YOMEDIA
ADSENSE
Thực trạng Insurtech tại Việt Nam và cơ hội khởi nghiệp
11
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết "Thực trạng Insurtech tại Việt Nam và cơ hội khởi nghiệp" đã khái quát về Insurtech và thực trạng của nó cũng như cơ hội khởi nghiệp tại thị trường Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ các công ty Insurtech vững bước khởi nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng Insurtech tại Việt Nam và cơ hội khởi nghiệp
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Nguyễn Đỗ Bích Nga - Huỳnh Mỹ Tiên THỰC TRẠNG INSURTECH TẠI VIỆT NAM VÀ CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP Nguyễn Đỗ Bích Nga(*) - Huỳnh Mỹ Tiên(*) Tóm tắt: Insurtech là một giải pháp được kỳ vọng sẽ tạo ra những đột phá trong ngành Bảo hiểm, nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng tỷ lệ thâm nhập thị trường, đa dạng hoá sản phẩm bảo hiểm. Bài viết đã khái quát về Insurtech và thực trạng của nó cũng như cơ hội khởi nghiệp tại thị trường Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ các công ty Insurtech vững bước khởi nghiệp. Từ khóa: Khởi nghiệp, công nghệ bảo hiểm, doanh nghiệp. THE CURRENT SITUATION OF INSURTECH IN VIETNAM AND OPPORTUNITIES FOR STARTUPS Abstract: Insurtech is expected to create breakthroughs in the insurance sector, improve customer experience, increase market penetration, and diversify products. The article gives an overview of Insurtech and its current situation as well as startup opportunities in Vietnam, and then proposes solutions for supporting Insurtech companies to start up successfully. Keywords: Startup, insurtech, business. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có những bước tăng trưởng rất tốt trong hai thập kỷ vừa qua, tuy nhiên tỷ lệ người sử dụng các sản phẩm bảo hiểm còn khá thấp. Theo Cục quản lý giám sát bảo hiểm (2021), tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm ở Việt Nam hiện ở mức từ 2,3-2,8%, chi tiêu bình quân trên đầu người cho các sản phẩm bảo hiểm ở mức 72-75 đô la Mỹ, chỉ có 11% dân số Việt Nam tham gia bảo hiểm nhân thọ trong năm 2022, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với Malaysia (~50%), Singapore (~80%), và (*) ThS., Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. 344
- NGUYỄN ĐỖ BÍCH NGA - HUỲNH MỸ TIÊN Mỹ (~90%). Mức độ thâm nhập của mảng bảo hiểm nhân thọ khá thấp - chỉ chiếm khoảng 2% tổng GDP năm 2022 - so với Thái Lan (3,1%), Singapore (9,8%), Đài Loan (13,7%), và Hong Kong (19,7%) (Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam IAV- Insurance Association of Vietnam, 2022). Vì lẽ đó, dư địa phát triển của thị trường bảo hiểm là rất lớn. Trong khi đó, mức độ đổi mới của thị trường lại chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu, mang tính thử nghiệm. Cho nên, Insurtech được kỳ vọng sẽ là một giải pháp để vẽ lại bức tranh của thị trường bảo hiểm tại Việt Nam. Sự kết hợp các yếu tố công nghệ hiện đại trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đầy tiềm năng sẽ tạo ra động lực to lớn không chỉ cho các công ty bảo hiểm mà còn là cơ hội cho các Start-up khởi nghiệp khác, các đơn vị tài chính ngân hàng, các tập đoàn công nghệ cao... tạo ra bước đột phá, mang lại sự khác biệt trong cuộc đua công nghệ bảo hiểm đầy hấp dẫn hiện nay. 2. TỔNG QUAN INSURTECH 2.1. Khái niệm Theo IAIS (International Association of Insurance Supervisors - Hiệp hội Quốc tế các cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm) (2017), Fintech (Công nghệ tài chính) là những đổi mới cho phép sử dụng công nghệ có thể tạo ra mô hình kinh doanh, ứng dụng quy trình hoặc sản phẩm mới có ảnh hưởng quan trọng đến thị trường tài chính và tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính. Lấy cảm hứng từ sự kết hợp thuật ngữ Fintech, Insurtech là sự kết hợp giữa Insurance (Bảo hiểm) và Technology (Công nghệ) - có nghĩa là công nghệ bảo hiểm - một tập hợp con của công nghệ tài chính. Đó là công nghệ đứng đằng sau sự sáng tạo, phân phối và quản trị kinh doanh bảo hiểm. Các ứng dụng điện thoại thông minh, thiết bị mang theo người, công cụ xử lý bồi thường, quá trình xử lý hợp đồng bảo hiểm trực tuyến và việc xử lý tự động, tất cả đều là công nghệ bảo hiểm. Như vậy, Insurtech là thuật ngữ đề cập đến việc sử dụng các đổi mới công nghệ được thiết kế nhằm tăng tính hiệu quả và tiết kiệm từ mô hình bảo hiểm truyền thống. Các hoạt động trong chuỗi bảo hiểm được thực hiện trực tuyến thông qua mạng Internet, từ những công đoạn đầu tiên như nghiên cứu khách hàng, thiết kế sản phẩm, marketing, đến giai đoạn bán hàng, giao kết hợp đồng và các nghiệp vụ sau bán hàng như chăm sóc khách hàng, thẩm định và giải quyết bồi thường. Ứng dụng công nghệ cũng được sử dụng trong việc bán hàng trực tuyến, các nghiệp vụ bảo hiểm như đánh giá rủi ro, giám định, định phí, tái bảo hiểm,… Các công ty Insurtech có thể là các 345
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM công ty bảo hiểm gốc, các công ty đóng vai trò trung gian, làm môi giới hay đại lý bảo hiểm, hoặc chỉ cung cấp các giải pháp công nghệ, dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm. 2.2. Đặc điểm Là con đẻ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn cầu, Insurtech mang đầy đủ đặc điểm và ưu thế từ cuộc cách mạng này. Insurtech là sự kết hợp của công nghệ Big Data (Dữ liệu lớn), AI (Trí tuệ nhân tạo) và IoT (Mạng lưới kết nối vạn vật). Thông qua việc thu thập, phân tích, xử lý một khối lượng lớn các dữ liệu về hành vi, thói quen tiêu dùng, các công ty bảo hiểm sẽ có các công cụ tiếp cận phù hợp với khách hàng từ thiết kế sản phẩm, đánh giá rủi ro, tính phí bảo hiểm đến quy trình xử lý bồi thường nhanh chóng, tiện lợi và phù hợp. 2.3. Nhận diện Insurtech Theo kết quả nghiên cứu đến từ Institute of Insurance Economics IVW-HSG University of ST (2017). Gallen phối hợp với Swiss Re Institute thực hiện đánh giá, Insurtech được nhận diện nhanh chóng qua các danh mục sau: - Cổng so sánh (hay Comparison portals). - Môi giới bảo hiểm số (hay Digital Brokers). - Bán chéo bảo hiểm (hay Insurance Cross Sellers). - Ngang hàng (hay Peer-to-Peer). - Bảo hiểm theo yêu cầu (hay On-Demand Insurance). - Doanh nghiệp bảo hiểm số (hay Digital Insurers). - Phân tích dữ liệu lớn và phần mềm bảo hiểm (hay Big Data Analytics and Insurance Software). - Internet of things (IoT). - Chuỗi khối hoạt động thông minh (hay Blockchain and Smart Contracts). 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN INSURTECH TẠI VIỆT NAM Theo Vietnam Fintech Report (2022), các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam tại thị trường Việt Nam, hoạt động chuyển đổi số cũng đã bắt đầu bằng việc triển khai Insurtech ở một vài giai đoạn trong chuỗi giá trị bảo hiểm. Hai hoạt động phổ biến nhất là (i) xây dựng ứng dụng trên thiết bị thông minh và (ii) phân phối sản phẩm qua kênh bán hàng mới như trực tuyến, mạng xã hội. Một số hoạt động khác bắt đầu có những bước phát triển với tỷ lệ doanh nghiệp bảo hiểm quan tâm và triển khai ngày càng nhiều hơn như (i) phát triển các sản phẩm bảo hiểm theo yêu cầu; (ii) triển khai phần mềm lõi bảo hiểm; (iii) áp dụng công nghệ 346
- NGUYỄN ĐỖ BÍCH NGA - HUỲNH MỸ TIÊN Chatbot để tương tác với khách hàng; (iv) phân phối sản phẩm qua trang web so sánh các sản phẩm bảo hiểm; và (v) phát triển mô hình bảo hiểm ngang hàng. (Nguồn: Vietnam Report tổng hợp khảo sát các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam tháng 6/2022) Hình 1. Tình hình triển khai Insurtech trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm Tại Việt Nam, Insurtech chỉ mới được chú ý và bắt đầu có những bước phát triển trong vòng vài năm trở lại đây. Theo Vietnam Fintech Report 2020, Việt Nam có 115 startup trong lĩnh vực Fintech, trong đó Insurtech chiếm 4% với một số cái tên đáng chú ý như: Inso (trực thuộc NextTech), SaveMoney (VIISA), Papaya (nhận 1 triệu đô la Mỹ đầu tư từ Grab Ventures Ignite), OPES, Miin, Wicare, … Nguồn: Vietnam Fintech Report, 2020 Hình 2. Starup trong lĩnh vực fintech 2017-2020 347
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Nguồn: Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), 2023 Hình 3. Tổng vốn đầu tư theo lĩnh vực fintech 2019 -2022 Tổng giá trị đầu tư theo lĩnh vực fintech dựa vào báo cáo đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ của NIC năm 2023 thì vốn đầu tư cho lĩnh vực bảo hiểm giai đoạn 2019 - 2022 là 29 triệu USD, điều đáng nói vào năm 2019 vốn đầu từ cho insurtech chỉ có 1 triệu đô. Theo báo cáo về nền kinh tế số Đông Nam Á do Google, Temasek và Bain & Company công bố, tốc độ tăng trưởng của thị trường Insurtech Việt Nam là gần 50% mỗi năm, cùng tốc độ với Indonesia và Philippines. Mặc dù doanh thu từ các sản phẩm Insurtech chiếm tỉ lệ còn khiêm tốn (khoảng 2 - 3% tổng doanh thu thị trường bảo hiểm ở Việt Nam vào năm 2022), song nếu giữ đà tăng trưởng như hiện nay thì đến năm 2028, Việt Nam sẽ đạt quy mô Insurtech như Thái Lan và Singapore (Hoàng An, 2023). Trong những năm gần đây, các công ty Insurtech đẩy mạnh chính sách bán hàng qua nền tảng của bên thứ ba thông qua việc hợp tác chiến lược với các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, hoặc Tiki. Điều này cho phép họ tiết kiệm chi phí phân phối, cũng như khai thác cơ sở người dùng lớn. Ngoài ra, các công ty cũng tích cực kết hợp với nhà điều hành mạng viễn thông như Viettel Telecom; công ty bảo hiểm truyền thống như Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo hiểm Bưu điện, MSIG, FWD,… và các định chế tài chính khác như LOTTE Finance, CTCP, Quỹ Dragon Capital, Công ty Chứng khoán Tín Việt,… để mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm cho người dùng. Hơn thế nữa, sự ra đời của bảo hiểm nhúng, hay còn gọi là bảo hiểm tích hợp cũng đã góp phần thúc đẩy thị trường Insurtech phát triển mạnh mẽ hơn. Điều này thể hiện qua số liệu dự báo quy mô thị trường tài chính nhúng toàn cầu sẽ vượt mức 7.300 tỉ USD vào năm 2030 và thị phần lớn nhất đến từ bảo hiểm nhúng (Gia Linh, 2023). 348
- NGUYỄN ĐỖ BÍCH NGA - HUỲNH MỸ TIÊN Nhìn chung, ngành Bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường Insurtech Việt Nam nói riêng còn ở giai đoạn đầu phát triển và do vậy thị trường này còn rất nhiều tiềm năng. 4. CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP INSURTECH Theo Báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á 2022 của Google, Temasek và Bain & Company, Việt Nam là nước có tỷ lệ người dùng Internet mới cao nhất khu vực Đông Nam Á, đạt 41% tỷ lệ người dùng Internet hiện tại, xấp xỉ 70% dân số. Việc triển khai công nghệ mới và sáng tạo làm thay đổi cách thức kinh doanh của các công ty bảo hiểm trên toàn cầu, sẽ mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các startup Việt trong lĩnh vực Insurtech. Việt Nam chính thức kết nối với mạng lưới Internet toàn cầu từ ngày 19/11/1997. Sau 25 năm phát triển mạnh mẽ, Việt Nam đã bắt kịp các nước trong khu vực và trên thế giới, phát triển một cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại và đạt được nhiều chỉ số ấn tượng. (Báo cáo đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ Việt Nam 2023, NIC) Nguồn: Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), 2023 Hai thế hệ millenials và Z sẽ vượt qua những người tiêu dùng lớn tuổi, trở thành lực lượng chi tiêu nhiều nhất trong tương lai. Xu hướng không tiền mặt đang phát triển và sẽ hướng người tiêu dùng gia tăng các giao dịch số. Với lợi thế sân nhà, các Startup Việt rõ ràng có nhiều ưu thế trong việc thiết kế các sản phẩm phù hợp với khách hàng nội địa, nâng cao trải nghiệm khách hàng, mở rộng mạng lưới khách hàng tiềm năng và khách hàng trung thành,… Với cấu trúc gọn nhẹ, vận hành linh hoạt, chi phí thấp, các Startup Việt thuận lợi trong việc liên kết với các công ty bảo hiểm gốc trong nước 349
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM trong việc triển khai Insurtech, khi mà những công ty Insurtech nước ngoài lại bị hạn chế do chi phí cao, khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa. Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm công nghệ thông tin của khu vực nhờ chi phí lao động cạnh tranh và môi trường chính trị ổn định. Đây chính là cơ hội giúp các Insurtech Việt hướng tới việc mở rộng thị trường sang các nước lân cận như Lào, Campuchia, Myanmar,… và các nước trong khu vực. 5. THÁCH THỨC KHỞI NGHIỆP INSURTECH Bên cạnh những ưu thế và cơ hội, các Startup Insurtech Việt phải đương đầu với những thử thách lớn khi phải cạnh tranh với các công ty Insurtech nước ngoài đầy tiềm lực, luôn phải đau đầu với bài toán nhân lực và vốn. Chi phí đầu tư lớn vào công nghệ và phát triển nhân lực chất lượng cao trong thời gian dài, sự cạnh tranh và đào thải khắc nghiệt của thị trường, nguy cơ bị phá sản, bị thâu tóm của các Startups Việt cũng không hề nhỏ trong quá trình vận hành và phát triển doanh nghiệp. Báo cáo trích dẫn từ Vietnam Fintech Report 2022, ghi nhận thêm nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực Insurtech tại thị trường Việt Nam trong ba năm trở lại đây. Cụ thể, trong mảng web so sánh có sự gia nhập của TheBank, TopBank.vn, SmartBuddy, eBaohiem, Bihama, Go; mảng sản phẩm đột phá có Bolttech, Global Safe, PasarPolis, Inso, Ezin, Wicare, Miin; mảng đại lý bảo hiểm công nghệ có Qoala, Global Care, Eroscare, SaveMoney; hay nổi bật là Papaya, 9Lives tham gia vào mảng dịch vụ hỗ trợ… Hầu hết các công ty khởi nghiệp Insurtech tại Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc số hóa, bảo lãnh phát hành và bán sản phẩm bảo hiểm. Quy trình tự bảo lãnh phát hành đòi hỏi nhiều yếu tố phức tạp, nên họ phải hợp tác với các nền tảng của bên thứ ba để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bảo lãnh phát hành phát triển. Tuy nhiên, việc hợp tác và phụ thuộc vào bên thứ ba đôi khi lại là lợi bất cập hại. Do đó, việc trở thành một “công ty Insurtech thực sự” vẫn là một thử thách với những công ty khởi nghiệp Insurtech nội địa trong thị trường Việt Nam (Nextrans, 2022). 6. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ Với quy mô dân số hơn 90 triệu dân, tầng lớp thu nhập khá giả cũng đang tăng lên nhanh chóng, kéo theo sự gia tăng đáng kể về nhu cầu bảo hiểm, dự báo Insurtech sẽ thống lĩnh thị trường bảo hiểm Việt Nam trong một tương lai không xa. Để chủ động hội nhập và phát triển cùng làn sóng Insurtech, thúc đẩy các startup về Insurtech Việt Nam tăng trưởng cần thiết phải chuẩn bị những chính sách thích hợp. Một là, nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý về công nghệ tài chính nói chung và công nghệ bảo hiểm nói riêng để đảm bảo các hoạt động của Insurtech được 350
- NGUYỄN ĐỖ BÍCH NGA - HUỲNH MỸ TIÊN diễn ra an toàn và thuận lợi. Sự an toàn phải diễn ra toàn diện ở các khía cạnh: khách hàng cảm thấy an toàn với việc tham gia Insurtech, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm được an toàn với những quy định pháp luật bảo vệ cho các hoạt động hợp pháp, và chính phủ an toàn với khoản thuế thu được từ các doanh nghiệp Insurtech. Hai là, chú trọng đẩy mạnh mối liên kết hợp tác giữa các startup, đặc biệt là các startup về công nghệ với các doanh nghiệp bảo hiểm truyền thống. Các doanh nghiệp bảo hiểm truyền thống có nguồn vốn mạnh, sản phẩm phong phú nhưng ít nhanh nhạy với công nghệ mới. Trong khi các startup công nghệ rất nhanh nhạy với các thành tựu mới của KH&CN. Bằng cách kết hợp thế mạnh của mỗi bên, Insurtech sẽ được triển khai và phát triển bền vững. Ba là, phát triển các trang Web so sánh giá. Việc này đã diễn ra rất mạnh mẽ với các mặt hàng khác ở Việt Nam thông qua hoạt động thương mại điện tử, nhưng gần như chưa thực hiện với các sản phẩm bảo hiểm. Người tiêu dùng luôn có nhu cầu được cung cấp thông tin đầy đủ, nhanh chóng, luôn muốn so sánh lựa chọn sản phẩm bảo hiểm phù hợp với bản thân trước khi đưa ra quyết định chính thức. Vì vậy, việc phát triển các cửa hàng “một chạm” dưới hình thức các trang web so sánh giá là cần thiết và nên được chú trọng. Bốn là, hình thành sàn giao dịch thông minh hoặc các ứng dụng thương mại điện tử chuyên giao dịch các sản phẩm bảo hiểm, tương tự như sàn giao dịch bất động sản, sàn giao dịch việc làm,… để các nhà cung ứng gặp gỡ các khách hàng tiềm năng. Phía sau sàn giao dịch thông minh này là một chuỗi giá trị bảo hiểm dựa trên nền tảng Insurtech, sẽ được kích hoạt ngay khi người tiêu dùng quyết định tham gia một hợp đồng bảo hiểm trên sàn. Hoặc ngay cả những khách hàng không thực hiện giao dịch trên sàn, công nghệ Insurtech vẫn có thể lưu giữ các thông tin cần thiết để có những phản ứng thích hợp khi họ quay trở lại sàn giao dịch sau đó. Thị trường bảo hiểm Việt Nam rất tiềm năng và ngành công nghiệp Insurtech vẫn đang từng bước hình thành. Với lợi thế của một quốc gia phát triển năng động, Insurtech Việt Nam hội tụ nhiều điều kiện để bứt phá trong thời gian tới, góp phần xây dựng và phát triển bền vững đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO Braun, A. và Schreiber, F. (2017). The Current InsurTechLandscape: Business Models and Disruptive Potential. I.VW HSG Schriftenreihe, 62. Truy cập ngày 15/09/2023 tại: https://econpapers.repec.org/ bookchap/zbwusgivw/62.htm. 351
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Cục quản lý giám sát bảo hiểm. (2021). Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu. Truy cập ngày 15/09/2023 tại: https://mof.gov.vn/webcenter/ShowProperty? nodeId =/UCM12/MOFUCM213817//idcPrimaryFile&revision=latestreleased&rid=1. Data Reportal. (2023). Digital 2023: Vietnam, Data Reportal. Truy cập ngày 15/09/2023 tại: https://datareportal.com/reports/digital-2023-vietnam. Gia Linh. (2023). Bảo hiểm nhúng, “cú huých” cho Insurtech, Đầu tư chứng khoán. Truy cập ngày 01/10/2023 tại: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/bao-hiem- nhung-cu-huych-cho-insurtech-post317277.html. Google, Temasek và Bain & Company. (2022). Báo cáo e-Conomy SEA 2022. Truy cập ngày 01/10/2023 tại: https://economysea. withgoogle.com/intl/ALL_ vn/report/ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. (2019). Bảo hiểm nhân thọ còn nhiều tiềm năng phát triển. Truy cập ngày 01/10/2023 tại: https://iav.vn/vong-quanh-thi- truong/73375-bao-hiem-nhan-tho-connhiem-tiem-nang-phat-trien. Hiệp hội Giám sát bảo hiểm Quốc tế (IAIS), insurtech report 2017 Hoàng An. (2023). Sự trỗi dậy của công nghệ bảo hiểm (Insurtech). Tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam. Truy cập ngày 01/10/2023 tại: https://vneconomy.vn/su-troi-day-cua-cong-nghe-bao-hiem-insurtech.htm Nextrans. (2022). Vietnam Startup Industry Report 2022. Truy cập ngày 01/10/2023 tại: https://www.nextrans.vn/resources. NIC. (2023). Báo cáo đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ Việt Nam. Truy cập ngày 01/10/2023 tại: https://nic.gov.vn/thu-vien-kien-thuc/bao-cao/bao-cao-doi-moi- sang-tao-va-dau-tu-cong-nghe-viet-nam-2023/. Vietnam Fintech Report. (2022). Truy cập ngày 01/10/2023 tại: https://ykvn- law.com/wp-content/uploads/2022_fintech_vietnam.pdf. 352
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn