện<br />
thấp (16,7%). Tỷ lệ Bs ở các TYT xã cũng<br />
thấp (17,1%). Tình hình ở Tuyên Quang cũng<br />
tương tự như Bà Rịa –Vũng Tầu trong<br />
nghiên cứu của Võ Văn Hùng (2009) [6].<br />
<br />
Bảng 3. Phân bố bác sỹ theo năm tốt nghiệp, loại hình đạo tạo<br />
Thông tin<br />
< 5 năm<br />
5-10 năm<br />
11 – 20 năm<br />
21- 30 năm<br />
> 30 năm<br />
Loại hình đào tao : BS chính qui<br />
BS chuyên tu<br />
Thâm niên công tác :<br />
<br />
Số lượng (n = 385)<br />
50<br />
105<br />
148<br />
74<br />
8<br />
204<br />
181<br />
<br />
%<br />
13,0<br />
27,3<br />
38,4<br />
19,2<br />
2,1<br />
53,0<br />
47,0<br />
<br />
Bảng trên cho thấy nhóm BS có thâm niên công tác cao nhất là 11-20 năm (38,4%), tiếp theo là<br />
nhóm BS có thâm niên 5-10 năm (27,3%), tiếp theo là nhóm BS có thâm niên 21-30 năm (19,2).<br />
Tình hình ở Tuyên Quang cũng tương tự như ở các tỉnh khác trong báo cáo của Bộ Y tế [3].<br />
226<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đào Duy Quyết và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 225 – 229<br />
<br />
Bảng 4. Phân bố bác sỹ theo vị trí quản lý<br />
Thông tin<br />
Giám đốc<br />
Phó Giám đốc<br />
Trưởng khoa<br />
Phó khoa<br />
Trưởng Trạm y tế<br />
Chuyên môn đơn thuần<br />
Thời gian bổ nhiệm : < 5 năm (n :247)<br />
> 5 năm<br />
Vị trí công tác<br />
<br />
n<br />
24<br />
30<br />
96<br />
43<br />
53<br />
138<br />
130<br />
117<br />
<br />
%<br />
6,2<br />
7,8<br />
24,9<br />
11,2<br />
13,8<br />
35,8<br />
52,6<br />
47,4<br />
<br />
Bảng trên cho thấy sự phân bố bác sỹ theo vị trí quản lý : Tỷ lệ BS làm chuyên môn đơn thuần<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất (35,8%), tiếp theo là làm trưởng khoa (24,9%). Như vậy ở Tuyên Quang tỷ<br />
lệ BS làm chuyên môn khá cao (60,7%). Tỷ lệ BS làm quản lý các loại khá cao (64,2%). Tỷ lệ<br />
BS được bổ nhiệm trong 5 năm gần đây gần bằng tỷ lệ các năm trước đây cộng lại. Như vậy cho<br />
ta thấy xu hướng gần đây các BS sang làm quản lý ngày càng tăng. Hiện tại các vị trí quản lý ở<br />
ngành y tế Tuyên Quang có thực sự cần đến BS không? Tại sao các năm trước số BS làm quản lý<br />
ít ? Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Cái Phúc Thắng tại thành<br />
phố Hồ Chí Minh năm 2006 [6].<br />
Bảng 5. Phân bố bác sỹ theo bằng cấp<br />
Ngạch công chức :<br />
<br />
Học vị<br />
Chuyên khoa II<br />
Chuyên khoa I<br />
Trình độ ngoại ngữ :<br />
<br />
Trình độ tin học :<br />
<br />
Thông tin<br />
CV cao cấp và tương đương<br />
CV chính và tương đương<br />
CV và tương đương<br />
Tiến sỹ<br />
Thạc sỹ<br />
<br />
Cử nhân<br />
C<br />
B<br />
A<br />
Chứng chỉ quốc tế)<br />
Không có chứng chỉ ngoại ngữ<br />
A<br />
B<br />
Trung cấp<br />
Kỹ sư tin học<br />
Không có chứng chỉ tin học<br />
<br />
Quản lý nhà nước :<br />
<br />
Trình độ chính trị :<br />
<br />
Cán sự<br />
Chuyên viên hay tương đương<br />
CV chính hay tương đương<br />
CV cao cấp hay tương đương<br />
Chưa học<br />
Sơ cấp<br />
Trung cấp<br />
Cao cấp<br />
<br />
n<br />
2<br />
80<br />
300<br />
0<br />
15<br />
7<br />
141<br />
2<br />
58<br />
257<br />
66<br />
1<br />
1<br />
93<br />
286<br />
1<br />
<br />
%<br />
0,5<br />
20,8<br />
77,9<br />
0<br />
3,9<br />
1,8<br />
36,6<br />
0,5<br />
15,1<br />
66,8<br />
17,1<br />
0,25<br />
0,25<br />
24,2<br />
74,3<br />
0,3<br />
<br />
2<br />
3<br />
<br />
0,5<br />
0,8<br />
<br />
8<br />
314<br />
63<br />
0<br />
124<br />
88<br />
<br />
2,1<br />
81,5<br />
16,4<br />
0<br />
32,2<br />
22,8<br />
<br />
147<br />
26<br />
<br />
38,2<br />
6,8<br />
<br />
Nhận xét: Bảng trên cho thấy bức tranh bằng cấp của các BS Tuyên Quang như sau:<br />
227<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đào Duy Quyết và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
-Đa số BS là CV và tương đương (77,9%). Tỷ<br />
lệ BS là CV chính và tương đương còn thấp<br />
(20,%). Về trình độ chuyên môn, đa số vẫn<br />
chỉ có bằng BS (57,7%). Tỷ lệ BS có trình độ<br />
sau đại học thấp (42,7%), chủ yếu là BS có<br />
bằng chuyên khoa I (36,6%). Trình độ cao<br />
hơn như chuyên khoa 2 là 1,8%, thạc sỹ là<br />
3,9%, chưa có TS y khoa. Đây là cái khó cho<br />
ngành trong việc triển khai các chuyên khoa<br />
sâu, kỹ thuật tiên tiến.<br />
- Về trình độ ngoại ngữ của các BS cũng là<br />
vấn đề : Đa số BS có trình độ ngoại ngữ B<br />
(66,8%). Tỷ lệ BS có trình độ ngoại ngữ khá<br />
thấp (Cử nhân : 0,5%). Nhìn chung trình độ<br />
ngoại ngữ của BS Tuyên Quang còn thấp. Sẽ<br />
là khó khăn cho các BS Tuyên Quang trong<br />
việc tiếp thu các kỹ thuật mới, kiến thức y học<br />
cập nhật tiên tiến trên thế giới. Khó trong việc<br />
tiếp nhận các dự án, tài trợ quốc tế vào ngành<br />
y tế Tuyên Quang. Về trình độ tin học của các<br />
BS Tuyên Quang cũng tương tự như trình độ<br />
ngoại ngữ, nhìn chung là yếu.<br />
- Về trình độ Quản lý nhà nước, chính trị thì<br />
các BS ở Tuyên Quang không phải là vấn đề,<br />
cơ bản đạt được những yêu cầu của ngành cho<br />
các vị trí chức danh.<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù<br />
hợp với đánh giá của Bộ Y tế Đàm Khải<br />
Hoàn, Phan Văn Các (2005), Võ Văn Hùng,<br />
Cái Phúc Thắng … [4], [5], [6].<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu 345 BS ở ngành y tế Tuyên<br />
Quang, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:<br />
1) Tỷ lệ BS/Dân số thấp mới đạt: 6 BS/10.000<br />
dân, tương đương 1 BS/ 2.100 dân.<br />
2) Đa số BS ở độ tuổi 30-49 (78,9%), trong<br />
khi tỷ lệ BS ở độ tuổi < 30 rất thấp (5,7%).<br />
3) Đa số BS ở các bệnh viện (68,5%). Tỷ lệ<br />
BS ở các TTYT thấp (16,7%). Tỷ lệ Bs ở các<br />
TYT xã cũng thấp (17,1%).<br />
<br />
89(01/2): 225 – 229<br />
<br />
- Đa số có thâm niên công tác 11-20 năm<br />
(38,4%), tiếp theo là nhóm BS có thâm niên<br />
5-10 năm (27,3%).<br />
4) Tỷ lệ BS làm chuyên môn đơn thuần chiếm<br />
35,8%, tỷ lệ BS làm quản lý các loại là<br />
64,2%.<br />
5) Tỷ lệ BS có trình độ sau đại học thấp<br />
(42,7%), chủ yếu là chuyên khoa I (36,6%).<br />
Trình độ chuyên khoa 2 là 1,8%, thạc sỹ là<br />
3,9%, chưa có TS y khoa..<br />
6) Về trình độ ngoại ngữ, tin học còn thấp. Về<br />
trình độ Quản lý nhà nước, chính trị thì các<br />
BS ở Tuyên Quang cơ bản đạt được những<br />
yêu cầu của ngành cho các vị trí chức danh.<br />
KHUYẾN NGHỊ<br />
Tỉnh Tuyên Quang cần tăng cường các chính<br />
sách đào tạo và thu hút BS về tỉnh cũng như<br />
tích cực đào tạo sau đại học, ngoại ngữ và tin<br />
học cho đội ngũ BS, có như vậy mới đáp ứng<br />
được nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân<br />
không ngừng tăng.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Ban Khoa Giáo Trung Ương (2005), Tình<br />
hình bác sĩ hiện nay của Việt Nam so với thế giới,<br />
Hà Nội.<br />
[2]. Bộ Y tế (2003), Cơ cấu tổ chức và nguồn<br />
nhân lực y tế, Hà Nội.<br />
[3]. Trần Thị Trung Chiến và CS (2003), Xây<br />
dựng y tế Việt Nam công bằng và phát triển, Nhà<br />
xuất bản Y học, Hà Nội.<br />
[4]. Đàm Khải Hoàn, Phan Văn Các (2005), Thực<br />
trạng đội ngũ CBYT miền núi phía Bắc tốt nghiệp<br />
tại trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, Tạp chí Y<br />
học thực hành, số 531, Hà Nội.<br />
[5]. Võ văn Hùng (2009), Chất lượng cán bộ quản<br />
lý của ngành y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2009,<br />
thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Luận án<br />
chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược thành phố<br />
Hồ Chí Minh.<br />
[6]. Cái Phúc Thắng (2006), Tình hình đội ngũ cán<br />
bộ y dược tại Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh năm<br />
2005, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y<br />
Dược Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
228<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đào Duy Quyết và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 225 – 229<br />
<br />
SUMMARY<br />
THE CURRENT STATUS OF DOCTORS IN THE HEALTH SECTOR<br />
OF TUYEN QUANG PROVINCE IN 2010<br />
Dao Duy Quyet*1, Dam Khai Hoan2<br />
1<br />
<br />
Tuyen Quang Health department 2College of medicine and pharmacy - TNU<br />
<br />
Our object is assessment the status of doctors in the health sector in 2010 of Tuyen Quang<br />
province. The researcher investigated 345 BS in the health sector Tuyen Quang by cross sectional<br />
method, interviewing by letters. The results were obtained: Rate of doctor/ population is low: 6<br />
doctor/10.000 people, as a doctor / 2.100 people, most of the doctors at the age of 30-49 (78.9%),<br />
work at hospitals (68.5%), working- time is 11-20 years (38.4%) . Rate of doctors only work as a<br />
doctor is 35.8%, the percentage of doctors as the management are 64.2%. doctors have<br />
postgraduate degree is low (42.7%), mainly specialist I (36.6%). Specialist II is 1.8%, 3.9% are<br />
Masters, have no medical Dr. .. Computer skill and foreign languages also are low.<br />
The author recommends that increasing training and policies to attract doctors and postgraduate<br />
training, foreign languages and informatics for the team of doctors in Tuyen Quang province.<br />
Keywors: The Doctor<br />
<br />
*<br />
<br />
229<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn